Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2010/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 24 tháng 12 năm 2010.

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16-12-2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06-6-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 16-12-2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015.

Điều 2. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho Bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01-01-2011./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Quang Vinh

 

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

A. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

I. NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN:

Trên cơ sở tổng mức vốn được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách cấp tỉnh cho các công trình, dự án cụ thể. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách cấp huyện, thành phố cho các công trình, dự án cụ thể trình HĐND cùng cấp. Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

- Thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp;

- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch;

- Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm và các dự án cấp thiết khác; các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho các dự án ODA, …; phấn đấu đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

II. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI CỦA CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các huyện, thành phố (gọi chung là huyện)

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2011 là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện và được ổn định trong 5 năm của giai đoạn 2011 - 2015;

- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của cả tỉnh, các vùng kinh tế động lực, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh;

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;

- Mức vốn đầu tư phát triển cân đối ngân sách huyện không thấp hơn số dự toán năm 2010 UBND tỉnh đã giao.

2. Các tiêu chí phân bổ.

Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ thu sử dụng đất) cho các huyện gồm các nhóm sau:

- Tiêu chí dân số, gồm: dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số của các huyện.

- Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm: tỷ lệ hộ nghèo, số thu thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, thu xuất nhập khẩu, số thu quản lý qua ngân sách).

- Tiêu chí diện tích: diện tích đất tự nhiên của các huyện

- Tiêu chí về đơn vị hành chính: bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã); số xã miền núi, vùng cao và biên giới; tổng số thôn, tổ dân phố (gọi chung là thôn) của từng huyện.

3. Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể

a) Tiêu chí dân số chung: bao gồm dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số. Cách tính cụ thể như sau:

- Điểm của tiêu chí dân số trung bình:

Số dân trung bình

Điểm

Dưới 40.000 người, được tính

10

Từ 40.000 người trở lên, cứ tăng thêm 1.000 người được cộng thêm

0,2

- Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số

Số dân

Điểm

Dưới 10.000 người là dân tộc thiểu số, được tính

1

Từ 10.000 người trở lên, cứ tăng thêm 1.000 người được cộng thêm

0,1

Dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số của các huyện để tính điểm được xác định căn cứ vào số liệu Niên giám thống kê năm 2009 của tỉnh.

b) Tiêu chí về trình độ phát triển: bao gồm 2 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo và thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, thu xuất nhập khẩu và số thu quản lý qua ngân sách).

- Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo:

Tỷ lệ hộ nghèo

Điểm

Cứ 5% tỷ lệ hộ nghèo, được tính

2

Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện để tính điểm được xác định căn cứ vào số liệu thực hiện năm 2009 của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội.

- Điểm của tiêu chí thu nội địa

Thu nội địa

Điểm

Dưới 2 tỷ đồng, được tính

0,4

Từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng, cứ mỗi tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm

0,2

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng, cứ mỗi tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm

0,4

Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm

0,6

Từ 50 tỷ đồng trở lên, cứ 10 tỷ đồng tăng thêm được cộng thêm

0,8

Số thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, thu xuất nhập khẩu, số thu quản lý qua ngân sách) được xác định theo số thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2009 (do Sở Tài chính cung cấp) hoặc dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh giao, số thu nào lớn hơn sẽ là căn cứ để tính toán điểm.

c) Tiêu chí diện tích tự nhiên:

Diện tích tự nhiên

Điểm

Dưới 100 nghìn ha, được tính

3

Từ 100 nghìn ha trở lên, cứ 10 nghìn ha tăng thêm được cộng thêm

0,1

Diện tích tự nhiên được xác định căn cứ vào số liệu Niên giám thống kê năm 2009 của tỉnh.

d) Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã, thôn bao gồm:

- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã:

Đơn vị hành chính cấp xã phường, thị trấn

Điểm

Mỗi xã được tính

1

Mỗi xã miền núi, vùng cao được cộng thêm

0,5

Mỗi xã biên giới, được cộng thêm

1

- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp thôn:

Đơn vị hành chính cấp thôn

Điểm

Cứ 50 thôn, được tính

1

Số đơn vị hành chính cấp xã, thôn căn cứ theo số liệu của Sở Nội vụ và Ban Dân tộc tỉnh.

4. Xác định mức vốn đầu tư trong cân đối của các địa phương.

a) Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện và tổng số điểm của các huyện làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách, theo phương thức sau:

- Điểm của tiêu chí dân số chung của một huyện bằng số điểm của dân số trung bình cộng với số điểm của số dân tộc thiểu số huyện đó.

- Điểm của tiêu chí trình độ phát triển của một huyện bằng số điểm của tiêu chí tỷ lệ nghèo cộng số điểm của tiêu chí thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, thu xuất nhập khẩu và số thu quản lý qua ngân sách)

- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã và thôn của một huyện, bằng số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã chung, cộng với số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã miền núi, vùng cao, cộng với số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã biên giới và cộng với số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp thôn của huyện đó.

- Tổng số điểm của huyện bằng số điểm của tiêu chí dân số chung, cộng với số điểm của tiêu chí trình độ phát triển, cộng với số điểm của tiêu chí diện tích, cộng với số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã và thôn của huyện đó.

b) Số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ được tính theo phương thức sau:

Lấy tổng số vốn đầu tư phát triển cân đối ngân sách các huyện trong tỉnh (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, thu xuất nhập khẩu và số thu quản lý qua ngân sách) do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết nghị, chia cho tổng số điểm của tất cả các huyện trong tỉnh.

c) Tổng số vốn đầu tư phát triển cân đối ngân sách của huyện được tính bằng số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ nhân với tổng số điểm của huyện đó.

d) Sau khi phân bổ theo các tiêu chí và định mức trên, đối với các huyện, thành phố có số vốn đầu tư trong cân đối (không bao gồm khoản thu sử dụng đất) thấp hơn kế hoạch năm 2010 (Số vốn do Hội đồng nhân dân tỉnh giao) sẽ được điều chỉnh bằng số vốn đầu tư trong cân đối (không bao gồm khoản thu sử dụng đất) kế hoạch năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

5. Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và tỷ lệ điều tiết do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tại địa phương và tạo nguồn vốn để giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển.

B. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN

I. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CHO CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN KHỐI TỈNH

1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính, chi hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp:

a) Định mức chi bình quân chung:

Đơn vị: triệu đồng/biên chế/năm

STT

Các đơn vị khối tỉnh

Định mức phân bổ 2011

Đơn vị hành chính

Đơn vị sự nghiệp

1

Đơn vị có từ 10 biên chế trở xuống

70

55

2

Đơn vị từ 11 đến 30 biên chế

65

50

3

Đơn vị có từ 30 đến 50 biên chế

60

45

4

Đơn vị có trên 50 biên chế

55

40

Riêng định mức chi đối với biên chế dự bị theo Quyết định 253/QĐ-TTg, hợp đồng biên chế hành chính theo Nghị định 68/NĐ-CP, định mức lao động được giao bổ sung: 45 triệu đồng/người.

Trong trường hợp khi áp dụng hệ số bình quân chung nhưng chưa đảm bảo quỹ lương theo cơ cấu sẽ được bổ sung để đảm bảo hoạt động.

b) Hệ số bổ sung so với định mức chung đối với các đơn vị hành chính để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị có các nhiệm vụ đặc thù, các cơ quan tổng hợp, cụ thể:

- Đơn vị có hệ số 2,5: Văn phòng Tỉnh Uỷ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Đơn vị có hệ số 1,5: Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, các Ban của Tỉnh ủy, các đoàn thể chính trị - xã hội, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh. Riêng chi hoạt động Hội đồng nhân dân tỉnh (bao gồm kinh phí hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh) được bố trí riêng theo nhiệm vụ và được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp quyết định ngân sách hàng năm.

- Đơn vị có hệ số 1,3: Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Ban chỉ đạo Nam Sa Thầy, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh.

- Đơn vị có hệ số 1,2: Các Sở còn lại (bao gồm cả Thanh tra tỉnh).

- Đơn vị có hệ số 1: Các đơn vị còn lại.

2. Định mức phân bổ chi thường xuyên y tế:

- Khám chữa bệnh: (Định mức chi bình quân trên giường bệnh):

+ Tuyến tỉnh: 50 triệu đồng/giường.

+ Tuyến huyện: 49 triệu đồng/giường.

+ Tuyến xã: 58 triệu đồng/giường.

- Chi phòng bệnh chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng mức chi cho khám chữa bệnh và chi phòng bệnh.

Định mức phân bổ đã bao gồm chi cho bộ máy hoạt động, các chế độ chính sách phụ cấp đặc thù ngành y tế và tăng kinh phí cho công tác dự phòng để thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội.

3. Định mức phân bổ chi hoạt động thường xuyên giáo dục: Phân bổ chi theo cơ cấu quỹ lương và các khoản có tính chất lương, học bổng chiếm tỷ trọng 80% trên chi thường xuyên.

4. Định mức phân bổ chi hoạt động đào tạo: (Định mức chi đào tạo một học sinh trên năm).

- Hệ cao đẳng: Ngành sư phạm 12,5 triệu đồng; Ngành kinh tế 10,5 triệu đồng;

- Hệ trung cấp: 7,8 triệu đồng, riêng trung cấp nghề 9,25 triệu đồng do bổ sung hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định.

Định mức trên không bao gồm các loại hình đào tạo do ngân sách nhà nước đặt hàng (đào tạo tại trường Chính trị, đào tạo cán bộ dự nguồn, cơ sở theo Đề án 253/QĐ-TTg và 381/TU...).

5. Phân bổ dự toán chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Phân cấp cho ngân sách huyện mỗi huyện 100 triệu đồng để triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu. Phần còn lại thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh thực hiện dựa trên các nhiệm vụ chuyên môn về khoa học và công nghệ trong đó dành 60% cho công tác nghiên cứu đề tài và ứng dụng kết quả đề tài.

Dự toán chi các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012) đối với lĩnh vực chi thường xuyên được điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phù hợp với khả năng ngân sách.

Trên cơ sở định mức và mức chi theo định mức phân bổ, thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí và nguồn khác của mình để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Thực hiện công khai, minh bạch mức kinh phí cấp cho các đơn vị trực thuộc.

Các Sở chủ quản, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm ban hành hệ thống định mức chi cụ thể để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm phân bổ khớp đúng về tổng mức, phù hợp với đặc điểm thực tế và nguồn thu của từng đơn vị trực thuộc, bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng các quy định của pháp luật.

II. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ:

1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục:

a) Định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi.

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

1.300.000

Vùng cao

2.650.000

Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) thấp so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để đảm bảo theo tỷ lệ sau: Huyện Kon Plong và Tu Mơ Rông tối đa theo quy định 20%, các huyện Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy 18%; huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi 17%; Thành phố Kon Tum 16% (tỷ lệ của thời kỳ ổn định cũ áp dụng chung 17%).

Định mức phân bổ nêu trên bao gồm tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục, kinh phí đảm bảo thực hiện đề án phát triển giáo dục trong đó có đề án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số do HĐND tỉnh ban hành theo phân cấp; các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo chế độ quy định, chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành….

Riêng kinh phí cấp không thu tiền sách giáo khoa và giấy vở học sinh theo Quyết định 168/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo để thực hiện chủ trương đấu thầu mua sắm tập trung của Chính phủ; kinh phí hỗ trợ học tập cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hỗ trợ chi phí học tập, ngân sách trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho các địa phương thực hiện theo chế độ quy định.

Mức chi cho giáo dục được xác định theo định mức phân bổ và kế hoạch biên chế năm học 2011 - 2012. Các huyện tự chủ động cân đối kinh phí để quyết định tuyển mới giáo viên đầu năm học cho phù hợp có tính đến khả năng cân đối của các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách.

b) Đối với các huyện có các xã, thôn thuộc Chương trình 135 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được phân bổ thêm 50.000 đồng/người dân xã, thôn 135 trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi/năm để bổ sung thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh xã, thôn thuộc Chương trình 135 và học sinh các xã thuộc 62 huyện nghèo không thuộc xã 135.

2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:

a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số (không kể dân số từ 1 - 18 tuổi):

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

1.050

Vùng cao

14.500

Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động trung tâm chính trị huyện theo phân cấp ...

3. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính:

a) Định mức phân bổ chi quản lý hành chính không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương:

- Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

15.600

Vùng cao

43.150

- Định mức phân bổ theo số đơn vị hành chính cấp xã:

+ Xã vùng cao: 555 triệu đồng/xã/năm;

+ Xã miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: 435 triệu đồng/xã/năm;

b) Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…) tính theo quy định hiện hành.

Trường hợp chi quản lý hành chính tính theo định mức (không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) tại mục a nêu trên nhỏ hơn 30% so với tổng chi quản lý hành chính sẽ được bổ sung đủ 30% bảo đảm tỷ lệ chi lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương tối đa bằng 70%. Ngoài ra bổ sung để đảm bảo chế độ cho cán bộ không chuyên trách và khoán kinh phí hoạt động thôn theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; Kinh phí thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới khu dân cư theo Thông tư số 160/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

1.450

Vùng cao

16.000

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm các chế độ chính sách ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc theo các chế độ, chính sách đã ban hành.

5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình:

a) Định mức theo dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

2.500

Vùng cao

11.500

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm kinh phí thực hiện tăng thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình bằng tiếng đồng bào dân tộc.

b) Đối với các huyện có trạm phát lại phát thanh truyền hình được phân bổ sung với mức 150 triệu đồng/huyện, trạm phát lại vùng lõm với mức 55 triệu đồng/ trạm để có thêm kinh phí thực hiện phủ sóng phát thanh, truyền hình đối với vùng núi khó khăn.

6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

950

Vùng cao

5.400

7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

2.000

Vùng cao

40.000

b) Kinh phí tăng thêm để thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội được tính trên cơ sở quyết định giao dự toán năm 2010 của cấp có thẩm quyền.

c) Đối với các huyện, thành phố có gia đình thuộc diện chính sách (gia đình: liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, quân nhân bị tai nạn nghề nghiệp) ngoài chế độ phụ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần do ngân sách trung ương đảm bảo; ngân sách huyện, thành phố được phân bổ với mức 240.000 đồng/gia đình thuộc diện chính sách để có thêm kinh phí thực hiện chế độ thăm hỏi, động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết.

d) Bổ sung kinh phí để thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

8. Định mức phân bổ chi quốc phòng:

a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

13.630

Vùng cao

28.130

b) Định mức phân bổ theo tiêu chí đặc thù địa lý:

Đối với các huyện có biên giới đất liền được phân bổ kinh phí với mức 150 triệu đồng/xã biên giới để có thêm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

9. Định mức phân bổ chi an ninh:

a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

4.590

Vùng cao

9.970

b) Định mức phân bổ theo tiêu chí đặc thù địa lý:

Đối với các huyện có biên giới đất liền được phân bổ kinh phí với mức 110 triệu đồng/xã biên giới để có thêm kinh phí thực hiện nhiệm vụ an ninh.

10. Mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế:

a) Dự toán chi sự nghiệp kinh tế: Tính theo tỷ lệ % các lĩnh vực chi (từ mục 1 đến mục 10 phần III) đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên theo tỷ lệ sau:

- Thành phố Kon Tum, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi: 5%.

- Các huyện còn lại: 4%.

Riêng thành phố Kon Tum được bổ sung thêm 7.500 triệu đồng/đô thị loại III/năm.

b) Kinh phí miễn thu thuỷ lợi phí được tính toán trên cơ sở dự toán kinh phí miễn thu thuỷ lợi phí năm 2010 được cấp có thẩm quyền quyết định.

11. Định mức phân bổ chi trợ giá, trợ cước:

a) Được xác định theo tiêu chí dân số để thực hiện bảo tồn đàn giống gốc:

- Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu mức 500 đồng/người dân/năm;

- Vùng cao mức 2.000 đồng/người dân/năm.

b) Định mức phân bổ theo tiêu chí người dân thuộc hộ nghèo thực hiện chi trợ giá, trợ cước theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn:

- Hộ nghèo ở xã khu vực II: 80.000 đồng/người/năm;

- Hộ nghèo ở xã khu vực III: 100.000 đồng/người/năm.

12. Định mức phân bổ chi sự nghiệp hoạt động môi trường:

Trên cơ sở tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường của ngân sách nhà nước, trong đó dành ngân sách cấp tỉnh khoảng 7% thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường, ngân sách các huyện thành phố bố trí 93% được phân bổ như sau:

- Các phường thuộc thành phố Kon Tum với định mức 225.000 đồng/người dân/năm.

- Các xã thuộc thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi 25.000 đồng/người dân/năm.

- Các huyện còn lại: 20.000 đồng/người dân/năm.

13. Mức phân bổ chi thường xuyên khác của ngân sách địa phương:

a) Phân bổ theo tỷ trọng (bằng 0,5%) tổng các khoản chi thường xuyên đã được tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên (từ mục 1 đến mục 12 phần III).

b) Đối với các huyện có biên giới đất liền với Lào, Campuchia được bổ sung kinh phí theo mức 70 triệu đồng/xã biên giới để thực hiện nhiệm vụ quan hệ với các địa phương nước bạn.

14. Đối với nhóm những huyện khó khăn hoặc có dân số thấp được phân bổ thêm tỷ lệ % trên định mức phân bổ bình quân chung theo định mức dân số nêu trên, cụ thể:

- Đối với hai huyện nghèo đang thụ hưởng chương trình 30a: Huyện Tu Mơ Rông 30%, huyện Kon Plong 20%.

- Nhóm 5 huyện khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao: huyện Kon Plong và Tu Mơ Rông 20%; huyện Đăk Glei, Sa Thầy và Kon Rẫy 10%.

- Huyện có dân số thấp dưới 30 nghìn dân gồm Kon Rẫy, Kon Plong, Tu Mơ Rông được bổ sung 20 %.

* Phân định tiêu chí dân số:

- Dân số miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: gồm dân số ở các phường thuộc thành phố Kon Tum.

- Dân số vùng cao - hải đảo: gồm dân số các xã thuộc thành phố Kon Tum và các huyện.

15. Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: tiền lương tăng thêm theo Nghị định 28/2010/NĐ CP; các chế độ, chính sách, nhiệm vụ Trung ương, địa phương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố có tính chất thường xuyên đến thời điểm 30/10/2010.

C. PHÂN CẤP NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG:

I. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%:

1.Thu từ thuế, phí và lệ phí:

1.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các Công ty do nhà nước làm chủ sở hữu (không kể thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu, thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành) và từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2. Thu phí xăng, dầu.

1.3. Thuế tài nguyên nước các công trình thủy điện.

1.4. Thuế tài nguyên rừng (trừ thuế tài nguyên rừng thu từ hoạt động khai thác lâm sản phụ); Thu tiền bán cây đứng.

1.5. Thu từ giao, cho thuê rừng.

1.6. Các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

1.7. Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

1.8. Các khoản phí, lệ phí, thu sự nghiệp phần nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh tổ chức thu (không kể lệ phí xăng dầu, lệ phí trước bạ).

1.9. Nhóm thu khác còn lại:

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp tỉnh, thu hồi vốn của ngân sách cấp tỉnh tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của Công ty do nhà nước làm chủ sở hữu do tỉnh quản lý.

- Thu tiền đền bù thiệt hại đất do cấp tỉnh quản lý.

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh.

- Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật, do các cơ quan cấp tỉnh tổ chức thu.

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (không kể các khoản thu khác từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh).

2. Thu huy động đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Thu từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.

5. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh năm trước sang năm sau.

6. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương.

II. Các khoản thu 100% của ngân sách cấp huyện, thành phố (gọi chung là ngân sách cấp huyện):

1. Thu từ thuế, phí và lệ phí:

1.1. Tiền cho thuê mặt nước đối với các thành phần kinh tế.

1.2. Lệ phí trước bạ tài sản khác (trừ nhà, đất).

1.3. Thuế thu nhập cá nhân (trừ số thu phát sinh trên địa bàn thành phố Kon Tum).

1.4. Tiền cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

1.5. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết).

1.6. Nhóm thu khác còn lại

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của Công ty do nhà nước làm chủ sở hữu do cấp huyện quản lý.

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp phần nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật, do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu (không kể phí xăng dầu, lệ phí trước bạ).

- Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

- Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật, do các cơ quan cấp huyện tổ chức thu.

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật (bao gồm cả các khoản thu khác từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh).

2. Thu kết dư ngân sách cấp huyện.

3. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện năm trước sang năm sau.

4. Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

III. Các khoản thu 100% của ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã):

1. Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định của pháp luật.

2. Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật.

3. Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản huy động, đóng góp của tổ chức, cá nhân, gồm: các khoản huy động, đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng do hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý; các khoản đóng góp tự nguyện khác.

5. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định.

6. Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.

7. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước sang năm sau.

8. Thu kết dư của ngân sách xã.

9. Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.

IV. Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương (trên tổng số thu trên địa bàn):

1. Thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu):

1.1. Trên địa bàn các phường của thành phố Kon Tum

Ngân sách tỉnh: 50%;

Ngân sách thành phố: 50%;

Ngân sách phường: 0%

1.2. Trên địa bàn các xã của thành phố Kon Tum

Ngân sách tỉnh: 50%;

Ngân sách thành phố: 40%;

Ngân sách xã: 10%

1.3. Trên địa bàn các xã, thị trấn của các huyện:

Ngân sách huyện: 90%;

Ngân sách xã, thị trấn: 10%;

2. Thuế thu nhập cá nhân phát sinh trên địa bàn thành phố Kon Tum:

Ngân sách cấp tỉnh: 50%;

Ngân sách thành phố: 50%;

Ngân sách cấp xã, phường: 0%

3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp:

3.1. Thu từ thành phần kinh tế cá thể:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách huyện, thành phố: 0%;

Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn: 100%

3.2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ thành phần kinh tế khác:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 100%

Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn: 0%

4. Thuế nhà đất:

4.1. Thuế nhà đất thu trên địa bàn các phường:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách thành phố: 70%

Ngân sách phường: 30%

4.2. Thuế nhà đất thu trên địa bàn các xã, thị trấn:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 30%

Ngân sách cấp xã, thị trấn: 70%

5. Thuế môn bài:

5.1. Thu từ thành phần kinh tế cá thể:

a. Trên địa bàn các phường:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách thành phố: 70%

Ngân sách phường: 30%

b. Trên địa bàn các xã, thị trấn:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 0%

Ngân sách cấp xã, thị trấn: 100%

5.2. Thuế môn bài thu từ các thành phần kinh tế khác:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 100%

6. Lệ phí trước bạ nhà, đất:

6.1. Trên địa bàn các phường của thành phố Kon Tum

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách thành phố: 70%

Ngân sách phường: 30%

6.2. Trên địa bàn các xã, thị trấn của các huyện, thành phố:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 30%

Ngân sách cấp xã, thị trấn: 70%

7. Thu tiền sử dụng đất:

7.1. Đối với số thu trên địa bàn huyện, thành phố và số thu tiền sử dụng đất từ các dự án đầu tư huy động từ nguồn thu tiền sử dụng đất được UBND tỉnh quyết định phê duyệt và giao cho UBND cấp huyện, thành phố quản lý. Sau khi trừ đi chi phí hợp pháp mà ngân sách cấp huyện, thành phố bố trí để xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra quĩ đất bán đấu giá, phần còn lại được phân chia như sau:

Ngân sách cấp tỉnh: 40% (trong đó trích lập quĩ phát triển đất 30%; chi đo đạc bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất và chi quản lý đất đai 10%).

Ngân sách cấp huyện, thành phố 60%;

7.2. Đối với số thu tiền sử dụng đất từ các dự án đầu tư huy động từ nguồn thu tiền sử dụng đất được UBND tỉnh quyết định và quản lý; số thu tiền sử dụng đất tại các cửa khẩu, khu kinh tế, khu công nghiệp… ngân sách tỉnh được hưởng 100% (trong đó: trích lập quĩ phát triển đất 30%; bố trí cho chi đo đạc bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai 10%).

8. Tiền cho thuê đất:

Ngân sách cấp tỉnh: 30% (để trích lập quĩ phát triển đất)

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 70%

Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn: 0%

9. Thuế tài nguyên thu từ hoạt động khai thác lâm sản phụ, khoáng sản (trừ cát, đá, sỏi, đất sét, đất cấp phối), tài nguyên khác:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện, thành phố: 100%

Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn: 0%

10. Thuế tài nguyên thu từ hoạt động khai thác cát, đá, sỏi, đất sét, đất cấp phối:

a. Trên địa bàn các xã, phường của thành phố Kon Tum:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp thành phố: 50%

Ngân sách cấp xã, phường: 50%

b. Trên địa bàn các xã, thị trấn của các huyện:

Ngân sách cấp tỉnh: 0%;

Ngân sách cấp huyện: 30%

Ngân sách cấp xã, thị trấn:70%

11. Phí sử dụng bãi gỗ nhập khẩu do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành và giao dự toán tăng thu hàng năm (nếu có):

Ngân sách cấp tỉnh: 50% để bổ sung nguồn đầu tư các xã trọng điểm theo Nghị quyết HĐND tỉnh.

Ngân sách cấp huyện: 50% để bổ sung đầu tư hạ tầng cơ sở của huyện.

D. PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015:

I. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:

1. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp huyện:

a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn đã được phân cấp cho cấp huyện, thành phố quản lý:

- Các công trình giao thông, thủy lợi, lưới điện, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.

- Các công trình giáo dục (trung tâm giáo dục cộng đồng, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non); công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin.

- Các công trình hạ tầng đô thị; hạ tầng nông thôn.

- Trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các công trình khác.

b) Chi hỗ trợ đầu tư khác theo quy định của pháp luật, như chi hỗ trợ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm các công trình: Thủy lợi nhỏ, giao thông nông thôn, đường hẻm đô thị, vỉa hè đô thị, nhà rông văn hóa, cầu treo....

c) Chi đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trung ương bổ sung có mục tiêu được ngân sách tỉnh bổ sung cho cấp huyện.

2. Chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện:

- Chi sự nghiệp kinh tế:

+ Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng cầu đường, các công trình giao thông do cấp huyện quản lý; chi cho công tác bảo đảm an toàn giao thông.

+ Sự nghiệp nông - lâm - thủy lợi: duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi (bao gồm nhiệm vụ chi từ nguồn cấp bù thuỷ lợi phí), các trạm, trại nông nghiệp do cấp huyện quản lý, chi cho công tác khuyến nông, bảo tồn đàn giống gốc; chi cho các nội dung khác về sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi của cấp huyện.

+ Sự nghiệp thị chính: Duy tu, bảo dưỡng các công trình hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, giao thông nội thị, các sự nghiệp thị chính khác.

+ Chi khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.

+ Chi cho nhiệm vụ, dự án qui hoạch.

+ Chi cho các sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý.

- Chi sự nghiệp môi trường: chi cho công tác công viên cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý rác thải …

- Chi cho sự nghiệp văn xã:

+ Chi đảm bảo hoạt động giáo dục phổ thông thuộc các cấp học nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở (đã bao gồm nhiệm vụ chi các đề án, chính sách do địa phương ban hành, chi đảm bảo cho giáo viên tăng thêm do phát triển mạng lưới trường lớp và tăng thêm biên chế đầu năm học); chi hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa (trừ nhiệm vụ chi mua sắm cấp không thu tiền sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh theo Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ngân sách tỉnh thực hiện đấu thầu tập trung và cấp hiện vật về cho các huyện, thành phố để cấp cho học sinh theo chế độ quy định).

+ Chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc cấp huyện quản lý.

+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, hoạt động nghệ thuật quần chúng.

+ Hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình.

+ Hoạt động thể dục thể thao.

+ Chi cho công tác cứu tế, an sinh xã hội; thực hiện chính sách xã hội cho các đối tượng (đã bao gồm đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ) do cấp huyện quản lý và các hoạt động xã hội khác.

- Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan Đảng; các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của cấp huyện theo quy định của pháp luật (gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Huyện đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội người cao tuổi, Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ …); chi thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư theo Thông tư số 160/2010/TT BTC ngày 19-10-2010 của Bộ Tài chính …

- Chi cho công tác quốc phòng, an ninh của cấp huyện (bao gồm chi thường xuyên cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng dân quân tư vệ, đảm bảo an ninh, quốc phòng, biên giới và hợp tác với các nước bạn đối với các huyện có biên giới). Nội dung chi cụ thể cho lĩnh vực này theo quy định, hướng dẫn của Trung ương;

- Các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ Trung ương, cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu được giao cho cấp huyện quản lý hàng năm.

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.

- Chi chuyển nguồn ngân sách huyện năm trước sang năm sau.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã:

1. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp xã:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn của cấp xã từ nguồn vốn của ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu; nguồn huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên của ngân sách cấp xã:

- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã:

+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;

+ Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã;

+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;

+ Công tác phí;

+ Chi về hoạt động, văn phòng như: chi phí điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;

+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;

+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã.

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi đã trừ đi các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.

- Chi cho công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội:

+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo Pháp lệnh về dân quân tự vệ;

+ Chi cho công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, đưa thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, các khoản chi khác về công tác nghĩa vụ quân sự;

+ Đảm bảo cho hoạt động của các lực lượng dân quân cơ động, thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các xã trọng điểm, các xã biên giới;

+ Chi cho công tác giáo dục quốc phòng toàn dân; tuyên truyền vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội;

+ Chi cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

+ Chi cho lực lượng bảo vệ dân phố (thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách phường, thị trấn).

+ Các khoản chi khác cho công tác quốc phòng, an ninh của cấp xã theo quy định của pháp luật.

- Chi cho công tác xã hội:

+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi).

+ Chi thăm hỏi các gia đình chính sách, chi cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.

- Chi hoạt động văn hóa, thông tin, truyền hình, thể dục thể thao do xã quản lý.

- Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, mẫu giáo do cấp xã quản lý.

- Chi hỗ trợ sự nghiệp y tế.

- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như khuyến nông, khuyến ngư theo chế độ quy định.

- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí hoạt động của thôn theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Chi chuyển nguồn của ngân sách xã từ năm trước sang năm sau.

III. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh:

1. Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý;

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Chi hỗ trợ cho ngân sách huyện, thành phố thực hiện đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp huyện quản lý nhưng không cân đối được nguồn;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

- Chi đầu tư phát triển từ nguồn thu giao, cho thuê rừng theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Chi đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý theo phân cấp của Trung ương.

2. Nhiệm vụ chi thường xuyên: Là những nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; không kể các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã đã được quy định trên đây.

3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN;

4. Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;

5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp huyện.

6. Chi chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm trước sang năm sau.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 50/2010/QĐ-UBND ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015

  • Số hiệu: 50/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Trần Quang Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản