- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND ban hành Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2013/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 12 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất sử dụng gạch đất sét nung;
Căn cứ Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 7 về việc ban hành Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 115/TTr-SXD ngày 13 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Các nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh trái với Quy định ban hành kèm theo Quyết định này thì áp dụng theo Quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN TỈNH |
LỘ TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH, NGÓI ĐẤT SÉT NUNG BẰNG LÒ THỦ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định lộ trình, chính sách hỗ trợ tháo dỡ, chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh.
Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp); hợp tác xã, hộ sản xuất cá thể (gọi chung là cơ sở) hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tháo dỡ, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Điều 3. Lộ trình thực hiện chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công
1. Đến ngày 31/12/2014: Chấm dứt hoạt động đối với các lò nung thủ công nằm trong khu dân cư.
2. Đến ngày 31/12/2015: Chấm dứt hoạt động đối với các lò nung thủ công nằm ngoài khu dân cư hoặc trong các điểm sản xuất tập trung ngoài các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Đến ngày 31/12/2016: Chấm dứt hoạt động đối với các lò nung thủ công còn lại trên địa bàn tỉnh.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công đáp ứng điều kiện sau đây sẽ được xem xét hỗ trợ:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy xác nhận nộp thuế đến ngày 31/12/2012 (mốc thời gian chốt danh sách các lò thủ công đang hoạt động trên địa bàn tỉnh);
2. Đã chấm dứt hoạt động sau ngày 31/12/2012, hoặc cam kết chấm dứt hoạt động, tháo dỡ lò nung trước ngày theo lộ trình quy định tại Điều 3 của Quy định này.
Điều 5. Hỗ trợ tháo dỡ lò, hoàn trả mặt bằng và ổn định đời sống cho người lao động
1. Hỗ trợ chi phí tháo dỡ lò, hoàn trả mặt bằng:
a. Loại lò có công suất < 0,4 triệu viên/năm, mức hỗ trợ: 5.000.000 đồng/lò.
b. Loại lò có công suất từ 0,4 triệu viên/năm đến 0,65 triệu viên/năm, mức hỗ trợ: 7.500.000 đồng/lò.
c. Loại lò có công suất trên 0,65 triệu viên/năm, mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/lò.
2. Hỗ trợ ổn định đời sống cho người lao động:
a. Người lao động có hợp đồng lao động và có đóng bảo hiểm xã hội: Mức hỗ trợ là 15 kg gạo tẻ thường/tháng/người x 12 tháng x đơn giá gạo.
b. Người lao động có hợp đồng lao động nhưng không đóng bảo hiểm xã hội: Mức hỗ trợ là 15 kg gạo tẻ thường/tháng/người x 6 tháng x đơn giá gạo. Số lao động được hỗ trợ tối đa không quá 10 người/lò, kể cả chủ lò.
c. Người lao động không có hợp đồng lao động: Mức hỗ trợ là 15 kg gạo tẻ thường/tháng/người x 6 tháng x đơn giá gạo. Số lao động được hỗ trợ tối đa không quá 07 người/lò, kể cả chủ lò.
(Đơn giá gạo: theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm thanh toán)
3. Hỗ trợ đào tạo nghề:
a. Người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 2072/QĐ-CTUBND ngày 13/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020” và Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 29/02/2008 của UBND tỉnh quy định chính sách học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội đối với học sinh.
b. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sau khi tháo dỡ lò gạch thủ công tham gia hoạt động phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, khi lập đề án đề xuất hỗ trợ theo Chương trình khuyến công, có sử dụng người lao động thuộc đối tượng của chính sách này sẽ được ưu tiên xem xét hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.
Điều 6. Hỗ trợ ổn định sản xuất
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện việc tháo dỡ, chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công để chuyển đổi công nghệ hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh ngành, nghề khác được ưu tiên bố trí sản xuất tại mặt bằng cũ phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định có liên quan.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí tháo dỡ, chấm dứt hoạt động:
a. Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí tháo dỡ lò gạch thủ công theo Phụ lục 1;
b. Bản sao một trong các văn bản: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy xác nhận thuế của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
c. Biên bản kiểm tra chấm dứt hoạt động, tháo dỡ lò gạch thủ công hoặc chuyển đổi công nghệ có xác nhận của tổ công tác, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Phụ lục 2 (đối với lò đã tháo dỡ).
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ ổn định đời sống cho người lao động:
a. Danh sách người lao động có mặt tại thời điểm cơ sở sản xuất chấm dứt hoạt động, làm việc với thời gian liên tục từ 06 tháng trở lên trước ngày chấm dứt hoạt động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch bằng lò nung thủ công, (đính kèm bản sao chứng thực hợp đồng lao động, bản sao có chứng thực bảo hiểm xã hội (nếu có)), có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b. Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở không có danh sách người lao động theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều này thì doanh nghiệp, cơ sở lập danh sách những người làm việc thường xuyên tại đơn vị theo định mức quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Quy định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
c. Một (01) người lao động chỉ được đứng tên ở một (01) doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất. Trường hợp chủ doanh nghiệp, cơ sở có từ 02 lò trở lên thì chỉ được đứng tên ở 01 lò.
Điều 8. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ hỗ trợ
1. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch, ngói bằng lò nung thủ công lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Điều 7 Quy định này và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, xét duyệt hồ sơ và đề nghị Sở Tài chính thẩm định;
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng trực tiếp chi trả, thanh quyết toán và báo cáo về Sở Tài chính.
Điều 9. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí hỗ trợ tháo dỡ, chấm dứt hoạt động: Ngân sách tỉnh.
2. Kinh phí hỗ trợ ổn định đời sống cho người lao động:
a. Đối với địa bàn huyện Tây Sơn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách huyện Tây Sơn hỗ trợ 30%.
b. Đối với các địa bàn khác: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện, thị xã hỗ trợ 50%.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về Sở Tài chính, Sở Xây dựng về tình hình thực hiện hỗ trợ vào trước ngày 15/6, 25/12 hàng năm.
Điều 11. Trách nhiệm các sở, ban, ngành liên quan
1. Sở Xây dựng
a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Quy định này; theo dõi, tổng hợp và định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc phát sinh tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết.
b. Tham gia phối hợp cùng Sở Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ chấm dứt hoạt động, tháo dỡ lò gạch thủ công.
c. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi chuyển đổi sang sản xuất gạch không nung thực hiện việc công bố tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
d. Xây dựng lộ trình sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng.
2. Sở Tài chính
a. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí ngân sách tỉnh để thực hiện việc hỗ trợ xóa bỏ lò gạch nung thủ công.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
c. Tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, 01 năm cho UBND tỉnh về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ.
d. Phối hợp với Sở Xây dựng đưa giá các loại vật liệu xây không nung vào bảng công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng của tỉnh.
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chỉ đạo các Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, hướng dẫn chính sách hỗ trợ học nghề ở địa phương cho người lao động từ các lò gạch thủ công muốn chuyển đổi nghề theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 2072/QĐ-CTUBND ngày 13 tháng 9 năm 2011 và chính sách học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội đối với học sinh học nghề của tỉnh theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 29/02/2008.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Chủ trì, phối hợp cùng các ngành liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác đất làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói đất nung, kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định.
b. Xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm diện tích khu vực phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có các vùng nguyên liệu đất sét cho sản xuất gạch, ngói.
c. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung trong việc cấp phép khai thác các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
5. Sở Công Thương
a. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan cung cấp thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, thị trường hàng hóa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng lao động thuộc đối tượng của chính sách này.
b. Phối hợp với các sở ngành nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức đào tạo phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
c. Hướng dẫn cụ thể việc ưu tiên xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có đề án đề xuất hỗ trợ theo Chương trình khuyến công sử dụng lao động thuộc đối tượng của chính sách này.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a. Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây, ưu tiên sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Kinh phí và phương thức hỗ trợ thực hiện theo Điều 3 Quy định về một số chính sách phát triển khoa học, công nghệ và nhân lực có trình độ cao ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh.
b. Hướng dẫn áp dụng ưu đãi về chuyển giao công nghệ với các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung.
7. Cục Thuế tỉnh
Hướng dẫn, xem xét ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Quy định này khi chuyển đổi đầu tư sản xuất kinh doanh sang ngành, nghề mới theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy định này tới các cơ quan, tổ chức, hộ sản xuất gạch, ngói thủ công và nhân dân trên địa bàn.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện Quy định này tại địa phương theo đúng lộ trình đã được phê duyệt. Hàng năm bố trí ngân sách đảm bảo việc hỗ trợ theo kế hoạch.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không thực hiện việc chấm dứt hoạt động, tháo dỡ lò nung thủ công theo lộ trình;
4. Tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định các trường hợp khai thác trái phép đất nông nghiệp để sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công;
5. Hướng dẫn thủ tục hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Quy định này, tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổng hợp trình Sở Tài chính thẩm định;
6. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền thực hiện chính sách hỗ trợ, thanh toán cho người lao động (không cấp trực tiếp cho chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất); đồng thời phải theo dõi chặt chẽ việc chi trả này để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng. Quyết toán kinh phí chi trả và báo cáo về Sở Tài chính theo quy định.
7. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo Quy định này.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp quản lý đất đai tại các cơ sở sau khi chấm dứt hoạt động theo quy định;
9. Ủy ban nhân dân huyện Tây Sơn có trách nhiệm quy hoạch, tổ chức lại sản xuất tại các cụm công nghiệp có lò gạch thủ công tập trung đã tháo dỡ trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch, ngói bằng lò nung thủ công
1. Cam kết chấm dứt hoạt động và tháo dỡ lò gạch, ngói thủ công hoặc chuyển đổi công nghệ theo lộ trình quy định. Sau thời gian quy định, không chấm dứt hoạt động, tháo dỡ lò gạch, ngói thủ công thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định;
2. Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tháo dỡ lò thủ công và danh sách hỗ trợ ổn định đời sống người lao động theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Quy định này; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết các vướng mắc, phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hỗ trợ chi phí tháo dỡ lò gạch thủ công
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện/ thị xã….
Tôi tên: ……...……………………………. là Chủ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất gạch lò thủ công.
Tên Doanh nghiệp/cơ sở (nếu có):
………………………………………………….……………………………….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Giấy chứng minh nhân dân số…………………..
Cấp ngày…./…/………, nơi cấp:……………………………
Địa điểm lò gạch thủ công: thôn…………xã/phường…………....huyện/thị xã:…………………..……………, tỉnh Bình Định.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc chấm dứt hoạt động sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định,
Tôi cam kết với chính quyền địa phương thực hiện chấm dứt hoạt động và tự tháo dỡ lò gạch thủ công, hoàn trả mặt bằng theo đúng quy định.
- Với số lượng : …..….……… lò (bằng chữ………………………..lò);
- Công suất từng lò: …………………… triệu viên/năm
- Số người lao động: ………… người (có danh sách kèm theo)
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện xác nhận, để tôi được xét hỗ trợ chi phí tháo dỡ lò gạch thủ công./.
…………., ngày tháng năm …
Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn (Nơi có lò gạch thủ công) | Chủ Cơ sở sản xuất |
UBND……………..………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày…........tháng…… năm… |
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Định về việc chấm dứt hoạt động sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định.
Hôm nay, vào lúc ……………giờ ………. phút, ngày …………../….....…../201
Thành phần Tổ kiểm tra gồm:
1. Đại diện UBND huyện/ thị xã:
Ông/Bà:.…………………………………………………………………………...
Ông/Bà:.…………………………………………………………………………...
2. Đại diện UBND xã/phường:
Ông/Bà:.…………………………………………………………………………...
Ông/Bà:.…………………………………………………………………………...
3. Đại diện Doanh nghiệp/cơ sở sản xuất:
Ông/Bà:.…………………………………………………………………………...
Ông/Bà:.…………………………………………………………………………...
Đã kiểm tra và xác định số lượng lò gạch thủ công tháo dỡ như sau:
- Số lượng : …..………… lò (bằng chữ:………….….…..……lò);
- Công suất từng lò: …………………… triệu viên/năm
- Địa điểm tại: thôn ..….., xã/phường ……..…, huyện/ thị xã……….., tỉnh Bình Định.
- Số người lao động: ………… người (có danh sách kèm theo).
Các tồn tại cần khắc phục:……………………………………………………….
Biên bản kết thúc vào lúc………… giờ ……….. phút cùng ngày, đã đọc cho các thành viên tham dự cùng nghe và ký tên.
Chủ cơ sở SXGN lò thủ công | Đại diện Tổ kiểm tra | UBND huyện/thị xã (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
- 1Chỉ thị 32/2012/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư, sản xuất gạch, ngói nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2013 kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung thủ công và tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 72/2004/QĐ-UB về chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất gạch chuyển sang sử dụng công nghệ sản xuất gạch đất sét nung - Lò gạch liên tục kiểu đứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 35/2014/QĐ-UBND lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về sửa đổ, bổ sung Quyết định 817/2012/QĐ-UBND quy định về hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Chỉ thị 32/2012/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư, sản xuất gạch, ngói nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 9Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2013 kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung thủ công và tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND ban hành Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 72/2004/QĐ-UB về chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất gạch chuyển sang sử dụng công nghệ sản xuất gạch đất sét nung - Lò gạch liên tục kiểu đứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 12Quyết định 35/2014/QĐ-UBND lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về sửa đổ, bổ sung Quyết định 817/2012/QĐ-UBND quy định về hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành
Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 48/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Hồ Quốc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực