Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2005/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 20 tháng 6 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN NAM- ĐIỆN NGỌC TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 124/1999/QĐ-TTG ngày 18/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Quyết định số 43/2000/QĐ-UB ngày 07/8/2000 của UBND tỉnh Quảng Nam v/v ban hành quy định về quản lý tổ chức - bộ máy, biên chế tiền lương, cán bộ - công chức hành chính sự nghiệp và cán bộ quản lý Doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Nam
Căn cứ Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 14/01/2003 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam và của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh tại Tờ trình số 383/TT-SNV ngày 17 tháng 6 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quy chế số 21/2003/QC-UB ngày 28/02/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Trưởng Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn, Chủ tịch UBND thị xã Hội An và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN NAM - ĐIỆN NGỌC TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày 20/6/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Điều 1. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam (dưới đây viết tắt là BQL) được áp dụng thực hiện cho tất cả các phòng, Ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc BQL trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 14/01/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc.
Chương II
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 2. Vị trí, chức năng:
Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam, là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam, có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trên các lĩnh vực: Quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng hạ tầng trong đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc và các dự án du lịch ven biển Điện Ngọc - Điện Dương, quản lý chính sách về nhà ở và đất đai. Đồng thời thực hiện một phần về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, ngành có liên quan theo cơ chế uỷ quyền, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Quảng Nam.
Ban quản lý có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản để giao dịch.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Ban quản lý thực hiện nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Quyết định số 124/1999/QĐ-TTg ngày 18/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam và các đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/10000 và 1/500 thuộc Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc do UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, cụ thể:
* Trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng:
- Chủ trì quy hoạch 1/2000,1/1000,1/500, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000,1/1000,1/500. Tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán các công trình đầu tư theo vị trí, chức năng quy định tại Điều 2 chương II.
- Phối hợp với các chủ đầu tư trong các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật;
- Làm trung tâm khớp nối quy hoạch giữa các dự án dịch vụ du lịch ven biển, tránh chồng chéo các dự án, bảo đảm các công trình kết cấu hạ tầng trong khu đô thị thông suốt và quá trình thi công giữa các khu vực không ảnh hưởng lẫn nhau, bảo đảm chất lượng công trình, đúng quy hoạch chi tiết, đúng thiết kế - dự toán được phê duyệt.
- Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo Luật xây dựng và các quy định hiện hành của nhà nước về: thoả thuận địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng công trình;
- Quản lý chất lượng công trình và chi phí đầu tư, tham gia phối hợp quyết toán vốn đầu tư theo quy định của nhà nước.
- Chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp ( chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư):
- Quản lý đầu tư xây dựng các dự án tầng du lịch ven biển từ Điện Ngọc đến Điện Dương, huyện Điện Bàn để bảo đảm khớp nối chung với đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
* Trong lĩnh vực quản lý chính sách về nhà ở và đất đai:
- Quản lý, tổ chức thực hiện việc sử dụng đất theo quy định của nhà nước, phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về việc thu hồi và giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, tổ chức định vị và giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất trong khu đô thị mới;
- Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt gái đất và thúc đẩy các nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước;
- Thẩm định các phương án bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
- Phối hợp chặt chẽ cùng với chính quyền địa phương triển khai thực hiện phương án tái định cư cho nhân dân trong vùng Dự án, tổ chức tốt việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
* Trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư:
- Trình UBND tỉnh cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư, tổ chức triển khai quảng bá, tiếp thị, tư vấn đầu tư; tham mưu UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, hỗ trợ đầu tư.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. Cơ cầu tổ chức của Ban quản lý gồm có:
1/ Lãnh đạo Ban:
Trưởng ban là người đứng đầu ban quản lý, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Ban quản lý, Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ.
Ban quản lý có không quá 03 Phó Trưởng ban (02 chuyên trách và 01 kiêm nhiệm); Phó Trưởng Ban là người giúp việc Trưởng Ban, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Trưởng Ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được giao. Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Các phòng, Ban chức năng:
a, Văn phòng
b, Phòng Nghiệp vụ
c, Phòng Chính sách
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
a, Trung tâm Tư vấn xây dựng
b, Trung tâm Tư vấn bất động sản, phát triển hạ tầng và môi trường đô thị.
4. Cấp trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban. Cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban chức năng nêu tại điểm 2, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban trực thuộc các đơn vị sự nghiệp nêu tại điểm 3 do Trưởng Ban bổ nhiệm, miễn nhiệm. Mỗi phòng, ban ( đơn vị sự nghiệp trực thuộc) nêu tại điểm 2 và Điều 4 có cấp trưởng, cấp phó, các chuyên viên và nhân viên giúp việc.
Điều 5. Biên chế:
Ban quản lý thực hiện theo chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp do UBND tỉnh giao. Đối với các đơn vị sự nghiệp, Trưởng ban quyết định biên chế cụ thể cho từng đơn vị và theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Chương IV
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC PHÒNG, BAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban:
1/ Văn phòng Ban quản lý:
Thực hiện công tác tổng hợp cho Lãnh đạo ban: Công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng kỷ luật, thông tin báo chí, tham mưu công tác tổ chức cán bộ tiền lương, đào tạo; thực hiện công tác tài vụ về quản lý thu chi và công tác tài chính; xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch ngân sách, quyết toán ngân sách, theo dõi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc; thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
2. Phòng Nghiệp vụ:
Tham mưu công tác quy hoạch, quản lý các hoạt động về quy hoạch, đầu tư và xây dựng, kiểm tra chất lượng công trình...
3. Phòng Chính sách: Quản lý các hoạt động và chính sách về tái định cư, đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, theo dõi và thẩm định các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
Chương V
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo ban.
1/ Trưởng ban: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Uỷ ban nhân dân tỉnh các Bộ ngành có liên quan khi được uỷ quyền giải quyết về toàn bộ hoạt động của Ban quản lý.
2- Phó Trưởng Ban: Là người giúp việc cho Trưởng Ban ở từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về những quyết định của mình.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn lãnh đạo các phòng, Ban và đơn vị trực thuộc (gọi tắc là phòng):
1 - Trưởng phòng:
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về quản lý và điều hành công chức, viên chức trong phòng, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Tổ chức và thực hiện công tác của phòng và các công việc khác do Trưởng Ban phân công, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện cho lãnh đạo Ban phụ trách để kịp thời chỉ đạo.
Trình lãnh đạo Ban giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền được phân công.
2- Phó Trưởng phòng:
- Giúp việc cho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và lãnh đạo Ban về thực hiện công tác được phân công.
- Thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc được uỷ quyền khi Trưởng phòng đi vắng.
Chương VI
QUAN HỆ LÀM VIỆC
Điều10: Quan hệ với cấp trên:
1- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: BQL chấp hành triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối về hoạt động và phát triển khu Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
2- Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh: BQL chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện về hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Điều 11: Quan hệ các Sở, Ban, ngành và Uỷ nhân dân các huyên, thị xã:
Lãnh đạo các Ban có trách nhiệm quan hệ phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với những đơn vị liên quan, đồng thời thực hiện tốt chức trách được phân công. Trong trường hợp cần thiết thì xây dựng quy chế phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, hiệu quả.
Điều 12: Quan hệ với tổ chức Đảng, đoàn thể trong Ban:
1. Cấp uỷ Đảng: Lãnh đạo Ban thực hiện theo đúng quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của Tỉnh uỷ.
2. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Lãnh đạo Ban phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc Ban, tạo điều kiện để các đoàn thể các đoàn thể thực hiện đúng Điều lệ, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn thể dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng cơ quan.
Chương VII
NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ NỘI DUNG CHI
Điều 13: Nguồn tài chính
1- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động theo dự án và kế hoạch hằng năm, vốn đối ứng cho các dự án dược cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2- Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị:
- Phần để lại từ số phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định và thu từ các dự án dược trích lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Nội dung chi
1- Các loại chi:
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
- Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chi thực hiện các dự án theo quy định.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Các khoản chi khác.
2/ Sau khi được UBND tỉnh duyệt phương án tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp được chủ động sử dụng số biên chế được UBND tỉnh giao, chủ động về tài chính và quyết định mức chi quản lý, chi sự nghiệp hợp lý, theo đúng quy định của Nhà nước.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc không nêu trong quy định này được thực hiện theo các Quy định tương ứng của Bộ luật Lao động, pháp lệnh cán bộ - công chức, luật công đoàn, luật đất đai, luật xây dựng, luật doanh nghiệp nhà nước và những quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 16. Tất cả cán bộ công chức thuộc Ban quản lý đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề chưa phù hợp, lãnh đạo BQL tổng hợp đề xuất UBND tỉnh ( qua Sở Nội vụ) để xem xét bổ sung, sửa đổi./.
- 1Quyết định 74/2009/QĐ-UBND về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 18/2010/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 279/2004/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án nâng cấp đô thị do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 279/2004/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 5Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam
- 1Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 2Quyết định 17/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Công đoàn 1990
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 4Quyết định 124/1999/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 8Luật xây dựng 2003
- 9Quyết định 74/2009/QĐ-UBND về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 10Quyết định 18/2010/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 279/2004/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án nâng cấp đô thị do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 11Quyết định 279/2004/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 12Quyết định 43/2000/QĐ-UB Quy định về quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ - công chức hành chính sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 13Quyết định 06/2003/QĐ-UB thành lập Ban quản lý đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam
Quyết định 47/2005/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 47/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2005
- Ngày hết hiệu lực: 10/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra