- 1Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 5Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 6Nghị định 40/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 7Thông tư 48/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- 1Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2011/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thú y;
Căn cứ Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội;
Căn cứ Thông tư số 48/2009/TT-BNN-PTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1277/TTr-SNN ngày 02/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 176/1999/QĐ-UB ngày 22/9/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2011 /QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này điều chỉnh hoạt động nuôi và quản lý chó nuôi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân kể cả người nước ngoài có hoạt động nuôi chó (gọi tắt là chủ nuôi chó) và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Trách nhiệm của chủ nuôi chó
1. Đăng ký với Trưởng ấp, Trưởng khu phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) cấp sổ quản lý chó. Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô.
2. Phải chấp hành nghiêm quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y, phải giữ gìn cẩn thận giấy chứng nhận tiêm phòng và xuất trình giấy chứng nhận như là bằng chứng chó nuôi của mình đã được tiêm vắc xin dại, khi cần thiết.
3. Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các đô thị, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng hoặc gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
4. Khi phát hiện chó có những biểu hiện bất thường như: bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y xã, phường, thị trấn hoặc Trưởng ấp, khu phố.
5. Chó mới đưa về nuôi phải khai báo với cơ quan thú y tại địa phương ( Ban Thú y xã, phường, thị trấn ) biết để kiểm tra, giám sát bệnh và tiêm phòng vắc xin dại theo quy định.
6. Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.
7. Thực hiện ký cam kết thực hiện: "5 không"
+ Không nuôi chó khi chưa khai báo với chính quyền địa phương;
+ Không nuôi chó khi chưa tiêm phòng bệnh dại;
+ Không nuôi chó thả rông;
+ Không để chó cắn người;
+ Không nuôi chó gây ô nhiễm môi trường.
8. Chủ nuôi thả rông chó nơi công cộng, trên đường bộ, để chó đi ngoài đường, đi qua đường không đảm bảo an toàn, dắt chó chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ, để chó phóng uế bừa bãi ra đường phố, nơi công cộng, có lỗi trong việc để chó cắn người gây thương tích cho người khác... sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan.
9. Chủ nuôi chó phải tực hiện tiêm phòng dại cho chó và trả chi phí tiêm phòng dại cho chó.
Chủ nuôi chó từ chối việc tiêm vắc xin phòng dại định kỳ theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 40/NĐ-CP ngày 24/04/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thú y, đồng thời phải chịu chi phí tiêm phòng bệnh dại bắt buộc theo quy định của cơ quan thú y.
10. Trường hợp chủ nuôi chó để chó thả rông cắn người hoặc cản trở phương tiện giao thông gây tai nạn, chủ nuôi phải chịu mọi chi phí điều trị. Nếu có chết người, ngoài việc phải chịu chi phí trong thời gian điều trị, chủ nuôi còn phải có trách nhiệm vật chất trong việc tổ chức chôn cất cho người bị hại và các khoản chi liên quan cho hậu quả do người bị chết để lại theo Quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về việc quy định phòng, chống bệnh dại ở động vật.
11. Chủ nuôi chó phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện pháp trong việc nuôi, thả, tiêm phòng bệnh dại cho chó theo quy định này; Tất cả các trường hợp không thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, để chó thả rông gây cản trở giao thông, làm mất vệ sinh nơi công cộng hoặc để chó cắn người đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chủ nuôi chó để kinh doanh, huấn luyện phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng nuôi, chuồng lưu trữ chó theo quy định tại Điều 7 Chương II của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
2. Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 - 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 05 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
3. Đảm bảo điều kiện chăn nuôi chó hợp vệ sinh; thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người theo hướng dẫn của cán bộ thú y, chính quyền địa phương.
4. Chủ nuôi chó chịu mọi trách nhiệm khi để chó thả rông, cắn người hay phóng uế làm ô nhiễm môi trường công cộng. Bồi thường tổn thất về sức khoẻ, tinh thần, vật chất do vật nuôi của mình gây ra cho người bị hại trực tiếp và cộng đồng.
Điều 6. Khi để xảy ra việc chó cắn người, chủ nuôi chó phải
1. Nhanh chóng đưa người bị chó cắn đến cơ quan Y tế Nhà nước gần nhất để được hướng dẫn xử lý về chuyên môn.
2. Nhốt giữ con chó đã cắn người trong thời gian ít nhất 14 ngày, trong thời gian này nếu chó có biểu hiện bất thường phải kịp thời báo ngay cho Trạm thú y gần nhất để có biện pháp xử lý.
3. Mọi chi phí đi lại, tiêm phòng Dại và các chi phí phát sinh hợp lý khác do chủ nuôi chó có trách nhiệm bàn bạc, thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại với người bị chó cắn hoặc gia đình của người đó. Trường hợp không thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại, thì người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc bồi thường theo quy định của Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Tiêm phòng bệnh dại cho chó nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại.
2. Chữa bệnh cho chó nuôi mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại.
3. Giết mổ động vật mắc phải bệnh dại, nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại, trừ trường hợp giết mổ để lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.
5. Nghiêm cấm việc sử dụng thịt chó bệnh và vứt xác chó chết ra môi trường xung quanh.
1. Trạm thú y các huyện, thị xã có nhiệm vụ tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho chó trong diện tiêm phòng bắt buộc, sử dụng vắc xin nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và phải bố trí điểm tiêm phòng để dân đưa chó đến tiêm. Ngoài đợt tiêm phòng chính và bổ sung, hàng tháng Trạm Thú y huyện, thị xã và thú y cấp xã, tổ chức tiêm phòng cho đàn chó và động vật cảm nhiễm mới phát sinh hoặc hết thời gian miễn dịch.
2. Sau khi tiêm phòng, chủ nuôi chó được cấp giấy chứng nhận đã tiêm phòng bệnh dại cho chó. Giấy chứng nhận tiêm phòng phải ghi rõ, thời gian miễn dịch kể từ sau khi tiêm phòng. Không cấp giấy chứng nhận tiêm phòng dại cho các trường hợp chủ nuôi tự tiêm phòng dại cho vật nuôi.
Điều 9. Quy định về xử lý chó bệnh dại
1. Khi chó đã được xác định mắc bệnh dại, chủ chó nuôi phải thực hiện tiêu hủy ngay.
2. Chó nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh dại:
a) Chó nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; nếu chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy;
b) Chó nhiễm bệnh dại mà chưa được tiêm phòng thì phải tiêu huỷ, đã được tiêm phòng thì phải nhốt, theo dõi trong 90 ngày;
c) Chó nghi nhiễm bệnh dại phải nhốt, theo dõi trong 14 ngày.
Điều 10. Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển
1. Chi cục Thú y thực hiện kiểm dịch chó tại nơi xuất phát và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định đối với chó khỏe mạnh, đã được tiêm phòng vắc xin dại và còn thời gian miễn dịch bảo hộ.
2. Các Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về vận chuyển chó ra vào tỉnh theo quy định của Pháp lệnh thú y.
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Theo dõi và đôn đốc các địa phương tổ chức đăng ký và quản lý chó nuôi. Định kỳ tổng hợp báo cáo (tháng, quý, năm) tiến độ thực hiện kế hoạch về Ủy Ban nhân dân tỉnh; tổ chức họp sơ kết đánh giá hàng năm.
b) Chỉ đạo Chi cục Thú y
Tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dại tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh dại hàng năm và dự toán kinh phí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Tham gia cùng với Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dại các cấp, các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển chó; tổ chức tiêm phòng vắc xin dại cho vật nuôi và cung ứng vắc xin.
Quản lý việc tiêm phòng vắc xin dại tại các cơ sở hành nghề thú y.
c) Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các ngành chức năng kiểm tra hoạt động phòng chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch kinh phí phòng chống bệnh dại ở động vật hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương
Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dại các cấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tầm quan trọng và biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dại cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, Lãnh đạo Phòng Kinh tế, Trạm Thú y huyện làm Phó Trưởng ban;
b) Thành lập đội chuyên trách phòng chống bệnh dại, các thành viên phải được tiêm phòng vắc xin và được tập huấn (kinh phí lấy từ ngân sách phòng, chống dịch của địa phương);
c) Phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo Trạm Thú y, các ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại trên địa bàn;
d) Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng chống bệnh, đặc biệt công tác tiêm phòng, tiêu hủy chó mắc bệnh;
đ) Cấp ngân sách địa phương cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dại cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban với sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ thú y, y tế, nông nghiệp;
b) Bố trí tổ chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật, thường trực và tổng hợp tình hình nuôi chó, kết quả tiêm phòng, quản lý đàn chó;
c) Chỉ đạo Trưởng ấp, khu phố trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể khác) tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và tích cực tham gia chiến dịch tiêm phòng, quản lý đàn chó nuôi;
d) Chỉ đạo ngành y tế áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người.
e) Ủy ban nhân dân cấp xã phải có sổ ghi chép số lượng chó nuôi, loài giống. Hàng năm, vào tháng 3, thú y cấp xã phải thống kê số lượng chó nuôi trên địa bàn và báo cáo Trạm Thú y các huyện, thị xã để xây dựng kế hoạch tiêm phòng định kỳ và bổ sung.
f. Tổ chức các đợt tiêm phòng bệnh dại cho chó định kỳ hoặc đột xuất theo đề xuất của Trạm Thú y.
Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý chó nuôi
1. Trách nhiệm của Trạm Thú y
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều tra thống kê số lượng chó trước khi thực hiện công tác tiêm phòng dại;
b) Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng chống bệnh dại tại địa phương;
c) Hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp phòng chống bệnh dại đến tận xã, phường, thị trấn, khu phố, ấp;
d) Báo cáo kịp thời nhu cầu về kinh phí, vật tư hóa chất, vắc xin, lao động cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Thú y;
đ) Hàng tháng báo cáo công tác phòng, chống bệnh dại về Chi Cục Thú y với các nội dung: số chó, kết quả tiêm phòng, tình hình bệnh dại (nếu có) trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của nhân viên thú y, cộng tác viên thú y cấp xã
a) Báo cáo ngay với Trạm Thú y cấp huyện bằng phương tiện nhanh nhất khi phát hiện gia súc có biểu hiện nghi dại tại địa phương;
b) Trực tiếp tham gia công tác phòng chống bệnh, trực tiếp tiêm phòng vắc xin, thông báo cho ngành y tế khi phát hiện chó không tiêm phòng, nghi dại cắn người;
c) Trực tiếp tham gia giám sát công tác phòng chống bệnh dại đến chủ chăn nuôi.
3. Trách nhiệm của Trưởng ấp, khu phố hoặc Tổ trưởng tổ dân phố
Quản lý trực tiếp đàn chó tại khu phố, ấp, tổ dân phố; phối hợp với Thú y viên cấp xã phổ biến, hướng dẫn chủ nuôi chó thực hiện Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật và Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật.
- 1Quyết định 176/1999/QĐ.UB về quy đinh quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 150/1998/QĐ-UB về quy định tạm thời về quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 4Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018
- 6Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 176/1999/QĐ.UB về quy đinh quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 3Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018
- 5Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 7Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 8Nghị định 40/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 9Thông tư 48/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- 11Quyết định 150/1998/QĐ-UB về quy định tạm thời về quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định 47/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 47/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực