Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2009/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 27 tháng 07 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 1323/SNN-CB ngày 30 tháng 6 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
KIỂM TRA VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 52/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Bản Quy định này quy định nội dung, hình thức, thủ tục kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ gồm các sở, ngành: Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương, Công an tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Kiểm lâm; UBND các huyện; thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
1. Gỗ nêu trong bản Quy định này bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp.
2. Lâm sản ngoài gỗ trong bản Quy định này bao gồm tất cả các nguyên liệu, sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật rừng (loại trừ gỗ).
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ THỦ TỤC KIỂM TRA
Điều 4. Nội dung kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Kiểm tra hồ sơ, điều kiện về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo mẫu do cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn.
2. Kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
a) Nguồn nguyên liệu sản xuất, hồ sơ về nguyên liệu;
b) Sản phẩm, kết quả tiêu thụ sản phẩm.
3. Kiểm tra về thiết bị, máy móc, công nghệ để sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
4. Kiểm tra về sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và khu vực.
5. Kiểm tra về các khoản thuế phải nộp.
Điều 5. Hình thức kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 2 Quy định này.
2. Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất khi các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 2 Quy định này có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Điều 6. Thủ tục kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt hoặc khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ
a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
b) Nội dung, yêu cầu, phạm vi kiểm tra;
c) Thời hạn kiểm tra;
d) Thành viên đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
e) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân được kiểm tra.
3. Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai ra quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ định kỳ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Thành phần Đoàn Kiểm tra định kỳ có đại diện các cơ quan, đơn vị nêu tại khoản 2, Điều 2 Quy định này.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu tại khoản 2, Điều 2 Quy định này theo chức năng quản lý của ngành mình khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì có trách nhiệm ra quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra đột xuất ngay.
5. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm tiến hành kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ định kỳ hoặc đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với hộ kinh doanh và cá nhân thuộc địa phương mình quản lý.
6. Quyết định kiểm tra phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân được kiểm tra ít nhất là 03 ngày trước khi tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra.
7. Thời gian kiểm tra trực tiếp của mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 05 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định kiểm tra có thể gia hạn. Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho mỗi cuộc kiểm tra.
8. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra chỉ được kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ, nguyên liệu, phương tiện của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân có liên quan đến những nội dung ghi trong quyết định kiểm tra.
9. Việc kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất phải được lập biên bản và có kết luận bằng văn bản về những nội dung đã kiểm tra. Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân có vi phạm phải lập hồ sơ về việc vi phạm, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
10. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan đến lĩnh vực bị kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, tài liệu, sổ sách, chứng từ đã cung cấp.
11. Chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày hết hạn kiểm tra, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân phải nhận được văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra.
12. Văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra phải được báo cáo người đã ra quyết định kiểm tra.
Điều 7. Kinh phí kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
1. Hàng năm, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Kinh phí kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân, được sử dụng từ nguồn kinh phí chi ngoài khoán hàng năm của Chi cục Kiểm lâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn kinh phí do ngân sách cấp được quản lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và được quyết toán hàng năm theo quy định.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân khi quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra, và giữ vai trò Trưởng Đoàn.
3. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành có trách nhiệm cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn Kiểm tra khi có yêu cầu và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực ngành mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
4. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành nêu tại khoản 2, Điều 2 Quy định này chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi thành lập Đoàn Kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hạt Trưởng các Hạt Kiểm lâm chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi thành lập Đoàn Kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh và cá nhân thuộc địa phương mình quản lý.
Những tổ chức cá nhân có thành tích trong việc thực hiện những nội dung quy định kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được khen thưởng theo quy định pháp luật.
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra phải thực hiện theo đúng những nội dung kiểm tra của bản Quy định này, người nào vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành; nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân khi phát hiện việc làm trái pháp luật của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong khi kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Kết thúc các đợt kiểm tra, Đoàn Kiểm tra của tỉnh và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh./.
- 1Quyết định 39/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và trình tự, thủ tục đầu tư hoạt động sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng
- 2Quyết định 1226/QĐ-UBND năm 2006 đặt cổng chắn (barie) để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Nghị định 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 5Quyết định 39/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và trình tự, thủ tục đầu tư hoạt động sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng
- 6Quyết định 1226/QĐ-UBND năm 2006 đặt cổng chắn (barie) để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025
- 8Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 52/2009/QĐ-UBND về kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 52/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Ao Văn Thinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra