Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2012/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 12 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cẩp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 45/TT-SXD, ngày 11/6/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum".
Điều 2. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông-Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (không phân biệt loại, cấp, quy mô xây dựng, nguồn vốn đầu tư, trừ các công trình thuộc lĩnh vực bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có liên quan đến chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải được thực hiện từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi hết niên hạn sử dụng công trình và phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) đảm bảo nguyên tắc thống nhất, không trái với các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng
1. Trách nhiệm quản lý nhà nuớc về chất lượng công trình xây dựng:
a) Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
b) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, chất thải rắn trong đô thị (trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Điều 7 của Quy định này) và các công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, ban quản lý khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình giải quyết sự cố công trình; theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
e) Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng;
g) Kiểm tra, thanh tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; công tác kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân khi cần thiết; xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật;
h) Kiểm tra, thanh tra điều kiện năng lực và hoạt động của các tổ chức tư vấn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có) với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin danh sách những đơn vị, cá nhân vi phạm điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
i) Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (thông qua các hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, ban quản lý dự án...) thực hiện công tác kiểm định về chất lượng của công trình xây dựng để giúp cơ quan quản lý Nhà nước các cấp xử lý sự việc như: cải tạo sửa chữa, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng công trình xây dựng;
k) Báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum và các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum và các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (trừ các công trình nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều 4; Khoản 1 Điều 6 và Điều 7 của Quy định này):
a) Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp và một số Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
b) Sở Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình công nghiệp hầm mỏ (mỏ lộ thiên, mỏ hầm lò), dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng;
c) Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông;
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình thủy lợi, đê điều, kè, khai hoang xây dựng đồng ruộng, phục hóa cải tạo đồng ruộng, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, di dân và phát triển kinh tế mới, xây dựng nông thôn mới, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và các công trình liên quan đến rừng, các công trình nông nghiệp, lâm nghiệp chuyên ngành được giao làm chủ đầu tư.
2. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum và các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng quản lý; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm về chất lượng, xây dựng sai với nội dung giấy phép xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Sở Xây dựng đề xuất một tổ chức giám định độc lập để giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi được phân công, phân cấp;
c) Báo cáo sự cố công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng khi xảy ra sự cố công trình. Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì phải báo cáo cho người quyết định đầu tư và Bộ Xây dựng;
d) Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
b) Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ có giấy phép xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính quản lý.
2. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình do huyện làm chủ đầu tư và cấp giấy phép xây dựng (theo thẩm quyền) trên địa bàn quản lý;
b) Phối hợp với Sở Xây dựng hoặc sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra sự cố và giám định chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
c) Chỉ đạo các phòng chuyên môn về quản lý hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các trách nhiệm sau:
- Tuân thủ hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan chuyên ngành cấp trên; giúp và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
- Ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; nhà ở riêng lẻ trong phạm vi địa giới hành chính quản lý;
- Lập danh mục, theo dõi các công trình được khởi công xây dựng trên địa bàn;
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn khi cần thiết; kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu;
d) Chủ trì giải quyết sự cố chất lượng công trình nhà ở riêng lẻ trên phạm vi địa giới hành chính quản lý. Khi cần thiết kiến nghị Sở Xây dựng hoặc các chuyên gia tư vấn, cho ý kiến để xem xét, quyết định.
e) Báo cáo sự cố công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng khi xảy ra sự cố công trình. Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì phải báo cáo cho Sở Xây dựng và người quyết định đầu tư biết, xử lý theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính quản lý như sau:
1. Tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng trên địa bàn. Lập danh mục và theo dõi các công trình khởi công xây dựng trên địa bàn;
2. Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng do cấp xã quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật;
3. Phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện về quản lý hoạt động xây dựng (Phòng Quản lý đô thị; Phòng Kinh tế và Hạ tầng) kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu;
4. Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình lập hồ sơ sự cố đối với các công trình xây dựng; theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn;
5. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra, điều tra sự cố và giám định chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Chủ đầu tư có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình và quy định tại các Chương III, IV, V Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Chương II Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng.
b) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư ra quyết định thành lập phải đảm bảo điều kiện năng lực được quy định tại Khoản 4 Điều 36 và Điều 43 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng.
2. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát:
a) Các tổ chức, cá nhân khi tham gia khảo sát xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực, chứng chỉ hành nghề, phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định.
b) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư phê duyệt.
c) Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế;
d) Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
đ) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát xây dựng;
e) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát; bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai; sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế:
a) Nhà thầu thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực được quy định tại các Điều 47, 48, 49 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Điều 3 Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng.
b) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
c) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư lập hoặc chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn thiết kế lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Thiết kế xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt.
d) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
4. Trách nhiệm của nhà thầu, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Nhà thầu và cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Điều 36, Điều 51 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Điều 2, 3, 4 của Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng.
b) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.
5. Trách nhiệm của nhà thầu, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán:
a) Tổ chức tư vấn và người chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, hồ sơ dự toán xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Điều 50 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;
b) Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
c) Các tổ chức, cá nhân không được thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán đối với những công trình do mình thiết kế.
6. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình:
a) Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải đảm bảo các điều kiện năng lực quy định tại chương IV Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và chương I, II Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng.
b) Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại chương V Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ và chương III Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng;
c) Nhà thầu thi công xây dựng phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; có quy trình quản lý chất lượng phù hợp với từng công trình được chủ đầu tư phê duyệt;
d) Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Điều 9. Chế độ báo cáo công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
1. Sở Xây dựng thực hiện công tác tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ trước ngày 15 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 10 tháng 12 (đối với báo cáo năm) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng.
2. Các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum; Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ, trước ngày 10 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 05 tháng 12 (đối với báo cáo năm) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng. Báo cáo được gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ trước ngày 05 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 01 tháng 12 (đối với báo cáo năm) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng. Báo cáo được gửi về các phòng chuyên môn về quản lý hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý (Phòng Quản lý đô thị; Phòng Kinh tế và Hạ tầng) để tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng.
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được khen thưởng theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Hàng năm, Sở Xây dựng tổ chức xét chọn các công trình xây dựng đạt chất lượng cao đề nghị Bộ Xây dựng khen thưởng.
Điều 11. Xử lý vi phạm
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp phải thực hiện nghiêm túc Quy định này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng;
3. Đối với các công trình (đã thi công xong) có nguy cơ sụp đổ, ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc phá dỡ công trình có nguy cơ sụp đổ trong phạm vi địa giới hành chính do mình phụ trách. Trường hợp chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình không chấp hành thì tổ chức cưỡng chế phá dỡ theo quy định hiện hành.
1. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn, triển khai, đôn đốc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định này. Định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 08/2011/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 12/2012/QĐ-UBND quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 4Quyết định 20/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7Quyết định 688/2003/QĐ-UBND về bản quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước ở địa phương trên lĩnh vực thể dục thể thao do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 23/2006/QĐ-UBND ban hành các biện pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 1365/2006/QĐ-UBND phân công trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Chỉ thị 18/2006/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế và lập dự toán các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 38/2013/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12Quyết định 68/2013/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 15Quyết định 51/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014
- 1Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 51/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014
- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 5Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 8Thông tư 22/2009/TT-BXD quy định điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Thông tư 27/2009/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Thông tư 33/2009/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 12Quyết định 08/2011/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 13Thông tư 06/2011/TT-BXD sửa đổi Quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết 55/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 15Quyết định 12/2012/QĐ-UBND quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 16Quyết định 20/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do thành phố Cần Thơ ban hành
- 17Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 18Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 19Quyết định 688/2003/QĐ-UBND về bản quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước ở địa phương trên lĩnh vực thể dục thể thao do tỉnh An Giang ban hành
- 20Quyết định 23/2006/QĐ-UBND ban hành các biện pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 21Quyết định 1365/2006/QĐ-UBND phân công trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 22Chỉ thị 18/2006/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế và lập dự toán các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 23Quyết định 38/2013/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 24Quyết định 68/2013/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 25Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 53/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 53/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2012
- Ngày hết hiệu lực: 18/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra