Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 554/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP; Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021, báo cáo thẩm định số 92/BC-BXD ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi nghiên cứu, lập Điều chỉnh quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 có mở rộng ra vùng phụ cận Thủ đô Hà Nội.

Phạm vi lập Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội (bao gồm cả khu vực đô thị và nông thôn), diện tích tự nhiên khoảng 3.344,47 km2.

2. Quan điểm lập điều chỉnh Quy hoạch

Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đảm bảo bao phủ toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, không phân biệt đô thị và nông thôn với cùng một tiêu chuẩn, trên cơ sở tích hợp các Quy hoạch cấp nước, quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành liên quan đã được duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội và kết nối khu vực.

Đa dạng phương án cấp nước cho Thủ đô Hà Nội bao gồm phương án cấp nguồn và giải pháp kết nối mạng lưới (không phân biệt địa giới hành chính), đảm bảo an ninh, an toàn cấp nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững; ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm; ưu tiên mô hình cấp nước tập trung.

Các dự án ưu tiên đầu tư, giai đoạn đầu tư đảm bảo phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội, thu hút các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển hệ thống cấp nước cho Thủ đô Hà Nội.

3. Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch

Quy hoạch cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phủ phê duyệt và các Quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, phương án phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn theo mô hình cấp nước tập trung và phân tán phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội; khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm và nước mặt, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm, xây dựng hệ thống cấp nước kết nối liên vùng nhằm đa dạng phương án cấp nước cho Thủ đô Hà Nội.

Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu để cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn với cùng một tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch theo Quy chuẩn hiện hành. Từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Xác định các dự án ưu tiên, phân kỳ đầu tư các dự án và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước.

Xây dựng các chương trình và triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cấp nước, nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.

4. Chỉ tiêu cụ thể

Đến năm 2025: Tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 125-160 lít/người.ngày; tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 100-125lít/người.ngày; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 98-100% với tiêu chuẩn dùng nước 105-110 lít/người.ngày.

Đến năm 2030: Tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 130-170 lít/người.ngày; tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 125-130 lít/người.ngày; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 110-115 lít/người.ngày.

Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 đạt dưới 15%; phấn đấu đến năm 2050 đạt dưới 10%.

5. Tiêu chuẩn cấp nước

STT

Đối tượng dùng nước

Giai đoạn quy hoạch đến

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2050

1

Nước Sinh hoạt

 

 

 

1.1

Tỷ lệ cấp nước (%)

 

 

 

1.1.1

Khu vực đô thị

100

100

100

1.1.2

Khu vực nông thôn

100

100

100

1.2

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt (lít/người.ngày)

1.2.1

Khu vực đô thị

125-160

130-170

140-170

1.2.2

Khu vực nông thôn

105-110

110-115

120-130

2

Khách vãng lai

 

 

 

2.1

Tỷ lệ cấp nước (%)

 

 

 

 

Khu vực đô thị

60-85

70-95

80-100

2.2

Tiêu chuẩn dùng nước khách vãng lai (lít/người.ngày)

 

Khu vực đô thị

60-100

70-120

100-130

3

Nước Công cộng (% nước sinh hoạt)

 

 

 

3.1

Khu vực đô thị

11-15

11-18

12-20

3.2

Khu vực nông thôn

8

8

8

4

Nước Kinh doanh (% nước sinh hoạt)

 

Khu vực đô thị

8-14

8-15

8-15

5

Nước Tiểu thủ công nghiệp (% nước sinh hoạt)

5.1

Khu vực đô thị

5

5

5

5.2

Khu vực nông thôn

5

5

5

6

Nước CN tập trung (m3/ha)

22

22

22

7

Nước thất thoát (%)

15

15

10

6. Dự báo nhu cầu sử dụng nước

STT

Nhu cầu dùng nước

Nhu cầu dùng nước ngày trung bình (m3/ngày)

Nhu cầu dùng nước ngày lớn nhất (m3/ngày)

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2050

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2050

1

Sinh hoạt

1.163.480

1.305.866

1.631.601

1.469.331

1.645.382

2.058.371

2

Khách vãng lai

41.790

76.018

128.203

50.412

91.825

155.186

3

Công cộng

149.292

187.794

252.463

185.469

232.477

312.495

4

Kinh doanh

97.790

123.833

161.990

118.335

149.997

196.683

5

Tiểu thủ công nghiệp

57.208

65.293

81.580

72.114

82.269

102.919

6

Công nghiệp

138.900

212.885

259.331

138.900

212.885

259.331

7

Thất Thoát

240.324

285.109

251.517

298.239

351.581

308.498

 

Tổng nhu cầu sử dụng nước

1.889.000

2.260.000

2.770.000

2.330.000

2.770.000

3.390.000

7. Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng nguồn nước

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn nước cấp cho thủ đô Hà Nội theo hướng ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm. Từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm, nguồn nước ngầm không khai thác sẽ chuyển thành nguồn nước dự phòng.

a) Nguồn nước mặt

Nguồn sông Đà: Lưu lượng khai thác lớn nhất giai đoạn đến năm 2025 khoảng 1.060.000 m3/ngày, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 1.365.000 m3/ngày và giai đoạn đến năm 2050 khoảng 1.890.000 m3/ngày.

Nguồn sông Hồng: Lưu lượng khai thác lớn nhất giai đoạn đến năm 2025 khoảng 560.000 m3/ngày, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 615.000m3/ngày và giai đoạn đến năm 2050 khoảng 825.000 m3/ngày.

Nguồn sông Đuống: Lưu lượng khai thác lớn nhất giai đoạn đến năm 2025 khoảng 315.000 m3/ngày, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 630.000 m3/ngày và giai đoạn đến năm 2050 khoảng 945.000 m3/ngày.

Kết nối với nguồn nước mặt từ các tỉnh lân cận như: nguồn nước mặt hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên), sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc), sông Hồng (tỉnh Hà Nam) làm nguồn nước dự phòng và cấp bổ sung cho Thủ đô Hà Nội.

b) Nguồn nước ngầm

Dự kiến khai thác nguồn nước ngầm giai đoạn đến năm 2025 là khoảng 615.000 m3/ngày, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 504.000 m3/ngày và giai đoạn đến năm 2050 khoảng 413.000 m3/ngày.

Giảm dần quy mô công suất các nhà máy nước ngầm để đảm bảo khai thác an toàn nguồn nước ngầm. Các nhà máy nước ngầm bị suy giảm về chất lượng, trữ lượng sẽ chuyển thành nguồn dự trữ, trạm điều tiết, trạm bơm tăng áp cục bộ cho Thủ đô Hà Nội.

8. Điều chỉnh Quy hoạch các nhà máy nước

a) Quy mô công suất và phạm vi

STT

Nhà máy nước

Công suất quy hoạch theo giai đoạn (m3/ngày)

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2050

I

Các nhà máy nước ngầm

615.000

504.000

413.000

I.1

Khu vực trung tâm

455.000

393.000

320.000

1

Lương Yên

40.000

40.000

35.000

2

Yên Phụ

82.000

80.000

70.000

3

Ngô Sỹ Liên

40.000

35.000

30.000

4

Mai Dịch

45.000

41.000

31.000

5

Pháp Vân

5.000

5.000

0

6

Ngọc Hà

25.000

21.000

16.000

7

Hạ Đình

10.000

10.000

0

8

Cáo Đỉnh

48.000

46.000

41.000

9

Nam Dư

50.000

47.000

44.000

10

Tương Mai

15.000

5.000

0

11

Dương Nội

30.000

25.000

20.000

12

Hà Đông 1

17.000

16.000

14.000

13

Hà Đông 2

24.000

22.000

19.000

14

Các trạm nhỏ (Đông Mỹ, Đồn Thủy...)

24.000

0

0

I.2

Khu vực phía Tây

32.000

27.000

20.000

1

Sơn Tây 1

10.000

9.000

8.000

2

Sơn Tây 2

16.000

15.000

12.000

3

Các trạm nhỏ

6.000

3.000

0

I.3

Khu vực phía Bắc

22.000

10.000

8.000

1

Đông Anh

11.000

10.000

8.000

2

KCN Quang Minh

10.000

0

0

3

Các trạm nhỏ

1.000

0

0

I.4

Khu vực phía Đông

85.000

74.000

65.000

1

Gia Lâm

55.000

55.000

50.000

2

Sân bay Gia Lâm

11.000

10.000

8.000

3

Yên Viên

7.000

7.000

7.000

4

Các trạm nhỏ

12.000

2.000

0

I.5

Khu vực Phía Nam

21.000

0

0

1

Các trạm nhỏ

21.000

0

0

II

Các nhà máy nước mặt

1.768.000

2.346.000

3.182.000

 

Công suất cấp cho Hà Nội

1.768.000

2.346.000

3.182.000

 

Tổng Công suất nhà máy nước

1.918.000

2.571.000

3.582.000

1

Bắc Thăng Long

200.000- 250.000

250.000- 300.000

300.000

2

Ba Vì

60.000

100.000

100.000- 150.000

3

Sông Đà

 

 

 

 

Công suất cấp cho Hà Nội

600.000

800.000

1.100.000

 

Tổng Công suất nhà máy nước

750.000

900.000

1.200.000

4

Sông Đuống

 

 

 

 

Công suất cấp cho Hà Nội

300.000

475.000

650.000

 

Tổng Công suất nhà máy nước

300.000

600.000

900.000

5

Sông Hồng

300.000

300.000

450.000

6

Xuân Mai

 

 

 

 

Công suất cấp cho Hà Nội

200.000

300.000

450.000

 

Tổng Công suất nhà máy nước

200.000

300.000

500.000

7

Nguồn nước cấp từ Hà Nam (phần dự kiến cấp cho Hà Nội)

65.000

70.000

80.000

8

Nhà máy nước mặt nội bộ khu vực (Phúc Thọ, Minh Quang, Minh Châu, Tiến Thịnh...)

43.000

51.000

52.000

 

Tổng công suất các nhà máy nước

 

 

 

 

Tổng công suất cấp cho Hà Nội

2.383.000

2.850.000

3.595.000

 

Tổng Công suất nhà máy nước

2.533.000

3.075.000

3.995.000

* Ghi chú: Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, công suất các nhà máy nước (là công suất phát ra mạng lưới cấp nước) và phạm vi cấp nước sẽ được điều tiết phù hợp với điều kiện thực tế của từng giai đoạn cũng như khả năng cấp nguồn của các nhà máy. Các nhà máy nước được kết nối với nhau đảm bảo cấp nước ổn định và an toàn.

Nhà máy nước mặt sông Đà đến năm 2025: 750.000m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội là khoảng 600.000m3/ngày), đến năm 2030: 900.000 m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 800.000m3/ngày), định hướng đến năm 2050: 1.200.000m3/ngày (Phần cấp cho Hà Nội khoảng 1.100.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội bao gồm khu vực dọc Đại lộ Thăng Long thuộc các quận huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Nam Từ Liêm (từ vành đai 3 đến vành đai 4); cấp nguồn bổ sung cho khu vực trung tâm Hà Nội, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, một phần huyện Chương Mỹ và cấp bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Nhà máy nước mặt sông Đuống đến năm 2025: 300.000 m3/ngày, đến năm 2030: 600.000 m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội là khoảng 475.000m3/ngày) và định hướng đến năm 2050: 900.000m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội là khoảng 650.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội gồm khu vực phía Đông (quận Long Biên, huyện Gia Lâm); một phần phía Bắc (huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn); Cấp nước bổ sung một phần khu trung tâm; khu vực phía Nam (huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên), cấp bổ sung cho các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Nhà máy nước mặt sông Hồng đến năm 2025: 300.000m3/ngày, đến năm 2030: 300.000m3/ngày và định hướng đến năm 2050: 450.000 m3/ngày. Phạm vi cấp nước: khu vực phía Tây (huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ); kết nối bổ sung cấp nước cho khu vực phía Bắc (huyện Mê Linh, huyện Đông Anh); bổ sung nguồn cho khu vực trung tâm gồm quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy.

Nhà máy nước Bắc Thăng Long đến năm 2025: (200.000-250.000)m3/ngày, đến năm 2030: (250.000-300.000)m3/ngày và định hướng đến năm 2050: 300.000m3/ngày. Phạm vi cấp nước gồm Khu vực phía Bắc (huyện Đông Anh, huyện Mê Linh, huyện Sóc Sơn), kết nối bổ sung nguồn cấp cho khu vực đô thị trung tâm.

Nhà máy nước Xuân Mai đến năm 2025: 200.000 m3/ngày, đến năm 2030: 300.000 m3/ngày và định hướng đến năm 2050 là khoảng 500.000m3/ngày (dự kiến phần cấp cho Hà Nội khoảng 450.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội: bổ sung nguồn cấp cho khu vực các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, một phần khu vực quận Hà Đông và cấp nước bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Nguồn cấp nước bổ sung từ Hà Nam đến năm 2025 là khoảng 60.000 m3/ngày, đến năm 2030 là khoảng 70.000 m3/ngày, đến năm 2050 là khoảng 80.000m3/ngày, có thể cung cấp cho Hà Nội tối đa là 100.000 m3/ngày. Phạm vi cấp bổ sung cho Thủ đô Hà Nội gồm huyện Phú Xuyên, và một phần huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.

b) Công nghệ xử lý nước

Các nhà máy nước xây dựng mới được lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó tốt khi chất lượng nguồn nước có diễn biến tiêu cực đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành và có tính đến khả năng nâng cấp chất lượng nước khi có yêu cầu trong tương lai.

Đối với các nhà máy nước hiện có: sẽ tiếp tục rà soát, cải tạo, nâng cấp công nghệ xử lý để đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn hiện hành.

Ngoài ra, công nghệ xử lý nước được áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 và quản lý nước thông minh để không ngừng nâng cao chất lượng nước sau xử lý đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn ngày càng cao.

9. Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường ống cấp nước

Quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước trong đồ án xác định mạng lưới đường ống truyền tải chính và đường ống truyền tải khu vực (cấp 1). Mạng lưới phân phối (cấp 2) và mạng lưới dịch vụ (cấp 3) sẽ được đề xuất ở các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu và các dự án cụ thể.

Mạng lưới đường ống truyền tải chính và đường ống cấp 1 được phát triển phù hợp với điều chỉnh quy hoạch phát triển các nhà máy nước. Điều chỉnh mạng lưới đường ống truyền tải chính và đường ống cấp 1 có đường kính DN≥1000mm trong các giai đoạn:

STT

Tên tuyến ống truyền tải và đường ống cấp 1

Đường kính (mm)-Chiều dài (km)

Đến năm 2025

Đến năm 2030

I

Khu vực trung tâm

 

 

1

Trục đường Đại lộ Thăng Long, từ đường vành đai 4 đến trạm điều tiết Tây Mỗ.

DN1800; L=5,0km

 

2

Trục đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai, từ đường vành đai 3 đến phố Đội Cấn.

DN1000;

L=4,5 km

 

3

Trục đường quy hoạch phân khu S1 - đường 70 (đường quy hoạch) - quốc lộ 32, từ nhà máy nước Sông Hồng đến đến đường quốc lộ 32

DN1200-DN1600; L=9,7 km

 

4

Trục đường 70, từ đường quốc lộ 32 đến ngã tư Xa La

DN1000-DN1200; L=12,8 km

 

5

Trục đường quy hoạch - đê sông Hồng từ đường 70 (đường quy hoạch) đến cầu Nhật Tân

DN1000-DN1200; L=9,0 km

 

6

Trục đường quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu, từ đường 70 đến đường vành đai 3

DN1000; L=5,0 km

 

7

Trục đường vành đai 3,5 (đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông), từ Đại Lộ Thăng Long đến đường quốc lộ 6

DN1000; L=7,0 km

 

8

Trục đường quốc lộ 6, từ đường vành đai 4 đến đường vành đai 3,5 (đường Lê Trọng Tấn)

DN1000; L=3,0 km

 

9

Trục đường vành đai 4, từ nhà máy nước Sông Hồng đi ra cầu Hồng Hà

DN1200; L=2,0 km

DN1000; L=2,5 km

10

Trục đường Hồ Tây - Ba Vì, từ đường vành đai 4 đến đường 70

 

DN1000; L=6,5 km

II

Khu vực phía Tây

 

 

1

Từ nhà máy nước Sông Đà đến bể chứa trung gian

DN1800; L=11,0 km

 

2

Từ bể chứa trung gian đến nút giao đại lộ Thăng Long - quốc lộ 21 (trước cổng viện Phim)

DN1800; L=6,0 km

 

3

Trục đường đại lộ Thăng Long, từ đường quốc lộ 21 (trước cổng viện Phim) đến đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam

DN1800, L=11,5 km

 

4

Trục đường đại lộ Thăng Long, từ đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam đến đường vành đai 4

DN1800; L=8,5 km

 

5

Trục đường khu vực đô thị Hòa Lạc - đường Hồ Tây Ba Vì, từ đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình (tại xã Tiến Xuân - huyện Thạch Thất) đến đường vành đai 4

 

DN1200- DN1400; L=28,0 km

6

Trục đường 446 từ bể chứa trung gian nhà máy nước Sông Đà đến ngã ba Vai Réo

 

DN1000;

L=8 km

III

Khu vực phía Bắc

 

 

1

Trục đường quy hoạch - đường quốc lộ 3, từ xã Yên Thường - huyện Gia Lâm đến xã Nguyên Khê - huyện Đông Anh

 

DN1200; L=12,0 km

2

Trục đường vành đai 4 từ cầu Hồng Hà đến đường trục chính đô thị Mê Linh

 

DN1000; L=3,0 km

IV

Khu vực phía Đông

 

 

1

Trục đường liên xã, từ nhà máy nước sông Đuống đến hết xã Yên Thường - huyện Gia Lâm

 

DN1200; L=11,0 km

V

Khu vực phía Nam

 

 

1

Trục đường quốc lộ 6, từ nhà máy nước Xuân Mai đến bể chứa trung gian Xuân Mai

DN1400; L=6,0 km

DN1000; L=6,0 km

2

Trục đường quốc lộ 6 từ bể chứa trung gian Xuân Mai đến đường quốc lộ 21

DN1400; L=16,0 km

DN1000; L=16,0 km

3

Trục đường quốc lộ 6 từ đường quốc lộ 21 đến đường tỉnh lộ 419

DN1200; L=14,0 km

 

4

Trục đường quốc lộ 6 từ đường tỉnh lộ 419 đến đường vành đai 4

DN1000; L=6,0 km

 

5

Trục đường tỉnh lộ 419 từ đường quốc lộ 6 về đường quốc lộ 21B

DN1000; L=23,0 km

 

 

Tổng cộng

DN1000- DN1800; L=160 km

DN1000- DN1400; L=95 km

Khối lượng mạng lưới đường ống truyền tải và đường ống cấp I<1000mm trong các giai đoạn:

STT

Khu vực

Đến năm 2025 (km)

Đến năm 2030 (km)

1

Khu vực Trung tâm

180

90

2

Khu vực Phía Tây

340

160

3

Khu vực Phía Bắc

180

145

4

Khu vực Phía Đông

60

40

5

Khu vực Phía Nam

335

285

 

Tổng

1.095

720

Khối lượng ống truyền tải và ống cấp 1 được thay thế với tổng khối lượng đến năm 2025 khoảng 80-100km, tuyến ống thay thế giai đoạn đến năm 2030 khoảng 100 -150 km đường ống.

Mạng lưới đường ống phân phối (cấp 2) và mạng lưới đường ống dịch vụ (cấp 3) được xác định cụ thể trong các đồ án Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết và trong các dự án đầu tư.

* Ghi chú: Quy mô đường kính các tuyến ống truyền dẫn sẽ được xem xét cụ thể trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng.

10. Điều chỉnh quy hoạch các trạm bơm tăng áp

Các trạm bơm tăng áp chính có chức năng điều tiết lưu lượng và áp lực trên hệ thống bao gồm:

STT

Tên trạm bơm tăng áp

Công suất trạm bơm tăng áp (m3/ngđ)

Giai đoạn 2025

Giai đoạn 2030

1

Trạm bơm tăng áp Sóc Sơn

70.000

140.000

2

Trạm bơm tăng áp Phú Xuyên

70.000

90.000

3

Trạm bơm tăng áp Đồng Phú

-

110.000

4

Trạm bơm tăng áp Liên Bạt

60.000

80.000

5

Trạm điều tiết Tây Mỗ

300.000

600.000

Xây dựng các trạm bơm tăng áp cục bộ tại (Xuân Mai, Hà Đông, Sơn Tây, Phúc Thọ, Kim Bài, Chúc Sơn ...), vị trí cụ thể của từng trạm bơm tăng áp sẽ được nghiên cứu và lựa chọn trên cơ sở phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trong quá trình triển khai dự án. Khi các nhà máy nước ngầm ngừng hoạt động sẽ được nghiên cứu để cải tạo thành các trạm bơm tăng áp phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Đảm bảo áp lực tự do tại các điểm đấu nối trên mạng truyền dẫn ≥ 30m, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, hướng tới cấp nước cho các hộ tiêu thụ trực tiếp từ hệ thống cấp nước thành phố giảm dần sử dụng bể chứa và két nước trên mái của các hộ tiêu thụ nước.

11. Bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước

a) Bảo vệ nguồn nước

- Nguồn nước ngầm:

Hạn chế khai thác nước ngầm, từng bước giảm dần khai thác nguồn nước ngầm, bổ sung và thay thế nguồn nước ngầm bằng nguồn nước mặt. Bảo vệ tốt nguồn nước ngầm để sử dụng làm nguồn dự phòng, phục vụ cấp nước an toàn, an ninh nguồn nước.

Công tác bảo vệ nguồn nước ngầm được thực hiện đồng bộ những giải pháp phù hợp cho từng giếng, cho cả bãi giếng khoan, quy trình vận hành khai thác giếng khoan, để giảm thiểu tình trạng giếng khoan bị suy thoái, giảm sút về lưu lượng và chất lượng nước ngầm, đảm bảo khai thác giếng an toàn, hiệu quả bền vững. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về bảo vệ nguồn nước.

- Nguồn nước mặt:

Bảo vệ nguồn nước mặt gắn liền với việc quản lý tài nguyên nước cho toàn bộ lưu vực sông, nhằm khai thác nguồn nước mặt một cách hiệu quả bền vững bao gồm: Thủy điện, Cấp nước, Thủy lợi, Nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Giao thông, Du lịch, Môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Kiểm soát nguồn xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp vào lưu vực của hệ thống sông sử dụng làm nguồn nước mặt cho các nhà máy nước, đặc biệt là ở phía thượng lưu công trình thu nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước thải khi chảy vào nguồn tiếp nhận đảm bảo yêu cầu xả ra nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bao gồm việc kiểm soát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất gây độc hại.

Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc tự động kiểm soát chất lượng nước mặt, nước ngầm để kiểm tra, giám sát độ ô nhiễm của nguồn nước nhằm sớm có những cảnh báo và xử lý kịp thời những sự cố nếu có.

Xác lập và thực hiện những biện pháp bảo vệ vệ sinh cho nguồn nước mặt và nước ngầm tại vị trí lấy nước theo quy định trong những Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

b) Bảo vệ các công trình cấp nước

Khoảng cách ly bảo vệ các công trình cấp nước tuân theo các quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành. UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh có công trình cấp nước cho Thủ đô Hà Nội, ban hành quy định về bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước, các giải pháp ứng phó và cơ chế phối hợp trong trường hợp xảy ra sự cố.

Khoảng cách ly bảo vệ các công trình thu nước, nhà máy nước và trạm bơm tăng áp, trạm điều tiết bao quanh khu vực xử lý nước theo quy định hiện hành. Bên trong hành lang bảo vệ công trình cấp nước không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi gia súc gia cầm.

Khoảng cách ly bảo vệ đường ống cấp nước và các công trình trên tuyến ống cấp nước: Hành lang tuyến ống cấp nước theo quy chuẩn được bảo vệ nhằm tránh tái lấn chiếm, tránh xâm hại như: trồng cây dài ngày, xây dựng công trình, đào phá nền đất khai thác tài nguyên khoáng sản và những hành vi tương tự khác làm hư hỏng tuyến ống cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý, vận hành sử dụng và bảo trì tuyến ống.

12. Đánh giá môi trường chiến lược

a) Dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch

Khai thác nguồn nước mặt sông Hồng, sông Đuống và sông Đà là các con sông có chế độ thủy văn và dòng chảy phức tạp nên việc khai thác nguồn nước có thể ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy và xói lở thân đê. Khai thác nguồn nước ngầm ảnh hưởng đến địa chất, chất lượng nước không đảm bảo.

Trong quá trình xây dựng các nhà máy nước và các tuyến ống truyền tải có thể gây cản trở giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường khu vực và dọc các tuyến ống truyền tải nước.

Trong giai đoạn quản lý vận hành các nhà máy nước có thể phát sinh chất thải từ quá trình xử lý nước gây ô nhiễm môi trường. Việc phát triển cấp nước sinh hoạt và sản xuất đồng thời cùng làm tăng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất là nguồn gây ô nhiễm môi trường.

b) Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường

Khai thác và sử dụng nguồn nước:

- Nghiên cứu và đánh giá tác động tiêu cực đến dòng chảy và chế độ thủy văn, xây dựng quy trình kiểm soát, theo dõi chất lượng, trữ lượng nguồn nước và kế hoạch ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cấp nước. Việc lựa chọn vị trí công trình thu nước sông có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đê điều và tránh những đoạn sông đang có xu hướng xói lở hoặc bồi đắp.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông như nước thải, chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp và từ sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá và thăm dò tỉ mỉ về chất lượng, trữ lượng nước ngầm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nước ngầm. Nghiên cứu, đánh giá và kiểm soát chặt chế độ hạ thấp mực nước ngầm, chất lượng nước ngầm và mức độ sụt lún mặt đất liên quan đến khai thác nước ngầm trên địa bàn. Hạn chế khai thác và sử dụng nước ngầm và coi nước ngầm là nguồn nước dự trữ.

Trong giai đoạn xây dựng:

- Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý đáp ứng về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước. Đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

- Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường; các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển; các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.

- Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, chất thải, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.

- Các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.

Trong giai đoạn quản lý vận hành:

- Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước của đơn vị cấp nước, đảm bảo môi trường vệ sinh công nghiệp, vệ sinh ngoại cảnh các nhà máy nước; nước sử dụng trong quá trình xử lý được thu hồi, tái sử dụng; bùn cặn thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định, các phương án cụ thể, chi tiết việc sử dụng bùn trong các lĩnh vực này sẽ được nghiên cứu kỹ trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế cơ sở.

- Xây dựng quy trình phòng, ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các hạng mục công trình khai thác, xử lý, vận chuyển nước sạch và các biện pháp hỗ trợ khác.

13. Các dự án ưu tiên thực hiện

a) Các dự án phát triển nguồn:

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước giai đoạn đến năm 2025, triển khai đầu tư các dự án phát triển nguồn gồm:

TT

Dự án

Quy mô

1

Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.

Giai đoạn 2020-2022: Nâng công suất NMN từ 300.000 m3/ngày lên 600.000 m3/ngày; Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải đường kính DN1800.

Giai đoạn 2023-2025: Nâng công suất NMN từ 600.000 m3/ngày lên 750.000m3/ngày; Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải đường kính DN800-1400.

2

Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất NMN mặt Sông Đuống lên 450.000 m3/ngày.

Nâng công suất NMN từ 300.000 m3/ngày lên 450.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải đường kinh DN400-DN1600.

3

Xây dựng hệ thống cấp nước mặt Sông Hồng.

Xây dựng NMN công suất 300.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải đường kính DN400-DN1600.

4

Xây dựng hệ thống cấp nước mặt Xuân Mai.

Xây dựng NMN công suất 200.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải đường kính DN1000-DN1400.

5

Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất NMN Bắc Thăng Long lên 200.000-250.000 m3/ngđ.

Nâng công suất NMN lên 200.000-250.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải đường kính DN400-DN800.

6

Xây dựng hệ thống cấp nước mặt Mê Linh.

Xây dựng NMN công suất 25.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống cấp 1 đường kính DN300-DN450.

7

Xây dựng nâng công suất hệ thống cấp nước mặt Ba Vì.

Nâng công suất NMN Ba vì tư 10.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống truyền tải và ống cấp 1 đường kính DN300-DN800.

8

Xây dựng hệ thống cấp nước cục bộ (Phúc Thọ, Minh Quang, Minh Châu...).

Xây dựng các NMN công suất 20.000-30.000 m3/ngày.

Xây dựng mạng lưới đường ống cấp 1 đường kính DN250-DN600.

9

Xây dựng và nâng công suất các Trạm tăng áp/điều tiết: Sóc Sơn, Phú Xuyên, Liên Bạt...

Xây dựng các trạm tăng áp/điều tiết nước sạch công suất 300.000 - 500.000 m3/ngày.

10

Các dự án cải tạo, nâng cấp công nghệ các NMN ngầm hiện có; chuyển thành trạm tăng áp với các trạm ngừng khai thác nước ngầm.

Cải tạo, nâng cấp công nghệ xử lý nước cho các nhà máy nước ngầm hiện có; chuyển thành trạm tăng áp với các trạm ngừng khai thác nước ngầm với công suất khoảng 150.000-200.000 m3/ngày.

b) Các dự án phát triển mạng lưới cấp nước

Triển khai các dự án đầu tư xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp nước truyền dẫn cấp I, II trong đồ án Quy hoạch, đồng thời triển khai mạng lưới cấp nước phân phối dịch vụ cấp III, IV đã được xác định trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án được duyệt đồng bộ với các dự án phát triển nguồn bao gồm:

TT

Dự án

Quy mô

1

Đầu tư xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp nước cho các quận khu vực trung tâm thành phố Hà Nội

Xây dựng, phát triển mạng lưới cấp nước và thay thế các tuyến ống cũ có đường kính DN300-DN800; chiều dài khoảng 200-300km

2

Đầu tư xây dựng tuyến ống cấp nước DN800-DN1200 dọc QL70 từ QL 32 đến QL 1A

Xây dựng tuyến ống cấp nước DN800- DN1200; chiều dài khoảng 18 km

3

Đầu tư xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường vành đai 3,5

Xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường vành đai 3,5; chiều dài khoảng 28 km

4

Đầu tư xây dựng tuyến ống DN800 dọc đường vành đai 4 từ đường Tây Thăng Long đến QL 6

Xây dựng tuyến ống DN800 dọc đường vành đai 4 từ đường Tây Thăng Long đến QL 6; chiều dài khoảng 17 km

5

Đầu tư xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường QL 32

Xây dựng tuyến ống DN800-DN1000 dọc đường QL 32 đảm bảo cấp nước từ NMN sông Hồng đến huyện Đan Phượng và Phúc Thọ; chiều dài khoảng 35 km

6

Đầu tư xây dựng tuyến ống DN600 và DN800 dọc đường Ngô Gia Tự và Đàm Quang Trung

Xây dựng tuyến ống DN600 và DN800 trên đường Ngô Gia Tự và Đàm Quang Trung đảm bảo cấp nước cho vực Gia Lâm, Long Biên; chiều dài khoảng 12 km

7

Đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải dọc đường QL 21B và đường trục phát triển kinh tế phía Nam

Xây dựng tuyến ống truyền tải đường QL 21B và đường trục phát triển kinh tế phía Nam, đường kính DN600-DN800, chiều dài khoảng 40 km

8

Các dự án đầu tư xây dựng các tuyến ống qua sông Hồng, Sông Đuống

Xây dựng các tuyến ống qua sông Hồng, Sông Đuống, có đường kính DN600-DN800, chiều dài khoảng 40 km

9

Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thiện mạng lưới cấp nước khu vực các quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội

Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo mạng lưới cấp nước hiện có đường kính ống DN200- DN800 với tổng chiều dài khoảng 700-900km

14. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư

a) Khái toán kinh phí đầu tư

Thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 khoảng 54.100 tỷ đồng. Trong đó các dự án ưu tiên cho giai đoạn đến năm 2021-2025 là khoảng 32.600 tỷ đồng và giai đoạn đến từ 2026-2030 là khoảng 21.500 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn vay ODA;

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vay vốn thương mại trong nước;

- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý hiệu quả Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cấp nước cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này. Trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn khu vực nông thôn khó khăn, khó tiếp nhận nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình cấp nước từ công trình khai thác nước thô, nhà máy nước, trạm bơm tăng áp và mạng lưới đường ống.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án phát triển mạng lưới đường ống cấp nước với các dự án phát triển các nhà máy nước.

Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch; kế hoạch cấp nước an toàn và tổ chức triển khai thực hiện.

Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm, tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý cấp nước; xây dựng mô hình doanh nghiệp cấp nước phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội.

2. Các Bộ, Ngành, địa phương có liên quan

Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, hỗ trợ giá nước sạch khu vực nông thôn.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu đề xuất cơ chế hoạt động, quản lý của hệ thống cấp nước liên vùng, các quy định phối hợp và trách nhiệm của từng địa phương, các Bộ, ngành trong việc quản lý hệ thống cấp liên vùng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh trên lưu vực hệ thống sông trong việc theo dõi, giám sát chặt chẽ các nguồn nước thô và tình hình ô nhiễm nguồn nước; tổ chức triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Nam trên lưu vực hệ thống sông và có nhà máy nước cung cấp nước cho thành phố Hà Nội phối hợp với thành phố Hà Nội để quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội; tăng cường phối hợp liên kết cấp nước vùng giữa các tỉnh thành trong vùng Thủ đô.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế, Khoa học và  Công nghệ, Quốc phòng;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, NN;
- Lưu Văn thư, CN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 554/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 554/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/04/2021
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trịnh Đình Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/04/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản