Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2011/QĐ-UBND | An Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 28/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1042 /TTr-SCT ngày 09/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được thực hiện khi có Quyết định áp dụng một số biện pháp đặc thù đối với mặt hàng xăng dầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Cục trưởng Cục Hải An Giang, Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội biên phòng An Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã biên giới, các Cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh An Giang và các Thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 21/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này hướng dẫn áp dụng một số biện pháp quản lý đặc thù tại khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và góp phần chống xuất lậu xăng dầu qua biên giới.
Quy chế này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý kinh doanh xăng dầu, phòng chống buôn lậu khu vực biên giới.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu, Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới.
3. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thời gian bán xăng dầu
- Thời gian bán xăng dầu từ 06 giờ đến 18 giờ trong ngày đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên tuyến đường bộ và đường thủy thuộc khu vực biên giới trên địa bàn các huyện An Phú, Tịnh Biên và Thị xã Châu Đốc, Tân Châu (danh sách kèm theo phụ lục số 1).
- Thời gian bán xăng dầu từ 06 giờ đến 22 giờ trong ngày đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên tuyến đường bộ và đường thủy thuộc khu vực biên giới trên địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú và Thị xã Châu Đốc, Tân Châu ( danh sách kèm theo phụ lục số 2).
Điều 4. Lập hóa đơn bán lẻ xăng dầu
1. Trường hợp bán xăng dầu cho các đối tượng tiêu dùng có tổng giá trị thanh toán mỗi lần từ 200.000 đồng trở lên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập hóa đơn ghi rõ tên, địa chỉ người mua xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp các cơ sở ở địa phương hoạt động sản xuất, kinh doanh cần nhiên liệu sử dụng máy móc phục vụ sản xuất nông, công nghiệp hoặc vận chuyển ở khu vực biên giới khi mua xăng dầu mỗi lần có tổng giá trị từ 200.000 đồng trở lên phải lập hóa đơn và phải có hợp đồng mua bán cụ thể hoặc giấy đề nghị mua xăng dầu ( có xác nhận của chính quyền địa phương) có ghi thời hạn, số lượng xăng dầu theo yêu cầu.
3. Trường hợp xuất bán xăng dầu mỗi lần có tổng giá trị dưới 200.000 đồng không phải lập hóa đơn, nhưng cửa hàng phải ghi và theo dõi trên bảng kê, trừ trường hợp người mua xăng dầu yêu cầu lập hóa đơn.
Điều 5. Định mức, phương thức bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện đường bộ, đường thủy của người nước ngòai
2. Các phương tiện tàu thuyền chở hàng siêu trường, siêu trọng, tàu thuyền du lịch liên vận quốc tế không giới hạn định mức.
3. Việc bán xăng dầu chỉ được bơm trực tiếp vào bình chứa chính của phương tiện; không bán vào các dụng cụ chứa đựng khác, kể cả bình phụ chứa nhiên liệu gắn ở phương tiện. Khi bán xăng dầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải lập hóa đơn và ghi rõ biển số kiểm soát của phương tiện trên hóa đơn.
1. Mang theo đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan đến số lượng xăng dầu đang vận chuyển.
2. Đảm bảo cung ứng xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo đúng số lượng, chủng loại xăng dầu đã đăng ký hoặc theo hợp đồng đã ký và tuân thủ thời gian cung ứng xăng dầu theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
3. Báo cáo danh sách các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới do mình trực tiếp cung ứng xăng dầu và tình hình kinh doanh xăng dầu của từng cửa hàng về Sở Công thương theo định kỳ 10 (mười) ngày, tháng, quý, năm. Thời gian gởi báo cáo chậm nhất 02 (hai) ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo ( Mẫu báo cáo theo Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công Thương).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Công thương và Cơ quan thường trực – Ban Chỉ đạo 127 tỉnh
1. Trách nhiệm của Sở Công thương
a) Sở Công thương theo dõi giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu trong nước và phối hợp với các Ngành liên quan như: Cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tài chính và Thương nhân kinh doanh xăng dầu để theo dõi giá bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phía Việt Nam nếu thấp hơn từ 10% trở lên so với giá bán lẻ xăng dầu phía Campuchia và xác định khả năng diễn ra tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới thì tham mưu trình UBND tỉnh ra Quyết định áp dụng một số biện pháp đặc thù, đồng thời thông báo về việc áp dụng biện pháp đặc thù đến các Đơn vị có chức năng, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu khu vực biên giới và các thương nhân, Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu biết để thực hiện.
b) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường định kỳ và đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới;
c) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Biên phòng kiểm tra việc bán lẻ xăng dầu cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện đường thủy của người nước ngoài;
d) Định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ Công thương về lượng xăng, dầu bán ra của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới, trong đó, nêu rõ nguyên nhân làm tăng, giảm lượng xăng, dầu bán ra (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.
2. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực – Ban Chỉ đạo 127 tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Ủy viên Ban Chỉ đạo 127 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã biên giới tổ chức kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan và Thông tư số 28/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công Thương, về việc hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới. Đồng thời chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường giám sát, kiểm tra việc bán xăng dầu, ngăn chặn các hành vi buôn lậu xăng dầu, đầu cơ xăng dầu và các hành vi vi phạm khác.
Điều 8. Trách nhiệm của các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã biên giới
1. Cục Hải quan, Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Tài chính, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo nội dung Quy chế này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã biên giới chỉ đạo đơn vị có chức năng trên địa bàn phối hợp với các Ngành tỉnh tổ chức giám sát kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm./.
- 1Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Công văn 3625/UBND-KTN năm 2011 triển khai thực hiện quản lý kinh doanh xăng, dầu tại khu vực biên giới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 272/QĐ.UB năm 1989 ban hành những quy định về quản lý, điều hành và kinh doanh xăng dầu, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú ý trong Tỉnh An Giang
- 4Quyết định 52/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2022
- 5Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 74/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 53/2011/QĐ-UBND
- 2Quyết định 52/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2022
- 3Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- 4Thông tư 28/2011/TT-BCT hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới do Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Công văn 3625/UBND-KTN năm 2011 triển khai thực hiện quản lý kinh doanh xăng, dầu tại khu vực biên giới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 272/QĐ.UB năm 1989 ban hành những quy định về quản lý, điều hành và kinh doanh xăng dầu, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú ý trong Tỉnh An Giang
Quyết định 53/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 53/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Huỳnh Thế Năng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra