Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2005/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 17 tháng 10 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Quyết định số 34/QĐ-CTUB, ngày 21/3/2003 của UBND tỉnh Cà Mau V/v thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Cà Mau;
- Căn cứ Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 12/10/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc đổi tên Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư.
- Xét Công văn số 68/TT-CTIP ngày 15/8/2005 của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp và việc thẩm định dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Cà Mau tại Công văn số 116/CV-STP, ngày 29/3/2005 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 327/TTr-SNV ngày 29/8/20005 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Cà Mau,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UBND TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND ngày 17/10/2005 của UBND tỉnh Cà Mau)
- Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư (viết tắt Trung tâm XTTMDL - ĐT) tỉnh Cà Mau có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng chuyên doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nhiệm vụ xúc tiến thương mại:
1. Dựa vào quy hoạch chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, vùng từng thời kỳ; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Trung ương và địa phương về phát triển thương mại để nghiên cứu mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hóa và phát triển sản xuất theo tinh thần Nghị quyết hàng năm, trung hạn, dài hạn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cà Mau.
2. Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tiếp thị sản phẩm ở thị trường nội địa. Phối hợp với Sứ quán và Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài, của nước ngoài ở Việt Nam, bà con Việt kiều và các doanh nghiệp... tổ chức các hoạt động thương mại ở nước ngoài như mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, lập mạng lưới tiêu thụ hàng hóa... thiết lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng, nhất là những thị trường tiềm năng mà Cà Mau đang và sẽ có nguồn hàng xuất khẩu lớn và có lợi thế.
3. Chủ trì tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong tỉnh; làm đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong, ngoài nước; tổ chức xây dựng thương hiệu chung, các hình thức thương mại điện tử, thương mại mới; xây dựng, quản lý và khai thác tốt Website của đơn vị nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh ta với thế giới.
Điều 4. Nhiệm vụ xúc tiến đầu tư.
1. Cập nhật thông tin về nhu cầu đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư, môi trường đầu tư,... trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để làm đầu mối quảng bá, tìm kiếm, mời gọi, kết nối các đối tác trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Cà Mau.
2. Phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện dự án.
3. Phối hợp với Sứ quán và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Cà Mau và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, trong tỉnh đạt hiệu quả cao hơn, thu ngoại tệ về cho đất nước ngày càng nhiều hơn.
Điều 5. Nhiệm vụ xúc tiến du lịch:
Phối hợp với ngành chức năng xác định và quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh để tham gia chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch. Tập trung xúc tiến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phù hợp với quy hoạch chung. Tổ chức giới thiệu mời gọi hợp tác nhằm khai thác các di tích, lễ hội văn hoá, tiềm năng thiên nhiên, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, gắn với bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường.
Điều 6. Nhiệm vụ xây dựng môi trường kinh doanh, đầu tư và chính sách:
1. Tổ chức thu thập ý kiến, nguyện vọng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khảo sát môi trường kinh doanh, du lịch và đầu tư để đề xuất cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh bổ sung chính sách, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, an toàn cho các đối tác và nhà đầu tư khi đến với Cà Mau, nhằm khai thác tốt tiềm năng của tỉnh, gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư.
2. Phối hợp nghiên cứu và đề xuất các cấp lãnh đạo hoàn thiện và quảng bá hệ thống chính sách của tỉnh nhằm thu hút cộng đồng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
3. Chủ trì và phối hợp với các ngành, đơn vị hữu quan xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư hàng năm, trung và dài hạn của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt; đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện môi trường.
Điều 7. Nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo:
1. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo, viện, trường,... tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế về kỹ năng hoạt động kinh tế đối ngoại, tiếp thị, quản trị kinh doanh, những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, du lịch, chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện dự án.
2. Lập kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp.
Điều 8. Nhiệm vụ dịch vụ và tư vấn:
Thuê tư vấn thực hiện các dịch vụ liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, huấn luyện và đào tạo; tổ chức dịch vụ tư vấn trên lĩnh vực đầu tư như: lập dự án, khảo sát lập thiết kế và dự toán v.v...
Ngoài ra, hướng dẫn và hỗ trợ việc xin thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận ưu đãi đầu tư, xin giao đất, thuê đất, chứng chỉ quy hoạch và giấy phép xây dựng... cho các đối tác và nhà đầu tư.
Điều 9. Nhiệm vụ tổ chức hoạt động đối ngoại cho lãnh đạo tỉnh:
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các kế hoạch và phương án hoạt động đối ngoại cho lãnh đạo tỉnh dẫn đầu các đoàn đi khảo sát, nghiên cứu thị trường, gặp gỡ các quan chức, doanh nhân, nhà đầu tư và Việt kiều ở nước ngoài; nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm đối tác đầu tư tìm cơ hội để các doanh nghiệp tỉnh ta đầu tư ra nước ngoài, quảng bá hình ảnh và mời gọi bạn bè quốc tế đến với tỉnh ta.
2. Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước.
1. Tổ chức khảo sát, nắm thông tin về năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, của các huyện, thành phố trong tỉnh và cung cầu của thị trường trong và ngoài nước để tiếp thị, tư vấn, mời chào đối tác.
2. Tổ chức và hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp như: xây dựng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hội chợ, triển lãm, hội thảo, tập huấn, tham quan khảo sát, nghiên cứu thị trường,...
3. Thực hiện các công việc do UBND tỉnh uỷ quyền; tham gia các hoạt động do Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Xúc tiến Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Du lịch và do các đơn vị bạn tổ chức liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư trong và ngoài nước.
4. Đại diện giao dịch, giới thiệu, tư vấn, mời gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh Cà Mau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch.
5. Phối hợp với các ban ngành, các huyện và thành phố trong tỉnh, các cơ quan thông tin trong, ngoài nước thu thập, truyền tải thông tin quảng bá thương mại, du lịch, kêu gọi đầu tư và các chủ trương, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh theo những quy định hiện hành.
6. Phối hợp với Sứ quán và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nước ngoài ở Việt Nam, các doanh nghiệp, bà con Việt kiều để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch.
7. Thực hiện các dịch vụ tư vấn có thu trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư, huấn luyện đào tạo các lĩnh vực có liên quan.
8. Thực hiện chế độ báo cáo, thỉnh thị định kỳ hay đột xuất theo quy chế hoặc đề nghị của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
- Lãnh đạo đơn vị gồm có: Giám đốc và từ 01 đến 03 Phó Giám đốc
- Các phòng nghiệp vụ được bố trí trên cơ sở nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp và Thông tin.
+ Phòng Xúc tiến Thương mại - Du lịch.
+ Phòng Xúc tiến Đầu tư.
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Ban Giám đốc Trung tâm quy định.
Ngoài đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm XTTMDL – ĐT hiện có, được hợp đồng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao trong nước ở lĩnh vực mà tỉnh chưa đảm nhiệm được trong tổng số biên chế đã được Chủ tịch UBND tỉnh giao đơn vị hàng năm.
Điều 13. Chế độ làm việc của Ban Giám đốc:
1. Giám đốc:
a. Tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm theo chế độ thủ trưởng và chức trách được phân công.
b. Tổ chức, tạo điều kiện tốt để thực hiện công tác thi đua, quy chế dân chủ ở cơ quan, gương mẫu thực hiện phê bình, tự phê bình, lắng nghe ý kiến đóng góp và giải quyết thoả đáng các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, nhân viên cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân.
c. Có trách nhiệm ngăn ngừa tiêu cực, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đảng, các đoàn thể trong cơ quan hoạt động.
d. Quyết định các vấn đề đột xuất thuộc thẩm quyền; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phó Giám đốc:
a. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ ở các lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật.
b. Giám đốc cử một Phó Giám đốc thường trực để giải quyết công việc hàng ngày và thay mặt Giám đốc khi đi vắng.
Điều 14. Chế độ giải quyết công việc:
1. Giám đốc Trung tâm XTTMDL - ĐT giải quyết công việc chung để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm theo Điều 2, Điều 3 của Quy chế này và có thẩm quyền ký toàn bộ văn bản của Trung tâm theo quy định của Nhà nước.
2. Phó Giám đốc được Giám đốc phân công giải quyết các công việc liên quan đến các lĩnh vực mình phụ trách và những công việc cụ thể khác cần thiết khi được Giám đốc uỷ quyền. Trường hợp đột xuất, Giám đốc vắng mặt mà không thể chờ xin ý kiến, thì Phó Giám đốc giải quyết và phải báo cáo lại Giám đốc. Phó Giám đốc ký thay Giám đốc các văn bản theo thẩm quyền được phân công.
3. Các Trưởng phòng được Giám đốc phân công giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ của mình phụ trách và những việc cụ thể khác; đồng thời phân công và theo dõi việc tổ chức thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
4. Khi được Giám đốc Trung tâm giao xây dựng hoặc đề xuất một vấn đề theo yêu cầu của cấp trên, Phó Giám đốc, Trưởng phòng chuẩn bị nội dung bằng văn bản. Nếu liên quan đến phòng nghiệp vụ khác thì chủ động liên hệ để có ý kiến thống nhất trước, nếu có ý kiến khác nhau thì báo cáo cho Giám đốc xử lý.
Báo cáo tháng gửi về Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực UBND tỉnh vào ngày 20 của tháng, báo cáo quý I là ngày 15/3, báo cáo 6 tháng đầu năm là ngày 15/6, báo cáo quý III là ngày 15/9, báo cáo năm là ngày 10/12.
Ngoài ra, Trung tâm cần báo cáo chuyên đề và đột xuất cho lãnh đạo tỉnh khi cần thiết.
Điều 16. Giám đốc Trung tâm xây dựng Quy chế làm việc của cơ quan, quy định rõ chế độ làm việc của các phòng trực thuộc; chế độ xử lý công văn đi đến; chế độ giải quyết công việc, chế độ tiếp xúc nhân dân, doanh nghiệp, hội họp v.v... phù hợp với quy định chung về cải cách thủ tục hành chính của tỉnh.
Điều 17. Trung tâm XTTMDL - ĐT chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cấp tỉnh, Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Đầu tư nước ngoài và Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Điều 18. Đối với các bộ, ngành Trung ương có liên quan (Bộ Thương mại - Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Xúc tiến Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Du lịch, các hiệp hội ngành hàng...) Trung tâm XTTMDL - ĐT có trách nhiệm giữ vững mối quan hệ thường xuyên, thực hiện chế độ thông tin hai chiều theo hướng dẫn và thoả thuận hai bên hoặc các bên.
Điều 19. Phối hợp với Sứ quán và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nước ngoài ở Việt Nam để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, thu hút đầu tư thông qua chương trình phối hợp hàng năm và hợp đồng.
Điều 20. Đối với các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố và doanh nghiệp:
1. Trung tâm XTTMDL - ĐT chịu sự quản lý nhà nước và phải phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan, các huyện, thành phố, để thực hiện các yêu cầu nguyên tắc, thủ tục về quản lý nhà nước, quản lý kỹ thuật... theo quy định chuyên ngành trên các lĩnh vực: thu thập phổ biến thông tin, nghiên cứu khảo sát môi trường kinh doanh, du lịch, đầu tư, xây dựng danh mục dự án, hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đãi, xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư của tỉnh, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư và bạn hàng trong quá trình tiến hành đầu tư và phát triển thương mại, du lịch.
2. Trong quá trình phối hợp hoạt động với các sở, ban, ngành, Trung tâm XTTMDL - ĐT chủ động bàn bạc, trao đổi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ phối hợp, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung.
Khi gặp khó khăn, sẽ bàn bạc hỗ trợ nhau cùng nhau giải quyết. Những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc chưa thống nhất, hai (hoặc các bên) cùng báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Thường xuyên phối hợp các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trong tỉnh để nắm tình hình, phổ biến chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư theo chương trình kế hoạch đã được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua hợp đồng.
Điều 22. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Trung tâm gồm các nguồn:
1. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ gồm: kinh phí hoạt động thường xuyên theo chế độ, định mức và biên chế được UBND tỉnh giao; vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động theo kế hoạch hàng năm.
2. Phần được để lại từ nguồn thu phí, lệ phí, dịch vụ,...
3. Các khoản thu khác theo quy định (nếu có).
Hàng năm Trung tâm lập kế hoạch thu, chi tài chính thông qua Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Hàng quý, năm, quyết toán chi phí quản lý với Sở Tài chính.
4. Trung tâm XTTMDL - ĐT chủ trì phối hợp các ngành có liên quan và các doanh nghiệp xây dựng chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư hàng năm và lập dự trù kinh phí sử dụng Quỹ xúc tiến Thương mại - đầu tư trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1004/QĐ-CTUB ngày 30/12/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh và Quỹ thưởng Xuất khẩu theo Quyết định số 85/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh.
Điều 23. Giám đốc Trung tâm XTTMDL - ĐT có trách nhiệm thực hiện dân chủ trong cơ quan theo quy định và đảm bảo dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân và doanh nghiệp. Cán bộ, viên chức trong cơ quan có trách nhiệm thực hiện dân chủ theo quy định tại Điều 12, 13, 14 trong bản Quy chế được ban hành theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.
Điều 24. Những việc phải công khai cho cán bộ, viên chức được biết:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan;
3. Kinh phí hoạt động hàng năm bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan;
4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, viên chức;
5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận.
6. Nội quy, quy chế trong cơ quan.
Điều 25. Thực hiện tốt những việc cán bộ, viên chức các tham gia ý kiến, thủ trưởng cơ quan quyết định; những việc cán bộ, viên chức giám sát, kiểm tra quy định trong bản quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.
Điều 26. Căn cứ Quy chế này, Giám đốc Trung tâm XTTMDL - ĐT cụ thể hoá thành qui chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác, bố trí phân công cán bộ, nhân viên phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác, bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 27. Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ để Giám đốc Trung tâm XTTMDL - ĐT tổ chức thực hiện tốt quy chế này.
Điều 28. Trong quá trình thực hiện, nếu xét thấy cần sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với thực tế và quy định mới của Nhà nước thì Giám đốc Trung tâm XTTMDL - ĐT phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 13/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 2Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần định kỳ năm 2018
- 3Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kỳ 2014-2018
- 4Quyết định 1050/QĐ-UBND năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5Quyết định 69/2019/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang
- 6Quyết định 252/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng
- 1Quyết định 13/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 2Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần định kỳ năm 2018
- 3Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 2Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 1050/QĐ-UBND năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5Quyết định 69/2019/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang
- 6Quyết định 252/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng
Quyết định 48/2005/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 48/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/10/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Dương Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/10/2005
- Ngày hết hiệu lực: 20/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra