Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1372/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 24 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU THÔNG THƯỜNG TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 60/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 7 năm 2017; đề nghị của Sở Tài chính tại công văn số 1087/STC-ĐT ngày 09 tháng 6 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030 với các nội dung sau:

A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN QUY HOẠCH

1. Thông tin chung

- Tên dự án quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030

- Cơ quan quyết định đầu tư: UBND tỉnh Hà Giang

- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Xây dựng Hà Giang

- Thời gian thực hiện: Năm 2017

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước

2. Mục tiêu, phạm vi, đối tượng và thời kỳ điều chỉnh quy hoạch

2.1. Mục tiêu:

- Điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại; Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản địa chất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Đưa ra kết quả hoàn chỉnh về diện tích, tọa độ các điểm mỏ; dự kiến trữ lượng, tài nguyên dự báo khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác.

- Đề xuất lộ trình thăm dò và khai thác các mỏ cho từng thời kỳ.

2.2. Phạm vi thực hiện điều chỉnh quy hoạch:

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang

2.3. Đối tượng điều chỉnh quy hoạch:

- Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trên địa bàn tỉnh đáp ứng theo quy định tại khoản 1, Điều 64 Luật Khoáng sản.

2.4. Thời kỳ điều chỉnh quy hoạch: Giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030.

B. NỘI DUNG QUI HOẠCH

Phần mở đầu: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch; mục tiêu và yêu cầu điều chỉnh quy hoạch; phạm vi, đối tượng điều chỉnh quy hoạch; các căn cứ chủ yếu lập, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các phương pháp nghiên cứu.

I. Phần thứ nhất: Đánh giá các nguồn lực phát triển có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến các điểm mỏ:

1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang

- Đặc điểm tự nhiên.

- Tài nguyên thiên nhiên.

- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Dự báo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

2. Đặc điểm địa chất - khoáng sản và nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường của tỉnh Hà Giang

- Đặc điểm địa chất.

- Đặc điểm khoáng sản.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường (đá vôi, sét gạch, ngói, cát, cuội, sỏi,...)

3. Các yếu tố trong và ngoài tỉnh tác động đến khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng

- Những lợi thế.

- Những khó khăn, hạn chế.

II. Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến các điểm mỏ

1. Mức độ điều tra, khảo sát và thăm dò khoáng sản VLXD

- Công tác điều tra địa chất khoáng sản.

- Công tác điều tra đánh giá và thăm dò.

2. Hiện trạng khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường

- Hiện trạng chung ngành khai khoáng.

- Kết quả sản xuất kinh doanh.

- Hiện trạng công tác khai thác khoáng sản.

- Hiện trạng công tác chế biến khoáng sản.

3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường của tỉnh Hà Giang

- Những kết quả đã đạt được.

- Một số tồn tại và hạn chế trong hoạt động, quản lý khoáng sản.

III. Phần thứ ba: Điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020

2. Định hướng chiến lược phát triển khoáng sản

- Định hướng phát triển khoáng sản chung của Đảng, Chính phủ.

- Định hướng phát triển khoáng sản của tỉnh.

3. Điều chỉnh quy hoạch

- Quan điểm điều chỉnh quy hoạch.

- Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch.

- Phạm vi điều chỉnh quy hoạch.

- Nội dung điều chỉnh quy hoạch: Đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản trong quy hoạch; nhu cầu khoáng sản VLXD thông thường; điều chỉnh quy hoạch thăm dò khoáng sản; điều chỉnh quy hoạch khai thác khoáng sản; điều chỉnh quy hoạch sử dụng khoáng sản.

4. Các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

5. Các khu vực đấu giá và khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

IV. Phần thứ tư: Các giải pháp tổ chức thực hiện

1. Những giải pháp thực hiện quy hoạch

- Giải pháp quản lý nhà nước.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.

- Giải pháp vốn đầu tư.

2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

V. Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị

C. DỰ TOÁN VÀ SẢN PHẨM QUY HOẠCH

I. Kinh phí thực hiện:

1. Nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí dự kiến

- Tổng kinh phí: 629.486.807 đồng

(Bằng chữ: Sáu trăm hai mươi chín triệu, bốn trăm tám mươi sáu ngàn, tám trăm linh bảy đồng), trong đó:

- Chi phí trong định mức: 26.554.000 đồng

- Chi phí ngoài định mức: 545.690.370 đồng

- Thuế giá trị gia tăng: 57.224.437 đồng

II. Sản phẩm quy hoạch

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch: 20 bộ; Báo cáo tóm tắt: 20 bộ.

- Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/100.000: 10 bộ; Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000: 10 bộ.

- Đĩa CD lưu File dữ liệu và các File bảng biểu, bản đồ số hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Chủ đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện các bước lập quy hoạch, nghiệm thu, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Cổng Thông tin điện tử;
- Vnptioffice;
- Lưu VT, CV: CN,KT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Thị Minh Hạnh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030

  • Số hiệu: 1372/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Hà Thị Minh Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản