Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 515/QĐ-UB | Buôn Ma Thuột, ngày 27 tháng 02 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN GIÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK LĂK
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Thông tư liên bộ số 666/2001/TTLB/BKH-UBDTMN-TC-XD, ngày 23-8-2001 của Liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính - Xây dựng;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh Đăk Lăk tại tờ trình số 354/TT-DT, ngày 28-11-2001,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban giám sát Chương trình 135 ở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã), như sau:
1. Cơ cấu tổ chức của Ban giám sát Chương trình 135 xã:
a) Trưởng ban giám sát Chương trình 135 xã do tập thể Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã cử.
b) Các thành viên bao gồm: Đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh và các thành viên khác là công dân địa phương, do Ủy ban nhân dân xã chọn, với điều kiện là người có am hiểu về kỹ thuật xây dựng cơ bản, nhưng tối đa không quá 7 thành viên.
c) Căn cứ vào tờ trình đề nghị thành lập Ban giám sát Chương trình 135 của Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ra quyết định thành lập Ban giám sát Chương trình 135 xã.
2. Chức năng của Ban giám sát Chương trình 135 xã:
Ban giám sát Chương trình 135 xã có chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 ở cấp xã.
3. Nhiệm vụ của Ban giám sát Chương trình 135 xã:
a) Tham gia cùng với Chủ đầu tư dự án trong việc thông qua dự án các công trình cơ sở hạ tầng của xã để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tham gia cùng với Chủ đầu tư dự án trong việc giải phóng mặt bằng, giải quyết thỏa đáng các vướng mắc, tranh chấp và quyền lợi chính đáng (nếu có) cho nhân dân trước khi khởi công xây dựng công trình 135.
c) Phối hợp với cán bộ giám sát kỹ thuật công trình bên A (Chủ đầu tư) và bên B (đơn vị thi công) để giám sát quá trình thi công công trình, đảm bảo chất lượng kỹ thuật theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ thi công công trình. Trong trường hợp cần thiết, xét thấy công trình thi công không đảm bảo chất lượng, Ban giám sát Chương trình 135 xã kiến nghị với Chủ đầu tư dự án đình chỉ thi công và báo cáo lên Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các tài liệu dự án có liên quan đến việc kiểm tra, giám sát công trình 135 cho Ban giám sát Chương trình 135 xã trước khi khởi công thực hiện công trình.
d) Giám sát việc nghiệm thu công trình, bao gồm các công việc sau:
- Giám sát nghiệm thu khối lượng hoàn thành từng phần: Toàn thể Ban giám sát cùng tham gia Hội đồng nghiệm thu và đại diện Ban giám sát ký vào biên bản nghiệm thu từng phần.
- Giám sát nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành: Toàn thể Ban giám sát cùng tham gia Hội đồng nghiệm thu và đại diện Ban giám sát ký vào biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.
đ) Kiểm tra việc gắn biển báo ghi danh công trình 135 của đơn vị thi công trước khi ký nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành.
e) Tham gia cùng với Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân xã thông báo công khai cho nhân dân biết kết quả công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các thông tin cần công khai trước dân là: Tên công trình; năng lực công trình hoàn thành; vốn đầu tư (bao gồm vốn Ngân sách trung ương, vốn địa phương tỉnh, huyện, xã, vốn dân đóng góp hoặc vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước); đơn vị thi công; thời hạn bảo hành và các vấn đề khác có liên quan.
f) Kiến nghị với Chủ đầu tư không thanh toán khối lượng hoàn thành hoặc đề nghị thu hồi nguồn vốn thực hiện sai nếu chất lượng công trình kém, không đạt yêu cầu so với thiết kế dự toán kỹ thuật được phê duyệt.
4. Kinh phí hoạt động của Ban giám sát Chương trình 135 xã:
Tùy thuộc vào khối lượng công việc, tính chất hoạt động của Ban giám sát Chương trình 135 xã, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương của huyện, thành phố trên cơ sở dự toán ngân sách được phê duyệt để đảm đương các hoạt động của Ban giám sát Chương trình 135 xã.
Ban giám sát Chương trình 135 xã có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động trong năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt, sau đó tạm ứng kinh phí và thực hiện chế độ thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2. Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Xây dựng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn các Ban giám sát Chương trình 135 xã thực hiện theo đúng quy định tại điều 1 của quyết định này.
Điều 3. Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã có Chương trình 135 và Ban giám sát Chương trình 135 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK LĂK |
- 1Quyết định 1962/QĐ-UBND năm 2009 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 của Thành phố Hà Nội, giai đoạn II (2008-2010) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 101/QĐ-UBDT năm 2013 thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình 135 giai đoạn III và các Chương trình, Dự án giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi (Văn phòng Điều phối Chương trình 135 giai đoạn III) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 13/2007/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban giám sát xã Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Thông tư liên tịch 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Quyết định 1962/QĐ-UBND năm 2009 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 của Thành phố Hà Nội, giai đoạn II (2008-2010) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 101/QĐ-UBDT năm 2013 thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình 135 giai đoạn III và các Chương trình, Dự án giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi (Văn phòng Điều phối Chương trình 135 giai đoạn III) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 5Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 515/QĐ-UB năm 2002 Quy định cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban giám sát Chương trình 135 ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn do ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 515/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/02/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lê Văn Quyết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra