Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 150/1998/QĐ-UB

Bình Dương, ngày 19 tháng 10 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND-UBND các cấp ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 4/2/1993;

- Căn cứ Pháp lệnh xử phạt hành chính;

- Căn cứ Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ, Chỉ thị 92/TTg ngày 7/3/1996 và quy định xử phạt hành chính trong công tác thú y.

- Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành quy định tạm thời về quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh. (Kèm theo bản quy định)

Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND-UBND tỉnh, Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Hồng Đoàn

 

QUI ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 150/1998/QĐ-UB ngày 19/10/1998 của UBND tỉnh Bình Dương)

I. QUI ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Qui định tạm thời này áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân có nuôi chó ( gọi chung là chủ nuôi chó ) trong địa bàn tỉnh Bình Dương bất kể với nục đích gì.

II. QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHÓ NUÔI:

Điều 2: Chủ nuôi chó có trách nhiệm:

a. Mang chó đến cơ quan thú y để đăng ký và tiêm vaccin ngừa bệnh dại. Sau khi tiêm phòng sẽ được cơ quan thú y cấp chứng nhận tiêm phòng ( thay cho GCNNC )

b. Phải nhốt giữ chó trong phạm vi nhà ở hay cơ sở của mình, trong các cơ sở phải có chỗ nuôi giữ chó riêng. Khi đưa chó ra ngoài phạm vi nuôi giữ của mình thì phải có dây dẫn và rọ mõm chó, có người dắt đi.

c. Khi phát hiện chó nuôi có triệu chứng bệnh thì phải nhốt giữ cẩn thận, báo cho cơ quan thú y kiểm tra, điều trị. Nếu chó có biểu hiện bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải chấp hành những yêu cầu xử lý của cơ quan thú y.

d. Phải chịu mọi lệ phí và phí tổn có liên quan đến chó nuôi của mình như phí tổn tiêm phòng, điều trị…

e. Chủ nuôi chó với mục đích kinh doanh phải có đủ điều kiện vệ sinh thú y do cơ quan thú y tỉnh chứng nhận, phải đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục hiện hành.

Điều 3: Trường hợp chó chạy rong không người quản lý như điểm c điều 2 quy định thì sẽ bị cơ quan chức năng bắt giữ và xử phạt chủ nuôi. Trong vòng 48 giờ sau khi bắt giữ chó chạy rong nếu không có người đến nhận, cơ quan thú y có quyền xử lý chó vô chủ.

Điều 4: Trường hợp chó ra khỏi khu vực quản lý của chủ nuôi mà:

- Gây tại nạn giao thông.

- Cắn người hoặc súc vật khác

- Gây ra các tại nạn khác có tổn hại về sức khoẻ và tài sản người khác

- Phóng uế làm mất vệ sinh công cộng hoặc nơi ở của người khác.

Thì tùy đều kiện cụ thể, chủ nuôi chó phải chịu xử lý vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về các hậu quả do chó nuôi của mình gây ra. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành sự.

Điều 5: Qui định về xử lý chó bệnh dại.

a. Chó mắc bệnh dại phải được chủ nuôi giết, cho thiêu hủy hoặc chôn sâu dưới 2 lớp vôi.

b. Chó nghi mắc bệnh dại phải nhốt giữ, cách ly theo dõi và báo cáo với cơ quan thú y theo dõi trong vòng 15 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh dại phải xử lý theo khoản a điều này.

Điều 6: Nghiêm cấm việc sử dụng thịt chó bệnh và vứt xác chó chết ra môi trường bên ngoài.

III. THẨM QUYỀN QUẢN LÝ - KIỂM TRA:

Điều 7: UBND huyện, thị có trách nhiệm:

- Chỉ đạo công tác phòng chống bệnh dại trong phạm vi địa phương của mình quản lý theo những quy định trong “ Đề án phòng chống bệnh dại trên động vật ” giai đoạn 1998-2000.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chó nuôi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn mình quản lý.

Điều 8: UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

- Tổ chức phồi hợp với Ủy ban MTTQ xã, phường và các đoàn thể quần chúng phổ biến tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý chó nuôi, gắn việc chấp hành quản lý chó nuôi vào các chỉ tiêu xây dựng gia đình có nếp sống văn hoá mới…

- Hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc quản lý chó nuôi trên địa bàn.

Điều 9: Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn, trực tiếp là Chi cục Thú y chịu trách nhiệm:

a. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu về tác hại của các loại dịch bệnh của chó, các biện pháp phát hiện dịch bệnh và biện pháp phòng ngừa.

b. Thực hiện công tác tiêm phòng bắt buộc vaccin dại cho toàn bộ chó nuôi trong tỉnh và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng cho chủ nuôi chó.

c. Phối hợp UBND xã, phường, thị trấn điều tra thống kê số lượng chó hàng năm.

d. Tổ chức các dịch vụ phòng trị bệnh cho chó nuôi đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh cho chó.

e. Khi có dịch chó dại xảy ra phải phối hợp với UBND huyện, thị tổ chức, thực hiện các biện pháp chống dịch đạt hiệu quả.

IV. HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHỦ NUÔI CHÓ VI PHẠM QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHÓ NUÔI:

Điều 10: Căn cứ vào điều 12, 13 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, chủ nuôi chó nếu có những hành vi vi phạm những quy định nêu trong quyết định này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000-50.000 đồng đối với mộtt rong những hành vi sau:

- Không thực hiện việc đăng ký tiêm phòng vaccin phòng bệnh dại và các bệin pháp phòng dại bắt buộc khác.

- Để chó phóng uế gây mất vệ sinh nơi công cộng.

- Để chó nuôi của mình ra khỏi nơi quản lý mà không có người dẫn dắt, không có rọ mõm theo quy định.

- Không trà các khoản phó, lệ phí theo quy định trong bản quy định này.

b. Phạt tiền từ 100.000-300.000 đ đối với một trong những hành vi sau:

- Mổ thịt chó bị chết vì bệnh dại để bán

- Vứt bỏ xác chó chết ra mơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

- Để chó gây ra tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác làm thiệt hại tài sản hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác.

c. Phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đ đối với hành vi không chấp hành bệin pháp xử lý chó bệnh hoặc chết vì bệnh dại.

Điều 11: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 – 200.000đ nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt 500.000 đ đối với một trong các hành vi sau:

- Sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo các loại giấy chứng nhận đăng ký, tiêm phòng chó dại.

- Cản trở hoặc xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu, có lời nói, hành động lang mạ, xúc phạm danh dự của người thi hành công vụ như cán bộ thú y, nhân viên tổ bắt chó chạy rong…

- Đe doạ hoặc dùng hung khí chống lại người thi hành công vụ như cán bộ thú y, nhân viên tổ bắt chó chạy rong… mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp nếu gây thương tổn về sức khoẻ hoặc thiệt hại về tài sản thì buộc đối tượng vi phạm phải bồi thường cho người thiệt hại.

Điều 12: Ngừoi có thẩm quyền xử phạt, người thi hành công vụ mà vi phạm quy định về xử phạt hành chính nêu trong quy định này thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Điều 13: Chủ tịch UBND huyện, thị, xã, phường, thị trấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở ngành có liên quan theo chức năng và quyền hạn của mình hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện bản quy định tạm thời này đối với chủ nuôi chó trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung phải báo cáo kịp thời để UBND tỉnh xem xét quyết định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 150/1998/QĐ-UB về quy định tạm thời về quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 150/1998/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/10/1998
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Phan Hồng Đoàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/10/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 02/10/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản