Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 56/2006/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, HỦY BỎ MỘT SỐ TÀI KHOẢN TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 425/1998/QĐ-NHNN2 NGÀY 17/12/1998, QUYẾT ĐỊNH SỐ 162/2002/QĐ-NHNN NGÀY 06/3/2002, QUYẾT ĐỊNH SỐ 961/2002/QĐ-NHNN NGÀY 09/9/2002, QUYẾT ĐỊNH SỐ 1579/2003/QĐ-NHNN NGÀY 01/12/2003, QUYẾT ĐỊNH SỐ 1638/2003/QĐ-NHNN NGÀY 26/12/2003 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;

Căn cứ Luật Kế toán năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Được sự chấp thuận sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản Kế toán Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số 14592/BTC-CĐKT ngày 21/11/2006 của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Tài khoản 2072 - Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

2. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 211 - Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài.

- Tài khoản 2111 "Chứng khoán của các Chính phủ"

- Tài khoản 2112 "Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương"

- Tài khoản 2113 "Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại"

- Tài khoản 2119 "Chứng khoán của các Tổ chức Quốc tế khác"

3. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 212 - Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài

- Tài khoản 2121 "Chứng khoán của các Chính phủ"

- Tài khoản 2122 "Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương"

- Tài khoản 2123 "Chứng khoán của các Ngân hàng thương mại"

- Tài khoản 2129 "Chứng khoán của các tổ chức quốc tế khác"

4. Tài khoản 214 - Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

5. Tài khoản 215 - Tiền lãi cộng dồn trên quyền rút vốn đặc biệt tại IMF

6. Tài khoản 311 – Công cụ lao động đang dùng

7. Tài khoản 312 – Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí

8. Tài khoản 467 – Kinh phí sự nghiệp

9. Tài khoản 489 - Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước

10. Tài khoản 972 - Sử dụng tiền cung ứng theo các mục đích chỉ định và các tài khoản cấp 3 của tài khoản này

11. Tài khoản 991 – Kim loại quý, đá quý giữ hộ

12. Tài khoản 992 – Tài sản khác giữ hộ

13. Tài khoản 993 – Tài sản thuê ngoài

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung về quy định chung và nội dung hạch toán một số tài khoản trong Hệ thống Tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Sửa đổi khoản 3, phần I "Những quy định chung", đoạn "Tài khoản chi tiết…… trong tài khoản tổng hợp" như sau:

Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi, phản ánh chi tiết đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài khoản chi tiết được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản. Ngoài ra, các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết.

Số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ, gồm 6 chữ số;

- Phần thứ hai: Số thứ tự tài khoản chi tiết và các tham số thống kê nghiệp vụ cần quản lý trong tài khoản tổng hợp.

2. Sửa đổi khoản 6, phần I "Những quy định chung", đoạn "Khái niệm… áp dụng thống nhất như sau" như sau:

Khái niệm "Trong nước" và nước ngoài" quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước này được hiểu theo khái niệm "người cư trú" và "người không cư trú" quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005.

3. Sửa đổi khoản 7, phần I "Những quy định chung" như sau:

Việc sử dụng tài khoản dự phòng giảm giá phải theo đúng quy định và chỉ được sử dụng dự phòng để xử lý tổn thất khi có chủ trương của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Sửa đổi nội dung hạch toán tài khoản 211 "đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài" như sau:

Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở giao dịch), dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán của nước ngoài phát hành do Ngân hàng Nhà nước đã đầu tư.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Mở tài khoản chi tiết để phản ánh mệnh giá, giá trị chiết khấu, giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Đồng thời mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá, loại lãi suất, kỳ hạn… của chứng khoán.

Trong đó;

(i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có).

(ii) Giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước).

Lãi nhận trước chờ phân bổ (áp dụng đối với chứng khoán được tổ chức phát hành theo phương thức chiết khấu): là phần lãi đã được tổ chức phát hành thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước tính trên cơ sở thời gian đầu tư, mệnh giá và mức lãi suất của chứng khoán.

(iii) Giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có, đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước).

- Tài khoản Mệnh giá chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ ghi: - Mệnh giá chứng khoán đầu tư;

Bên Có ghi: - Tất toán mệnh giá chứng khoán đầu tư được bán ra hoặc khi đến hạn được bên phát hành thanh toán;

Số dư Nợ: - Tổng mệnh giá chứng khoán đầu tư Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, sở hữu.

- Tài khoản Chiết khấu chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ ghi:      - Phân bổ giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư trong kỳ;

- Tất toán giá trị chiết khấu chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn;

Bên Có ghi:      - Giá trị chiết khấu chứng khoán đầu tư;

Số dư Có:        - Tổng giá trị chiết khấu của chứng khoán đầu tư Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, sở hữu.

- Tài khoản Phụ trội chứng khoán đầu tư:

Bên Nợ ghi:      - Giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư;

Bên Có ghi:      - Phân bổ giá trị phụ trội chứng khoán đầu tư trong kỳ;

- Tất toán giá trị phụ trội chứng khoán (nếu có) khi bán trước hạn;

Số dư Nợ:        - Tổng giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, sở hữu.

- Khi lên bảng cân đối kế toán, chứng khoán đầu tư được trình bày theo giá trị thuần = Mệnh giá chứng khoán (-) Giá trị chiết khấu (+) Giá trị phụ trội.

b) Trong điều kiện công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực (lãi suất thực là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền sẽ nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng). Trường hợp không thể thực hiện tính lãi trên cơ sở lãi suất thực thì giá trị phụ trội hoặc chiết khấu được phân bổ đều cho thời gian nắm giữ chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước. Số chiết khấu làm tăng thu lãi từ đầu tư chứng khoán; Số phụ trội làm giảm thu lãi từ đầu tư chứng khoán.

- Nếu thu được tiền lãi từ đầu tư chứng khoán Nợ bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi Ngân hàng Nhà nước mua lại khoản đầu tư đó, Ngân hàng Nhà nước phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lại của thời gian sau khi Ngân hàng Nhà nước đã mua chứng khoán này mới được ghi nhận là thu nhập lãi, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi Ngân hàng Nhà nước mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

c) Hạch toán các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 211 "Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài" cần phân biệt 2 trường hợp:

- Chứng khoán sẵn sàng để bán: là chứng khoán Nợ, được Ngân hàng Nhà nước mua với mục đích đầu tư dài hạn và sẵn sàng bán, không có ý định nắm giữ đến khi đáo hạn. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán sẵn sàng để bán bị giảm thấp hơn giá trị ghi sổ thì lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

- Chứng khoán đầu tư giữ đến khi đáo hạn: là các loại chứng khoán Nợ được Ngân hàng Nhà nước mua với mục đích đầu tư dài hạn và giữ cho đến ngày đáo hạn. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị của chứng khoán giữ đến khi đáo hạn bị giảm thấp hơn giá trị ghi sổ do những nguyên nhân khách quan, có tác động dài hạn thì lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

d) Khi Ngân hàng Nhà nước bán, chuyển nhượng chứng khoán sẵn sàng để bán thì phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với giá trị đang ghi sổ của chứng khoán được hạch toán vào tài khoản thu/chi về mua bán chứng khoán.

5. Sửa đổi nội dung hạch toán và kết cấu tài khoản 235 "Sử dụng Dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ" như sau:

Tài khoản này chi mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Kế toán – Tài chính) dùng để phản ánh giá trị bằng Việt Nam đồng của số ngoại tệ, số vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ quy đổi theo tỷ giá bán do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện tại thời điểm hạch toán. Phần chênh lệch âm (dương) giữa tỷ giá tại ngày chi theo lệnh của Chính phủ và ngày nhận hoàn trả được hạch toán vào tài khoản thu nhập/chi phí thích hợp.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị Việt Nam đồng tương ứng của ngoại tệ hay vàng đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ;

Bên Có ghi:      - Thu hồi lại Dự trữ ngoại hối bằng Việt Nam đồng tương ứng phần giá trị ngoại tệ hay vàng đã chi theo lệnh của Chính phủ tại thời đểm thu hồi;

Số dư Nợ:        - Phản ánh giá trị Việt Nam đồng tương ứng phần giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi sử dụng theo lệnh của Chính phủ chưa thu hồi.

6. Đổi tên tài khoản 824 "Chi khen thưởng và phúc lợi" thành "Chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán"

7. Đổi tên tài khoản 9089 "Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý" thành "Tiền nghi giả, tiền giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý"

8. Sửa đổi nội dung hạch toán và kết cấu tài khoản 973 "Sử dụng Dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ" như sau:

Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch), dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ, vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ;

Bên Có ghi:      - Thu hồi lại giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã chi theo lệnh của Chính phủ;

Số dư Nợ:        - Phản ánh giá trị ngoại tệ hay vàng thuộc Dự trữ ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ, chưa thu hồi.

9. Sửa đổi nội dung hạch toán các tài khoản ngoại bảng như sau:

- Thay toàn bộ từ "Nhập" bằng từ "Nợ".

- Thay toàn bộ từ "Xuất" bằng từ "Có".

- Thay toàn bộ từ "Số còn lại" bằng từ "Số dư Nợ".

Điều 3. Bổ sung một số tài khoản vào Hệ thống Tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Tài khoản 1014 "Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành"

Tài khoản này dùng để phản ánh tiền đã công bố lưu hành bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành.

Bên Nợ ghi:      - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành chuyển sang, từ các kho tiền khác chuyển đến;

Bên Có ghi:      - Số tiền bị phá hoại điều chuyển đi Kho tiền khác theo lệnh;

- Số tiền bị phá hoại xuất giao đi tiêu hủy;

Số dư Nợ:        - Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành đang bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền (tiền giấy, tiền polymer, tiền kim loại).

2. Tài khoản 1024 "Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành"

Tài khoản này chỉ mở ở Sở Giao dịch và các Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố để hạch toán số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành.

Bên Nợ ghi:      - Phản ánh số tiền bị phá hoại Ngân hàng Nhà nước thu vào;

Bên Có ghi:      - Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành điều chuyển sang Quỹ dự trự phát hành;

Số dư Nợ:        - Phản ánh số tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành đang bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền (tiền giấy, tiền polymer, tiền kim loại).

3. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 211 "Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài"

a) Các tài khoản phản ánh chứng khoán sẵn sàng để bán:

- Tài khoản 2111 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Chính phủ

- Tài khoản 2112 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2113 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2114 - Chứng khoán sẵn sàng để bán của các tổ chức quốc tế khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán của Chính phủ hay tổ chức nước ngoài phát hành mà Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư và sẵn sàng bán (không có ý định nắm giữ đến khi đáo hạn).

b) Các tài khoản phản ánh chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

- Tài khoản 2115 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Chính phủ

- Tài khoản 2116 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2117 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2118 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các tổ chức quốc tế khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ của Chính phủ hay tổ chức nước ngoài phát hành mà Ngân hàng Nhà nước đang đầu tư, có chiến lược giữ đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán).

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải có quy định nghiệp vụ để phân loại chứng khoán, đó là chứng khoán đầu tư thuộc loại sẵn sàng để bán hay chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.

4. Các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 212 "Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài"

- Tài khoản 2121 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Chính phủ

- Tài khoản 2122 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2123 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2124 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Tổ chức Quốc tế khác

- Tài khoản 2125 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Chính phủ

- Tài khoản 2126 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Trung ương

- Tài khoản 2127 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng thương mại

- Tài khoản 2128 - Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Tổ chức Quốc tế khác

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Việc hạch toán trên tài khoản tiền lãi cộng dồn (dồn tích/accrual) trên các chứng khoán không phụ thuộc vào việc Ngân hàng Nhà nước đã nhận được tiền hay chưa nhận được tiền, mà thu nhập lãi được hạch toán ngay khi phát sinh khoản lãi (trên cơ sở trích trước). Do tiền lãi đối với hầu hết các chứng khoán Nợ được nhận 6 tháng hoặc 1 năm/ 1 lần, tiền lãi được tạo ra từng phần trong mỗi khoảng thời gian nên nó cần được ghi chép theo cơ sở dồn tích hơn là ghi một lần, để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh đúng đắn các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước trong một thời kỳ kế toán xác định, tương ứng với chi phí của các thu nhập được tạo ra.

Bên Nợ ghi:      - Số tiền lãi (Ngân hàng Nhà nước dự thu) tính cộng dồn;

Bên Có ghi:      - Số tiền lãi được tổ chức phát hành chứng khoán (Chính phủ, Ngân hàng Thương mại…) thanh toán;

Số dư Nợ:        - Phản ánh số tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán Ngân hàng Nhà nước chưa được thanh toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán.

5. Tài khoản 247 "Cho vay qua đêm"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho vay qua đêm của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

- Tài khoản 2471 – Cho vay qua đêm ở thị trường trong nước

- Tài khoản 2472 – Cho vay qua đêm ở thị trường nước ngoài

Bên Nợ ghi:      - Số tiền cho vay qua đêm;

Bên Có ghi:      - Số tiền cho vay qua đêm được hoàn trả;

Số dư Nợ:        - Số tiền cho vay qua đêm còn lại.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng tổ chức tín dụng hoặc từng đối tác vay vốn Ngân hàng Nhà nước.

6. Tài khoản 3651 "Chi phí in, đúc tiền chờ phân bổ"

Tài khoản này mở tại Vụ Kế toán – Tài chính dùng để phản ánh các khoản đã chi về in, đúc tiền chờ phân bổ của Ngân hàng Nhà nước. Các khoản chi phí in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước không được hạch toán ngay vào chi phí mà được phân bổ dần vào chi phí, phù hợp với số lượng tiền mặt mới in phát hành vào lưu thông.

Bên Nợ ghi:      - Các khoản đã chi về in, đúc tiền chờ phân bổ;

Bên Có ghi:      - Chi phí in, đúc tiền được phân bổ vào chi phí trong kỳ;

Số dư Nợ:        - Phản ánh số chi phí in, đúc tiền còn lại, chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết để theo dõi các khoản đã chi về in, đúc của từng loại tiền.

7. Tài khoản 3656 "Phí mua quyền chọn"

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản phí mua quyền chọn.

Bên Nợ ghi:      - Phí mua quyền chọn phát sinh;

Bên Có ghi:      - Phí mua quyền chọn được bù trừ vào lãi khi thực hiện quyền chọn hoặc ghi vào chi phí nếu không thực hiện quyền chọn;

Số dư Nợ:        - Tổng phí mua quyền chọn của các hợp đồng mua quyền chọn chưa đáo hạn.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

8. Tài khoản 3659 "Các khoản chi phí chờ phân bổ khác"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí lớn không thể hạch toán một lần toàn bộ vào tài khoản chi phí trong năm tài chính hiện hành mà phải phân bổ dần trong nhiều năm để phù hợp với mức độ sử dụng chi phí và theo kế hoạch tài chính từng năm.

Bên Nợ ghi:      - Các khoản chi phí phát sinh chờ phân bổ;

Bên Có ghi:      - Số tiền được phân bổ vào chi phí trong kỳ;

Số dư Nợ:        - Phản ánh các khoản chi phí còn lại chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí chờ phân bổ.

9. Tài khoản 368 "Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh"

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi thu phát sinh khi đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh mà Ngân hàng Nhà nước tham gia.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

3681 – Lãi phải thu từ các giao dịch hoán đổi tiền tệ

3682 – Lãi phải thu từ các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

3689 – Lãi phải thu từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

Nội dung hạch toán tài khoản 368:

Bên Nợ ghi:      - Tăng lãi phải thu từ công cụ tài chính phái sinh;

Bên Có ghi:      - Giảm lãi phải thu từ công cụ tài chính phái sinh;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng số tiền lãi phải thu phát sinh chưa thực hiện còn lại về các công cụ tài chính phái sinh.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại công cụ tài chính phái sinh.

10. Tài khoản 37 "Chi về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau:

371 – Chi hoạt động sự nghiệp

372 – Chi chương trình, dự án

- Tài khoản 371 – Chi hoạt động sự nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt.

Bên Nợ ghi:      - Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị;

Bên Có ghi:      - Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi;

- Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt;

Số dư Nợ:        - Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau) và nội dung nguồn kinh phí (thường xuyên, viện trợ…).

- Tài khoản 372 – Chi chương trình, dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng nguồn viện trợ nước ngoài cho chương trình, dự án. Tài khoản 372 được mở theo dõi lũy kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

3721 – Chi quản lý dự án

3722 – Chi thực hiện dự án

Bên Nợ ghi:      - Chi thực tế cho việc quản lý, thực hiện chương trình, dự án;

Bên Có ghi:      - Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi;

- Số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí dự án;

Số dư Nợ:        - Số chi chương trình, dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết: Mở các tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau).

11. Bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 401 "Tiền để phát hành"

Bổ sung Bên Nợ:          - Tiền phát hiện thiếu khi kiểm đếm đối với tiền mới in, đúc, nhận nguyên niêm phong của đơn vị sản xuất, chưa qua lưu thông;

- Tất toán số tiền bị phá hoại, số tiền mất trong lưu thông (xác định được khi loại tiền đã đình chỉ lưu hành) khi có lệnh;

Bổ sung Bên Có:          - Tiền phát hiện thừa khi kiểm đếm đối với mới in, đúc, nhận nguyên niêm phong của đơn vị sản xuất, chưa qua lưu thông;

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo tường loại tiền, từng loại mệnh giá.

12. Tài khoản 464 "Lãi phải trả về các công cụ tài chính phái sinh"

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả phát sinh khi đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh mà Ngân hàng Nhà nước tham gia.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

4641 – Lãi phải trả từ các giao dịch hoán đổi tiền tệ

4642 – Lãi phải trả từ các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

4649 – Lãi phải trả từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác.

Nội dung hạch toán tài khoản 464:

Bên Nợ ghi:      - Giảm lãi phải trả về công cụ tài chính phái sinh;

Bên Có ghi:      - Tăng lãi phải trả về công cụ tài chính phái sinh;

Số dư Có:        - Phản ánh tổng số tiền lãi phải trả phát sinh chưa thực hiện còn lại về các công cụ tài chính phái sinh.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại công cụ tài chính phái sinh.

13. Bổ sung tài khoản 465 "Doanh thu chờ phân bổ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu chờ phân bổ (chưa thực hiện) của Ngân hàng Nhà nước trong kỳ kế toán. Doanh thu chờ phân bổ bao gồm: các khoản lãi nhận trước khi mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…) và các khoản thu khác có tính chất, nội dung tương tự.

Bên Nợ ghi:      - Số doanh thu chờ phân bổ được kết chuyển vào tài khoản thu nhập trong kỳ;

Bên Có ghi:      - Số tiền ghi nhận doanh thu chờ phân bổ phát sinh trong kỳ;

Số dư Có:        - Phản ánh tổng doanh thu chờ phân bổ còn lại ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại doanh thu chờ phân bổ.

14. Tài khoản 47 "Các khoản phải trả về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

471 - Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp

472 - Nguồn kinh phí chương trình, dự án

473 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

474 – Thu chưa qua Ngân sách

- Tài khoản 471 - Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi:      - Số kinh phí hoạt động nộp lại Ngân sách Nhà nước hoặc nộp lại cho cấp trên;

- Kết chuyển số chi hoạt động viện trợ đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí hoạt động;

- Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động;

Bên Có ghi:      - Số kinh phí đã nhận của Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên;

- Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí hoạt động;

Số dư Có:        - Số kinh phí được cấp trước cho năm sau (nếu có);

- Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo năm (năm trước, năm nay, năm sau) và nội dung nguồn kinh phí (thường xuyên, hoạt động đặc biệt…).

- Tài khoản 472 - Nguồn kinh phí chương trình, dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc do các nhà tài trợ nước ngoài đảm bảo theo nội dung ghi trong cam kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhà tài trợ nước ngoài.

Bên Nợ ghi:      - Số kinh phí dự án sử dụng không hết nộp lại Nhà tài trợ hoặc nộp lại cho NSNN;

- Các khoản được phép chi ghi giảm nguồn kinh phí chương trình, dự án;

- Kết chuyển số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của từng chương trình, dự án;

- Đơn vị cấp trên kết chuyển số kinh phí dự án đã cấp trong kỳ cho đơn vị cấp dưới;

Bên Có ghi:      - Số kinh phí chương trình, dự án đã thực nhận trong kỳ;

- Khi Kho bạc thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí chương trình, dự án;

Số dư Có:        - Số kinh phí chương trình, dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết nguồn kinh phí thuộc năm trước và nguồn kinh phí năm nay, trong trường hợp chương trình, dự án được thực hiện trong nhiều năm và trong thời gian xét duyệt báo cáo quyết toán.

- Tài khoản 473 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định của đơn vị, bao gồm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định hữu hình và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định vô hình.

Bên Nợ ghi:      Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định giảm do:

- Phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ

- Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các trường hợp giảm khác…

- Giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm);

Bên Có ghi:      Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tăng do:

- Giá trị tài sản cố định mua sắm, xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Giá trị tài sản cố định nhận của các đơn vị khác bàn giao, được biếu tặng, viện trợ và các trường hợp tăng khác;

- Tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng);

Số dư Có:        - Phản ánh tổng nguồn kinh phí còn lại đã hình thành tài sản cố định.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại hoạt động sự nghiệp, từng chương trình, dự án.

- Tài khoản 474 – Thu chưa qua ngân sách

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ không hoàn lại đã tiếp nhận phải nộp Ngân sách Nhà nước được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước.

Bên Nợ ghi:      - Ghi giảm thu chưa qua ngân sách, ghi tăng các nguồn kinh phí có liên quan về các khoản tiền, hàng viện trợ khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách;

Bên Có ghi:      - Các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách;

Số dư Có:        - Phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận phải nộp ngân sách nhưng chưa được để lại chi mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách chưa được kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng chương trình, dự án.

15. Bổ sung nội dung hạch toán tài khoản 4832 "Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng" như sau:

Bổ sung Bên Nợ:          - Kết chuyển chênh lệch do doanh số bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tính theo tỷ giá bán thực tế lớn hơn doanh số bán tính theo tỷ giá mua bình quân trong kỳ vào thu nhập về mua, bán ngoại tệ hoặc thu nhập về mua, bán vàng;

Bổ sung Bên Có:          - Kết chuyển chênh lệch do doanh số bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tính theo tỷ giá bán thực tế nhỏ hơn doanh số bán tính theo tỷ giá mua bình quân trong kỳ vào chi phí về mua, bán ngoại tệ hoặc chi phí về mua, bán vàng;

16. Tài khoản 486 "Giao dịch hoán đổi tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ sẽ được mua vào hoặc bán ra khi đến hạn theo hợp đồng hoán đổi đã ký giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng để mua hay bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận.

Tài khoản 486 có các tài khoản cấp 3 sau:

4861 – Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ

4862 – Giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ

- Tài khoản 4861 – Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ sẽ được mua vào hoặc bán ra khi đến hạn theo cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ đã ký giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng trong thời hạn giao dịch của hợp đồng.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ bán ra khi đến hạn;

- Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết mua vào ngày thanh toán;

Bên Có ghi:      - Giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ mua vào khi đến hạn;

- Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết bán vào ngày thanh toán;

Số dư Có:        - Phản ánh tổng chênh lệch giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước sẽ mua vào lớn hơn số sẽ bán ra theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng chênh lệch giá trị ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra lớn hơn số sẽ mua vào theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ

- Tài khoản 4862 – Giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền Việt Nam sẽ chi ra mua ngoại tệ hay sẽ thu vào do bán ngoại tệ tương ứng với giá trị ngoại tệ mua vào hay bán ra thuộc tài khoản 4861 – Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ.

Bên Nợ ghi:      - Tiền Việt Nam sẽ chi ra mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng);

- Tiền Việt Nam thu về do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết bán vào ngày thanh toán;

- Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ hoán đổi khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng hay số điều chỉnh tăng số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4861 khi đánh giá lại số dư tài khoản này (đối ứng với tài khoản 633 – Chênh lệch đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh);

Bên Có ghi:      - Tiền Việt Nam sẽ thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá bán ra vào ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng);

- Tiền Việt Nam chi ra do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết mua vào ngày thanh toán;

- Điều chỉnh giảm số dư Nợ cho bằng số dư tài khoản 4861 khi đánh giá lại số dư tài khoản này (đối ứng với tài khoản 633 – Chênh lệch đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh);

Số dư Có:        - Phản ánh tổng số tiền Việt Nam sẽ thu về do bán ngoại tệ theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng số tiền Việt Nam sẽ chi ra mua ngoại tệ theo các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chưa đáo hạn;

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ.

17. Tài khoản 487 "Giao dịch kỳ hạn tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ sẽ được mua vào hoặc bán ra khi đến hạn theo hợp đồng mua/bán kỳ hạn ngoại tệ đã ký giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng theo tỷ giá thỏa thuận.

Tài khoản 487 có các tài khoản cấp 3 sau:

4871 – Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ

4872 – Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ

Nội dung hạch toán tài khoản 487 tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 486.

18. Tài khoản 488 "Thanh toán đối với các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

4881 – Thanh toán đối với các giao dịch hoán đổi tiền tệ

4882 – Thanh toán đối với các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

- Tài khoản 4881 – Thanh toán đối với các giao dịch hoán đổi tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ (Ngoại tệ, vàng, Việt Nam đồng) trong thời hạn thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng theo cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ đã ký giữa hai bên.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng phải thu;

- Giá trị cam kết tiền tệ trả cho khách hàng;

Bên Có ghi:      - Giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng Nhà nước phải trả;

- Giá trị cam kết tiền tệ khách hàng trả;

Số dư Có:        - Phản ánh giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng Nhà nước còn phải trả cho khách hàng;

Số dư Nợ:        - Phản ánh giá trị cam kết tiền tệ Ngân hàng Nhà nước còn phải thu khách hàng;

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền tệ và theo từng đối tác cam kết.

- Tài khoản 4882 – Thanh toán đối với các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu hay phải trả bằng tiền tệ trong thời hạn thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng theo cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ đã ký giữa hai bên.

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 4881.

19. Bổ sung Tài khoản 623 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi và dự phòng ổn định thu nhập" và các tài khoản cấp 3 của tài khoản này như sau:

- Tài khoản 6231 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi"

- Tài khoản 6232 "Quỹ dự phòng ổn định thu nhập"

Tài khoản 623 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi và dự phòng ổn định thu nhập" dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng các Quỹ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi:      - Các khoản chi từ các Quỹ;

Bên Có ghi:      - Số trích lập các Quỹ theo quy định của chế độ tài chính;

Số dư Có:        - Số Quỹ hiện còn chưa sử dụng;

20. Bổ sung các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 631 "Chênh lệnh tỷ giá hối đoái" như sau:

- Tài khoản 6311 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo"

- Tài khoản 6312 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo"

- Tài khoản 6313 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo"

- Tài khoản 6311 – Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trự ngoại hối.

Bên Nợ ghi:      - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trự ngoại hối;

- Kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Bên Có ghi:      - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trự ngoại hối;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Có hoặc số dư Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ Quỹ dự trữ ngoại hối phát sinh chưa thực hiện, chưa được xử lý;

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

- Tài khoản 6312 – Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của số dư ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6311 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trự ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo".

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6311 và 6312 được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự  chấp thuận của Bộ Tài chính.

- Tài khoản 6313 – Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo

Tài khoản này dùng để hạch toán chênh lệch đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của tất cả số dư các tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước (gồm cả tài khoản 4811 và 4831).

Bên Nợ ghi:      - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá ngày cuối tháng;

Bên Có ghi:      - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá ngày cuối tháng;

Số dư Có hoặc số dư Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư ngoại tệ các tài khoản ngoại tệ trong năm chưa xử lý.

Sau khi đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng số dư tất cả các tài khoản ngoại tệ, tài khoản này thông thường không có số dư vì số điều chỉnh tăng do đánh giá lại bằng số điều chỉnh giảm do đánh giá lại, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có các khoản mục phi tiền tệ (Tài sản cố định đang xây dựng, mua sắm dở dang bằng ngoại tệ…) và được lũy kế trên Bảng cân đối kế toán.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6313 được xử lý theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá".

21. Tài khoản 632 "Chênh lệch giá vàng"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do thay đổi giá vàng khi đánh giá lại giá trị bằng đồng Việt Nam của vàng.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

- Tài khoản 6321 – Chênh lệch do đánh giá lại giá trị của vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6311 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo".

- Tài khoản 6322 – Chênh lệch do đánh giá lại giá trị của vàng thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6312 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo".

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6321 và 6322 được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

- Tài khoản 6323 – Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị số dư của các tài khoản vàng bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán tài khoản 6313 "Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo".

Ghi chú: Cuối năm, số dư các tài khoản 6323 được xử lý theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá".

22. Tài khoản 633 "Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch giá trị Việt Nam đồng do thay đổi tỷ giá ngoại tệ, giá vàng hoặc giá cả khác khi đánh giá lại giá trị công cụ tài chính phái sinh của Ngân hàng Nhà nước. Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

6331 – Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của giao dịch hoán đổi tiền tệ.

6332 – Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của giao dịch kỳ hạn tiền tệ.

6339 – Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh khác.

Bên Nợ ghi:      - Số chênh lệch Giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh theo tỷ giá hoặc giá đánh giá lại của ngày cuối tháng;

- Số kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Bên Có ghi:      - Số chênh lệch Tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản công cụ tài chính phái sinh theo tỷ giá hoặc giá đánh giá lại của ngày cuối tháng;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Có hoặc số dư Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ do đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng các công cụ tài chính phái sinh phát sinh trong năm chưa thực hiện, chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Cuối năm, số dư tài khoản này được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

23. Tài khoản 723 "Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi:      - Giảm thu (thoái thu) trong năm của các khoản thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;

- Kết chuyển số dư Có cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Bên Có ghi:      - Thu phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm;

Số dư Có:        - Phản ánh tổng các khoản thu phát sinh chưa thực hiện về công  cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Ghi chú: Cuối năm, số dư tài khoản này được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

24. Tài khoản 794 "Thu về thanh lý tài sản cố định"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ thanh lý tài sản cố định.

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán trên các tài khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.

25. Tài khoản 795 "Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh khác"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu từ công cụ tài chính phái sinh khác ngoài công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất…

Nội dung tài khoản này hạch toán tương tự như tài khoản 723 "Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

26. Tài khoản 8043 "Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi:      - Chi phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm;

Bên Có ghi:      - Giảm chi (thoái chi) trong năm của các khoản chi phí từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng các khoản chi phí phát sinh chưa thực hiện về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong năm, chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Ghi chú: Cuối năm, số dư tài khoản này được xử lý theo cơ chế tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

27. Bổ sung tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 824 "Chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán" như sau:

- Tài khoản 8241 "Chi khen thưởng, phúc lợi"

- Tài khoản 8242 "Chi bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán"

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi:      - Các khoản chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán thực sự phát sinh trong kỳ;

Bên Có ghi:      - Giảm chi (thoái chi) trong năm của các khoản chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán;

- Kết chuyển số dư Nợ cuối năm (nếu có) vào tài khoản thích hợp;

Số dư Nợ:        - Phản ánh các khoản chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập trong năm của Ngân hàng Nhà nước.

28. Tài khoản 843 "Chi về thanh lý tài sản cố định"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về thanh lý tài sản cố định, bao gồm cả giá trị tài sản cố định chưa khấu hao hết (nếu có).

Nội dung hạch toán tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán trên các tài khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước.

29. Tài khoản 897 "Chi phí về các công cụ tài chính phái sinh khác"

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi từ công cụ tài chính phái sinh khác ngoài công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như công cụ phái sinh chứng khoán, lãi suất…

Nội dung tài khoản này hạch toán tương tự như tài khoản 8043 "Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ".

30. Bổ sung nội dung hạch toán chi tiết tài khoản 971 "Hạn mức cung ứng tiền được sử dụng theo các mục đích chỉ định"

- Mở tài khoản chi tiết theo từng năm tài chính.

31. Bổ sung tài khoản 974 "Tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm nay"

Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 3 sau:

- Tài khoản 9741 "Tăng cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm nay"

- Tài khoản 9742 "Tăng cung ứng tiền để tái cấp vốn năm nay"

- Tài khoản 9743 "Tăng cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm nay"

- Tài khoản 9744 "Tăng cung ứng tiền để cho vay theo các mục đích chỉ định khác năn nay"

- Tài khoản 9749 "Tăng cung ứng tiền cho các mục đích khác năm nay"

Các tài khoản trên dùng để phản ánh số tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định trong năm. Đầu ngày 01/01 năm sau, số dư tài khoản này kết chuyển vào tài khoản 976 "Tăng cung ứng tiền theo các mục tiêu chỉ định năm trước"

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi:      - Số tăng cung ứng tiền trong năm;

Bên Có ghi:      - Kết chuyển số tăng cung ứng tiền trong năm trước vào tài khoản 976;

Số dư Nợ:        - Phản ánh số tăng cung ứng tiền trong năm chưa kết chuyển.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

32. Tài khoản 975 "Giảm cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm nay"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

- Tài khoản 9751 "Giảm cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm nay"

- Tài khoản 9752 "Giảm cung ứng tiền để cho vay tái cấp vốn năm nay"

- Tài khoản 9753 "Giảm cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm nay"

- Tài khoản 9754 "Giảm cung ứng tiền để cho vay các mục đích chỉ định khác năm nay"

- Tài khoản 9759 "Giảm cung ứng tiền để cho vay các mục đích khác năm nay".

Các tài khoản trên dùng để phản ánh số giảm cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định trong năm. Đầu ngày 01/01 năm sau, số dư tài khoản này kết chuyển vào tài khoản 976 "Tăng cung ứng tiền theo các mục tiêu chỉ định năm trước".

Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:

Bên Nợ ghi:      - Phản ánh số giảm cung ứng tiền trong năm;

Bên Có ghi:      - Kết chuyển số giảm cung ứng tiền trong năm trước vào tài khoản 976;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng số giảm cung ứng tiền trong năm chưa kết chuyển.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

33. Tài khoản 976 "Tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm trước"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau:

- Tài khoản 9761 "Tăng cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối các năm trước"

- Tài khoản 9762 "Tăng cung ứng tiền để cho vay tái cấp vốn các năm trước"

- Tài khoản 9763 "Tăng cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở các năm trước"

- Tài khoản 9764 "Tăng cung ứng tiền để cho vay các mục đích chỉ định khác các năm trước"

- Tài khoản 9769 "Tăng cung ứng tiền cho mục đích khác các năm trước"

Các tài khoản trên được sử dụng để phản ánh số tiền cung ứng tăng thêm ròng của những năm trước theo từng mục tiêu chỉ định. Việc hạch toán trên tài khoản này trong mỗi năm tài chính đồng thời với việc tất toán số dư trên hai tài khoản 974 và tài khoản 975.

Bên Nợ ghi:      - Số tăng cung ứng tiền trong năm trước;

Bên Có ghi:      - Số giảm cung ứng tiền trong năm trước;

Số dư Nợ:        - Số tăng cung ứng tiền ròng lũy kế từ những năm trước.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

34. Tài khoản 991 "Kim loại quý, đá quý và tài sản khác giữ hộ, thuê ngoài"

Tài khoản này có các tài khoản cấp 3 sau đây:

- Tài khoản 9911 "Kim loại quý, đá quý giữ hộ"

Tài khoản này dùng để phản ánh kim loại quý, đá quý của các đơn vị, cá nhân nhờ Ngân hàng Nhà nước giữ hộ. Giá kim loại quý, đá quý giữ hộ được hạch toán theo giá trị của hiện vật ghi trên hợp đồng giao nhận giữa Ngân hàng Nhà nước và khách hàng.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị kim loại quý, đá quý nhập kho để giữ hộ;

Bên Có ghi:      - Giá trị kim loại quý, đá quý xuất kho trả lại cho người gửi;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng giá trị kim loại quý, đá quy Ngân hàng Nhà nước đang giữ hộ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị, cá nhân có kim loại quý, đá quý nhờ giữ hộ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận kim loại quý, đá quý giữ hộ để theo dõi hiện vật.

- Tài khoản 9912 "Tài sản khác giữ hộ"

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản (trừ kim loại quý, đá quý đã hạch toán ở tài khoản 991) của các đơn vị khác giao cho Ngân hàng Nhà nước giữ hộ theo chế độ quy định. Giá trị của tài sản giữ hộ được hạch toán theo giá trị ghi trên hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước và khách hàng.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị tài sản Ngân hàng nhận giữ hộ;

Bên Có ghi:      - Giá trị tài sản trả lại cho người gửi;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng giá trị tài sản đang giữ hộ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị có tài sản nhờ giữ hộ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải lưu biên bản giao nhận tài sản giữ hộ để theo dõi hiện vật.

- Tài khoản 9913 – Tài sản thuê ngoài

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản Ngân hàng Nhà nước thuê ngoài để sử dụng.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị tài sản thuê ngoài;

Bên Có ghi:      - Giá trị tài sản trả lại người sở hữu;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng giá trị tài sản thuê ngoài Ngân hàng Nhà nước đang bảo quản.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết tài sản của từng người sở hữu.

35. Tài khoản 992 "Tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án"

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản cố định phục vụ các chương trình, dự án do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị tài sản cố định mua vào hoặc nhận được thuộc chương trình, dự án;

Bên Có ghi:      - Giá trị tài sản cố định thanh lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng giá trị tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng chương trình, dự án.

36. Tài khoản 993 "Công cụ lao động đang sử dụng"

Tài khoản này dùng để phản ánh các công cụ lao động mua về sử dụng ngay hoặc xuất kho sử dụng đã phân bổ giá trị vào chi phí.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị công cụ lao động mua về sử dụng ngay, hoặc xuất kho sử dụng, hoặc nhận điều chuyển từ đơn vị khác (theo giá thực tế mua hoặc nhận điều chuyển);

Bên Có ghi:      - Giá trị công cụ lao động thanh lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị khác;

Số dư Nợ:        - Phản ánh tổng giá trị công cụ lao động đang sử dụng.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đơn vị sử dụng và theo từng loại công cụ lao động.

Cuối năm, đơn vị phải kiểm kê tài sản, đảm bảo công cụ lao động mà đơn vị đang sử dụng khớp đúng về số lượng và chủng loại.

37. Tài khoản 995 "Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý"

Tài khoản này dùng để hạch toán các ngoại tệ nghi giả, ngoại tệ giả, bị phá hoại (bị cắt xén, sửa chữa, rách nát) đang chờ xử lý.

Bên Nợ ghi:      - Mệnh giá số ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chờ xử lý;

Bên Có ghi:      - Mệnh giá số ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành đã được xử lý;

Số dư Nợ:        - Phản ánh mệnh giá số ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ và theo từng loại mệnh giá.

38. Bổ sung các tài khoản cấp 3 thuộc tài khoản 996 "Dự toán kinh phí do Nhà nước cấp, sử dụng theo mục đích chỉ định"

- Tài khoản 9961 "Dự toán kinh phí hoạt động"

- Tài khoản 9962 "Dự toán kinh phí dự án"

Các tài khoản này phản ánh dự toán kinh phí và tình hình thực hiện dự toán kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp.

Bên Nợ ghi:      - Số dự toán kinh phí được phân phối, được thông báo;

Bên Có ghi:      - Số dự toán kinh phí đã nhận, đã rút;

Số dư Nợ:        - Phản ánh số dự toán kinh phí còn lại chưa nhận, chưa rút.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng chương trình, dự án.

39. Tài khoản 998 "Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)"

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) được quyền sử dụng theo quy định về quyền rút vốn SDR của IMF. Tài khoản này chỉ mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi:      - Giá trị SDR được sử dụng theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF;

Bên Có ghi:      - Giá trị SDR đã sử dụng theo quyền rút vốn đặc biệt tại IMF;

Số dư Nợ:        - Phản ánh giá trị SDR còn được sử dụng theo Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF.

Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2007.

Điều 5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Tổng Kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC





Vũ Thị Liên

 

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Loại 1: Hoạt động ngân quỹ

10

 

 

Tiền mặt bằngđồng Việt Nam

 

101

 

Quỹ dự trữ phát hành

 

 

1011

Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

 

 

1012

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

 

 

1013

Tiền đình chỉ lưu hành

 

 

1014

Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

 

 

1019

Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển

 

102

 

Quỹ nghiệp vụ pháp hành

 

 

1021

Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

 

 

1022

Tiên không đủ tiêu chuẩn lưu thông

 

 

1023

Tiền đình chỉ lưu hành

 

 

1024

Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành

 

103

 

Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc

 

 

 

 

12

 

 

Tiền mặt ngoại tệ và chứng từ có giá trị ngoại tệ

 

121

 

Tiền mặt ngoại tệ

 

 

1211

Ngoại tệ tại quỹ

 

 

1212

Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ

 

 

1219

Ngoại tệ đang vận chuyển

 

122

 

Chứng từ có giá trị ngoại tệ

 

 

1221

Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ

 

 

1222

Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu

 

 

1229

Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển

 

 

 

 

13

 

 

Kim loại quý, đá quý

 

131

 

Vàng

 

 

1311

Vàng tại kho Ngân hàng

 

 

1312

Vàng gửi ở nước ngoài

 

138

 

Kim loại quý, đá quý khác

 

 

1381

Bạc

 

 

1382

Đá quý

 

 

1389

Kim loại quý khác

 

139

 

Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển

 

 

 

 

Loại 2: Hoạt động đầu tư và tín dụng

20

 

 

Tiền gửi, cho vay và thanh toán với các Ngân hàng ở nước ngoài

 

201

 

Tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài

 

 

2011

Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn

 

 

2012

Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn

 

202

 

Cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ

 

 

2021

Cho vay ngắn hạn

 

 

2022

Cho vay trung và dài hạn

 

203

 

Nợ quá hạn cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ

 

 

2031

Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn

 

 

2032

Nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn

 

205

 

Tiền lãi cộng dồn trên tiền gửi, tiền cho vay

 

 

2051

Tiền lãi cộng dồn trên tiền gửi

 

 

2052

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay ngắn hạn

 

 

2053

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay trung và dài hạn

 

207

 

Thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế

 

 

2071

Thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế

 

 

 

 

21

 

 

Đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài

 

211

 

Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài

 

 

2111

Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Chính phủ

 

 

2112

Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Trung ương

 

 

2113

Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Thương mại

 

 

2114

Chứng khoán sẵn sàng để bán của các Tổ chức Quốc tế khác

 

 

2115

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Chính phủ

 

 

2116

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Trung ương

 

 

2117

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Thương mại

 

 

2118

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Tổ chức Quốc tế khác

 

212

 

Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán của nước ngoài

 

 

2121

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Chính phủ

 

 

2122

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Trung ương

 

 

2123

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Ngân hàng Thương mại

 

 

2124

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán sẵn sàng để bán của các Tổ chức Quốc tế khác

 

 

2125

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Chính phủ

 

 

2126

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Trung ương

 

 

2127

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Ngân hàng Thương mại

 

 

2128

Tiền lãi cộng dồn trên chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của các Tổ chức Quốc tế khác

 

213

 

Ủy thác đầu tư

 

216

 

Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng ngoại tệ

 

 

2161

Đóng góp vào Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

 

 

2162

Đóng góp vào Ngân hàng Thế giới (WB)

 

 

2163

Đóng góp vào Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

 

 

2164

Đóng góp vào Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB/MIB)

 

 

2165

Đóng góp vào Ngân hàng Hợp tác kinh tế Quốc tế (MBES)

 

217

 

Đóng góp vào các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam

 

 

2171

Đóng góp vào Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

 

 

2172

Đóng góp vào Ngân hàng Thế giới (WB)

 

 

2173

Đóng góp vào Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

 

 

2175

Đóng góp vào Ngân hàng Hợp tác kinh tế Quốc tế (MBES)

 

219

 

Dự phòng giảm giá chứng khoán

 

 

2191

Chứng khoán của các Chính phủ

 

 

2192

Chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương

 

 

2193

Chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại

 

 

2199

Chứng khoán của các Tổ chức Quốc tế khác

 

 

 

 

22

 

 

Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

 

221

 

Mua bán chứng khoán Chính phủ

 

 

2211

Tín phiếu kho bạc

 

 

2212

Trái phiếu kho bạc

 

 

2219

Trái phiếu khác của Chính phủ

 

222

 

Mua bán lại tín phiếu NHNN

 

223

 

Mua bán chứng khoán khác

 

225

 

Tiền lãi cộng dồn trên các chứng khoán trong nước

 

 

2251

Tín phiếu kho bạc

 

 

2252

Trái phiếu kho bạc

 

 

2254

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

 

 

2259

Chứng khoán khác

 

229

 

Dự phòng giảm giá chứng khoán

 

 

2291

Tín phiếu kho bạc

 

 

2292

Trái phiếu kho bạc

 

 

2293

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

 

 

2299

Chứng khoán khác

23

 

 

Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

 

231

 

Sử dụng tiền cung ứng cho Ngân hàng Nhà nước theo các mục đích chỉ định

 

 

2315

Cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Ngân hàng

 

 

2319

Cung ứng tiền để sử dụng vào mục đích khác

 

232

 

Nợ cũ của Ngân sách Nhà nước

 

 

2321

Phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để cân đối NSNN

 

 

2329

Phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác

 

233

 

Tạm ứng cho Ngân sách Trung ương

 

234

 

Chuyển vốn vay nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước

 

235

 

Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ

 

 

2351

Bằng vàng

 

 

2352

Bằng ngoại tệ

 

236

 

Thanh lý Ngân hàng cũ

 

239

 

Thanh toán khác với Nhà nước

24

 

 

Tái cấp vốn cho các Ngân hàng hoạt động ở Việt Nam bằng đồng Việt Nam

 

241

 

Cho vay lại theo hồ tín dụng

 

 

2411

Cho vay Ngân hàng Thương mại

 

 

2412

Cho vay Ngân hàng Phát triển

 

 

2413

Cho vay Ngân hàng đầu tư

 

 

2414

Cho vay Ngân hàng Chính sách

 

 

2415

Cho vay Ngân hàng hợp tác

 

 

2416

Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2417

Cho vay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2419

Cho vay Tổ chức tín dụng khác

 

242

 

Cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ

 

 

2421

Cho vay Ngân hàng Thương mại

 

 

2422

Cho vay Ngân hàng Phát triển

 

 

2423

Cho vay Ngân hàng đầu tư

 

 

2424

Cho vay Ngân hàng Chính sách

 

 

2425

Cho vay Ngân hàng hợp tác

 

 

2429

Cho vay Tổ chức tín dụng khác

 

243

 

Cho vay hỗ trợ đặc biệt

 

 

2431

Cho vay Ngân hàng Thương mại

 

 

2432

Cho vay Ngân hàng Phát triển

 

 

2433

Cho vay Ngân hàng đầu tư

 

 

2434

Cho vay Ngân hàng Chính sách

 

 

2436

Cho vay Ngân hàng hợp tác

 

 

2437

Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2438

Cho vay Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

 

2439

Cho vay Tổ chức tín dụng khác

 

244

 

Cho vay thanh toán bù trừ

 

 

2441

Cho vay Ngân hàng Thương mại

 

 

2442

Cho vay Ngân hàng Phát triển

 

 

2443

Cho vay Ngân hàng đầu tư

 

 

2444

Cho vay Ngân hàng Chính sách

 

 

2445

Cho vay Ngân hàng hợp tác

 

 

2446

Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2447

Cho vay Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

 

2449

Cho vay Tổ chức tín dụng khác

 

245

 

Chiết khấu, tái chiết khấu

 

 

2451

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng Thương mại

 

 

2452

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng Phát triển

 

 

2453

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng đầu tư

 

 

2454

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng Chính sách

 

 

2455

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng hợp tác

 

 

2456

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2457

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

5459

Chiết khấu, tái chiết khấu đối với Tổ chức tín dụng khác

 

246

 

Cầm cố các giấy tờ có giá

 

 

2461

Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng Thương mại

 

 

2462

Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng Phát triển

 

 

2463

Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng đầu tư

 

 

2464

Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng Chính sách

 

 

2465

Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng hợp tác

 

 

2466

Cầm cố các giấy tờ có giá của Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2467

Cầm cố các giấy tờ có giá của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2469

Cầm cố các giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng khác

 

247

 

Cho vay qua đêm

 

 

2471

Cho vay qua đêm ở thị trường trong nước

 

 

2472

Cho vay qua đêm ở thị trường nước ngoài

25

 

 

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay bằng đồng Việt Nam

 

251

 

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

 

 

2511

Ngân hàng Thương mại

 

 

2512

Ngân hàng Phát triển

 

 

2513

Ngân hàng đầu tư

 

 

2514

Ngân hàng Chính sách

 

 

2515

Ngân hàng hợp tác

 

 

2516

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2517

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2519

Tổ chức tín dụng khác

 

252

 

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ

 

 

2521

Ngân hàng Thương mại

 

 

2522

Ngân hàng Phát triển

 

 

2523

Ngân hàng đầu tư

 

 

2524

Ngân hàng Chính sách

 

 

2525

Ngân hàng hợp tác

 

 

2529

Tổ chức tín dụng khác

 

253

 

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay hỗ trợ đặc biệt

 

 

2531

Ngân hàng Thương mại

 

 

2532

Ngân hàng Phát triển

 

 

2533

Ngân hàng đầu tư

 

 

2534

Ngân hàng Chính sách

 

 

2535

Ngân hàng hợp tác

 

 

2536

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2537

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2538

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

 

2539

Tổ chức tín dụng khác

 

255

 

Tiền lãi cộng dồn trên Chiết khấu, tái chiết khấu

 

 

2551

Đối với Ngân hàng Thương mại

 

 

2552

Đối với Ngân hàng Phát triển

 

 

2553

Đối với Ngân hàng đầu tư

 

 

2554

Đối với Ngân hàng Chính sách

 

 

2555

Đối với Ngân hàng hợp tác

 

 

2556

Đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2557

Đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2559

Đối với Tổ chức tín dụng khác

 

256

 

Tiền lãi cộng dồn trên Cầm cố các giấy tờ có giá

 

 

2561

Của Ngân hàng Thương mại

 

 

2562

Của Ngân hàng Phát triển

 

 

2563

Của Ngân hàng đầu tư

 

 

2564

Của Ngân hàng Chính sách

 

 

2565

Của Ngân hàng hợp tác

 

 

2566

Của Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2567

Của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2569

Của Tổ chức tín dụng khác

26

 

 

Cho vay các Ngân hàng hoạt động ở Việt Nam bằng ngoại tệ

 

261

 

Cho vay bằng ngoại tệ

 

 

2611

Cho vay Ngân hàng Thương mại

 

 

2612

Cho vay Ngân hàng Phát triển

 

 

2613

Cho vay Ngân hàng đầu tư

 

 

2614

Cho vay Ngân hàng Chính sách

 

 

2615

Cho vay Ngân hàng hợp tác

 

 

2616

Cho vay Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2617

Cho vay Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2619

Cho vay Tổ chức tín dụng khác

 

265

 

Tiền lãi cộng dồn trên tiền cho vay bằng ngoại tệ

 

 

2651

Ngân hàng Thương mại

 

 

2652

Ngân hàng Phát triển

 

 

2653

Ngân hàng đầu tư

 

 

2654

Ngân hàng Chính sách

 

 

2655

Ngân hàng hợp tác

 

 

2656

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2657

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2659

Tổ chức tín dụng khác

27

 

 

Bảo lãnh

 

271

 

Các khoản trả thay Tổ chức tín dụng về nghiệp vụ bảo lãnh

29

 

 

Nợ quá hạn cho vay

 

291

 

Nợ quá hạn cho vay lại theo hồ sơ tín dụng bằng đồng Việt Nam

 

 

2911

Ngân hàng Thương mại

 

 

2912

Ngân hàng Phát triển

 

 

2913

Ngân hàng đầu tư

 

 

2914

Ngân hàng Chính sách

 

 

2915

Ngân hàng hợp tác

 

 

2916

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2917

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2919

Tổ chức tín dụng khác

 

292

 

Nợ quá hạn cho vay theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ bằng đồng Việt Nam

 

 

2921

Ngân hàng Thương mại

 

 

2922

Ngân hàng Phát triển

 

 

2923

Ngân hàng đầu tư

 

 

2924

Ngân hàng Chính sách

 

 

2925

Ngân hàng hợp tác

 

 

2929

Tổ chức tín dụng khác

 

293

 

Nợ quá hạn cho vay hỗ trợ đặc biệt bằng đồng Việt Nam

 

 

2931

Ngân hàng Thương mại

 

 

2932

Ngân hàng Phát triển

 

 

2933

Ngân hàng đầu tư

 

 

2934

Ngân hàng Chính sách

 

 

2935

Ngân hàng hợp tác

 

 

2936

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2937

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2938

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

 

2939

Tổ chức tín dụng khác

 

294

 

Nợ quá hạn cho vay TTBT bằng đồng Việt Nam

 

 

2941

Ngân hàng Thương mại

 

 

2942

Ngân hàng Phát triển

 

 

2943

Ngân hàng đầu tư

 

 

2944

Ngân hàng Chính sách

 

 

2945

Ngân hàng hợp tác

 

 

2946

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2947

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2949

Tổ chức tín dụng khác

 

295

 

Nợ quá hạn chiết khấu, tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam

 

 

2951

Đối với Ngân hàng Thương mại

 

 

2952

Đối với Ngân hàng Phát triển

 

 

2953

Đối với Ngân hàng đầu tư

 

 

2954

Đối với Ngân hàng Chính sách

 

 

2955

Đối với Ngân hàng hợp tác

 

 

2956

Đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2957

Đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2959

Đối với Tổ chức tín dụng khác

 

296

 

Nợ quá hạn cầm cố các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam

 

 

2961

Của Ngân hàng Thương mại

 

 

2962

Của Ngân hàng Phát triển

 

 

2963

Của Ngân hàng đầu tư

 

 

2964

Của Ngân hàng Chính sách

 

 

2965

Của Ngân hàng hợp tác

 

 

2966

Của Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2967

Của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2969

Của Tổ chức tín dụng khác

 

298

 

Nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ

 

 

2981

Ngân hàng Thương mại

 

 

2982

Ngân hàng Phát triển

 

 

2983

Ngân hàng đầu tư

 

 

2984

Ngân hàng Chính sách

 

 

2985

Ngân hàng hợp tác

 

 

2986

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2987

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2989

Tổ chức tín dụng khác

 

299

 

Nợ cho vay được khoanh

 

 

2991

Ngân hàng Thương mại

 

 

2992

Ngân hàng Phát triển

 

 

2993

Ngân hàng đầu tư

 

 

2994

Ngân hàng Chính sách

 

 

2995

Ngân hàng hợp tác

 

 

2996

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

2997

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

2999

Tổ chức tín dụng khác

 

 

 

 

Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác

30

 

 

Tài sản cố định

 

301

 

Tài sản cố định hữu hình

 

 

3012

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

3013

Máy móc, thiết bị

 

 

3014

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

 

 

3015

Thiết bị, dụng cụ quản lý

 

 

3019

TSCĐ hữu hình khác

 

302

 

Tài sản cố định vô hình

 

 

3021

Quyền sử dụng đất

 

 

3024

Phần mềm máy vi tính

 

 

3029

TSCĐ vô hình khác

 

305

 

Hao mòn TSCĐ

 

 

3051

Hao mòn TSCĐ hữu hình

 

 

3052

Hao mòn TSCĐ vô hình

 

306

 

TSCĐ của chương trình, dự án

 

 

3061

TSCĐ hữu hình của chương trình, dự án

 

 

3062

TSCĐ vô hình của chương trình, dự án

 

307

 

Hao mòn tài sản cố định của chương trình, dự án

 

 

3071

Hao mòn TSCĐ hữu hình của chương trình, dự án

 

 

3072

Hao mòn TSCĐ vô hình của chương trình, dự án

31

 

 

Tài sản khác

 

313

 

Vật liệu

32

 

 

Thanh toán về Xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ

 

321

 

Mua sắm TSCĐ

 

322

 

Chi phí XDCB

 

 

3221

Chi phí công trình

 

 

3222

Vật liệu dùng cho XDCB

 

 

3223

Chi phí nhân công

 

 

3229

Chi phí khác

 

323

 

Các khoản phải thu về XDCB

 

 

3231

Tạm ứng vốn XDCB cho các dự án

 

 

3232

Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng Thương mại

 

 

3233

Tạm ứng vốn XDCB cho bên B

 

 

3239

Các khoản phải thu khác

36

 

 

Các khoản phải thu

 

361

 

Ký quỹ, cầm cố

 

362

 

Các khoản phải thu khách hàng

 

 

3621

Các khoản tham ô, lợi dụng

 

 

3629

Các khoản khác phải thu

 

363

 

Tạm ứng và phải thu nội bộ

 

 

3631

Tạm ứng chi tiêu hành chính quản trị

 

 

3632

Tạm ứng bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

 

 

3634

Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ nhân viên Ngân hàng Nhà nước

 

 

3635

Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

 

 

3636

Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nhà nước

 

 

3639

Các khoản khác phải thu

 

365

 

Các khoản chi chờ phân bổ

 

 

3651

Chi phí in, đúc tiền chờ phân bổ

 

 

3656

Phí mua quyền chọn

 

 

3659

Các khoản chi phí chờ phân bổ khác

 

366

 

Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước

 

368

 

Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh

 

 

3681

Lãi phải thu từ các giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

 

3682

Lãi phải thu từ các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 

 

3689

Lãi phải thu từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

 

369

 

Các khoản phải thu bằng ngoại tệ

37

 

 

Chi về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án

 

371

 

Chi hoạt động sự nghiệp

 

372

 

Chi chương trình, dự án

 

 

 

 

Loại 4: Phát hành tiền và nợ phải trả

40

 

 

Phát hành tiền

 

401

 

Tiền để phát hành

 

 

4011

Tiến giấy để phát hành

 

 

4012

Tiền Polymer để phát hành

 

 

4013

Tiền kim loại để phát hành

41

 

 

Các cam kết trả nợ của Ngân hàng Nhà nước

 

411

 

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

 

412

 

Giá trị tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng đưa cầm cố bị phong tỏa

 

415

 

Tiền lãi cộng dồn trên tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

42

 

 

Các khoản nợ các tổ chức Quốc tế bằng Ngoại tệ

 

421

 

Tiền gửi của các tổ chức Quốc tế và các pháp nhân nước ngoài

 

 

4211

Tiền gửi không kỳ hạn

 

 

4212

Tiền gửi có kỳ hạn

 

 

4213

Tiền gửi chuyên dùng

 

422

 

Vay các tổ chức Quốc tế, Chính phủ và TCTD ở nước ngoài

 

 

4221

Vay ngắn hạn

 

 

4222

Vay trung và dài hạn

 

423

 

Nợ quá hạn tiền vay

 

 

4231

Nợ quá hạn tiền vay ngắn hạn

 

 

4232

Nợ quá hạn tiền vay trung và dài hạn

 

425

 

Tiền lãi cộng dồn trên các khoản nợ các tổ chức Quốc tế

 

 

4251

Tiền lãi cộng dồn trên tài khoản Tiền gửi

 

 

4252

Tiền lãi cộng dồn trên tài khoản Tiền vay

 

426

 

Vốn đặc biệt được rút tại IMF

43

 

 

Các khoản Nợ các tổ chức Quốc tế bằng đồng Việt Nam

 

431

 

Tiền gửi của IMF

 

433

 

Tiền gửi của các tổ chức tài chính Quốc tế khác

 

435

 

Tiền lãi cộng dồn trên các khoản nợ

44

 

 

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của Nhà nước

 

441

 

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

 

 

4411

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 

 

4412

Tiền gửi bằng ngoại tệ

 

445

 

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nhận của Chính phủ

45

 

 

Tiền gửi của các Ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động ở Việt Nam

 

451

 

Tiền gửi phong tỏa

 

 

4511

Tiền gửi phong tỏa bằng đồng Việt Nam

 

 

4512

Tiền gửi phong tỏa bằng ngoại tệ

 

453

 

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 

 

4531

Ngân hàng Thương mại

 

 

4532

Ngân hàng Phát triển

 

 

4533

Ngân hàng đầu tư

 

 

4534

Ngân hàng Chính sách

 

 

4535

Ngân hàng hợp tác

 

 

4536

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

4537

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

4538

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

 

4539

Tổ chức tín dụng khác

 

455

 

Tiền gửi bằng ngoại tệ

 

 

4551

Ngân hàng Thương mại

 

 

4552

Ngân hàng Phát triển

 

 

4553

Ngân hàng đầu tư

 

 

4554

Ngân hàng Chính sách

 

 

4555

Ngân hàng hợp tác

 

 

4556

Ngân hàng liên doanh Việt Nam – nước ngoài

 

 

4557

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

 

4558

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

 

4559

Tổ chức tín dụng khác

 

456

 

Nhận ký quỹ

 

 

4561

Tiền ký quỹ bảo lãnh

 

 

4562

Tiền ký quỹ để xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng và kinh doanh khác

 

 

4563

Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua chứng khoán Chính phủ

 

 

4564

Tiền ký quỹ đăng ký đấu thầu mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

46

 

 

Các khoản phải trả

 

461

 

Các khoản phải trả khách hàng

 

 

4612

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng

 

 

4619

Các khoản khác phải trả

 

462

 

Tiền giữ hộ và đợi thanh toán

 

 

4621

Tiền giữ hộ và đợi thanh toán

 

 

4622

Biên lai trên mức thu đổi

 

463

 

Các khoản phải trả nội bộ

 

 

4635

Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý

 

 

4636

Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên NHNN

 

 

4639

Các khoản khác phải trả

 

464

 

Lãi phải trả về các công cụ tài chính phái sinh

 

 

4641

Lãi phải trả từ các giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

 

4642

Lãi phải trả từ các giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 

 

4649

Lãi phải trả từ các giao dịch về công cụ tài chính phái sinh khác

 

465

 

Doanh thu chờ phân bổ

 

466

 

Các khoản phải trả về xây dựng cơ bản

 

 

4661

Vốn Ngân sách Nhà nước cấp cho dự án

 

 

4662

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản NHNN tạm cấp cho dự án

 

 

4663

Tiền bảo hành công trình xây dựng cơ bản, tài sản cố định giữ lại chưa đến hạn trả

 

 

4669

Các khoản phải trả khác

 

468

 

Các khoản chờ thanh toán khác

 

469

 

Các khoản phải trả bằng ngoại tệ

47

 

 

Các khoản phải trả về hoạt động sự nghiệp và chương trình, dự án

 

471

 

Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp

 

472

 

Nguồn kinh phí chương trình, dự án

 

473

 

Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

 

474

 

Thu chưa qua Ngân sách

 

 

 

 

48

 

 

Hoạt động ngoại hối

 

481

 

Quỹ dự trữ ngoại hối

 

 

4811

Quỹ dự trữ ngoại hối

 

 

4812

Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối

 

483

 

Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

 

 

4831

Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

 

 

4832

Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

 

485

 

Tiêu thụ vàng

 

486

 

Giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

 

4861

Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

 

4862

Giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

487

 

Giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 

 

4871

Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 

 

4782

Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 

488

 

Thanh toán đối với các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

 

 

4881

Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

 

4882

Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ

Loại 5: Hoạt động thanh toán

50

 

 

Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng

 

501

 

Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì

 

502

 

Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên

51

 

 

Thanh toán chuyển tiền

 

511

 

Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền

 

 

5111

Chuyển tiền đi năm nay

 

 

5112

Chuyển tiền đến năm nay

 

 

5113

Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý

 

512

 

Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền

 

 

5121

Chuyển tiền đi năm trước

 

 

5122

Chuyển tiền đến năm trước

 

 

5123

Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý

 

513

 

Thanh toán chuyển tiền năm nay với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

 

 

5131

Thanh toán chuyển tiền đi năm nay

 

 

5132

Thanh toán chuyển tiền đến năm nay

 

 

5133

Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý

 

514

 

Thanh toán chuyển tiền năm trước với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

 

 

5141

Thanh toán chuyển tiền đi năm trước

 

 

5142

Thanh toán chuyển tiền đến năm trước

 

 

5143

Thanh toán chuyển tiền đến năm trướcchờ xử lý

52

 

 

Thanh toán liên hàng

 

521

 

Liên hàng năm nay

 

 

5211

Liên hàng đi năm nay

 

 

5212

Liên hàng đến năm nay

 

522

 

Liên hàng năm trước

 

 

5221

Liên hàng đi năm trước

 

 

5222

Liên hàng đến năm trước

 

 

5226

Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước

 

 

5227

Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước

59

 

 

Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

 

591

 

Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

Loại 6: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng

60

 

 

Vốn của Ngân hàng

 

601

 

Vốn pháp định

 

602

 

Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ

 

603

 

Vốn do đánh giá lại tài sản

 

 

6031

Đánh giá lại vàng

 

 

6032

Đánh giá lại ngoại tệ

 

 

6033

Đánh giá lại chứng khoán

 

 

6039

Đánh giá lại các loại tài sản khác

 

609

 

Vốn khác

62

 

 

Quỹ và dự phòng

 

621

 

Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia

 

622

 

Khoản dự phòng rủi ro

 

623

 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi và dự phòng ổn định thu nhập

 

 

6231

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

6232

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

63

 

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

631

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

 

6311

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ dự trữ ngoại hối tại thời điểm lập báo cáo

 

 

6312

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng tại thời điểm lập báo cáo

 

 

6313

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo

 

632

 

Chênh lệch giá vàng

 

 

6321

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị của vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

 

 

6322

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị của vàng thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bằng Việt Nam đồng tại thời lập báo cáo

 

 

6323

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị số dư của các tài khoản vàng bằng Việt Nam đồng tại thời điểm lập báo cáo

 

633

 

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh

 

 

6331

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của giao dịch hoán đổi tiền tệ

 

 

6332

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 

 

6339

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị bằng Việt Nam đồng của các công cụ tài chính phái sinh khác

69

 

 

Chênh lệch thu, chi

 

691

 

Chênh lệch thu, chi năm nay

 

692

 

Chênh lệch thu, chi năm trước

Loại 7: Các khoản thu

70

 

 

Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư

 

701

 

Thu lãi tiền gửi

 

 

7011

Thu lãi tiền gửi trong nước

 

 

7012

Thu lãi tiền tửi nước ngoài

 

702

 

Thu lãi cho vay

 

 

7021

Thu lãi cho vay trong nước

 

 

7022

Thu lãi cho vay nước ngoài

 

703

 

Thu lãi từ đầu tư chứng khoán

 

704

 

Thu lãi góp vốn vào các tổ chức Quốc tế

 

709

 

Thu khác

71

 

 

Thu về nghiệp vụ thị trường mở

 

711

 

Thu về mua bán chứng khoán

 

719

 

Thu khác về nghiệp vụ thị trường mở

72

 

 

Thu về hoạt động ngoại hối

 

721

 

Thu về mua bán vàng

 

722

 

Thu về mua bán ngoại tệ

 

723

 

Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

 

729

 

Thu khác về giao dịch ngoại hối

73

 

 

Thu về dịch vụ Ngân hàng

 

731

 

Thu dịch vụ thanh toán

 

732

 

Thu về dịch vụ thông tin

 

733

 

Thu về dịch vụ ngân quỹ

 

739

 

Các khoản thu dịch vụ khác

74

 

 

Thu phí và lệ phí

 

741

 

Thu phí và lệ phí

79

 

 

Các khoản thu khác

 

791

 

Thu từ tiêu hủy tiền

 

792

 

Thu về cho thuê tài sản

 

793

 

Thu về thanh lý Công cụ lao động và vật liệu

 

794

 

Thu về thanh lý tài sản cố định

 

795

 

Thu nhập từ các công cụ tài chính phái sinh khác

 

796

 

Thu về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

 

 

7961

Thu xuất bản Thời báo Ngân hàng

 

 

7962

Thu xuất bản Tạp chí Ngân hàng

 

 

7963

Thu hoạt động thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro

 

 

7964

Thu hoạt động quản lý các dự án tín dụng Quốc tế

 

799

 

Các khoản thu khác

Loại 8: Các khoản chi

80

 

 

Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng

 

801

 

Chi trả lãi tiền gửi

 

 

8011

Trả lãi tiền gửi trong nước

 

 

8012

Trả lãi tiền gửi nước ngoài

 

802

 

Chi trả lãi tiền vay

 

 

8021

Trả lãi tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành

 

 

8022

Trả lãi tiền vay nước ngoài

 

803

 

Chi về nghiệp vụ thị trường mở

 

 

8031

Chi về mua bán chứng khoán

 

 

8039

Chi khác về nghiệp vụ thị trường mở

 

804

 

Chi về hoạt động ngoại hối

 

 

8041

Chi về mua bán vàng

 

 

8042

Chi về mua bán ngoại tệ

 

 

8043

Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

 

 

8049

Các khoản chi khác về giao dịch ngoại hối

 

805

 

Chi về dịch vụ thanh toán thông tin

 

 

8051

Chi về dịch vụ thanh toán

 

 

8052

Cước phí bưu điện về mạng viễn thông

 

 

8053

Chi mua vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán

 

 

8053

Chi khác về dịch vụ thanh toán, thông tin

 

806

 

Chi nộp thuế, phí và lệ phí

 

808

 

Lỗ phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng

 

 

8081

Lỗ do đánh giá lại vàng

 

 

8082

Lỗ do đánh giá lại ngoại tệ

 

 

8083

Lỗ do đánh giá lại chứng khoán

 

 

8084

Chênh lệch chi lớn hơn thu của năm trước

 

809

 

Chi khác

81

 

 

Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá

 

811

 

Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, giấy tờ có giá

 

 

8111

Chi phí in, đúc tiền

 

 

8112

Chi thanh toán mua sản phẩm đặc biệt

 

 

8113

Chi phí in giấy tờ có giá của NHNN

 

 

8114

Chi phí bảo quản, vận chuyển tiền, giấy tờ có giá

 

 

8119

Chi phí khác

 

813

 

Chi phí tuyển chọn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp, tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá

 

 

8131

Vận chuyển, bốc xếp

 

 

8132

Tuyển chọn, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền

 

 

8133

Bảo vệ tiền

 

 

8134

Chi phí về tiêu hủy

82

 

 

Chi cho cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng

 

821

 

Lương và phụ cấp

 

 

8211

Lương và phụ cấp lương cho cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng dài hạn

 

 

8212

Tiền công cho nhân viên hợp đồng ngắn hạn

 

 

8213

Phụ cấp độc hại

 

822

 

Chi ăn trưa

 

823

 

Chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động

 

824

 

Chi khen thưởng, phúc lợi và bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán

 

 

8241

Chi khen thưởng, phúc lợi

 

 

8242

Chi bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán

 

825

 

Các khoản chi để đóng góp theo lương

 

 

8251

Nộp bảo hiểm xã hội

 

 

8252

Nộp bảo hiểm y tế

 

 

8253

Nộp bảo hiểm lao động

 

 

8254

Nộp kinh phí công đoàn

 

 

8253

Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ

 

826

 

Chi trợ cấp

 

 

8261

Trợ cấp khó khăn

 

 

8262

Trợ cấp thôi việc

 

827

 

Chi công tác xã hội

 

828

 

Chi hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể

83

 

 

Chi cho hoạt động quản lý và công cụ

 

831

 

Chi về vật liệu và giấy tờ in

 

 

8311

Vật liệu văn phòng

 

 

8312

Giấy tờ in thông thường

 

 

8313

Vật mang tin

 

 

8314

Xăng dầu

 

 

8319

Vật liệu khác

 

832

 

Chi công tác phí

 

833

 

Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ

 

834

 

Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

 

835

 

Chi bưu phí và điện thoại

 

836

 

Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo

 

837

 

Chi lễ tân, khánh tiết

 

838

 

Chi về điện, nước, vệ sinh cơ quan

 

839

 

Các khoản chi phí quản lý khác

 

 

8391

Chi phí cho thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NHNN

 

 

8392

Chi hội nghị, tập huấn ngắn ngày

 

 

8393

Chi mua tài liệu, sách báo

 

 

8399

Các khoản chi hoạt động quản lý và công cụ khác

84

 

 

Chi về tài sản

 

841

 

Khấu hao cơ bản tài sản cố định

 

842

 

Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

 

843

 

Chi về thanh lý tài sản cố định

 

844

 

Mua sắm công cụ lao động

 

845

 

Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ NH

 

846

 

Chi thuê tài sản

87

 

 

Chi lập khoản dự phòng rủi ro

 

871

 

Chi lập khoản dự phòng rủi ro

89

 

 

Các khoản chi khác

 

891

 

Các khoản tổn thất

 

892

 

Chi bồi dưỡng quyết toán

 

893

 

Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán

 

894

 

Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài ngành

 

895

 

Chi về đấu thầu và thanh toán chứng khoán Chính phủ

 

896

 

Chi về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

 

 

8961

Chi xuất bản Thời báo Ngân hàng

 

 

8962

Chi xuất bản Tạp chí Ngân hàng

 

 

8963

Chi hoạt động thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro

 

 

8964

Chi hoạt động quản lý các dự án tín dụng Quốc tế

 

897

 

Chi phí về các công cụ tài chính phái sinh khác

 

899

 

Các khoản chi khác

Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán

90

 

 

Tiền giấy và tiền kim loại

 

901

 

Tiền chưa công bố lưu hành

 

 

9011

Tiền chưa công bố lưu hành để tại Kho tiền Trung ương

 

 

9012

Tiền chưa công bố lưu hành để tại Kho tiền Chi nhánh

 

902

 

Tiền đã công bố lưu hành

 

 

9021

Tiền đã công bố lưu hành để tại Kho tiền Trung ương

 

 

9022

Tiền đã công bố lưu hành để tại Kho tiền Chi nhánh

 

903

 

Tiền giao đi tiêu hủy

 

904

 

Tiền đã tiêu hủy

 

908

 

Tiền không có giá trị lưu hành

 

 

9081

Tiền mẫu

 

 

9082

Tiền lưu niệm

 

 

9089

Tiền nghi giả, tiền giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý

 

909

 

Tiền đang vận chuyển

91

 

 

Ngân phiếu thanh toán (NPTT)

 

911

 

Ngân phiếu thanh toán chưa phát hành

 

 

9111

Ngân phiếu thanh toán chưa phát hành để tại Kho tiền Trung ương

 

 

9112

Ngân phiếu thanh toán chưa phát hành để tại Kho tiền Chi nhánh

 

912

 

Ngân phiếu thanh toán giao đi tiêu hủy

 

913

 

Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy

 

914

 

Ngân phiếu thanh toán nghi giả, bị rách, nát, hư hỏng, phá hoại chờ xử lý

 

918

 

Ngân phiếu thanh toán mẫu

 

919

 

Ngân phiếu thanh toán chưa phát hành đang vận chuyển

92

 

 

Các cam kết trả nợ của Ngân hàng Nhà nước

 

921

 

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước mẫu

 

922

 

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

93

 

 

Các văn bản, chứng từ cam kết

 

931

 

Cam kết bảo lãnh cho các Tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài

 

933

 

Các cam kết giao dịch hối đoái

 

 

9333

Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn

 

 

9334

Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn

 

 

9335

Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Mua tiền tệ

 

 

9336

Cam kết giao dịch quyền lựa chọn Bán tiền tệ

 

939

 

Các cam kết khác

94

 

 

Lãi chưa thu được

 

941

 

Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam

 

942

 

Lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ

95

 

 

Chứng khoán Chính phủ

 

951

 

Chứng khoán Chính phủ mẫu

 

952

 

Chứng khoán Chính phủ chưa phát hành

 

953

 

Chứng khoán Chính phủ đã phát hành

 

955

 

Giá trị Chứng khoán Chính phủ Tổ chức tín dụng đưa cầm cố bị phong tỏa

96

 

 

Nợ khó đòi đã xử lý

 

961

 

Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi

97

 

 

Cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định

 

971

 

Hạn mức cung ứng tiền được sử dụng theo các mục đích chỉ định

 

 

9711

Để dự trữ ngoại hối

 

 

9712

Để cho vay tái cấp vốn

 

 

9713

Để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

 

 

9714

Để cho vay theo các mục đích chỉ định khác

 

 

9719

Mục đích khác

 

973

 

Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ

 

 

9731

Bằng vàng

 

 

9732

Bằng ngoại tệ

 

974

 

Tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm nay

 

 

9741

Tăng cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm nay

 

 

9742

Tăng cung ứng tiền để tái cấp vốn năm nay

 

 

9743

Tăng cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm nay

 

 

9744

Tăng cung ứng tiền để cho vay theo các mục đích chỉ định khác năm nay

 

 

9749

Tăng cung ứng tiền cho các mục đích khác năm nay

 

975

 

Giảm cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm nay

 

 

9751

Giảm cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm nay

 

 

9752

Giảm cung ứng tiền để cho vay tái cấp vốn năm nay

 

 

9753

Giảm cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm nay

 

 

9754

Giảm cung ứng tiền để cho vay theo các mục đích chỉ định khác năm nay

 

 

9759

Giảm cung ứng tiền cho mục đích khác năm nay

 

976

 

Tăng cung ứng tiền theo các mục đích chỉ định năm trước

 

 

9761

Tăng cung ứng tiền để dự trữ ngoại hối năm trước

 

 

9762

Tăng cung ứng tiền để cho vay tái cấp vốn năm trước

 

 

9763

Tăng cung ứng tiền để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm trước

 

 

9764

Tăng cung ứng tiền để cho vay theo các mục đích chỉ định khác năm trước

 

 

9769

Tăng cung ứng tiền cho mục đích khác năm trước

98

 

 

Các khoản nợ phải thu

 

981

 

Các khoản nợ phải thu khách hàng

 

982

 

Các khoản nợ phải thu nội bộ

99

 

 

Tài sản và chứng từ khác

 

991

 

Kim loại quý, đá quý và tài sản khác giữ hộ, thuê ngoài

 

 

9911

Kim loại quý, đá quý giữ hộ

 

 

9912

Tài sản khác giữ hộ

 

 

9913

Tài sản thuê ngoài

 

992

 

Tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án

 

993

 

Công cụ lao động đang sử dụng

 

994

 

Các loại giấy tờ có giá khác nhận cầm cố đang bảo quản

 

995

 

Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý

 

996

 

Dự toán kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, sử dụng theo mục đích chỉ định

 

 

9961

Dự toán kinh phí hoạt động

 

 

9962

Dự toán kinh phí dự án

 

997

 

Chứng khoán lưu ký

 

 

9971

Chứng khoán của NHNN gửi lưu ký

 

 

9972

Chứng khoán của TCTD gửi lưu ký

 

998

 

Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

 

999

 

Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

Lưu ý: Bản Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998, Quyết định số 162/2002/QĐ-NHNN ngày 06/3/2002, Quyết định số 961/2002/QĐ-NHNN ngày 09/9/2002, Quyết định số 1579/2003/QĐ-NHNN ngày 01/12/2003, Quyết định số 1638/2003/QĐ-NHNN ngày 26/12/2003, Quyết định số 56/2006/QĐ-NHNN ngày 14/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) có thể download tại Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn (Bản Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước chỉ có tính chất tham khảo, không phải pháp quy)./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 56/2006/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 , Quyết định 162/2002/QĐ-NHNN , Quyết định 961/2002/QĐ-NHNN , Quyết định 1579/2003/QĐ-NHNN , Quyết định 1638/2003/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 56/2006/QĐ-NHNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/12/2006
  • Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Người ký: Vũ Thị Liên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 43 đến số 44
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 01/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản