Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 531/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 31 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 30/1999/CT-TTg, ngày 26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị;

Căn cứ văn bản số 2881/BXD-KTQH ngày 28/12/2006 của Bộ Xây dựng V/v ý kiến phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 28/TT-XD-QH ngày 04/01/2007 V/v đề nghị phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

2. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lâm Đồng 976.479 ha, gồm 12 đơn vị hành chính: TP Đà Lạt, TX Bảo Lộc; 10 huyện: Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, ĐạTẻh và Cát Tiên.

3.Vị trí và chức năng:

Tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía Nam Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên và phía Bắc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất cả nước giữ vai trò: Đầu mối giao lưu phát triển kinh tế với các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, có nhiều thuận lợi phát triển công nghiệp sạch; dịch vụ du lịch; hoa, rau quả thương phẩm cao cấp; Một trong những trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế; Có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng; Có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai.

4. Cơ sở hình thành và phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn.

a) Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:

Dự kiến đến năm 2020 cơ sở kinh tế - kỹ thuật chủ yếu hình thành các đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng là: Công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi, dịch vụ du lịch, lâm nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

- Công nghiệp: phát triển các khu công nghiệp Phú Hội (Đức Trọng), Lộc Sơn (Bảo Lộc) và các cụm công nghiệp khác trong tỉnh.

- Thương mại, dịch vụ, du lịch: Huy động mọi khả năng để phát triển các ngành du lịch - dịch vụ, đưa giá trị ngành dịch vụ chiếm 36 - 38% trong GDP vào năm 2010. Mở rộng thị trường đô thị, thị trường nông thôn, tạo điều kiện phục vụ sản xuất và đời sống. Phát triển thương mại nhiều thành phần, hoàn chỉnh hệ thống các trung tâm, cụm thương mại cấp tỉnh và cấp huyện. Về Du lịch: năm 2010: Đạt lượng khách đến Lâm Đồng 2,5 - 3,0 triệu lượt khách/ năm, trong đó khách nước ngoài đạt 15 - 17%, nâng tổng số ngày lưu trú lên 2,5 - 3 ngày / lượt khách.

- Nông - lâm nghiệp: Nông nghiệp: chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế và phù hợp với hệ sinh thái. Tập trung đầu tư phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế xuất khẩu như cà phê, chè, điều, tơ tằm, rau cao cấp, các loại hoa và dược liệu... Lâm nghiệp: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng kết hợp du lịch sinh thái, dã ngoại, nghiên cứu.

- Các đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng:

+ Cảng hàng không: Sân bay Liên Khương: sân bay nội địa đang hoạt động; sân bay Lộc Phát cần có kế hoạch quản lý để có thể sử dụng vào sau năm 2015.

+ Đường sắt: khôi phục và phát triển đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hoá. Phát triển tuyến đường sắt phục vụ khu công nghiệp Bô xít nhôm và Alumine kết hợp vận tải hàng hoá, hành khách.

b) Phân vùng phát triển:

Mạng lưới đô thị tỉnh Lâm Đồng được phân bố 2 vùng phát triển, hình thành trên 4 vùng phát triển kinh tế của tỉnh:

-Vùng 1 : Phát triển phía Bắc thuộc vùng kinh tế I, II (TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông);

-Vùng 2: Phát triển phía Nam thuộc vùng kinh tế III, IV (Thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên).

c) Phân bố dân cư.

Dân số

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2020

Tổng dân số (người)

1.120.090

1.360.000

1.820.000

Dân số đô thị (người)

435.015

645.000

920.000

Dân số nông thôn (người)

685.075

715.000

900.000

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

38,8

47,4

50,5

d) Nhu cầu đất xây dựng đô thị, khu dân cư nông thôn:

- Đất xây dựng đô thị: Dự kiến năm 2010: 7.500ha; Năm 2020: l0.000 ha.

- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn: Xác định đến các thị tứ trung tâm cụm xã.

5. Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn:

a) Tổ chức hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên các vùng lãnh thổ:

- Vùng 1: Vùng phát triển phía Bắc thuộc tiểu vùng kinh tế I và II, có điều kiện phát triển kinh tế du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp, rau hoa thương phẩm, bao gồm: TP Đà Lạt (bao gồm cả đô thị Liên Nghĩa hiện nay và khu đô thị Liên Khương-Prenn); Thị xã D’ran; huyện Đức Trọng; huyện Lạc Dương; huyện Nam Ban (dự kiến tách ra từ thị trấn Nam Ban và 4 xã thuộc huyện Lâm Hà) và huyện Đơn Dương.

- Vùng 2: Vùng phát triển phía Nam của tỉnh, thuộc vùng kinh tế III và IV có điều kiện phát triển kinh tế công nghiệp, chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học, khảo cổ chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, cây nông nghiệp, bao gồm: Thị xã Bảo Lộc; huyện Bảo Lâm; huyện Lâm Hà; huyện Di Linh; huyện Đạ Huoai; huyện ĐạTẻh; huyện Cát Tiên; huyện Đam Rông và huyện mới Bảo Ninh (dự kiến tách ra từ một số xã thuộc huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh hiện nay).

b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị

STT

Tên đô thị Quy hoạch

Dân số đô thị (1.000 người)

Phân loại đô thị

Tính chất đô thị đến2020/Ghi chú

2000

2005

2010

2020

2005

2010

2020

 

Tổng đô thị

366

435

645

920

 

 

 

 

I

Vùng l: Vùng đô thị phía Bắc (Dự kiến trở thành TP Đà lạt trực thuộc Trung ương)

 

 

198

254

370

516

 

 

 

 

1

Nội thành TP Đà Lạt

153,2

173,2

299

400

II

I

I

TP trực thuộc TW

 

Nội thành cũ chia thành 3 quận

153,2

170,2

204

250

 

 

 

 

 

Quận Liên Khương (thị trấn Liên Nghĩa, đô thị Liên Khương-Prenn)

 

43

95

150

 

 

 

Dân số 2005: 79.324 người

2

Huyện Đức Trọng

 

 

Thị trấn Đại Ninh

 

 

15

30

 

V

V

TT huyện lỵ, đô thị dịch vụ, du lịch dân số 2005: 13.000 ng )

3

Thị xã D’Ran

14,1

15,5

30

55

V

V

IV

Nội thị gồm: TT.D’ran, một phần xã Lạc Xuân, một phần xã Xuân Trường (Dân số 2005: 20.723 ng)

4

Huyện Lạc Dương

 

Thị trấn Lạc Dương

 

4,4

9

15

V

V

V

Thị trấn huyện lỵ

5

Huyện Nam Ban

 

Thị Trấn Nam Ban

14,5

11,0

19

26

V

V

V

Thị trấn thuộc huyện

6

Huyện Đơn Dương

 

Thị trấn Thạnh Mỹ

15,8

10

13

20

V

V

V

TT huyện lỵ, trung tâm công nghiệp, TTCN, vệ tinh du lịch

II

Vùng 2: Vùng đô thị phía Nam (Dự kiến trở thành tỉnh Lâm Đồng mới).

 

 

169

181

275

404

 

 

 

 

1

Thị xã Bảo Lộc

 

Nội thị thị xã Bảo Lộc

84,6

90,3

115

160

IV

III

II

TT. công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng

 

Thị trấn Đại Lào

 

 

5,0

7,0

 

V

V

Trung tâm CN, TTCN

2

Huyện Bảo Lâm

 

Thị trấn Lộc Thắng

13,2

14,9

20,0

30

V

V

IV

Đô thị công nghiệp

3

Huyện Lâm Hà

 

Thị trấn Đinh Văn

17,1

17,4

23

31

V

V

V

Thị trấn huyện lỵ

 

Thị trấn Tân Hà

 

 

7,0

12,0

 

V

V

Đô thị dịch vụ, TTCN

4

Huyện Di Linh

 

Thị trấn Di Linh

18,1

19,8

25

35

V

V

V

Thị trấn huyện lỵ, đầu mối giao thông

 

Thị trấn Đinh Trang Hòa

 

 

10

15

 

V

V

Đô thị dịch vụ, TTCN

5

Huyện Đạ Huoai

 

Thị trấn Mađaguôi

8,9

10,2

12

15

V

V

V

Thị trấn huyện lỵ

 

Thị trấn Đa M' Ri

3,8

4,4

5

7

V

V

V

 

6

Huyện Đạ Tẻh

 

Thị trấn Đạ Tẻh

15,9

16,5

20

25

V

V

V

Thị trấn huyện lỵ

7

Huyện Cát Tiên

 

Thị trấn Đồng Nai

7,3

7,4

9

12

V

V

V

Thị trấn huyện lỵ

8

Huyện Đam Rông

 

Thị trấn Bằng Lăng

 

 

4

15

 

V

V

Thị trấn huyện lỵ

 

Thị trấn Đar Sal

 

 

5

10

 

V

V

Thị trấn dịch vụ cửa ngõ phía Bắc

9

Huyện Bảo Ninh

 

Thị trấn Lộc An

 

 

20

25

 

V

V

TT huyện lỵ, đô thị dịch vụ

 c) Phân bố khu dân cư nông thôn - trung tâm cụm xã.

 - Vùng 1: Gồm Thị tứ Tà Nung (thành phố Đà Lạt), Thị tứ Đạ Chais (huyện Lạc Dương), Thị tứ Đà Loan (huyện Đức Trọng), 2 thị tứ Ka Đô, Ka Đơn (huyện Đơn Dương).

-Vùng 2: Gồm các thị tứ Lộc Bảo, Lộc Phú, Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), các thị tứ Gia Bắc, Đinh Trang Thượng (huyện Di Linh), thị tứ Tân Thanh (huyện Lâm Hà), thị tứ Mỹ Đức, Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh), thị tứ Đạ Ploa, Phước Lộc (huyện Đạ Huoai), thị tứ Gia Viễn, Phước Cát, Quảng Ngãi (huyện Cát Tiên), thị tứ ĐạTông, Phi Liêng (huyện Đam Rông).

 d) Định hướng phát triển kiến trúc và cảnh quan:

- Kiến trúc đô thị và nông thôn phát triển đồng nhất trong hệ thống chung, đồng thời gắn bó phù hợp với thiên nhiên và khung cảnh văn hóa và kiến trúc truyền thống đặc thù của từng vùng trong tỉnh.

- Đối với các đô thị lớn, cải tạo và xây dựng mới theo hướng tập trung và hiện đại, chú trọng phát triển các vùng cảnh quan trong đô thị và kiến trúc các khu công nghiệp tập trung. Tại các đô thị nhỏ, phát triển kiến trúc thấp tầng và mật độ xây dựng thấp song tránh phân tán để nhanh chóng hình thành rõ nét bộ mặt không gian đô thị.

- Phát triển các mô hình khu ở cho công nhân bên cạnh các khu công nghiệp, gắn kết với không gian đô thị và không gian sản xuất công nghiệp.

- Phát triển mô hình các điểm dân cư dịch vụ du lịch đặc thù của tỉnh

e) Định hướng điều chỉnh các đơn vị hành chính:

Thành phố Đà Lạt cần được mở rộng về mặt không gian lãnh thổ để trở thành thành phố đặc thù trực thuộc Trung ương bao gồm thành phố Đà Lạt hiện nay, toàn bộ huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng, một phần của huyện Lâm Hà. Đà Lạt phải mang các tiêu chí của một đô thị đặc thù trực thuộc Trung ương (sinh thái rừng, di sản kiến trúc cảnh quan, thành phố du lịch, nghỉ mát, trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao). Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Lạt sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành đô thị loại I vào sau năm 2010.

Tỉnh Lâm Đồng mới bao gồm toàn bộ lãnh thổ còn lại, lấy thị xã Bảo Lộc là tỉnh lỵ.Tách thêm một huyện mới (huyện Bảo Ninh) trước năm 2010 gồm một số xã thuộc huyện Bảo Lâm và một số xã thuộc huyện Di Linh, lấy thị trấn Lộc An làm huyện lỵ, đồng thời điều chỉnh ranh giới hành chính để thành lập một số phường xã mới có diện tích quá lớn ở các huyện.

6. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng:

a) Giao thông:

- Đường hàng không: Sân bay Liên Khương: sân bay nội địa có kết hợp các hoạt động bay quốc tế, đã được nâng cấp hoàn thành trong năm 2006 đạt loại sân bay cấp III. Sân bay Lộc Phát sau năm 2015 có thể đầu tư đưa vào sử dụng.

- Đường sắt: Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm với mục đích phục vụ du lịch kết hợp vận chuyển hành khách, hàng hóa; Nghiên cứu đường sắt Bảo Lâm - Bảo Lộc đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực cảng biển phục vụ vận tải alumine, vận tải hàng hóa, thiết bị kết hợp vận tải hành khách.

- Đường thủy: Xây dựng các bến nghiêng phục vụ cho các phương tiện vận tải với tải trọng nhỏ trên sông Đồng Nai.

- Đường bộ:

+ Quốc lộ 20: Nâng cấp toàn tuyến lên thành đường cấp II miền núi, xây dựng tuyến đường tránh qua thị xã Bảo lộc, thị trấn Di Linh và thị trấn Liên Nghĩa;

+ Quốc lộ 27, 28: Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp III miền núi. Xây dựng mới đoạn quốc lộ 27 tránh sân bay Liên Khương (khu vực từ ngã ba Phi Nôm). Nâng cấp đoạn từ Đà Lạt nối với quốc lộ 27 (Lâm Hà);

+ Đường cao tốc Dầu Giây - Đà lạt: Xây dựng mới theo dự án đã phê duyệt, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại B với tốc độ thiết kế 80km/h;

+ Tỉnh lộ 721 : Nâng cấp thành quốc lộ đạt cấp III miền núi nối với tỉnh Bình Phước và quốc lộ 14;

+ Tỉnh lộ 725 : Đường quan trọng song song với quốc lộ 20 từ Lâm Hà qua Bảo Lâm đến Đạ Tẻh. Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV miền núi;

+ Tỉnh lộ 722: Nâng cấp thành quốc lộ (Đông Trường Sơn) nối với các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, toàn tuyến đạt cấp IV miền núi;

+ Tỉnh lộ 723: Nâng cấp thành quốc lộ nối với quốc lộ lA tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) đạt cấp III miền núi;

+ Quốc lộ 55: Từ Bảo Lộc đi Bình Thuận, nâng cấp đạt cấp IV miền núi;

+ Nâng cấp các tuyến từ Đạ Huoai và Ninh Gia đi Bình Thuận đạt cấp IV miền núi.

b) Chuẩn bị kỹ thuật xây dựng

- San nền: Xác định cao độ xây dựng phù hợp với đặc điểm địa hình tự nhiên của từng vùng, tránh thiên tai, đặc biệt chú ý tránh lũ cho các thị trấn Đạ Tẻh, Đồng Nai.

- Thành phố, thị xã, đô thị mới dùng hệ thống cống thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa.

c) Cấp nước :

Nguồn nước của tỉnh Lâm Đồng có thể cân bằng tại chỗ cho tất cả các điểm đô thị và dân cư trong tỉnh. Tiêu chuẩn cấp nước phù hợp với loại đô thị, nông thôn, phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp.

d) Cấp điện:

Nguồn điện cấp cho tỉnh Lâm Đồng là các nhà máy thủy điện và lưới điện Quốc gia 500KV Phú Lâm - Pleiku. Chỉ tiêu cấp điện phù hợp với loại đô thị, nông thôn, phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng điện cho sản xuất công nghiệp.

đ) Thoát nước bẩn - vệ sinh môi trường:

- Hệ thống thoát nước bẩn: Tại các đô thị và các khu, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng hoặc hỗn hợp. Các khu ven thị và một số thị trấn nhỏ xây dựng hệ thống chung.

- Vệ sinh môi trường: Khu xử lý chất thải rắn được phục vụ theo diện rộng, chia thành từng vùng theo địa lý. Quy mô được tính toán cho từng loại đô thị; Nghĩa địa: Mỗi thị trấn, thị xã, thành phố xây dựng nghĩa địa riêng. Từ năm 2010 các thành phố, thị xã xây dựng nhà hoả táng.

- Bảo vệ nguồn nước: Những sông, hồ dùng làm nguồn cấp nước cho dân sinh khoanh vành đai bảo vệ, có thể kết hợp du lịch nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ bảo vệ nguồn nước mặt. Khu vực khai thác nước ngầm, cấm không được xây dựng những công trình gây ô nhiễm.

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: Khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà cần tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng. Có biện pháp bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên như hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, thác Đam bri.

7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu (đến năm 2010);

a) Mục tiêu ưu tiên đầu tư:

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, dịch vụ làm động lực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn: phát triển các kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để tăng khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị, các khu du lịch, các khu dân cư.

- Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế các tác động xấu của việc phát triển công nghiệp và đô thị hoá với môi trường.

- Tăng cường quản lý đô thị, tiến hành công tác lập quy hoạch xây dựng.

b) Các chương trình ưu tiên đầu tư :

- Chương trình phát triển mạng lưới du lịch;

- Chương trình quy hoạch phát triển đô thị;

- Chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị nhỏ;

- Chương trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Chương trình nước sạch nông thôn;

- Đầu tư xây dựng giao thông nông thôn;

- Chương trình bảo vệ môi trường.

8. Chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

a) Các chính sách quản lý:

- Thực hiện phân cấp để quản lý trong quá trình đô thị hóa.

- Chính sách ưu tiên phát triển đô thị nhỏ, phát triển các khu đô thị mới, thống nhất việc quản lý các khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch quan trọng của tỉnh...Việc phát triển, quản lý căn cứ vào quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn đã được duyệt.

b) Các chính sách và biện pháp tạo vốn thực hiện:

Vốn Nhà nước sử dụng cho công tác lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và các công trình không có thu hồi vốn. Huy động vốn trong và ngoài nước, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà ở, cơ sở hạ tầng và công trình công cộng. Ưu tiên sử dụng vốn ODA để xây dựng công trình kỹ thuật lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đô thị, phát triển vùng.

c) Chính sách về nhà và đất:

Thực hiện Luật Đất đai, hạn chế tình trạng giảm diện tích đất nông lâm nghiệp.

d) Các chính sách về quy hoạch kiên trúc:

Tiếp tục đổi mới lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng các đô thị theo Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ, đưa việc tham gia quy hoạch của cộng đồng trở thành một trong những nội dung chính yếu của công tác lập quy hoạch.

Điều 2.

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm:

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, phải tổ chức công bố quy hoạch được phê duyệt bằng nhiều hình thức để các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

- Nội dung công bố: Công bố toàn bộ nội dung Quyết định của UBND tỉnh V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt đối chiếu quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 với các dự án quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chung xây dựng các đô thị và khu dân cư nông thôn, khớp nối phù hợp; xây dựng các chương trình phát triển cụ thể của các ngành, địa phương theo nội dung đồ án quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai.

3. Các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt với chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp và quản lý, thực hiện theo đúng quy hoạch đã được duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Công nghiệp; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa