Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2006/QĐ.UBND

Biên Hòa, ngày 12 tháng 06 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI CÓ TRỢ GIÁ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô;
- Căn cứ Quyết định số 3385/QĐ/PC-VT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chế tạm thời về quản lý vận chuyển hành khách công cộng bằng ô tô buýt trong các thành phố;
- Căn cứ Nghị quyết 63/2006/NQ-HĐND7 ngày 03/5/2006 của HĐND tỉnh khóa VII - kỳ họp thứ 7;
- Xét tờ trình số 162/TT-SGTVT.VT ngày 07/3/2006 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt và chấp thuận cho tiếp tục thực hiện phương án vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trợ giá từ ngân sách nhà nước đối với 07 tuyến đường cụ thể như sau:

1/. Tuyến số 1: Biên Hòa - Trảng Bom và ngược lại.

2/. Tuyến số 2: Biên Hòa - Nhõn Trạch và ngược lại.

3/. Tuyến số 3: Biên Hòa - Hố Nai và ngược lại.

4/. Tuyến sổ 4: Biên Hòa - Bến xe Đồng Nai và ngược lại.

5/. Tuyến số 6: Biên Hòa - Ngã tư Vũng Tàu và ngược lại.

6/. Tuyến số 7: Biên Hòa - Thạnh Phú và ngược lại.

7/. Tuyến số 8: Ngã tư Vũng Tàu - Thạnh Phú và ngược lại.

(Chi tiết theo phương án đính kèm)

- Chấp thuận cho thực hiện chính sách miễn tiền vé đối với đối tượng là người tàn tật đi trên các phương tiền vận chuyển hành khách bằng xe buýt thuộc các tuyến xe buýt được trợ giá từ ngân sách nhà nước nêu trên.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ năm tài chính 2006.

Điều 2: - Giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các đõn vị vận tải tham gia khai thác tuyến triển khai và kiểm tra quá trình thực hiện, đồng thời thường kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh xem xét, có ý kiến chỉ đạo theo hướng giảm dần việc trợ giá từ ngân sách tỉnh.

- Về việc mở thêm các tuyến đường vận chuyển hành khách bằng xe buýt có trợ giá từ ngân sách tỉnh; giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải xây dựng các tiêu chí khai thác tuyến, dự kiến mức trợ giá thông qua Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét trình ra kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2006.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các cõ quan, đõn vị và các Tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Quốc Thái

 

PHƯƠNG ÁN

HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, XE ĐUA RƯỚC HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÓ TRỢ GIÁ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Đính kèm Quyết định số 53/QĐ.UBT ngày 12/6/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai)

I. Các chỉ tiêu của Phương án:

STT

Tuyến vận chuyển

Cự ly vận chuyển (km)

Trọng tải (ghế)

Hệ số b khoán

1

Tuyến số 1: Biên Hòa - Trảng Bom

30

30

1,00

2

Tuyến số 2: Biên Hòa - Nhơn Trạch

42

35

1,10

3

Tuyến số 3: Biên Hòa - Hố Nai

12

12

0,80

4

Tuyến sổ 4: Biên Hòa - Bến xe Đồng Nai

10,5

12

0,80

5

Tuyến số 6: Biên Hòa - Ngã tư Vũng Tàu

16

25

0,80

6

Tuyến số 7: Biên Hòa - Thạnh Phú

21

25

0,85

7

Tuyến số 8: Ngã tư Vũng Tàu - Thạnh Phú

15,5

25

0,85

II. Tổng số tuyến xin trợ giá; thời gian phục vụ và số chuyến xe thực hiện trong ngày cụ thể như sau:

1/ Tổng số tuyến xin trợ giá là: 07 tuyến

- Tuyến số 1: Biên Hòa - Trảng Bom và ngược lại.

- Tuyến số 2: Biên Hòa - Nhơn Trạch và ngược lại.

- Tuyến số 3: Biên Hòa - Hố Nai và ngược lại.

- Tuyến sổ 4: Biên Hòa - Bến xe Đồng Nai và ngược lại.

- Tuyến số 6: Biên Hòa - Ngã tư Vũng Tàu và ngược lại.

- Tuyến số 7: Biên Hòa - Thạnh Phú và ngược lại.

- Tuyến số 8: Ngã tư Vũng Tàu - Thạnh Phú và ngược lại.

2/ Thời gian phục vu và số chuyến xe thực hiện trong ngày:

STT

Tuyến vận chuyển

Chuyến đầu tiên xuất bến lúc

Chuyến cuối cùng xuất bến lúc

Tổng số chuyến xe thực hiện trong ngày

1

Tuyến số 1: Biên Hòa - Trảng Bom

5h30

18h40

72

2

Tuyến số 2: Biên Hòa - Nhơn Trạch

5h30

17h40

68

3

Tuyến số 3: Biên Hòa - Hố Nai

5h30

18h00

118

4

Tuyến sổ 4: Biên Hòa - Bến xe Đồng Nai

5h30

18h00

128

5

Tuyến số 6: Biên Hòa - Ngã tư Vũng Tàu

5h30

18h20

90

6

Tuyến số 7: Biên Hòa - Thạnh Phú

5h30

18h20

90

7

Tuyến số 8: Ngã tư Vũng Tàu - Thạnh Phú

5h30

18h20

90

3/ Giá vé:

+ Vé lượt:

- Tuyến số 3, 4, 6, 7 và 8 giá vé đồng hạng là 2.000 đồng/lượt.

- Tuyến số 1: giá vé trên nửa tuyến: 3.000 đồng/lượt; dưới nửa tuyến: 2.000 đồng/lượt.

- Tuyến số 2: giá vé trên nửa tuyến: 4.000 đồng/lượt; dưới nửa tuyến: 2.000 đồng/lượt.

+ Vé tháng: được giảm 25% cho tất cả 07 tuyến và sử dụng để đi lại trên các tuyến có cùng giá vé.

+ Trẻ em dưới 1 tuổi và người khuyết tật đi xe buýt được miễn vé.

4/ Phương thức trợ giá:

Căn cứ Quyết định số 2942/2005/QD-CT.UBT ngày 17/08/2005 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh đơn giá, chi phí ca xe VCHKCC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để tính toán tiền trợ giá.

Các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh quyết định trợ giá đều được xem xét trợ giá khi bị lỗ. Cơ chế trợ giá cho xe buýt, xe đưa rước học sinh được xác định như sau:

- Phương thức trợ giá tính cho từng chuyến xe và từng loại trọng tải xe khai thác trên tuyến.

-Mức trợ giá được xác định bằng phương pháp:

+ Đối với xe buýt: khoán tiền trợ giá

Tiền khoán trợ giá = (bằng) Tổng chi phí theo định múc - (trừ) Tổng doanh thu khoán.

+ Đối với xe đưa rước học sinh:

Học sinh thuộc các đối trọng chính sách, con các gia đình hộ nghèo trên cơ sở xác nhận của UBND phường, xã, các trường tổng họp thông qua Sở Giáo dục & Đào tạo thẩm định gửi Sở GTVT để thực hiện việc trợ giá.

Mức trợ giá là 500 đồng/lượt.

- Tạm ứng tiền trợ giá: vào ngày 15 hàng tháng, căn cứ kế hoạch thực hiện, các Doanh nghiệp vận tải được tạm ứng 50% mức khoán trợ giá trong tháng và được quyết toán và đầu tháng sau.

III. Dự toán kinh Phí khoán trợ giá:

+ Tổng mức khoán trợ giá cho 07 tuyến xe buýt trong thời gian một năm là: 11.779.883.667 đồng (mười một tỷ bảy trăm bảy mươi chín triệu tám trăm tám mươi ba ngàn sáu trăm sáu mươi bảy đồng).

(có bảng tổng hợp chi tiết kèm theo)

+ Kinh phí làm thêm biển dừng đỗ, sơn đường, thông tin, quảng cáo, xây dựng nhà chờ cho tuyến mới mở và bổ sung các tuyến đang khai thác, tổng kinh phí là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng chẵn).

IV. Các biện pháp tổ chức thực hiên:

UBND giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải:

1/ Căn cứ Phương án được UBND tỉnh Quyết định phê duyệt cho trợ giá. Sở GTVT ra Quyết định giao nhiệm vụ khai thác tuyến cho các Doanh nghiệp vận tải đã đăng ký khai thác tổ chức thực hiện.

2/ Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt quan điểm xã hội hóa trong lĩnh vực VCHKCC bằng xe buýt, bảo đảm nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các lợi ích ''Nhà nước - Xã hội - Chủ đầu tư''.

3/ Từng bước điều chỉnh giờ giãn cách chạy xe, nâng cao chất lượng phương tiện, tiện nghi trên xe, giá vé, khoảng cách các điểm dừng, nhà chờ,... tạo thói quen đi xe buýt, góp phần từng bước giảm tỷ lệ tăng trưởng phương tiện cá nhân, nhất là xe máy và xe mô tô.

4/ Đẩy nhanh việc lập dự án đầu tư phương tiện đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho đầu tư tại văn bản số 4915/CV-UBT ngày 06/9/2004 để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư.

5/ Tiếp tục thực hiện văn bản sồ 6653/UBND-PPLT ngày 19/10/2005 của UBND tỉnh về việc vay vốn hỗ trợ của các Doanh nghiệp vận tải tham gia đưa rước công nhân và vận chuyển hành khách cộng cộng nhằm nâng cao chất lượng phương tiện, thay dần các phương tiện sắp hết niên hạn sử dụng mà Sở GTVT đã triển khai.

6/ Chỉ đạo Trung tâm Quản lý Điều hành VCHKCC bằng xe buýt kiểm tra thống nhất với các Doanh nghiệp vận tải về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như: hệ số lợi dụng trọng tải, chủng loại, chất lượng phương tiện, biểu đồ chạy xe, ... đảm bảo tăng tính hiệu quả, tiết kiệm cho ngân sách.

7/ Tiếp tục thông tin, quảng cáo sâu rộng về hoạt động của xe buýt trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và hưởng ứng đi lại bằng xe buýt, nhất là học sinh, sinh viên, công nhân.

8/ Liên hệ bàn bạc với các Doanh nghiệp có nhu cầu thông tin, quảng cáo sản phẩm của Doanh nghiệp gửi hồ sơ xin đăng ký xây dựng các nhà chờ tại các địa điểm đã khảo sát để phục vụ hành khách đi xe buýt.

9/ Phối hợp với UBND các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Long Thành tạo điệu kiện giúp đỡ về thủ tục, giới thiệu địa điểm để lập trạm điều hành xe buýt tại điểm cuối tuyến.

10/ Mở rộng các điểm bán vé tháng để thuận tiện cho khách khi mua vé đi xe buýt.

11/ Chỉ đạo các Doanh nghiệp vận tải:

- Giáo dục lái, phụ xe tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ không để xảy ra tai nạn giao thông.

- Xem xét đầu tư phương tiện phù hợp, chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách và bảo đảm an toàn giao thông.

- Thực hiện đúng biểu đồ vận hành chạy xe, đúng tuyến quy định, đón trả khách đúng điểm dừng đỗ, bán đúng giá vé, luôn giữ xe sạch sẽ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Giáo dục đội ngũ lái, phụ xe, tiếp viên trên xe khi giao tiếp với khách phải nhã nhặn, lịch sự, thường xuyên giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ có thai khi lên, xuống xe buýt.

- Trong những ngày lượng khách đột biến tăng cao, các Doanh nghiệp vận tải chủ động tăng cường xe để giải tỏa khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân đồng thời có văn bản báo cáo để các ngành chức năng xem xét giải quyết.

- Tăng cường công tác giáo dục để lái xe không bỏ chuyến, bỏ trạm dừng và bỏ khách, tiếp viên bán vé khi thu tiền phải xé vé cho khách tạo thói quen cho khách đi xe. Tiếp viên không được quay vòng vé, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

- Chủ động đến các Khu công nghiệp, các Doanh nghiệp, trường học để bán vé tháng nhằm tăng lượng hành khách đi xe buýt.

12/ Đối với hành khách đi xe buýt:

- Lên, xuống xe phải đúng nơi có biển dừng xe, nhà chờ.

- Giữ gìn trật tự, an toàn, vệ sinh trên xe và nhà chờ xe buýt.

- Phải yêu cầu tiếp viên trao vé ngay khi trả tiền và giữ vé để kiểm tra.

- Có thái độ văn minh khi đi xe buýt như nhường chỗ ngồi cho người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai và em nhỏ.

13/ Chỉ đạo Trung tâm Quản lý Điều hành VCHKCC bằng xe buýt:

- Tổ chức bộ máy quản lý điều hành từ Ban Giám đốc đến các Phòng nghiệp vụ và các cán bộ chuyên môn đủ năng lực và trình độ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức khảo sát điều tra, nghiên cứu, dự báo nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là công nhân các Khu công nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh, kéo dài các tuyến xe buýt, mở thêm các tuyến lưới phục vụ công nhân các Khu công nghiệp để địa bàn tỉnh.

- Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt nội ô TP Biên Hòa và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt để khảo sát và mở các tuyến xe buýt, đặc biệt chú trọng đến các tuyến xe buýt tại các Khu công nghiệp, trung tâm thị trấn, thị xã trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Tiếp tục khảo sát để mở thêm các tuyến không trợ giá.

- Căn cứ theo lộ trình thực hiện quy hoạch, khảo sát đề xuất mở thêm các tuyến có trợ giá vào các thời điểm phù hợp bảo đảm hiệu quả (có tờ trình cụ thể từng tuyến kèm theo).

14/ Trong quá tình thực hiện Phương án:

- Trường hợp các khoảng mục chi phí tăng hoặc giảm trên mức 5% (năm phần trăm) trên tổng chi phí, Sở GTVT đề xuất ý kiến thông qua Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định, điều chỉnh mức khoán trợ giá cho phù hợp.

Trong những ngày lễ, ngày tết do lượng khách đột biến tăng cao, các Doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng chuyến xe để phục vụ hành khách, số chuyến xe tăng phải được hai đầu bến xe xác nhận và phải có hệ số lợi dụng trọng tải b cao hơn hệ số khoán. UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở GTVT thẩm định và chấp thuận cho các Doanh nghiệp vận tải được thanh toán tiền trợ giá cho các chuyến xe tăng thêm nhằm phục vụ tốt hơn thu cầu đi lại của hành khách, cũng như để bảo đảm doanh thu cho Doanh nghiệp vận tải.

- Sau mỗi kỳ 03 tháng thực hiện, Sở GTVT có văn bản báo cáo tình hình thực hiện về sản lượng vận tải, các chỉ tiêu theo Phương án được duyệt hệ số lợi dụng trọng tải, giá vé, loại xe khai thác,...) và xem xét điều chỉnh các chỉ tiêu gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định theo hướng tăng dần hiệu quả, giảm dần tiền trợ giá trình UBND tỉnh. Đối với một số tuyến có cự ly dài nếu bù đắp đủ chi phí, có lãi sẽ xem xét đề nghị UBND tỉnh không trợ giá cho Doanh nghiệp nữa để giảm chi phí cho ngân sách của tỉnh. Đồng thời, xét thấy nếu đủ điều kiện sẽ tổ chức đấu thầu tuyến.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 53/2006/QĐ-UBND phê duyệt phương án hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trợ giá từ ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 53/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/06/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Đinh Quốc Thái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản