Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2009/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành tiêu chuẩn 11 TCN 18-2006 Quy phạm trang bị điện;
Căn cứ Quyết định số 54/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính – Viễn thông về việc ban hành tiêu chuẩn ngành “TCN 68-254:2006 – Công trình ngoại vi viễn thông – Quy định kỹ thuật”;
Căn cứ Quyết định số 22/BXD ngày 30/5/2007 của Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình 1176/TTrSXD.HTMT.CTN ngày 03/3/2009 và Báo cáo thẩm định số 287/STP-VPPQ ngày 26/02/2009 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ VÀ CẢI TẠO, SẮP XẾP LẠI CÁC ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội; bao gồm quản lý, xây dựng, cải tạo các công trình đường dây, cáp ngầm và xây dựng, cải tạo, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi chưa đủ điều kiện hạ ngầm.
2. Đối tượng điều chỉnh:
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, sử dụng, đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị; các đơn vị sở hữu, quản lý, sử dụng đường dây, cáp đi ngầm, đi nổi, quản lý cột trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quy định này, một số từ ngữ chuyên ngành được hiểu như sau:
1. “Đường dây, cáp đi nổi” bao gồm các dây điện, cáp điện lực, cáp điện chiếu sáng, cáp thông tin, cáp viễn thông và cáp truyền hình, truyền thanh, các loại cáp truyền dẫn tín hiệu điện khác treo trên các cột.
2. “Công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị “bao gồm các tuynel, hào kỹ thuật, hệ thống cống, bể kỹ thuật để lắp đặt các đường dây, cáp bên trong.
3. “Hào kỹ thuật” là cống ngầm có nắp đậy, có kích thước phù hợp để lắp đặt các đường cáp ngầm.
4. “Tuynel kỹ thuật” là đường ngầm để lắp đặt các hệ thống đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật. Tuynel kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu về thông hơi, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ, thoát nước và có tiết diện tối thiểu để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì công trình.
5. “Cống, bể kỹ thuật” là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm thông tin viễn thông, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu sáng.
6. “Cột” bao gồm các cột điện lực, cột đèn chiếu sáng, cột thông tin viễn thông là các cột bê tông có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 20m và cột thép (không bao gồm các cột chiếu sáng bằng thép và các cột điện cao thế trên 22KV);
7. “Đường dây trục” là đường dây, cáp dẫn tín hiệu thông tin, truyền dẫn điện từ nguồn cung cấp đến các hộp cáp, bộ chia, … để từ đó dẫn tín hiệu đến thuê bao;
8. “Đường dây, cáp thuê bao” là đoạn dây, cáp viễn thông, truyền hình được kéo từ hộp cáp, bộ chia đến phía ngoài hộ thuê bao;
9. “Đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị” là các đơn vị, tổ chức có chức năng đầu tư, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phục vụ việc lắp đặt ngầm các đường dây, cáp.
10. “Đơn vị sở hữu và quản lý, sử dụng đường dây, cáp” là các đơn vị, tổ chức có đường dây, cáp đi ngầm (hoặc nổi) tại các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị (hoặc trên hệ thống cột).
Điều 3. Một số nguyên tắc chung
1. Việc xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi phải thực hiện theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành của ngành xây dựng, điện lực, viễn thông và các ngành khác liên quan.
2. Các chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở và các khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ, thương mại mới và các tuyến đường mới xây dựng hoặc cải tạo mở rộng phải đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để lắp đặt ngầm các đường dây, cáp điện lực, chiếu sáng, viễn thông và cáp truyền dẫn tín hiệu khác.
3. Việc xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để lắp đặt đường dây, cáp đi ngầm và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi phải:
a) Đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở và các khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ mới và các tuyến đường mới phải có sự chấp thuận của Sở Quy hoạch Kiến trúc về vị trí, hướng tuyến xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để lắp đặt các đường dây ngầm.
b) Đơn vị sử dụng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để lắp đặt mới các đường dây, cáp đi ngầm và đơn vị sử dụng hệ thống cột để lắp đặt đường dây, cáp đi nổi phải ký hợp đồng thuê bao với đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và đơn vị quản lý hệ thống cột theo quy định của pháp luật.
c) Hồ sơ thiết kế tuyến đường dây, cáp đi nổi; thiết kế xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và thiết kế lắp đặt mới tuyến dây, cáp trong công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được thẩm định theo quy định hiện hành.
6. Các thành phần kinh tế đều được tham gia đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.
1. Thiết kế công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị trên các tuyến đường phố mới phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng. Trường hợp ở khu vực mới chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được sự chấp thuận của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
2. Thiết kế công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải phù hợp với đặc điểm tuyến phố:
a) Đối với tuyến đường phố có mặt cắt ngang rộng, có hai làn đường và có dải phân cách giữa bề rộng một làn đường B ≥ 11,5m; hè rộng b ≥ 5m phải thiết kế hào kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây, cáp: điện lực, thông tin viễn thông, cáp truyền hình. Đường cáp chiếu sáng đi theo ống riêng phải phù hợp với các vị trí các cột đèn chiếu sáng đặt ở dải phân cách hoặc hai bên hè.
b) Đối với tuyến đường phố có mặt cắt ngang lòng đường rộng B < 11,5m; hè rộng b < 5m; hoặc đối với tuyến đường phố có mặt cắt ngang rộng B ≥ 11,5m, hè rộng b ≥ 5m nhưng vướng nhiều công trình ngầm, nổi, không thể bố trí hào kỹ thuật, phải thiết kế cống, bể kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây, cáp thông tin viễn thông, truyền hình và thiết kế ống riêng để hạ ngầm cáp điện lực, chiếu sáng.
3. Khi thiết kế cống, bể kỹ thuật, hào kỹ thuật, đơn vị thiết kế phải phối hợp với các đơn vị sử dụng đường dây, cáp đi nổi để xác định kích thước đảm bảo yêu cầu hạ ngầm các đường dây, cáp hiện có và dự phòng để lắp đặt thêm các tuyến dây, cáp theo kế hoạch, quy hoạch phát triển.
4. Thiết kế công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để hạ ngầm các đường dây trục đi nổi trên các tuyến phố phải đồng bộ với việc hạ ngầm đường dây, cáp dẫn đến thuê bao, phụ tải, phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị và phải có quy trình vận hành, sử dụng, quy định bảo trì công trình phù hợp.
Điều 5. Quy định về thi công công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Trước khi thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải thông báo khởi công công trình đến UBND phường, xã, thị trấn sở tại để phối hợp, giám sát trong quá trình thi công.
2. Đơn vị thi công công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải thiết kế biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho hoạt động vận hành bình thường của các tuyến đường dây, cáp, các công trình ngầm, nổi khác và đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
3. Đơn vị thi công thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp phải đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình và thu hồi ngay các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng.
Điều 6. Quy định về thiết kế xây dựng, cải tạo sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi
1. Thiết kế xây dựng, cải tạo sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi trên các tuyến đường phố phải đảm bảo sự kết nối với hệ thống đường dây chung của đô thị và các đường phố liền kế, đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật, quản lý vận hành và mỹ quan đô thị; hệ thống cột phải đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
2. Các cột không đảm bảo an toàn và không đảm bảo khả năng chịu tải đang treo các đường dây, cáp đi nổi (cột dọc tuyến, cột đỡ cáp qua đường) phải được thay thế hoặc bổ sung thêm cột; khoảng cách giữa các cột phải thực hiện theo các quy định chuyên ngành.
3. Thiết kế các xà đỡ trên cột để kéo lại, sắp xếp lại các đường dây, cáp dọc tuyến có thể bao gồm các loại: xà đỡ cáp điện lực, xà đỡ đường dây, cáp chiếu sáng, xà đỡ dây, cáp thông tin phục vụ an ninh quốc phòng và xà đỡ các tuyến dây, cáp dịch vụ viễn thông. Các đường dây, cáp rẽ nhánh qua đường, rẽ nhánh vào ngõ phải thiết kế các xà đỡ phù hợp đảm bảo sắp xếp gọn gàng và theo từng chủng loại dây, cáp.
4. Thiết kế công trình cải tạo, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi phải quy định và gắn thẻ (nhựa) ghi tên (hoặc ký hiệu) đơn vị quản lý trên các đường dây, cáp, xà đỡ để nhận biết, thuận tiện cho việc thi công và quản lý đường dây, cáp sau khi hoàn thành.
Điều 7. Quy định về thi công công trình xây dựng, cải tạo sắp xếp đường dây, cáp đi nổi:
1. Trước khi thi công xây dựng, cải tạo sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải thông báo khởi công công trình cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn sở tại để phối hợp, giám sát trong quá trình thi công.
2. Việc thay thế các cột cũ không đảm bảo an toàn, không đủ chịu tải phải bảo đảm không ảnh hưởng tới hoạt động, vận hành của các đường dây, cáp và an toàn cho người, phương tiện trong khu vực và phải thu hồi ngay cột cũ.
3. Đơn vị thi công cải tạo sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi phải lắp đặt theo đúng các xà đỡ quy định trong thiết kế được duyệt. Khuyến khích các đơn vị thi công, đơn vị quản lý đường dây nâng cấp dung lượng cáp trục để hạn chế số lượng dây, cáp trên cùng một tuyến; khi thi công xong dây, cáp mới phải dỡ bỏ các đường dây, cáp cũ không còn sử dụng.
4. Các đơn vị thi công cải tạo sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và đảm bảo hoạt động vận hành của hệ thống dẫn điện, thông tin viễn thông. Khi thi công phải có sự giám sát của chủ đầu tư, đơn vị sở hữu cột theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và phải có bản vẽ hoàn công sau khi thi công xong công trình.
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ, HỆ THỐNG CỘT VÀ ĐƯỜNG DÂY, CÁP
Điều 8. Quản lý, lưu trữ hồ sơ
1. Chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, lắp đặt đường dây, cáp ngầm và cải tạo, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi phải thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng về việc lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng và phải gửi 01 bộ hồ sơ thiết kế được duyệt, 01 bộ hồ sơ hoàn công công trình về Sở Xây dựng để quản lý (công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ bí mật).
2. Sở Xây dựng, các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ, bảo mật các thông tin, hồ sơ liên quan đến việc quản lý và xây dựng đường dây, cáp đi nổi của các đơn vị để đảm bảo hoạt động kinh doanh của các đơn vị đó.
1. Các đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch đầu tư, cải tạo hệ thống công trình ngầm phù hợp với định hướng phát triển đô thị và chủ trương ngầm hóa các tuyến đường dây, cáp đi nổi của Thành phố.
b) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và chế độ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, các hạng mục công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị theo đúng thiết kế và các quy định hiện hành, đảm bảo công trình vận hành an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi bảo trì định kỳ theo kế hoạch, phải thông báo (bằng văn bản và trên các phương tiện thông tin) trước 10 ngày cho các đơn vị quản lý đường dây, cáp ngầm thông tin, điện lực để phối hợp, không ảnh hưởng việc vận hành của các đơn vị. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị. Báo cáo định kỳ về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của công trình ngầm cho Sở Xây dựng.
c) Đơn vị trực tiếp quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị kiểm tra thường xuyên, phát hiện sự cố công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải phối hợp với các đơn vị sở hữu, quản lý và sử dụng đường dây, cáp để xử lý, đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông. Thời gian khắc phục xong sự cố không quá 5 giờ.
2. Các đơn vị sở hữu, quản lý, sử dụng các đường dây, cáp có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống đường dây, cáp theo hướng nâng cao dung lượng, phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chủ trương ngầm hóa và kế hoạch thực hiện cải tạo, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị. Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc cải tạo, sắp xếp và ngầm hóa các đường dây nổi đang quản lý theo kế hoạch của Thành phố.
b) Tổ chức thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của chuyên ngành; kịp thời sửa chữa, thay thế các đường dây, cáp, điểm nổi bị hư hỏng, xuống cấp; sắp xếp lại những tuyến dây đi nổi bị chùng, võng, bảo đảm an toàn cho toàn bộ cột, hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống dây, cáp. Khi thực hiện bảo trì, bảo dưỡng phải thông báo (bằng văn bản và trên các phương tiện thông tin) cho đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị (hoặc đơn vị quản lý cột) trước 15 ngày để có kế hoạch phối hợp, giám sát việc bảo trì, bảo dưỡng.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, phát hiện sự cố đường dây, cáp, phải thông báo ngay đến đơn vị trực tiếp quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, đơn vị quản lý cột và chủ động khắc phục sự cố kịp thời, an toàn. Thời gian khắc phục xong sự cố không quá 5 giờ.
c) Không được treo thêm đường dây, cáp mới đối với các tuyến chưa được sắp xếp và chưa hạ ngầm theo quy định. Trong trường hợp thật cần thiết, Sở Xây dựng cấp phép mới có thời hạn treo tạm đường dây, cáp phục vụ cho việc cung cấp tạm nguồn điện hoặc thông tin liên lạc ở tuyến chưa sắp xếp, chưa hạ ngầm đường dây, cáp, nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị. Hết thời gian cung cấp tạm, phải tháo dỡ các đường dây, cáp treo tạm nói trên.
Đối với các hệ thống đường dây, cáp đi nổi đã có trước ngày Quy định này có hiệu lực, căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị quản lý đường dây, cáp có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì thường xuyên như: kéo lại dây, cáp trùng võng, tháo bỏ các đường dây, cáp không sử dụng, tháo gỡ các cuộn cáp dự phòng hiện đang treo trên các cột và sắp xếp, hạ ngầm đường dây, cáp theo quy định, kế hoạch của Thành phố.
d) Cập nhật thống kê, các bản vẽ thể hiện vị trí, hướng tuyến dây, cáp; chủng loại, thiết bị treo trên cột, lắp đặt trong công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, cung cấp hồ sơ và các thông tin liên quan (tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại liên hệ, các tuyến đường phố có hệ thống đường dây, cáp …) để Sở Xây dựng thống nhất quản lý. Báo cáo định kỳ về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của các tuyến đường dây, cáp cho Sở Xây dựng.
đ) Thực hiện việc thỏa thuận sử dụng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị với các đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật hoặc thỏa thuận sử dụng cột để treo, mắc dây, cáp với các đơn vị quản lý hệ thống cột theo quy định.
3. Các đơn vị quản lý hệ thống cột để lắp đặt, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi có trách nhiệm:
a) Quản lý, bảo trì hệ thống cột do đơn vị quản lý, có kế hoạch duy tu hệ thống cột, cải tạo và lắp xà đỡ các tuyến đường dây, cáp đi nổi; thống kê các cột không đảm bảo an toàn và thông báo cho các đơn vị sở hữu các đường dây, cáp đi nổi để phối hợp xử lý, có biện pháp di chuyển, bổ sung cột cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Thay thế cột cũ không đủ khả năng chịu lực, không đảm bảo mỹ quan đô thị và tháo dỡ, thu hồi cột không sử dụng.
b) Thống kê hiện trạng, danh mục hệ thống cột, lập danh sách, cập nhật trên bản vẽ vị trí các cột, gửi đến Sở Xây dựng và các đơn vị thuê cột để treo, mắc dây, cáp để phối hợp quản lý.
c) Phối hợp với đơn vị quản lý có đường dây, cáp treo trên cột để cải tạo, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch.
d) Tổ chức kiểm tra, phát hiện sự cố cột, các tình huống khẩn cấp, đơn vị quản lý cột phải chủ động khắc phục, phối hợp với các đơn vị có đường dây, cáp để đảm bảo an toàn:
- Khắc phục tạm thời (để đảm bảo an toàn, đảm bảo không ùn tắc giao thông, …) chậm nhất là sau 02 giờ kể từ khi nhận được thông báo. Trong thời gian khắc phục tạm thời, phải đảm bảo duy trì hoạt động, vận hành của các tuyến dây, cáp và an toàn tại hiện trường.
- Sau 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo, phải khắc phục triệt để sự cố. Trong quá trình khắc phục sự cố, phải đảm bảo an toàn và có giải pháp vận hành các tuyến dây, các hoạt động bình thường.
đ) Thỏa thuận việc sử dụng cột đối với các đơn vị quản lý đường dây đi nổi treo trên cột theo hợp đồng.
4. Các đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, đơn vị sở hữu, quản lý, sử dụng đường dây, cáp, đơn vị quản lý cột phải chủ động phối hợp giữa các đơn vị và với Sở Xây dựng để bảo đảm sự an toàn, thống nhất trong vận hành hoạt động của hệ thống; thiết lập đường dây nóng 24/24 giờ, cung cấp các số điện thoại cần thiết, danh sách cán bộ phụ trách để xử lý sự cố và các tình huống khẩn cấp.
5. Các đơn vị có các công trình ngầm chuyên ngành đang tự quản lý phải phối hợp với Sở Xây dựng để thống nhất quản lý và có kế hoạch xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch, hạn chế xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng riêng.
6. Các đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, đơn vị sở hữu, quản lý, sử dụng đường dây, cáp, đơn vị quản lý cột phải có báo cáo thường xuyên gửi về Sở Xây dựng. Sở Xây dựng tổ chức họp giao ban hàng quý để đánh giá tình hình thực hiện, đề ra nhiệm vụ của quý sau.
1. Trên cơ sở danh mục các tuyến công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, các đơn vị có nhu cầu lắp đặt mới đường dây, cáp vào hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải gửi hồ sơ thiết kế cho đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để được xem xét, chấp thuận. Trường hợp đảm bảo yêu cầu, đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải có văn bản chấp thuận trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2. Trên cơ sở danh mục các tuyến đường dây, cáp đi nổi cải tạo, sắp xếp được phê duyệt, các đơn vị có nhu cầu thuê cột để treo đường dây, cáp đi nổi phải gửi hồ sơ thiết kế cho đơn vị quản lý cột để xem xét thỏa thuận theo quy định. Đơn vị quản lý cột chấp thuận bằng văn bản, hoặc từ chối thỏa thuận nếu xét thấy hồ sơ không đảm bảo kỹ thuật, an toàn của cột và không đảm bảo mỹ quan đô thị. Trường hợp đủ điều kiện, phải có văn bản chấp thuận trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
1. Sở Xây dựng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
b) Thỏa thuận của Sở Quy hoạch Kiến trúc về hướng tuyến đối với xây dựng tuyến đường mới.
c) Hồ sơ thiết kế được phê duyệt thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; mặt bằng và chiều sâu công trình; sơ đồ vị trí tuyến công trình; sơ đồ và các điểm đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian và ảnh chụp hiện trạng.
c) Biện pháp thi công và đảm bảo an toàn giao thông.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để lắp đặt các đường dây, cáp:
a) Đơn xin cấp giấy phép lắp đặt đường dây, cáp đi ngầm (theo mẫu);
b) Hợp đồng thuê bao của đơn vị trực tiếp quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị với đơn vị lắp đặt dây, cáp trong công trình ngầm.
c) Hồ sơ thiết kế lắp đặt tuyến dây, cáp được phê duyệt trong đó có thể hiện vị trí, số lượng, biển hiệu để phân biệt và quản lý tuyến dây, cáp …
d) Biện pháp thi công và đảm bảo an toàn giao thông.
4. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, cải tạo đường dây, cáp đi nổi:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi (theo mẫu);
b) Hợp đồng thuê cột giữa chủ sở hữu cột và đơn vị sử dụng cột cho phép đi nổi đường dây, cáp trên cột (nếu bố trí, sắp xếp dây trên cột của đơn vị khác).
c) Hồ sơ thiết kế được phê duyệt trong đó có trắc dọc tuyến để đối chiếu các điều kiện đảm bảo an toàn lưới điện, đảm bảo an toàn giao thông …
d) Biện pháp thi công và đảm bảo an toàn giao thông.
5. Hồ sơ xin cấp giấy phép đào hè, đường thi công:
a) Công văn xin cấp giấy phép đào hè, đường để thi công;
b) Hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
c) Thỏa thuận với các đơn vị liên quan về thi công công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị hoặc giấy phép xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị được Sở Xây dựng cấp;
d) Biện pháp thi công và đảm bảo an toàn giao thông.
6. Thời hạn cấp Giấy phép xây dựng, giấy phép đào hè, đường để thi công:
Giấy phép xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị được cấp trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Giấy phép thi công đường dây đi nổi được cấp trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Giấy phép đào hè, đường thi công được cấp trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7. Những trường hợp sau không phải xin giấy phép xây dựng
a) Công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước;
b) Công trình xây dựng tạm phục vụ trong thời gian xây dựng công trình chính nằm trong mặt bằng công trường đã được phê duyệt và bàn giao;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật;
d) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Ủy ban nhân dân Thành phố khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia đầu tư xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên các tuyến đường phố và cải tạo, xây dựng mới hệ thống cột, để sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo đường dây, cáp đi nổi được hỗ trợ và ưu đãi theo quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của các sở, ngành Thành phố
1. Sở Xây dựng
a) Sở Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống đường dây, cáp đi nổi, hệ thống cột trên địa bàn Thành phố và tổng hợp hồ sơ lưu trữ thành bản đồ hiện trạng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật để thống nhất quản lý trên địa bàn Thành phố; Tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa việc xây dựng, cải tạo công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, các tuyến đường dây, cáp đi nổi; Bố trí lực lượng quản lý hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị.
b) Cấp giấy phép thi công cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp nổi, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật và tiếp nhận đăng ký cột, đường dây, cáp và các công trình ngầm do các đơn vị đang quản lý. Khi cấp giấy phép cho các đơn vị, phải gửi cho UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc có liên quan để phối hợp kiểm tra trong quá trình thi công. Phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc lập bản đồ quy hoạch công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố để có cơ sở quản lý.
c) Chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác bảo trì của đơn vị quản lý, sử dụng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống cột.
d) Tiếp nhận thông tin phản ánh về các trường hợp xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, đường dây đi nổi không đúng quy định, không đảm bảo an toàn, các sự cố về công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, đường dây đi nổi để kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan khắc phục và xử lý theo quy định.
đ) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lập danh mục các tuyến đường phố cần phải xây dựng cống, bể kỹ thuật, hào kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây đi nổi và các tuyến đường phố cần phải cải tạo, sắp xếp lại các tuyến đường dây đi nổi, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền phổ biến đầy đủ nội dung quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành Bưu chính Viễn thông của các đơn vị thi công xây dựng hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và lắp đặt, cải tạo, sắp xếp các đường dây, cáp trên địa bàn Thành phố.
c) Phối hợp với các Sở: Xây dựng, Công Thương lập danh mục các tuyến đường phố thực hiện hạ ngầm hoặc cải tạo sắp xếp các đường dây đi nổi.
3. Sở Công Thương
Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện, trạm biến áp theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành của ngành Điện lực và phối hợp với các Sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong quy định.
4. Sở Quy hoạch Kiến trúc
a) Hướng dẫn, thỏa thuận về quy hoạch – kiến trúc thực hiện theo Khoản 1, Điều 4 của Quy định này.
b) Cung cấp đầy đủ hồ sơ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế đô thị cho Sở Xây dựng để quản lý.
5. Sở Tài chính
Hướng dẫn quy định mức tiền cho thuê, quản lý và sử dụng các khoản tiền phạt theo quy định của pháp luật; hướng dẫn cơ chế thu chi tài chính và các điều khoản của hợp đồng giữa các đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nổi với đơn vị quản lý cột, đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và đơn vị có đường dây hạ ngầm trong công trình.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Công Thương trình UBND Thành phố bố trí kinh phí đầu tư thực hiện xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp các đường dây đi nổi.
b) Hướng dẫn cụ thể việc tổ chức, cá nhân được hỗ trợ, ưu đãi khi tham gia đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và lắp đặt, cải tạo hệ thống cột, xà sắp xếp dây, cáp để cho thuê;
7. Sở Giao thông vận tải
a) Cấp giấy phép đào hè đường thi công theo Quy định của UBND Thành phố về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường.
b) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông phối hợp với Thanh tra Xây dựng, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc kiểm tra xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
8. Công an Thành phố
Chỉ đạo các lực lượng Công an quận, huyện, thành phố trực thuộc phối hợp với Thanh tra các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, UBND các phường, xã, thị trấn
1. UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc có trách nhiệm: Phối hợp với các Sở: Xây dựng, Công thương, Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan để cùng giám sát việc thực hiện xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, cải tạo, sắp xếp và quản lý các đường dây, cáp trên địa bàn; Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý;
2. UBND phường, xã, thị trấn có trách nhiệm: Phối hợp kiểm tra việc thi công các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình sắp xếp, lắp đặt các đường dây, cáp đi ngầm, nổi và thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng những vi phạm theo nội dung của Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Chủ đầu tư các khu đô thị mới, các dự án trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ quy định này và các quy định khác liên quan đến đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thiết kế và thi công xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị phải gắn kết đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật của các khu vực lân cận theo hướng hiện đại và bảo đảm mỹ quan đô thị.
2. Chủ đầu tư khu đô thị mới sau khi xây dựng hoàn thành, có trách nhiệm quản lý đồng bộ công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nghiêm cấm việc treo nổi các đường dây, cáp trên các tuyến.
3. Chủ đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để lắp đặt các đường dây, cáp; chủ đầu tư các công trình đường giao thông mới xây dựng và đường cải tạo, mở rộng sau khi thi công xong phải bàn giao cho đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để quản lý khai thác công trình ngầm theo quy định.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm nội dung của Quy định này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Tháng 4 năm 2009:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thành phố trực thuộc, các cơ quan truyền thông để tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung Quy định này.
- Sở Xây dựng chủ trì, tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Quy định tới các quận, huyện, thành phố trực thuộc và các đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý cột hệ thống cột, sở hữu, quản lý, sử dụng đường dây, cáp và các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố; Tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Quy định trên địa bàn Thành phố.
2. Tháng 5 năm 2009: Sở Xây dựng công bố danh mục các tuyến hạ ngầm, các tuyến sắp xếp, chỉnh trang đường dây, cáp đi nổi.
3. Tháng 6 năm 2009: Các đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý cột, đơn vị sở hữu, quản lý, sử dụng đường dây, cáp và các chủ đầu tư lập kế hoạch cụ thể để thực hiện Quy định này.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những nội dung cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, các đơn vị, sở, ngành phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
- 1Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 8051/QĐ-UBND năm 2017 về giá cho thuê công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung (tuy nen, hào, cống bể kỹ thuật) trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 17/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, xây dựng, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 21/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 11 của Quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 56/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 26/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 56/2009/QĐ-UBND về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp lại đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 17/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, xây dựng, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 19/2006/QĐ-BCN về việc ban hành Quy phạm trang bị điện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 54/2006/QĐ-BBCVT Ban hành Tiêu chuẩn Ngành về Công trình ngoại vi viễn thông và Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 3Nghị định 41/2007/NĐ-CP về việc xây dựng ngầm đô thị
- 4Quyết định 22/2007/QĐ-BXD ban hành Tiêu chuẩn TCXDVN 104 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế" do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 7Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 8Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Quyết định 8051/QĐ-UBND năm 2017 về giá cho thuê công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung (tuy nen, hào, cống bể kỹ thuật) trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 56/2009/QĐ-UBND về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 56/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/03/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Văn Khôi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra