Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1100/QĐ-UBND

Phủ Lý, ngày 11 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và Luật Xây dựng đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Theo Quyết định số 1639/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Nam;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng (tại Báo cáo số 422/KTQH-SXD ngày 27 tháng 8 năm 2007 và Tờ trình số 423/TTr-SXD ngày 27 tháng 8 năm 2007) về việc Báo cáo kết quả thẩm định và xin phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

2. Vị trí, phạm vi và quy mô quy hoạch:

2.1. Vị trí:

Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội 57 Km về phía Nam, có vị trí và tiếp giáp với 6 tỉnh:

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Hà Tây.

- Phía Tây: Giáp tỉnh Hoà Bình.

- Phía Nam: Giáp tỉnh Ninh Bình.

- Phía Đông: Giáp tỉnh Nam Định, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.

2.2. Phạm vi và quy mô quy hoạch:

- Toàn bộ địa bàn hành chính tỉnh Hà Nam, bao gồm: Thị xã Phủ Lý và 5 huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục.

- Tổng diện tích đất đai toàn tỉnh: 851,7 Km2.

- Số dân theo thống kê năm 2005: 824.335 người (số liệu niên giám thống kê 2005).

3. Tính chất khu vực quy hoạch:

Là quy hoạch tổng thể thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

4. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:

4.1. Chỉ tiêu quy hoạch khu dân cư đô thị:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tiêu chuẩn Quốc gia

Đô thị loại III

Đô thị loại IV

Đô thị loại V

1

Phân loại đô thị

Dân số (ng)

10-25 vạn

5-10 vạn

0,4-5 vạn

2

Đất xây dựng đô thị:

m2/người

86 - 110

80 - 105

>120

a

Đất công nghiệp

m2/người

15 – 20

10-15

10-15

b

Đất kho tàng

m2/người

2- 3

1,5-2

1,5-2

c

Đất dân dụng

m2/người

61- 78

61-78

>80

d

Đất cây xanh công cộng

m2/người

8-9

8-9

12-14

3

Hạ tầng kỹ thuật:

 

 

 

 

a

Cấp điện:

- Điện năng

- Phụ tải

 

KWh/ng/năm

KW/1000ng

 

1.000

330

 

1.000

330

 

700

230

b

Cấp nước:

-Tiêu chuẩn cấp nước

-Tỷ lệ được cấp nước

 

L/ng/ngày

%

 

120-130

90

 

120-130

90

 

120-130

90

c

Rác thải:

- Rác trong khu ở

- Rác công cộng

Kg/ng/năm

Kg/ng/năm

292

10

292

10

292

10

4.2. Chỉ tiêu quy hoạch khu dân cư nông thôn:

- Đất ở: 50 ÷ 87 m2/ng.

- Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 6 ÷ 10 m2/ng.

- Đất cây xanh - TDTT : 2 ÷ 3 m2/ng.

- Đất công trình công cộng: 8 ÷ 10 m2/ng.

- Chỉ tiêu cấp nước và cấp điện tính bằng 70 ÷ 80 % so với đô thị.

5. Một số cơ sở kinh tế- kỹ thuật phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn:

5.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Nam:

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2005 về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2010:

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Công nghiệp (49,4%); Du lịch- dịch vụ (28,3%); Nông- Lâm nghiệp, Thuỷ sản (22,3%).

- Tăng trưởng kinh tế: Tăng GDP 11-12% cao hơn vùng đồng bằng sông Hồng (10-11%) và ngang bằng trung bình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (11-12%).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, đảm bảo tăng trưởng cao và nhu cầu đầu tư phù hợp.

- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội theo hướng hiện đại.

- Dân số, nguồn nhân lực: Mục tiêu giữ tốc độ tăng dân số như hiện nay dưới 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38-40% (ĐBSH: 45%);

- Phổ cập giáo dục trung học, phát triển sự nghiệp y tế chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể chất cho nhân dân, phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao.

5.2. Phân vùng phát triển kinh tế:

Phân thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế- xã hội, cụ thể:

a) Tiểu vùng phía Tây sông Đáy:

- Bao gồm một phần huyện Kim Bảng, Thanh Liêm và thị xã Phủ Lý.

- Chức năng chính: Vùng sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, vùng sản xuất cây ăn quả, vùng chăn nuôi đặc sản, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch như: Khu công nghiệp Châu Sơn, Cụm TTCN Nam Châu Sơn, các khu du lịch: Ngũ Động Sơn, Tam Trúc.

b) Tiểu vùng phía Đông sông Đáy:

- Bao gồm một phần thị xã Phủ Lý, huyện Duy Tiên, một phần huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm.

- Chức năng chính: Trung tâm thương mại, dịch vụ của toàn tỉnh và vùng ĐBSH, sản xuất lúa và cây lương thực, vùng chăn nuôi, sản xuất rau, quả, cây cảnh, chế biến nông sản, phát triển công nghiệp, TTCN, phát triển các khu đô thị chuỗi đô thị trên cơ sở phát triển các khu, cụm công nghiệp bao gồm: Thị xã Phủ Lý là trung tâm thương mại - dịch vụ, chợ, bệnh viện, trường học, ngân hàng; Khu công nghiệp Đồng Văn, Hoà Mạc, Thanh Liêm, cụm công nghiệp Hoàng Đông, Thanh Lưu, Nhật Tân.

c) Tiểu vùng ven sông Hồng:

- Bao gồm huyện Lý Nhân và một phần của huyện Duy Tiên.

- Chức năng chính: Vùng sản xuất lúa, trồng cây ăn quả, cây cảnh, trồng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, nuôi cá, du lịch sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Phát triển TTCN và vật liệu xây dựng (gạch, ngói).

6. Quy hoạch định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đến năm 2020:

6.1 Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị:

a) Thị xã Phủ Lý:

- Thị xã Phủ Lý là đô thị loại III, phấn đấu năm 2009 được công nhận là Thành phố trực thuộc tỉnh, là đô thị thuộc vành đai của vùng Thủ đô Hà Nội.

- Tính chất, chức năng: Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Là đầu mối giao thông cấp quốc gia và vùng, đô thị cửa ngõ phía Nam của Hà Nội.

- Quy mô: Theo quy hoạch chung thị xã được duyệt mở rộng, sát nhập một phần diện tích của xã Kim Bình huyện Kim Bảng, toàn bộ xã Liêm Tuyền, xã Thanh Tuyền và một phần xã Thanh Hà huyện Thanh Liêm. Khi đó thị xã Phủ Lý sẽ tăng thêm khoảng 1000 ha và 10.000 người.

b) Huyện Duy Tiên: Tách thành 02 đơn vị, gồm 01 thị xã và 01 huyện:

* Thị xã Duy Hà: Trên cơ sở quy hoạch chung chuỗi đô thị Đồng Văn - Yên Lệnh đã được duyệt:

- Đô thị Đồng Văn - Yên Lệnh sẽ được hình thành phát triển thành thị xã Duy Hà trực thuộc tỉnh là đô thị loại IV.

- Tính chất, chức năng: Là đô thị công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và thương mại, trung tâm đào tạo và y tế.

- Quy mô: Thị xã Duy Hà có diện tích và dân số của 11 xã, thị trấn. Gồm xã Duy Hải; Duy Minh; Bạch Thượng; Yên Bắc; Châu Giang; Trác Văn; Chuyên Ngoại; Mộc Nam; Mộc Bắc và thị trấn Đồng Văn; Hoà Mạc.

- Diện tích đất đai khoảng 7.649,7 ha.

- Dân số: Hiện tại là 79.854 người, đến năm 2020 là 150.000 người.

- Hướng phát triển đô thị: Theo quy hoạch đã được duyệt, tuy nhiên cần phân giai đoạn phát triển để thuận lợi cho công tác quản lý và sinh hoạt - sản xuất của nhân dân.

* Thị trấn Đọi Sơn (mới):

- Trên cơ sở thị tứ Đọi Sơn, đầu tư dần các cơ sở hạ tầng để hình thành thị trấn huyện lỵ của huyện Duy Tiên mới vào năm 2015.

- Tính chất, chức năng: Thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục của huyện Duy Tiên.

c) Huyện Kim Bảng (04 thị trấn):

* Thị trấn Quế:

- Tính chất, chức năng: Thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục của huyện Kim Bảng.

* Thị trấn Ba Sao (mới):

- Phát triển trên cơ sở xã Ba Sao và một phần xã Khả Phong.

- Tính chất, chức năng: Trung tâm du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của vùng Thủ đô Hà Nội.

* Thị trấn Nhật Tân (mới):

- Phát triển trên cơ sở xã Nhật Tân.

- Tính chất, chức năng: Trung tâm dịch vụ, thương mại và TTCN.

* Thị trấn Tượng Lĩnh (mới):

- Phát triển trên cơ sở xã Tượng Lĩnh.

- Tính chất, chức năng: Trung tâm dịch vụ, thương mại.

d) Huyện Thanh Liêm (03 thị trấn):

* Thị trấn Thanh Lưu (mới):

- Phát triển trên khu vực xã Thanh Lưu và khu vực lân cận.

- Tính chất, chức năng: Thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục của huyện Thanh Liêm.

* Thị trấn Kiện Khê:

Tính chất, chức năng: Trung tâm dịch vụ công nghiệp và thương mại.

* Thị trấn Phố Cà (mới):

- Phát triển từ thị tứ Phố Cà (gồm một phần xã Thanh Nguyên và xã Thanh Nghị).

- Tính chất, chức năng: Là thị trấn dịch vụ công nghiệp vật liệu xây dựng.

đ) Huyện Lý Nhân (03 thị trấn):

* Thị trấn Vĩnh Trụ:

- Phát triển trên cơ sở theo quy hoạch được duyệt và sát nhập thị trấn Vĩnh Trụ với xã Đồng Lý.

- Tính chất, chức năng: Là thị trấn trung tâm huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục của huyện Lý Nhân.

* Thị trấn Nhân Hậu (mới):

- Thị trấn Nhân Hậu được thành lập trên cơ sở tách xã Hoà Hậu thành 02 đơn vị: Thị trấn Nhân Hậu và xã Nhân Hoà.

- Tính chất, chức năng: Là trung tâm thương mại, dịch vụ và làng nghề TTCN.

* Thị trấn Nhân Mỹ (mới):

- Phát triển trên cơ sở thị tứ Chợ Chanh xã Nhân Mỹ.

- Tính chất, chức năng: Là trung tâm thương mại, dịch vụ và văn hoá - giáo dục y tế của vùng huyện.

e) Huyện Bình Lục (04 thị trấn):

* Thị trấn Bình Mỹ:

- Phát triển trên cơ sở theo quy hoạch đã được duyệt.

- Tính chất, chức năng: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục của huyện Bình Lục.

* Thị trấn Chợ Sông (mới):

- Phát triển trên cơ sở thị tứ Chợ Sông xã Tràng An.

- Tính chất, chức năng: Là trung tâm thương mại và dịch vụ và văn hoá - giáo dục y tế khu vực phía Bắc của huyện.

* Thị trấn Ba Hàng (mới):

- Phát triển từ thị tứ Ba Hàng thuộc xã Tiêu Động.

- Tính chất, chức năng: Là trung tâm thương mại, dịch vụ và văn hoá - giáo dục y tế khu vực phía Nam của huyện.

* Thị trấn Đô Hai (mới):

- Phát triển từ thị tứ Đô Hai thuộc xã An Lão.

- Tính chất, chức năng: Là trung tâm thương mại, dịch vụ và văn hoá - giáo dục y tế khu vực phía Nam của huyện.

g) Tổng hợp:

Đến năm 2020, tổng cộng toàn tỉnh có 17 đô thị, trong đó:

- 02 đô thị loại III, IV (thị xã và thành phố) trực thuộc tỉnh.

- 15 thị trấn cấp huyện (5 thị trấn huyện lỵ, 10 thị trấn chuyên ngành).

- Dân số đô thị:

+ Năm 2010 là 239.000 chiếm 27% dân số toàn tỉnh.

+ Năm 2015 là 358.000 chiếm 36,5 % dân số toàn tỉnh.

+ Năm 2020 là 490.500, chiếm 49% dân số toàn tỉnh.

6.2. Quy hoạch hệ thống khu dân cư nông thôn:

Hệ thống khu dân cư nông thôn chia thành 2 loại: Các khu dân cư phát triển đô thị hoá cao và các khu dân cư đô thị hoá thấp.

a) Các khu dân cư được đô thị hoá cao:

- Là các khu dân cư nằm lân cận các đô thị, khu công nghiệp, gần các nút, đường giao thông chính và có nghề truyền thống hoặc TTCN phát triển.

- Mật độ dân số tăng cao.

- Phát triển hệ thống công trình dịch vụ - sản xuất và thương mại tư nhân.

- Kiến trúc nhà ở sẽ biến thái với mật độ xây dựng, tầng cao trung bình cao hơn, hình thức kiến trúc kiểu đô thị.

b) Các khu dân cư còn lại:

- Là các khu dân cư không có điều kiện phát triển đô thị hoá thuận lợi như loại trên, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đối với các khu dân cư này: Về cơ bản giữ nguyên, mô hình ở truyền trống, cần nâng cấp cải tạo và bổ sung các công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật.

- Việc cải tạo khu dân cư cũ và phát triển các khu dân cư mới sẽ cụ thể trong các đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn để đảm bảo cân đối nhu cầu phát triển.

6.3. Hệ thống các thị tứ (trung tâm cụm xã):

- Thị tứ là mắt xích cơ sở chủ yếu về dịch vụ - thương mại - văn hoá lan toả xuống các điểm dân cư nông thôn.

- Vị trí của thị tứ có bán kính phục vụ đời sống và sản xuất ở nông thôn hợp lý 142km.

- Quy mô mỗi thị tứ tùy thuộc từng địa bàn phân bố dân cư nông thôn từng xã hoặc liên xã, có thể có dân số khoảng 800 đến 5000 người .

- Thị tứ được hình thành như một đơn vị dân cư tập trung và quản lý quy hoạch xây dựng như một điểm dân cư đô thị.

- Hệ thống các thị tứ:

STT

Huyện

Các thị tứ hiện có

Các thị tứ phát triển mới

Tên thị tứ

Tên thị tứ

1

Duy Tiên

Nha Xá; Điệp Sơn; Tiên Hiệp.

 

2

Kim Bảng

 

Thi Sơn; Thanh Sơn; Kim Bình (Ba Đa); Tân Sơn; Nhật Tân; Ngọc Sơn (ngã 4 Biên Hoà); Nhật Tựu; Hoàng Tây; Đồng Hoá.

3

Thanh Liêm

Non; Cầu Gừng; Tâng; Phố Cà; Phố Động.

Sọc; Phố Mới; Thanh Thuỷ; Liêm Sơn.

4

Lý Nhân

Cầu Không; Đồng Lý; Chợ Chanh; Nhân Mỹ.

Hoà Hậu; Chợ Mạc (Chính Lý); Chợ Phúc (Hợp Lý); Chợ Thống Nhất (Chân Lý); Chợ Quán (Nhân Nghĩa); Chợ Tróc (Nhân Đạo); Chợ Mòi (Nhân Hưng); Đình Công Đê (Nhân Chính); Chợ Vùa (Xuân Khê); Đông Trụ (Tiến Thắng); Cảnh Diễm (Công Lý).

5

Bình Lục

Ngã tư Tiêu Động; An Lão; An Ninh; Trung Lương; An Nội.

Xã Mỹ Thọ; Xã An Ninh; An Đổ

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn:

7.1. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:

a) Giao thông:

- Chỉ tiêu đất giao thông:

Loại đô thị

Diện tích đất (m2/người)

Mạng đường

Bến, bãi đỗ xe

Thành phố, thị xã

13,5-16,8

3,5

Thị trấn

10

3,4

Thị tứ

8

3

- Mạng lưới đường được thiết kế theo nguyên tắc tổ chức mạng lưới đường giao thông đô thị, đảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đường đô thị.

- Kết hợp hài hòa chức năng giao thông với các chức năng khác: Cảnh quan, môi trường, quảng trường, các yêu cầu dịch vụ về giao thông cũng như phát triển đô thị và khu dân cư.

- Nắn chỉnh một số đoạn đường cong gấp khúc.

- Xây dựng cầu:

+ Cầu qua sông Hồng tại Như Trác để nối thông tuyến giao thông từ Phủ Lý sang Thái Bình (tuyến ĐT499 đã được nâng cấp).

+ Cầu qua sông Châu tại khu vực xã Nhân Mỹ để nối thông đường ĐH02, ĐT496 với vành đai ĐT492 (có 02 thị trấn Chợ Chanh và Nhân Hậu).

b) Cấp nước sạch:

- Chỉ tiêu cấp nước dân cư đô thị:

Đô thị

2010

2020

Thị xã

100 lít/người/ngày đêm

130 lít/người/ngày đêm

Thị trấn

80 lít/người/ngày đêm

120 lít/người/ngày đêm

Thị tứ

60 lít/người/ngày đêm

80 lít/người/ngày đêm

- Nguồn nước: Lấy từ nguồn nước mặt sông Hồng, sông Đáy...

* Thị xã Phủ Lý:

Nâng công suất nhà máy nước số 2 lên thành 30.000 m3/ng.đ và cùng với nhà máy nước số 1 đạt tổng công suất là 40.000 m3/ngđ.

* Huyện Duy Tiên:

- Xây dựng nhà máy cấp nước tại khu công nghiệp Đồng Văn và xã Mộc Nam để cung cấp nước cho thị xã Duy Hà.

- Xây dựng nhà máy nước tại thị trấn Hòa Mạc công suất 2500m3/ng.đ; Thị trấn Đọi Sơn công suất 2200m3/ngđ.

* Huyện Kim Bảng:

- Nâng cấp nhà máy cấp nước hiện có của thị trấn Quế.

- Xây dựng nhà máy nước tại thị trấn Ba Sao công suất 2300m3/ng.đ; Thị trấn Tượng Lĩnh công suất 1600m3/ngđ.

* Huyện Bình Lục:

- Thị trấn Bình Mỹ: Nâng cấp nhà máy cấp nước mặt với công suất 1000m3/ngđ và xây dựng một nhà máy cấp nước mới với công suất 1300m3/ng.đ.

- Xây dựng nhà máy nước tại các thị trấn Chợ Sông; Ba Hàng và Đô Hai công suất 1600m3/ng.đ.

* Huyện Lý Nhân:

- Thị trấn Vĩnh Trụ: Hoàn thành xây dựng nhà máy nước công suất 800m3/ng.đ.

- Xây dựng nhà máy nước tại các thị trấn Nhân Hậu; Chợ Chanh công suất 1900m3/ng.đ.

* Huyện Thanh Liêm:

Xây dựng nhà máy nước thị trấn Phố Cà công suất 3500m3/ngđ; Thị trấn Kiện Khê công suất 4600m3/ng.đ; Thị trấn Thanh Lưu công suất 2300m3/ng.đ.

c) Cấp điện đô thị:

- Chỉ tiêu cấp điện dân cư và đô thị:

Đô thị

Đến 2010

Đến 2020

Thị xã

700 KWh người/năm

1.000 KWh người/năm

Thị trấn

350 KWh người/năm

700 KWh người/năm

Thị tứ

250 KWh người/năm

350 KWh người/năm

- Chỉ tiêu cấp điện khu công nghiệp: 350 KW/ha.

- Nguồn điện: Xây dựng tại Kim Bảng 01 trạm 220/110KV công suất 2x250MVA (đợt đầu 1x250MVA hoặc 2x125MVA).

- Lưới điện: Toàn tỉnh xây dựng 7 trạm 110/35/22 KV với công suất các máy biến áp là 341MVA. Xây dựng các tuyến 110KV nối từ trạm 220/110KV đến các trạm 110KV.

d) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường đô thị:

- Định hướng thoát nước bẩn:

+ Hệ thống thoát nước bẩn của các khu công nghiệp sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn. Nước bẩn được xử lý cục bộ tại các nhà máy và được thu gom về trạm xử lý tập trung của khu công nghiệp để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra hệ thống thoát chung khu vực.

+ Nước bẩn sinh hoạt sử dụng hệ thống thoát nước bẩn hỗn hợp trong đó các khu vực dân cư xây mới sử dụng hệ thống thoát nước bẩn riêng hoàn toàn, các khu vực dân cư cũ sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng với tuyến cống bao. Xây dựng trạm xử lý nước bẩn tập trung cho các đô thị, nước bẩn sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả ra hệ thống thoát chung khu vực.

- Thu gom chất thải rắn, vệ sinh môi trường:

+ Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt và chỉ tiêu thu dọn:

Loại đô thị

Chỉ tiêu rác thải

(kg/người.ngày)

Chi tiêu thu dọn

(%)

III

IV

V

1-1,2

0,9-1

0,7-0,8

90-100

80

60-70

+ Rác thải sinh hoạt: Được thu gom hàng ngày và đưa về khu xử lý tập trung cho toàn tỉnh. Việc xử lý tập trung có thể dùng các biện pháp tái chế, sản xuất phân vi sinh và phần còn lại sẽ chôn lấp hợp vệ sinh…

+ Rác thải công nghiệp: Được phân loại và xử lý sơ bộ trong từng nhà máy, một số được sử dụng lại để tái chế, số còn lại sẽ đưa về khu tập trung để xử lý.

- Nghĩa địa: Các nghĩa địa hiện có nằm rải rác gần khu dân cư cần hạn chế dần việc chôn cất, các đô thị cần quy hoạch nghĩa địa tập trung.

7.2. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu dân cư nông thôn:

a) Giao thông:

- Giao thông đối ngoại đường huyện, đường liên xã và đường xã:

+ Nâng cấp một số tuyến quan trọng thành đường cấp cao hơn.

+ Cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI. Cải tạo hệ thống cầu, cống phù hợp với cấp đường.

+ Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A hoặc loại B.

- Giao thông nội bộ tại các khu dân cư nông thôn.

+ Cải tạo nâng cấp các trục đường chính trong các thôn, mặt cắt lòng đường tối thiểu 5,5 m, đường ngõ xóm vào nhà dân rộng tối thiểu 3m.

+ Dành đất xây dựng các bãi đỗ xe tại các thôn, xóm.

b) Cấp nước sạch:

- Tiêu chuẩn: Lấy từ 60-120 lít/người/ng.đ.

- Nguồn nước: Đối với các điểm dân cư gần các tuyến sông có thể khai thác nước mặt, các điểm dân cư xa nguồn nước mặt sử dụng nguồn nước ngầm mạch nông hoặc mạch sâu tùy theo quy mô khai thác và chất lượng nước.

- Sử dụng các trạm cấp nước có công suất nhỏ và có ứng dụng các công nghệ xử lý trước khi sử dụng, được xây dựng theo từng thôn, liên thôn hoặc từng xã tùy theo mật độ dân cư.

 c) Thoát nước bẩn:

- Tại các thôn cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn sinh hoạt, kết hợp với việc thoát nước tự nhiên xuống các ao hồ, kênh rãnh. Các ao hồ này cần thông với nhau để tiêu nước và tăng khả năng tự làm sạch. Rãnh thoát nước cần làm dọc theo các đường trục đường chính.

- Nước sản xuất trong các làng nghề không được xả trực tiếp vào các ao, hồ, cần phải xây bể lắng lọc hoặc có ao hồ riêng để lắng trước khi xả vào hệ thống chung.

- Sử dụng hệ thống cống chung cho cả nước mưa và nước thải dẫn đến các ao hồ tự nhiên và được xử lý theo phương pháp sinh học trước khi xả vào hệ thống chung.

d) Cấp điện:

- Quy hoạch tuyến điện trong các điểm dân cư nông thôn phải gắn liền với quy hoạch cải tạo kiến trúc, cải tạo đường giao thông.

- Trạm hạ thế phải đặt ở trung độ của các điểm dùng điện hoặc ở gần phụ tải điện lớn nhất. Mỗi thôn có từ 1- 2 trạm 35(22)/0,4KV và đưa lưới điện đến từng hộ gia đình.

e) Giải pháp bảo vệ môi trường:

- Mỗi xã cần xây dựng điểm thu gom rác thải tập trung rồi chuyển về trạm trung chuyển hoặc đến khu xử lý.

- Các thôn xóm xây dựng hương ước về nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Thành lập tổ thu gom rác đưa về nơi quy định của địa phương.

- Phát động phong trào xây dựng hố xí hợp vệ sinh.

- Nghĩa địa: Trước mắt cần đóng cửa các nghĩa trang nhỏ lẻ gần khu dân cư không đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước xây dựng các nghĩa trang nhân dân cấp vùng huyện (mỗi huyện có 2 - 5 khu).

8. Nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước, nhân dân, vốn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, vốn tài trợ và các nguồn vốn khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Xây dựng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch này; tổ chức công bố quy hoạch theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Xuân Lộc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1100/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 1100/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/09/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Trần Xuân Lộc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản