Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2011/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 07 tháng 09 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh về việc quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Đồng Nai;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2011/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 23 tháng 5 năm 2011 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1831/TTr-SNN ngày 18/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi Nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56 ./2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2011 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Chi cục Thú y có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, kinh phí hoạt động và tài khoản riêng theo quy định pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thú y
1. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình UBND tỉnh đề ra chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, dự án về chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị, các văn bản phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
3. Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án hoạt động về chăn nuôi, thú y đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
4. Quản lý các đơn vị trực thuộc: Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm, Trạm Vật tư và thuốc thú y, Trạm kiểm dịch động vật, Trạm thú y đặt trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
5. Đối với công tác thú y
a) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch năm năm, hàng năm về phòng, chống dịch bệnh động vật bảo đảm chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành triển khai thực hiện việc sắp xếp, quy hoạch các cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, trạm kiểm dịch, điểm cách ly kiểm dịch trên địa bàn.
b) Phòng chống dịch bệnh động vật:
- Tổ chức thực hiện việc theo dõi, giám sát, chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật, thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh; đề xuất chủ trương và hướng dẫn các giải pháp phòng chống dịch bệnh cho mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn. Phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời khống chế, ngăn chặn và dập tắt khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ.
- Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch và công bố hết dịch bệnh động vật.
- Xây dựng kế hoạch tiêm phòng vaccine các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm phòng cho động vật. Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác tiêm phòng hàng năm. Kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng sau các đợt tiêm phòng.
- Phối hợp phòng Nông nghiệp (Kinh tế) các địa phương xây dựng kế hoạch, cung ứng thuốc sát trùng và tổ chức thực hiện, hướng dẫn việc khử trùng, tiêu độc các cơ sở hoạt động liên quan đến thú y lồng ghép với nhiệm vụ bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ, đột xuất tổ chức việc xét nghiệm, chẩn đoán, giám sát dịch bệnh, tổng hợp kết quả, dự báo dịch tễ, áp dụng các biện pháp tổng hợp để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
c) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.
d) Cấp, thu hồi các loại Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Giấy chứng nhận vệ sinh thú y, Giấy phép hành nghề thú y, dịch vụ thú y, tiêm phòng … và thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
e) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vaccine phòng chống dịch bệnh động vật; các loại chế phẩm sinh học, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi, thú y.
g) Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thú y của các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y đồng thời xử lý vi phạm hành chính về thú y theo quy định của pháp luật.
h) Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế và chế biến lưu thông trên thị trường; thức ăn chăn nuôi; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở giết mổ; sơ chế; chế biến trong phạm vi quản lý.
i) Phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
k) Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm trong việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
l) Phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thanh kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
m) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y và các hoạt động khác liên quan đến công tác thú y theo quy định.
n) Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ chính sách và pháp luật về thú y cho nhân viên thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y trên địa bàn.
o) Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính theo quy định.
6. Đối với chăn nuôi
a) Thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi trong nông nghiệp; tổ chức hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống vật nuôi đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo sự phân cấp và quy định của pháp luật.
b) Tham gia quản lý hệ thống chọn, tạo, khảo nghiệm, thực nghiệm. Phối hợp với phòng Nông nghiệp (Kinh tế) các địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc bình tuyển, chọn lọc, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống vật nuôi trên địa bàn.
c) Phối hợp với cơ quan nghiên cứu khoa học Viện, Trường, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tuyên truyền việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi điển hình theo hướng an toàn sinh học, năng suất chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
d) Tuyên truyền, phổ biến các quy trình về quản lý giống vật nuôi; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi; quản lý xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi theo phân cấp.
e) Phối hợp với các phòng chức năng của địa phương thực hiện thanh kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn.
7. Đối với thức ăn chăn nuôi.
a) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về các chương trình, dự án về phát triển, quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương.
b) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn.
c) Phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ trả lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.
9. Thực hiện quản lý, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị, cơ sở.
10. Thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản công được nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng; 03 tháng; 06 tháng và hàng năm về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thú y, chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi lên cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; báo cáo định kỳ về Cục Thú y và Cục Chăn nuôi theo quy định.
- Thực hiện báo cáo chuyên đề; báo cáo đột xuất khi cơ quan cấp trên có yêu cầu.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trưởng
a) Chi cục trưởng Chi cục Thú y là người quyết định, chỉ đạo và điều hành toàn diện các mặt hoạt động của Chi cục thú y Đồng Nai.
b) Tiếp nhận bố trí cán bộ, công chức cho các phòng thuộc văn phòng Chi cục trong chỉ tiêu biên chế được giao.
c) Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. Tiếp nhận, bố trí cán bộ công chức, viên chức cho các đơn vị trực thuộc.
d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Trưởng trạm, Phó trưởng trạm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chi cục trưởng
a) Giúp việc cho Chi cục trưởng giải quyết các công việc đã được phân công.
b) Chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về những nội dung công việc được phân công giải quyết.
c) Trường hợp Chi cục trưởng vắng mặt dài ngày, theo sự ủy quyền của Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng trực tiếp chỉ đạo giải quyết các công việc tại đơn vị và báo cáo các công việc với Chi cục trưởng.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Chi cục Thú y làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc cho Chi cục trưởng có các Phó Chi cục trưởng, Chi cục trưởng điều hành các Phó Chi cục trưởng, Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
1. Chi cục Thú y gồm Chi cục trưởng và không quá 03 Phó Chi cục trưởng; các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc. Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định pháp luật hiện hành
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Phòng Hành chính-Tổng hợp.
b) Phòng Thú y cộng đồng.
c) Phòng Chăn nuôi.
d) Phòng Kiểm dịch động vật.
e) Phòng Dịch tễ thú y.
3. Các đơn vị trực thuộc:
a) Trạm Xét nghiệm.
b) Trạm vật tư thú y.
c) Trạm kiểm dịch Ông Đồn.
d) Trạm Thú y thành phố Biên Hòa.
e) Trạm Thú y thị xã Long Khánh.
g) Trạm Thú y huyện Tân Phú.
h) Trạm Thú y huyện Định Quán.
i) Trạm Thú y huyện Xuân Lộc.
k) Trạm Thú y huyện Cẩm Mỹ.
l) Trạm Thú y huyện Thống Nhất.
m) Trạm Thú y huyện Trảng Bom.
n) Trạm Thú y huyện Vĩnh Cửu.
o) Trạm Thú y huyện Long Thành.
p) Trạm Thú y huyện Nhơn Trạch.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các Trạm trực thuộc.
Chi cục Trưởng Chi cục Thú y quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Biên chế của Văn phòng thuộc Chi cục Thú y do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao hàng năm trong tổng số biên chế hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Biên chế của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy trình hợp đồng tuyển dụng viên chức theo quy trình và quy định của pháp luật.
Chi cục Thú y chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ. Áp dụng các quy trình, kỹ thuật, thực hiện phân cấp quản lý chuyên ngành theo hướng dẫn của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác chuyên môn nghiệp vụ lên Cục Thú y theo quy định.
Điều 10. Đối với Cục Chăn nuôi
Chi cục Thú y chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, triển khai thực hiện quy trình về quản lý giống vật, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất lên Cục Chăn nuôi về công tác chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
Điều 11. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chi cục Thú y chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo định kỳ kết quả công tác của Chi cục lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
b) Chi cục Thú y quan hệ phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên tinh thần phối hợp công tác giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 12. Đối với các cơ quan chuyên môn và ban, ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh
a) Chi cục Thú y tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chuyên môn của các Sở ngành, cùng hỗ trợ lẫn nhau theo chức năng nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung và nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan đơn vị.
b) Trong hoạt động chuyên môn nghiệp Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành như Viện, Trường … nhằm nghiên cứu, áp dụng, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội và dựa vào sức mạnh của nhân dân trong toàn tỉnh Đồng Nai để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 13. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Chi cục Thú y có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa để tổ chức triển khai các công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y trên địa bàn.
b) Chi cục Thú y có nhiệm vụ hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành để giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực Chăn nuôi thú y tại địa phương.
- 1Quyết định 12/QĐ.SNN về Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Thú y tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hết hiệu lực
- 4Quyết định 3644/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5Quyết định 24/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2019
- 7Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hết hiệu lực
- 2Quyết định 24/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2019
- 4Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 4Quyết định 12/QĐ.SNN về Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Thông tư liên tịch 37/2011/TTLT-BNNPTNT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Thú y tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 36/2007/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 3644/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 56/2011/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thú y do tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 56/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra