ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 565/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 15 tháng 03 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng (tại Tờ trình số 314/TTr-SGDĐT ngày 19/02/2021).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu từ năm học 2021-2022, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất danh mục sách giáo khoa; tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa từ các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý; bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa.
3. Các cơ sở giáo dục phổ thông có trách nhiệm tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy định, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018, BẮT ĐẦU TỪ NĂM HỌC 2021-2022, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 15/03/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Tiêu chí 1. Phù hợp với việc học của học sinh cấp tiểu học
1. Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng các logo, biểu tượng. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, có tính thẩm mỹ cao.
2. Thể hiện rõ các mạch nội dung kiến thức, giúp các địa phương dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục riêng và việc bố trí thời khoá biểu trong nhà trường phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và năng lực học sinh; nội dung các bài học phải đảm bảo nhiệm vụ hướng đến sự phát triển năng lực, phẩm chất và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
3. Có hệ thống bài tập gắn với thực tiễn của địa phương giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, gợi mở các hoạt động tăng cường trò chơi, thi đố, đóng vai, nhóm đôi, thảo luận nhóm,... nhằm góp phần phát triển tư duy, phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lí học sinh.
Tiêu chí 2. Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên
1. Cách thiết kế bài học, chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Nội dung sách phân chia theo các mạch chủ đề, bài học, thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học; các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.
2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh.
3. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai; ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn giao thông; tích hợp giáo dục STEM; giáo dục tích hợp kiến thức về khoa học và công nghệ đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, nền tảng công nghệ số,...
Tiêu chí 3. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
1. Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ gần gũi với tình huống ở địa phương. Các hình ảnh phong phú, đa dạng, phù hợp với vùng miền.
2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lý của địa phương, đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phong cách học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.
3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tại địa phương.
4. Sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương hiện nay.
Tiêu chí 4. Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy - học
1. Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả. Có các hoạt động phân hoá học sinh theo năng lực, phẩm chất đảm bảo tính dân chủ trong tiếp cận các bài học. Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các học sinh có thể phát triển và sáng tạo.
2. Đồng bộ với sách giáo khoa là trang thông tin điện tử (website) hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và cán bộ quản lý sử dụng các thiết bị, tài nguyên, tranh ảnh phù hợp với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu kèm theo sách giáo khoa: hỗ trợ tập huấn giáo viên trực tuyến qua các video bài dạy minh hoạ, audio về các đoạn nhạc, các hình ảnh trong sách trình chiếu để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo.
3. Chất lượng sách giáo khoa tốt (giấy in, khổ sách, cỡ chữ, font chữ,...). Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa đủ lớn, đảm bảo yêu cầu kịp thời; có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.
II. Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
Tiêu chí 1. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
1. Nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp, gần gũi với văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh.
2. Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa phải bảo đảm tính linh hoạt, có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung và hoạt động giáo dục thích hợp, sát với thực tế của địa phương.
3. Các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa khi triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại các cơ sở giáo dục.
4. Chất lượng sách giáo khoa (giấy in, độ bền, độ nét của chữ in, …) tốt, không có lỗi in ấn và có giá thành hợp lý.
Tiêu chí 2. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
* Phù hợp với việc học của học sinh
1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh, Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, phù hợp với nội dung bài học, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.
2. Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày sinh động, có sức lôi cuốn, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, tự học, tự tìm tòi kiến thức, tư duy, sáng tạo nâng cao năng lực phẩm chất của học sinh.
3. Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện được các năng lực hợp tác, phát huy được khả năng tư duy độc lập của học sinh.
4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh.
* Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên
5. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục phổ thông.
6. Sách giáo khoa phải có nhiều nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với điều kiện thực tiễn tại địa phương.
7. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh. Thuận lợi cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
8. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, dễ khai thác.
* Phù hợp với cơ sở vật chất và việc lập kế hoạch giáo dục tại cơ sở
9. Cấu trúc sách giáo khoa phải được thiết kế linh hoạt, thuận lợi cho nhà trường, giáo viên dễ dàng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
10. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo triển khai tốt, phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục phổ thông./.
- 1Quyết định 08/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 822/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 1369/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm học 2021-2022
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 08/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 822/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 1369/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm học 2021-2022
Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2021 về Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu từ năm học 2021-2022, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 565/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Huỳnh Thị Diễm Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực