Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2017/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 08 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ DỰ TOÁN MỨC HỖ TRỢ VỐN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH LÂM SINH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 886/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 226/TTr-SNN ngày 18 tháng 7 năm 2017 và Công văn số 1641/SNN-KL ngày 23 tháng 10 năm 2017).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định định mức thiết kế kỹ thuật và dự toán mức hỗ trợ vốn để thực hiện công trình lâm sinh (trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Đặc dụng, Phòng hộ, Sản xuất) Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư liên quan đến việc triển khai công trình lâm sinh trong các dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà nước tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương.

Khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác áp dụng quyết định này.

Điều 2. Quy định định mức thiết kế kỹ thuật và dự toán mức hỗ trợ vốn để thực hiện công trình lâm sinh (trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

1. Định mức thiết kế kỹ thuật áp dụng trồng rừng

1.1. Trồng thuần loài cây gỗ lớn đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất:

a) Loài cây trồng (cây gỗ lớn): Sao, Dầu, Lim xanh, …

b) Mật độ trồng: 833 cây/ha (cây cách cây 3 mét; hàng cách hàng 4 mét).

c) Tiêu chuẩn cây giống: D cổ rễ: 7-8 mm; H vút ngọn: 0,6-0,8 mét.

d) Thời gian tạo giống: 12-18 tháng; gieo ươm trong túi PE 13x18 cm.

e) Thời gian đầu tư: 4 năm (01 năm trồng + 3 năm chăm sóc).

g) Lập địa: Đảm bảo trồng sống tốt theo quy trình kỹ thuật và điều kiện trồng chăm sóc.

1.2. Trồng thuần loài cây phi lao đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, phòng hộ môi trường ven biển và rừng sản xuất:

a) Loài cây trồng: Phi lao.

b) Mật độ trồng: 2.500 cây/ha (cây cách cây 2 mét; hàng cách hàng 2 mét).

c) Tiêu chuẩn cây giống: D cổ rễ: 6-8 mm; H vút ngọn: 0,6-0,8 mét.

d) Thời gian tạo giống: 10-15 tháng; gieo ươm trong túi PE 10x15 cm.

e) Thời gian đầu tư: 4 năm (01 năm trồng + 3 năm chăm sóc).

g) Lập địa: Đất cát ven biển, ven sông, đảm bảo trồng sống tốt theo quy trình kỹ thuật và điều kiện trồng chăm sóc.

1.3. Trồng thuần loại cây mọc nhanh đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất:

a) Loài cây trồng: Keo các loại.

b) Mật độ trồng: 1.667 cây/ha (cây cách cây 2 mét; hàng cách hàng 3 mét).

c) Tiêu chuẩn cây giống: D cổ rễ: 3-5 mm; H vút ngọn: 0,3-0,5 mét.

d) Thời gian tạo giống: 3-3,5 tháng; gieo ươm trong túi PE 7x12 cm.

e) Thời gian đầu tư: 4 năm (01 năm trồng + 3 năm chăm sóc).

g) Lập địa: Trồng nơi đất xấu, bạc màu cần cải tạo đất ở chu kỳ đầu, đảm bảo trồng sống tốt theo quy trình kỷ thuật và điều kiện trồng chăm sóc.

1.4. Trồng hỗn giao theo hàng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất:

a) Loài cây trồng: Sao, Dầu, Lim xanh, … + Keo các loại.

b) Mật độ trồng: 1.250 cây/ha, trong đó: Cây gỗ lớn 625 cây/ha (cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 4 mét); Cây keo các loại 625 cây/ha (cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 4 mét).

c) Tiêu chuẩn cây giống: Cây gỗ lớn: D cổ rễ: 7-8 mm, H vút ngọn: 0,6-0,8 mét; cây mọc nhanh: D cổ rễ: 3-5 mm, H vút ngọn: 0,3-0,5 mét.

d) Thời gian tạo giống: Cây gỗ lớn 12-18 tháng, gieo ươm trong túi PE 13x18 cm; Cây keo các loại 3-3,5 tháng, gieo ươm trong túi PE 7x12 cm.

e) Thời gian đầu tư: 4 năm (01 năm trồng + 3 năm chăm sóc).

g) Lập địa: Trồng nơi có tầng đất dày nhưng bị bạc màu tầng đất mặt, đảm bảo theo quy trình kỹ thuật và điều kiện trồng chăm sóc.

2. Dự toán suất đầu tư

2.1. Trồng thuần loài cây gỗ lớn:

a) Vùng III: Tổng dự toán bình quân: 48.111.0000đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 62,3%; Ngân sách địa phương: Khoảng 18.111.000 đồng/ha, chiếm khoảng 37,7%).

b) Vùng IV: Tổng dự toán bình quân: 45.956.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 65,3%; Ngân sách địa phương: Khoảng 15.956.000 đồng/ha, chiếm khoảng 34,7%).

(Chi tiết kèm theo phụ biểu 01 và 1A)

2.2. Trồng thuần loài cây phi lao trồng ven biển:

a) Vùng III: Tổng dự toán bình quân: 48.858.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 61,4%; Ngân sách địa phương: Khoảng 18.858.000 đồng/ha, chiếm khoảng 38,6%).

b) Vùng IV: Tổng dự toán bình quân: 46.980.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 63,8%; Ngân sách địa phương: Khoảng 16.980.000 đồng/ha, chiếm khoảng 36,2%).

(Chi tiết kèm theo phụ biểu 02 và 2A)

2.3. Trồng thuần loài cây mọc nhanh:

a) Vùng III: Tổng dự toán bình quân: 44.974.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 66,7%; Ngân sách địa phương: Khoảng 14.974.000 đồng/ha, chiếm khoảng 33,3%).

b) Vùng IV: Tổng dự toán bình quân: 42.747.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 70,2%; Ngân sách địa phương: Khoảng 12.747.000 đồng/ha, chiếm khoảng 39,8%).

(Chi tiết kèm theo phụ biểu 03 và 3A)

2.4. Trồng hỗn giao theo hàng:

a) Vùng III: Tổng dự toán bình quân: 47.673.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 62,9%; Ngân sách địa phương: Khoảng 17.673.000 đồng/ha, chiếm khoảng 37,1%).

b) Vùng IV: Tổng dự toán bình quân: 45.500.0000 đồng/ha (Ngân sách Trung ương: 30.000.000 đồng/ha, chiếm khoảng 65,9%; Ngân sách địa phương: Khoảng 15.500.000 đồng/ha, chiếm khoảng 34,1%).

(Chi tiết kèm theo phụ biểu 04 và 4A)

Điều 3. Nguồn vốn

1. Đối với các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng

Ngân sách Trung ương: Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/ha/4 năm (chỉ áp dụng cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Phòng hộ và đặc dụng).

Ngân sách địa phương: Các Ban quản lý có khai thác rừng trồng giao trả đất lại cho địa phương, khai thác rừng trồng trước đây và với kế hoạch khai thác rừng đã thành thục đến tuổi khai thác trong những năm tiếp theo; ngoài ra một số Ban quản lý có nguồn thu từ tiền đền bù các công trình có liên quan đến rừng và các nguồn thu khác đảm bảo cho việc cân đối nguồn kinh phí này (theo quy định tại Điều 3, Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2013).

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức (ngoài quốc doanh)

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 30 triệu đồng/ha/4 năm; Kinh phí còn lại còn lại hộ gia đình, cá nhân và tổ chức (ngoài quốc doanh) tự bổ sung kinh phí thực hiện.

Trồng rừng sản xuất cây gỗ nhỏ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/4 năm. Kinh phí còn lại còn lại hộ gia đình, cá nhân và tổ chức (ngoài quốc doanh) tự bổ sung kinh phí thực hiện.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2017 và thay thế các Quyết định của UBND tỉnh số: 39/2013/QĐ-UBND ngày 11/12/2013, số: 57/2016/QĐ-UBND ngày 12/10/2016./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 49/2017/QĐ-UBND quy định định mức thiết kế kỹ thuật và dự toán mức hỗ trợ vốn để thực hiện công trình lâm sinh thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

  • Số hiệu: 49/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/11/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Trần Hữu Thế
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản