- 1Quyết định 27/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực
- 3Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2015/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 22 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Thực hiện Chương trình hành động số 14-NQ/TU ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Theo đề nghị của Liên Sở Khoa học và Công nghệ - Tài chính tại Tờ trình số 855/TTr-LSKHCN-STC ngày 23 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách xây dựng, phát triển các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và áp dụng đến hết ngày 31/12/2020.
Bãi bỏ Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chế độ chi cho Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC DỊCH VỤ SỞ HỮU TRÍ TUỆ, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Quy định này quy định nội dung chính sách và mức chi hỗ trợ để xây dựng, phát triển các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và hỗ trợ tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, chương trình máy tính đã được cấp văn bằng bảo hộ, tác giả có giải pháp đạt giải nhất, giải nhì trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Thuận xây dựng mô hình trình diễn, đề án triển khai nhằm giới thiệu, đưa vào giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ.
Quy định này áp dụng cho các đối tượng sau:
1. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xây dựng, phát triển các tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; các tổ chức là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đang hoạt động, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Tác giả là công dân tỉnh Bình Thuận có sáng chế, giải pháp hữu ích, chương trình máy tính đã được cấp văn bằng bảo hộ, hoặc có giải pháp đạt giải nhất, giải nhì trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh xây dựng mô hình trình diễn, đề án triển khai nhằm giới thiệu, đưa vào giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Các nội dung hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ
1. Chuẩn bị đăng ký và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
a) Cung cấp thông tin về tình trạng của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và trên thế giới;
b) Cung cấp thông tin về tình hình bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và trên thế giới;
c) Viết bản mô tả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ;
d) Lập hồ sơ và làm các thủ tục đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ.
2. Duy trì và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ
a) Thực hiện các thủ tục theo quy định để duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ;
b) Làm các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ;
c) Soạn thảo và đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 4. Nội dung và mức chi hỗ trợ xây dựng và phát triển tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ
1. Hỗ trợ nhân lực triển khai dịch vụ sở hữu trí tuệ phục vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ khai thác phát triển tài sản trí tuệ: Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi triển khai dịch vụ sở hữu trí tuệ thì xây dựng đề án bổ sung vị trí việc làm, gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định và gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Chi hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện các nội dung sau:
a) Tuyên truyền, quảng bá các hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ tối đa không quá 150.000.000 đồng trong một năm cho các nội dung: In tập gấp; tài liệu tuyên truyền; quảng cáo trên báo, đài phát thanh và truyền hình, trên các bản tin; tổ chức hội thảo, hội nghị tư vấn về sở hữu trí tuệ;
b) Tham dự các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo chuyên ngành về sở hữu trí tuệ do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức. Mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Trang bị phần mềm và phí sử dụng để tra cứu thông tin, khai thác tài sản trí tuệ phục vụ cho các hoạt động: Dịch vụ sở hữu trí tuệ và ứng dụng vào sản xuất góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Mức chi: 100% kinh phí theo chứng từ hợp lệ.
1. Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ (được thanh toán sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề): học phí, lệ phí thi, tiền lưu trú, tiền phòng trọ, tiền tàu xe đi về (áp dụng theo quy định của pháp luật về mức chi công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện hành trong thời gian tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước).
2. Để nhận được hỗ trợ các tổ chức phải có hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ trong đó cam kết người được cấp chứng chỉ phải hành nghề đại diện dịch vụ sở hữu trí tuệ trong một tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoặc tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ trong 07 (bảy) năm liên tục trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Nếu vi phạm hợp đồng phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận và bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật về vi phạm hợp đồng.
1. Chi hỗ trợ các tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các dịch vụ và sản phẩm truyền thống, làng nghề, sản phẩm lợi thế của địa phương, gồm: xây dựng hồ sơ, quy chế sử dụng, thiết kế mẫu nhãn hiệu, logo và phí, lệ phí đăng ký, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các thành viên của tổ chức sử dụng nhãn hiệu.
Mức chi: 10.000.000 đồng cho một văn bằng bảo hộ.
2. Chi hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích.
Mức chi: 6.500.000 đồng cho một văn bằng bảo hộ.
3. Hỗ trợ tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, chương trình máy tính đã được cấp văn bằng bảo hộ, tác giả có giải pháp đạt giải nhất, giải nhì trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh xây dựng mô hình, dự án trình diễn, triển khai nhằm giới thiệu, đưa vào giao dịch trên thị trường khoa học và công nghệ.
a) Nội dung chi:
(1) Thuyết minh mô hình, dự án;
(2) Hoàn thiện, đổi mới công nghệ;
(3) Hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất;
(4) Sản xuất thử sản phẩm loạt đầu tiên của mô hình, dự án;
(5) Thuê, mua sắm, nhập khẩu trang thiết bị chuyên dụng phục vụ trực tiếp cho mô hình, dự án;
(6) Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, nông dân;
(7) Phí kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá là kết quả của mô hình, dự án; tuyên truyền, tiếp thị, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan hoặc đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
(8) Chi phí khác trực tiếp phục vụ cho thực hiện mô hình, dự án.
b) Mức chi: 50% kinh phí thực hiện mô hình, dự án được UBND tỉnh phê duyệt (tối đa không quá 50.000.000 đồng).
4. Chi hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý trong nội bộ của các tổ chức tập thể sản xuất, kinh doanh được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Mức chi: 2.000.000 đồng cho một tổ chức tập thể.
5. Chi hỗ trợ tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thiết kế lại bao bì hoặc biển hiệu có gắn logo (biểu trưng) chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.
Mức chi: 2.000.000 đồng cho một tổ chức, cá nhân.
6. Chi hỗ trợ lập hồ sơ:
a) Tham gia bình chọn thương hiệu, giải thưởng VIFOTEC, giải thưởng sáng chế Việt Nam, doanh nghiệp sáng tạo Việt Nam;
Mức chi: 500.000 đồng cho một hồ sơ.
b) Tham gia các chợ thiết bị công nghệ, hội chợ liên quan đến khuếch trương thương hiệu và giới thiệu sản phẩm là kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, sản phẩm hoạt động sáng tạo, tìm kiếm thị trường công nghệ;
Mức chi: 500.000 đồng cho một hồ sơ.
7. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân có thiết bị, công nghệ tham gia chợ công nghệ (Techmart) trong nước; các tổ chức, cá nhân có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của tỉnh được bảo hộ tham gia triển lãm, tại chợ công nghệ thiết bị trong nước, hội nghị khoa học và công nghệ, sự kiện khác do tổ chức khoa học công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường:
a) Chi phí ăn, ở và vé tàu, xe tối đa cho 01 người theo chế độ công tác phí hiện hành trong thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm và đi đường;
b) Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng (không quá 8.000.000 đồng cho một tổ chức, cá nhân);
c) Hỗ trợ 100% chi phí vận chuyển thiết bị, sản phẩm (không quá 10.000.000 đồng cho một lần tham gia chợ, hội chợ, triển lãm, hội nghị).
Điều 7. Các khoản chi phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý
1. Chi hỗ trợ tiền xăng cho cán bộ thẩm định tại thực địa phục vụ cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (trong trường hợp không đủ điều kiện thanh toán công tác phí).
Mức chi: 50.000 đồng cho một người trong một buổi.
2. Chi hỗ trợ tiền xăng cho cán bộ kiểm tra, kiểm soát bên ngoài việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể (trong trường hợp không đủ điều kiện thanh toán công tác phí).
Mức chi: 50.000 đồng cho một người trong một buổi.
3. Chi họp Ban chỉ đạo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến giải quyết các vấn đề trong chương trình phát triển tài sản trí tuệ:
a) Trưởng Ban chỉ đạo, người được ủy quyền chủ trì cuộc họp, hội thảo;
Mức chi: 200.000 đồng cho một người trong một buổi.
b) Thành viên và thư ký Ban chỉ đạo;
Mức chi: 100.000 đồng cho một người trong một buổi.
c) Đại biểu được mời tham dự;
Mức chi: 70.000 đồng cho một người trong một buổi.
Điều 8. Nguồn kinh phí và phương thức thanh toán
1. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh được cân đối trên cơ sở dự toán do Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng hàng năm và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.
2. Phương thức thanh toán
a) Chứng từ thanh toán:
- Giấy đề nghị thanh toán;
- Tài liệu chứng minh thực hiện công việc (ví dụ: Văn bản chấp nhận đơn hợp lệ, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ,…);
- Hóa đơn, chứng từ nộp các khoản phí, lệ phí, vé tàu, vé xe.
b) Cơ quan trực tiếp thanh toán:
- Tổ chức, cá nhân nộp chứng từ thanh toán tại Sở Khoa học và Công nghệ;
- Sở Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ và thực hiện việc thanh toán theo quy định (việc thanh toán chi trả nhận tiền hỗ trợ được thực hiện qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận).
1. Các tổ chức Khoa học và Công nghệ, tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ
Hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện.
- Có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy định này.
3. Sở Tài chính
- Xem xét dự toán do Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh quyết định.
- Thực hiện kiểm tra các khoản thanh toán đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu thấy khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2015
- 2Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tổ chức và cá nhân trúng tuyển là đơn vị chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2014-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 302/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long năm 2014
- 4Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2010 quy định về chế độ chi cho Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 27/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực
- 8Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2010 quy định về chế độ chi cho Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 27/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực
- 4Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận kỳ 2019-2023
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2015
- 5Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 6Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tổ chức và cá nhân trúng tuyển là đơn vị chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2014-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 7Quyết định 302/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long năm 2014
- 8Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020
Quyết định 52/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách xây dựng, phát triển tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 52/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2015
- Ngày hết hiệu lực: 20/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực