Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tại tờ trình số 258/TT-UB ngày 19 tháng 3 năm 1998 và của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 2213/BXD-KTQH ngày 22 tháng 12 năm 1998,
QUYẾT ĐỊNH:
Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc nhằm cụ thể hóa định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, hỗ trợ cho việc phát triển thành phố Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng Đại học Đà Nẵng (400 ha), Khu công nghiệp tập trung Điện Nam - Điện Ngọc (420 ha) và Khu du lịch nghỉ ngơi giải trí (hơn 300 ha) trên cơ sở khai thác các ưu thế về điều kiện tự nhiên, cảnh quan và khí hậu của khu vực để hình thành tại đây một Trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, du lịch và nghỉ mát của tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung.
2. Phạm vi lập Quy hoạch chung:
Khu đất lựa chọn phát triển đô thị nằm trong vùng đồng bằng Đà Nẵng - Hội An, diện tích có thể khai thác khoảng 2700 ha thuộc một phần đất đai của 3 xã Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Dương có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng (khu vực Non Nước - Hòa Quý - Hòa Hải);
- Phía Nam giáp ngoại thị thị xã Hội An (xã Cẩm An và Cẩm Hà);
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp tuyến đường Đà Nẵng - Hội An.
Hướng phát triển của đô thị mới là: Phía Bắc tới ranh giới thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tới ngoại thị thị xã Hội An, phía Đông ôm lấy đoạn sông Cổ Cò và sát ra tận bãi biển và phía Tây tới giáp đường liên tỉnh thành phố Đà Nẵng - thị xã Hội An.
Đến năm 2020, dân số đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc trong phạm vi quy hoạch khoảng 15 vạn người, đợt đầu (đến 2005) khoảng 5 vạn người.
4. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị:
a) Về chỉ tiêu sử dụng đất:
Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân là 80 m2/người, trong đó đất giao thông là 23 m2/người, đất cây xanh, thể dục, thể thao là 12 m2/người và đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5 m2/người.
b) Về phân khu chức năng:
- Khu công nghiệp tập trung Điện Nam - Điện Ngọc với quy mô dự kiến 420 ha được bố trí tại phía Tây của đô thị gần trục đường Đà Nẵng - Hội An;
- Khu dân cư với tổng diện tích khoảng 680 ha bao gồm 150 ha gắn với khu công nghiệp, 300 ha gắn với khu đại học và 230 ha là khu làng xã nông ngư nghiệp Điện Dương được bảo tồn;
- Hệ thống trung tâm công cộng: Trung tâm chính của đô thị có quy mô dự kiến 50 ha được bố trí bên trục chính đô thị hướng ra biển. Trung tâm các khu dân cư có quy mô dự kiến 20 ha được bố trí tại 3 khu Điện Nam, Điện Ngọc và Điện Dương. Các trung tâm chuyên ngành gồm: Khu đào tạo đại học bao gồm Đại học Đà Nẵng, Đại học dân lập Quảng Nam có quy mô dự kiến 400 ha nằm ở phía Bắc đô thị; Khu du lịch và sân golf có quy mô đất đai dự kiến 300 ha phân bố 2 bên sông Cổ Cò, dọc bờ biển, khu cồn cát xã Điện Dương bao gồm cả các cơ sở y tế, chữa bệnh và an dưỡng;
- Khu cây xanh mặt nước và thể dục thể thao: Bao gồm 150 ha dải cây xanh công viên dọc theo sông Cổ Cò, 30 ha cho khu cho các khu cây xanh trong khu ở, dọc đường phố và khu rừng dương, cồn cát ven biển;
- Khu dự trữ phát triển có quy mô khoảng 300 ha được quy hoạch tại khu đất phía Nam khu công nghiệp, tiếp giáp với ngoại thị thị xã Hội An.
c) Về kiến trúc và cảnh quan đô thị:
- Không gian đô thị bao gồm 2 khu vực: Khu vực xây dựng hiện đại bao gồm nhiều khu xây dựng cao tầng tiếp cận với các tuyến giao thông đối ngoại phía Tây đô thị, khu công nghiệp và khu đào tạo; khu vực đô thị sinh thái chủ yếu ở phía Đông đô thị bao gồm khu trung tâm đô thị, công viên và khu du lịch được xây dựng các công trình thấp tầng và phân tán. Không gian đô thị thấp dần về phía biển và về phía Nam;
- Khai thông hệ thống sông Cổ Cò từ Cửa Đại (Hội An) đến Non Nước và sông Hàn (Đà Nẵng) làm trục không gian chủ đạo của đô thị, tạo mặt nước và hành lang cây xanh, vùng cảnh quan và nghỉ ngơi cho đô thị;
- Duy trì lâu dài làng xóm khu dân cư nông - ngư nghiệp Điện Dương, cải tạo thành những làng sinh thái tiếp cận với không gian làng cổ ngoại thị Hội An.
5. Về quy hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
a) Về giao thông:
- Giao thông đối ngoại gồm các tuyến tỉnh lộ nối đô thị với quốc lộ 1A, thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An và thị trấn Vĩnh Điện; nạo vét khai thông sông Cổ Cò để tổ chức tuyến đường thủy du lịch. Sử dụng sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai để phục vụ cho đô thị;
- Giao thông nội thị bao gồm trục chính đô thị có lộ giới 34 - 50 m, trục chính khu vực có lộ giới 31 m, đường khu vực có lộ giới 22,5 m và đường khu ở có lộ giới 19,5 m được quy hoạch thích hợp với điều kiện địa hình, sông ngòi tự nhiên với diện tích khoảng 270 ha (bao gồm cả giao thông tĩnh). Bến xe liên tỉnh được bố trí ở phía Tây đô thị gần ngã tư Điện Ngọc với diện tích dự kiến 2,5 ha.
b) Về chuẩn bị kỹ thuật đất đai:
- San nền:
Vùng đất quy hoạch xây dựng đô thị có cao độ địa hình từ +4,0 đến +7,0 nên không cần san lấp nhiều, chỉ cần san cục bộ từng khu vực. Cao độ khống chế cho các khu chức năng từ +2,5 đến +4,0.
- Thoát nước mưa:
Tổ chức hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải sinh hoạt riêng. Nước mưa thoát theo 2 hướng: Phía Đông khu công nghiệp thoát về sông Cổ Cò, phía Tây khu công nghiệp thoát về sông Vĩnh Điện.
c) Về cấp nước:
- Nước sinh hoạt:
Năm 2005: 100 L/người/ngày đêm
Năm 2020: 130 L/người/ngày đêm
- Nước công nghiệp: Xác định theo dự án công nghiệp
Các loại nước khác lấy theo quy phạm
- Yêu cầu cấp nước:
Năm 2005, số dân được cấp nước là 80%
Năm 2020, số dân được cấp nước là 85%
- Công suất nhà máy nước:
Năm 2005: 35.000 m3/ngày
Năm 2020: 85.000 m3/ngày
- Nguồn nước: Đợt đầu lấy nước ngầm tại chỗ và dài hạn lấy từ nguồn nước mặt của hệ thống sông Vĩnh Điện;
- Mạng lưới cấp nước: Trạm bơm công suất 85.000 m3/ngày đặt tại ngã ba sông Vĩnh Điện - Thanh Quýt, trạm xử lý nước với cùng công suất đặt tại đầu mạng lưới gần khu công nghiệp, gần trục đường Đà Nẵng - Hội An với diện tích khoảng 4 - 5 ha. Đường ống chuyển f 700 và mạng lưới ống phân phối f 100 đến f 700.
d) Về cấp điện:
- Phụ tải dân dụng 53.332 KW (đợt đầu 6.000 KW) và công suất điện cho phụ tải công nghiệp 120.000 KW (đợt đầu 69.207 KW). Tổng phụ tải 173.332 KW;
- Nguồn điện: từ trạm 220/110 KV - 2 x 250 MVA Cầu Đỏ;
- Lưới điện gồm: Lưới 110 KV từ trạm 220/110 KV Cầu Đỏ xây dựng đường dây mạch kép 110 KV vào các trạm 110/22 KV của đô thị mới (gồm các trạm tại phía Bắc và phía Nam); lưới 22 KV và lưới 0,4 KV thiết kế theo mạch vòng kín, dùng cáp ngầm.
e) Về thoát nước và vệ sinh môi trường:
- Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải dân dụng phải được xử lý trước khi thải ra sông;
- Lưu lượng nước thải bình quân dự tính 120 L/người/ngày, tổng lưu lượng 14.500 m3/ngày;
- Xây dựng hệ thống cống riêng, 12 trạm bơm và 2 trạm xử lý tập trung. Nước thải sau khi xử lý ở trạm Tây Bắc xả ra sông Vĩnh Điện, ở trạm Tây Nam xả vào suối Cổ Lưu ra sông Thu Bồn;
- Rác thải sinh hoạt và công nghiệp đổ thành bãi chôn lấp đúng kỹ thuật (dài hạn sẽ được xử lý) diện tích 20 ha tại khu đồi xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc;
- Nghĩa địa dự kiến trên khu đất đồi thuộc xã Đại Phước, huyện Đại Lộc cách trung tâm đô thị khoảng 20 km trên đường đi Tây Nguyên với diện tích 40 ha. Những năm tới vẫn tận dụng đất còn đủ tại nghĩa địa hiện nay ở phía Nam đô thị.
6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu:
Để đạt được mục tiêu hình thành khu dân cư đô thị giai đoạn đầu, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu hoạt động của khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và khu đào tạo đại học cần tập trung lập và thực hiện các dự án đầu tư cải tạo và xây dựng ưu tiên sau:
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp và khu đào tạo đại học;
- Dự án xây dựng khu dân dụng của đô thị mới bao gồm các công trình hành chính, công trình công cộng phúc lợi như văn hóa, giáo dục y tế cho nhân dân đô thị, công nhân khu công nghiệp và cán bộ công nhân viên, sinh viên khu đào tạo đại học;
- Các Dự án xây dựng khu ở cao tầng và thấp tầng với tổng quy mô đất là 150 ha;
- Dự án xây dựng đường giao thông chính đô thị 80 ha trước hết là các trục đường gắn với khu công nghiệp, khu đào tạo đại học và khu dân cư đô thị;
- Dự án xây dựng hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước mưa và nước thải cho khu công nghiệp, khu đào tạo đại học và khu dân cư đô thị.
1. Phê duyệt hồ sơ thiết kế Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đến năm 2020 sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
2. Tổ chức công bố Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đến năm 2020 để nhân dân biết, kiểm tra và thực hiện; tổ chức lập và thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị và các dự án đầu tư theo quy định hiện hành lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện quy hoạch chung;
3. Ban hành Điều lệ quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
4. Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam; các Bộ trưởng: Xây dựng, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
Quyết định 124/1999/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 124/1999/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/05/1999
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Ngô Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra