Hệ thống pháp luật

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5-TS/VTTT

Hà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 1982

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 5-TS/VTTT NGÀY 2 THÁNG 1 NĂM 1982 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CUNG ỨNG XĂNG DẦU TRONG NGÀNH THUỶ SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9 tháng 2 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Căn cứ Chỉ thị số 78-TTg ngày 2 tháng 3 năm 1979 của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm xăng dầu;
Căn cứ Chỉ thị số 291-TTg ngày 24 tháng 10 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đánh bắt, thu mua, chế biến, vận chuyển hải sản cung cấp cho cán bộ, công nhân viên;
Để cải tiến một bước công tác quản lý cung ứng xăng dầu cho phù hợp với tình hình mới.
Theo đề nghị của các đồng chí vụ trưởng Vụ vật tư tiêu thụ giá cả và vụ trưởng Vụ kế hoạch.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định quản lý cung ứng xăng dầu trong ngành thuỷ sản.

Điều 2- Quy định này được áp dụng trong công tác quản lý, cung ứng xăng dầu toàn ngành thuỷ sản.

Điều 3- Quy định này thi hành kể từ ngày ký

 

Nguyễn Tấn Trịnh

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CUNG ỨNG XĂNG DẦU TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5-TS/VTTT ngày 2 tháng 1 năm 1982 của Bộ thuỷ sản)

A. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Xăng dầu phải được quản lý theo kế hoạch pháp lệnh, theo định mức trong suốt quá trình kế hoạch hoá, cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Từng đơn vị, địa phương phải tổ chức quyết toán sử dụng xăng dầu.

2. Cung ứng xăng dầu phải đúng đối tượng, đồng bộ, kịp thời theo nhịp độ thực hiện kế hoạch sản xuất, thu mua và hợp đồng kinh tế hai chiều; ưu tiên cho các vùng, các nghề khai thác đạt năng suất cao, sản lượng lớn, có nhiều thuỷ sản xuất khẩu, các xí nghiệp hợp tác xã, ngư dân giao nộp, bán sản phẩm cao. Bảo đảm lượng xăng dầu cung ứng tương ứng với lượng thuỷ sản thu mua, giao nộp theo định mức.

3. Bộ thống nhất quản lý phân phối chỉ tiêu xăng dầu nghề cá cho các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương. Các đơn vị, địa phương phải sử dụng đúng mục đích, không được điều động chỉ tiêu cho ngành khác.

4. Nghiêm cấm việc mua bán, đổi chác xăng dầu trái phép, ngăn ngừa và chống tệ lấy cắp xăng dầu.

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. CÁC ĐỐI TƯỢNG, CÔNG VIỆC ĐƯỢC CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG XĂNG DẦU

1. Các xí nghiệp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, ngư dân đánh bắt thuỷ sản theo kế hoạch Nhà nước, theo hợp đồng kinh tế hai chiều và bán nghĩa vụ thuỷ sản tương sứng với mức cung ứng xăng dầu. Chỉ cấp xăng dầu cho các phương tiện cơ giới. Đối với phương tiện thủ công, chỉ cấp dầu hoả cho thắp sáng (nghề đánh cá bằng ánh sáng, nghề đáy).

2. Các loại xe vận tải, xe con; tàu thu mua, vận chuyển, nghiên cứu các loại máy móc, thiết bị dùng xăng dầu: máy phát điện (khi mất điện lưới), máy lạnh, máy bơm...

II. CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC

Định mức xăng dầu (trong khai thác, thu mua, chế biến, giao nộp, vận chuyển...) phải xuất phát từ lượng tiêu hao cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc. Không được định mức không có căn cứ để thu mua thuỷ sản. Các đơn vị, địa phương phải quản lý chặt chẽ công tác định mức theo đúng Nghị định số 201-CP ngày 26 tháng 5 năm 1981 về quản lý định mức kinh tế kỹ thuật.

III. QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH NHU CẦU

1. Đối với các tỉnh:

a) Cần tính toán kỹ phần nhiệm vụ sản xuất có thể giải quyết bằng phương tiện thủ công, sau đó, xác định sản lượng khai tác, thu mua, chế biến, vận chuyển, v.v... phải dùng phương tiện cơ giới.

b) Trên cơ sở định mức kỹ thuật, xây dựng kế hoạch nhu cầu ở từng đơn vị sản xuất kinh doanh phản ánh những nhu cầu thực sự cần thiết, chú ý khai thác tiềm năng thủ công.

c) Các Sở, Ty thuỷ sản tổng hợp nhu cầu và xây dựng kế hoạch nhu cầu xăng dầu nghề cá toàn tỉnh gửi Bộ; trong đó cần phân rõ nhu cầu cho từng loại công việc.

2. Các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ

a) Căn cứ vào định mức cụ thể và khối lượng công việc từng tàu cá, máy móc, thiết bị lập nhu cầu toàn đơn vị.

b) Nhu cầu của các đơn vị hành chính sự nghiệp và các nhu cầu khác xác định theo những nhiệm vụ thật cần thiết và định mức.

IV. QUẢN LÝ TRONG KHÂU PHÂN PHỐI

1. Bộ phân cấp như sau:

a) Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho toàn ngành, căn cứ vào kế hoạch nhu cầu, nhiệm vụ sản xuất và định mức được duyệt, Bộ trực tiếp phân phối chỉ tiêu cho các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ; các xí nghiệp, đơn vị được quyền chủ động bố trí kế hoạch, ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng xăng dầu của Bộ vật tư nhằm sử dụng tốt nhất phần xăng dầu này. Đối với các tỉnh, Bộ trực tiếp phân phối chỉ tiêu xăng dầu cho khai thác, thu mua thuỷ sản cung câpc ho nhu cầu địa phương.

b) Bộ giao cho Công ty thuỷ sản Trung ương quản lý phân phối toàn bộ xăng dầu giành để cung ứng cho khai thác, thu mua thuỷ sản giao cho Bộ Nội thương). Công ty phân phối theo quý, căn cứ ào định mức giao nộp được Bộ duyệt, kế hoạch giao nộp thuỷ sản cho Trung ương của từng địa phương và tình hình quyết toán xăng dầu năm trước.

c) Bộ giao cho Công ty xuất khẩu thuỷ sản quản lý phân phối xăng dầu cung ứng cho việc khai thác, thu mua thuỷ sản xuất khẩu. Công ty xuất khẩu thuỷ sản phân phối theo quý, căn cứ vào định mức giao nộp thuỷ sản xuất khẩu của đơn vị, địa phương và tình hình quyết toán xăng dầu năm trước.

d) Công ty thuỷ sản Trung ương và Công ty xuất khẩu thuỷ sản phải thông báo kế hoạch phân phối hàng năm vào tháng cuối của năm trước, trường hợp chưa có kế hoạch chính thức phải có kế hoạch tạm giao để các đơn vị, địa phương tiến hành ký kết hợp đồng với các cơ quan cung ứng. Tuỳ theo tình hình giao nộp của địa phương trong 10 ngày cuối quý trước phải thông báo cho các Sở, ty thuỷ sản biết khối lượng xăng dầu được cấp phiếu phân phối trong quý, phần nợ xăng dầu của quý trước bị trừ vào chỉ tiêu quý sau.

e) Các công ty trên được quyền điều động chỉ tiêu phân phối xăng dầu này giữa các đơn vị, địa phương nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ giao; năm sản phẩm tương ứng (theo định mức) với lượng xăng dầu phân phối. Các công tuy trên có quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các địa phương về việc phân phối thêm xăng dầu đối với những tỉnh đã hoàn thành kế hoạch giao nộp sản phẩm và đăng ký làm thêm ngoài kế hoạch.

2. Đối với các tỉnh:

a) Việc phân phối phải có trọng điểm ưu tiên cho các xí nghiệp đánh cá, hợp tác xã, ngư dân đạt và vượt kế hoạch, thực hiện tốt hợp đồng kinh tế hai chiều, có sản lượng cao, lượng thuỷ sản xuất khẩu lớn.

b) Kế hoạch phận phối chia ra từng quý, cho từng hợp tác xã, đến tận đội sản xuất. Cuối quý, quyết toán và phân phối trong quý sau theo mức độ hoàn thành kế hoạch quý trước, phần nợ xăng dầu quý trước tính trừ vào chỉ tiêu phân phối quý sau.

V. QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG

1. Bộ Vật tư cung ứng xăng dầu cho các đơn vị trực thuộc Bộ thuỷ sản và các tỉnh nghề cá theo kế hoạch phân phối của Bộ thuỷ sản, kế hoạch này có chia ra từng quý phù hợp mùa vụ. Phần xăng dầu Bộ giao cho Công ty thuỷ sản trung ương và Công ty xuất khẩu thuỷ sản phân phối, Bộ vật tư cung ứng theo kế hoạch phân phối hàng quý của các công ty trên.

2. Cung ứng xăng dầu trong các đơn vị trực thuộc Bộ và các tỉnh.

a) Công ty thuỷ sản địa phương (hoặc uỷ nhiệm cho các trạm thuỷ sản) cấp phiếu xăng dầu theo định mức, theo mức độ hoàn thành kế hoạch, thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều, bán nghĩa vụ thuỷ sản cho Nhà nước. Công ty thuỷ sản địa phương hàng quý đối chiếu lượng thuỷ sản thu mua được với phiếu cấp xăng dầu theo định mức cho các đơn vị, ngư dân; trên cơ sở đó, điều chỉnh lượng xăng dầu cấp phát tiếp theo. Việc cung ứng hiện vật do ngành vật tư đảm nhiệm; đối với những tỉnh, ngành thuỷ sản nhận đại lý cung ứng xăng dầu thì do ngành thuỷ sản cung ứng hiện vật.

b) Các Sở, Ty thuỷ sản bàn bạc thống nhất với ngành vật tư nhằm mở rộng điểm cung ứng xăng dầu tới mức cần thiết, tránh để ngư dân phải đi xa. Các thủ tục cấp phát cần chặt chẽ, nhưng nhanh gọn, qua ít khâu trung gian, chống cửa quyền, gây phiền hà cho người sản xuất.

c) Phương thức cung ứng xăng dầu trong từng đơn vị, địa phương:

- Đối với xí nghiệp quốc doanh cấp phát cho từng tàu, xe theo hình thức khoán chuyến căn cứ vào định mức.

- Đối với các hợp tác xã bán xăng dầu theo con nước, theo chuyến biển, theo tháng tương ứng với sản phẩm thu mua được ưu tiên cho các tổ, đội sản xuất thực hiện tốt hợp đồng kinh tế hai chiều.

- Đối với ngư dân cá thể bán xăng dầu căn cứ vào số lượng thuỷ sản ngư dân đã bán cho Nhà nước theo hợp đồng kinh tế hai chiều với nguyên tắc tương ứng như định mức.

VI. QUẢN LÝ SỬ DỤNG XĂNG DẦU

1. Đối với khu vực sản xuất:

a) Các xí nghiệp quốc doanh trung ương địa phương, các hợp tác xã nghề cá phải tiến hành hạch toán chuyến biển từng tàu; trong đó, hoạch toán sử dụng xăng dầu theo định mức giờ máy hoạt động, theo định mức số lượng và giá trị thuỷ sản khai thác; tiến hành so sánh định mức với thực tế sử dụng, giữa các tàu với nhau.

b) Các xí nghiệp chế biến, nuôi trồng, ận tải, cơ khí đóng sửa tàu thuyền ... quản lý sử dụng theo định mức cho thời gian chạy máy (máy có công suất khác nhau) hoặc định mức trên một đơn vị sản phẩm. Các xe vận tải đầu phải có sổ hành trình ghi rõ quãng đường đã chạy và lượng hàng vận chuyển để theo dõi sử dụng xăng dầu.

c) Hàng quý, năm các đơn vị, địa phương tiến hành quyết toán sử dụng xăng dầu cho sản xuất, thu mua, giao nộp trung ương, xuất khẩu; đánh giá rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục, lập báo cáo gửi về Bộ và thông báo cho cơ quan cung ứng.

2. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp.

a) Sử dụng xăng dầu phải có định mức, sử dụng xe con hợp lý theo đúng chỉ thị số 293-TTg ngày 5 tháng 9 năm 1975 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Nghiêm cấm lấy xăng dầu của sản xuất để dùng cho xe con các đơn vị hành chính sự nghiệp.

c) Các xe con cũng phải lập sổ hành trình như xe vận tải.

VII. QUẢN LÝ KHO TÀNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

1. Việc quản lý kho xăng dầu phải theo đúng Thông tư số 46-TVT/TT ngày 22 tháng 2 năm 1965 của Tổng cục vật tư, quy phạm quản lý kho ngành thuỷ sản.

2. Công tác phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo Thông tư số 49-TT/LB ngày 17 tháng 2 năm 1970 của liên Bộ Công an - Tổng cục vật tư và Thông tư số 670-TT/LB ngày 20 tháng 7 năm 1970 của liên Bộ Vật tư - Giao thông vận tải - Công an.

VIII. TIẾT KIỆM XĂNG DẦU VÀ THU HỒI DẦU THẢI

1. Tiết kiệm xăng dầu trong sản xuất, xây dựng, tiêu dùng đã trở thành yêu cầu bức thiết của toàn ngành, toàn quốc, là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Mỗi đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 78-TTg ngày 2 tháng 3 năm 1979 của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm xăng dầu và Chỉ thị số 144-TTg ngày 2 tháng 7 năm 1981 ề đẩy mạnh cuộc vận động thực hành tiết kiệm trong các ngành, các cấp và trong nhân dân. Ngăn ngừa, chống mất cắp dầu.

2. Tăng cường thu hồi dầu thải theo Thông tư số 5-VT/TT ngày 21 tháng 6 năm 1971 của Bộ Vật tư về hướng dẫn thực hiện chế độ thu hồi và sử dụng dầu thải ra trong sản xuất. Chú trọng thu hồi dầu lẫn nước ở các tàu cá bằng cách trang bị các phương tiện chứa đựng thuận tiện và quản lý chặt việc thu hồi.

IX. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT (ÁP DỤNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC)

1. Điều kiện để thưởng tiết kiệm:

a. Phải bảo đảm quy phạm kỹ thuật, quy cách và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy tắc về an toàn và bảo hộ lao động, an toàn thiết bị và dụng cụ, không được vì tiết kiệm ở bộ phận này mà gây lãng phí ở bộ phận khác.

b. Căn cứ để thưởng là định mức có giá trị pháp lý theo Nghị định số 201/CP ngày 26/5/1981. Các đơn vị cần cụ thể hoá cho từng tàu (hay khối tàu) nhưng tính chung trong toàn đơn vị không được vượt quá định mức trên.

2. Nguồn tiền thưởng phạt: thực hiện theo Quyết định số 133-TTg ngày 6/6/1981 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ vận dụng cụ thể như sau:

a. Thưởng 50% giá trị xăng dầu tiết kiệm dưới định mức tiêu dùng trong sản xuất hoặc định mức hao hụt trong lưu thông, cung ứng theo giá chỉ đạo. Thủ trưởng các đơn vị cùng ban chấp hành công đoàn xem xét để quyết định việc thưởng được chính xác.

b. Phạt: Cá nhân, đơn vị có trách nhiệm quản lý sử dụng xăng dầu mà sử dụng không đúng chế độ hoặc để xăng dầu hao hụt quá định mức không phải do nguyên nhân khách quan (trú gió, tai nạn, cấp cứu....) thì ngoài việc bị xử phạt về hành chính cần phải bồi thường 100% giá trị xăng dầu theo giá thị trường tự do tại thời điểm đó. Nếu đã xử phạt còn tiếp tục vi phạm thì phải phạt gấp hai lần giá trị xăng dầu thiếu hụt lần sau theo giá thị trường tự do.

3. Phạt đối với các đơn vị sử dụng trong cung ứng: đơn vị nào vi phạm nghiêm trọng định mức tiêu dùng xăng dầu, vi phạm các chế độ, chính sách quản lý xăng dầu thì cơ quan cung ứng xăng dầu tạm ngừng cung cấp và báo cáo lên cấp trên, đồng thời thông báo cho cơ quan chủ quản đơn vị đó. Chỉ khi có ý kiến của cơ quan chủ quản, cơ quan cung ứng mới tiếp tục cấp phát.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Từng đơn vị, địa phương soát xét lại và xây dựng ngay các định mức tiêu dùng, hao hụt xăng dầu. Công ty thuỷ sản Trung ương và công ty xuất khẩu thuỷ sản xây dựng ngay các định mức xăng dầu cho điều hành Trung ương và giao nộp xuất khẩu (nếu chưa có) trình Bộ duyệt. Các định mức này phải trên cơ sở chi phí cho phép đồng thời đạt hiện quả kinh tế trong kinh doanh.

2. Theo sự phân cấp, thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm về quyền duyệt cấp, duyệt bán, việc quản lý sử dụng xăng dầu theo đúng quy định này.

3. Các đơn vị, địa phương phổ biến, triển khai thực hiện ngay bản quy định này, có thể hướng dẫn cụ thể thêm cho phù hợp điều kiện riêng nhưng không được trái với bản quy định này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5-TS/VTTT năm 1982 về bản Quy định quản lý cung ứng xăng dầu trong ngành thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 5-TS/VTTT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/01/1982
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: Nguyễn Tấn Trịnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 1
  • Ngày hiệu lực: 02/01/1982
  • Ngày hết hiệu lực: 11/07/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản