Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 467/QĐ-BNN-PCTT

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Luật Đê điều;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều;

Căn cứ Luật Thủy lợi;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Luật Đầu tư;

Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngấy 24/3/2020 Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo toàn diện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Nghị quyết s 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về phòng chống thiên tai;

Căn cứ Nghị Quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bn vững đồng bng sông Cửu Long, thích ứng với biến đi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;

Xét đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực phòng chống, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra tạo điều kiện phát triển bền vng ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung trong điều kiện biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành nói chung và của Bộ Nông nghiệp và PTNT nói riêng trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

b) Nâng cao nhận thức, năng lực, chủ động phòng chống thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với tổ chức, cộng đồng và người dân.

c) Đảm bảo an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo mức thiết kế, đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng khác và gắn với xây dựng nông thôn mới.

d) Làm cơ sở để rà soát, xác định các danh mục dự án/nhiệm vụ ưu tiên để tổng hợp lồng ghép vào kế hoạch phát triển của Bộ và huy động các nguồn lực để thực hiện phù hợp với kế hoạch trung hạn của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn 2021-2025.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nội dung và biện pháp tổng thể

a) Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

- Sửa đổi, bổ sung các Nghị định: số 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai; số 94/2014/NĐ-CP và s 83/2019/NĐ-CP quy định về thành lập quỹ phòng chống thiên tai; số 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai; quy định về nội dung đảm bảo an toàn thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê.

- Xây dựng các thông tư: hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương; ban hành quy định chung đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai và quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với công trình phòng chống thiên tai ngành nông nghiệp; ban hành định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; hướng dẫn kỹ thuật về duy tu bảo dưỡng đê điều.

- Sửa đổi bổ sung thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

- Xây dựng các chương trình tổng thể phòng chống thiên tai quốc gia.

- Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực cho ngành phòng chống thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia và cấp bộ giai đoạn 2026-2030.

b) Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng.

- Thực hiện Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ chất lượng nước và phòng chống thiên tai trong công trình thủy lợi.

- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực cho lực lượng xung kích ở địa phương.

- Đề xuất các biện pháp phòng tránh thiên tai, hướng dẫn thực hiện tại các tỉnh, thành phố.

c) Thiết kế quy hoạch, điều tra cơ bản

* Thiết kế quy hoạch

- Trình duyệt quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về thủy lợi, phòng chống lũ, đê điều, thủy sản, lâm nghiệp.

- Xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên các lưu vực sông liên tỉnh.

* Điều tra cơ bản

- Điều tra cơ bản về công trình phòng chống thiên tai, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp và vùng hạ du các đập, hồ chứa nước thuộc do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

- Điều tra cơ bản về nguồn nước, nước sạch nông thôn, lòng dẫn, đường bờ biển, dân sinh phục vụ phòng chống thiên tai.

- Điều tra cơ bản về cơ sở hạ tầng liên quan đến phòng chống thiên tai.

- Điều tra cơ bản hiện trạng.

d) Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

- Duy tu bảo dưỡng công trình đê điều từ cp III đến cấp đặc biệt.

- Xử lý cấp bách công trình đê điều từ cp III đến cấp đặc biệt.

- Bảo trì các đập, hồ chứa nước do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý và các hồ chứa thủy lợi liên tỉnh.

đ) Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

* Khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quản lý, vận hành và khai thác công trình phòng chống thiên tai.

- Nghiên cứu chuyển đổi thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học, ứng dụng trồng rừng ngập mặn ven biển.

- Nghiên cứu đánh giá các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật trong xây dựng và quản lý công trình phòng chống thiên tai và phục vụ phòng chống thiên tai.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ chỉ đạo, điều hành trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

* Hợp tác quốc tế

- Chủ động trong các cơ chế hợp tác về phòng, chống thiên tai trong đó ưu tiên tham gia các cơ chế hợp tác: ACDM, Ủy hội sông Mekong, Diễn đàn toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai, ARF, ASEM....

- Triển khai thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các Điều ước quốc tế, Hiệp định, thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia ký kết.

- Duy trì hợp tác, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu; phối hợp trong các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Thực hiện hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và phân phối viện trợ của quốc tế trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.

e) Công tác thường trực phòng chống thiên tai

- Thường trực Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai.

- Thường trực đối với các hoạt động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi đặc biệt là đập, hồ chứa nước.

- Thường trực các hoạt động của tàu cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, nuôi trồng thủy, hải sản.

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

Xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó tập trung xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình đê điều, công trình thủy lợi, Trung tâm chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai và công trình cảnh báo thiên tai đa mục tiêu đảm bảo an toàn theo mức thiết kế, đáp ng hiệu quả đầu tư.

h) Thanh tra, kiểm tra

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống thiên tai và đê điều.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ, vận hành công trình thủy lợi và công trình cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

i) Các nhiệm vụ khác

- Xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đối với các lưu vực sông liên tỉnh.

- Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt các hệ thống sông liên tỉnh.

- T chức các Hội nghị, Hội thảo về phòng chống thiên tai và liên quan đến phòng chống thiên tai.

2. Biện pháp ứng với các loại hình thiên tai

Các biện pháp ứng phó với các loại hình thiên tai thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:

a) Phòng chống lũ quét, sạt lở đất và cháy rừng tự nhiên

- Thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng phòng tránh lũ quét, sạt lở đất và cháy rừng tự nhiên.

- Rà soát, bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng ven sông, ven suối và sườn đồi, núi, trước mắt tập trung di dời dân cư khỏi những khu vực có nguy rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Trồng và bảo vệ rng phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo độ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,6 triệu ha; bảo vệ cơ sở hạ tầng về phòng cháy rừng tự nhiên.

- Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình ven sông, suối, sườn đồi, núi để hạn chế rủi ro do lũ quét, sạt lở đất gây ra.

b) Phòng chống lũ, mưa lớn, ngập lụt

- Thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và các kỹ năng phòng tránh lũ, mưa lớn, ngập lụt.

- Xây dựng bản đồ ngập lụt ng với các tình huống lũ, vận hành xả lũ hồ cha.

- Củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa, công trình chống ngập lụt.

- Vận hành và khai thác hiệu quả các công trình hồ chúa tham gia giảm lũ cho hạ du, công trình làm chậm lũ và công trình phòng chống ngập lụt.

- Cải tạo lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ, trong đó chú trọng mở rộng khẩu độ thoát lũ đối với cầu, cống trên các tuyến giao thông đảm bảo thoát lũ.

- Chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng.

- Hướng dẫn việc quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông, kênh, rạch; khu đô thị, khu công nghiệp; bãi cha vật liệu;...tránh làm gia tăng rủi ro thiên tai, hạn chế khả năng thoát lũ, phát sinh rủi ro thiên tai mới.

- Bố trí sắp xếp lại dân cư tại những khu vực ngập sâu, gây cản trở thoát lũ.

- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý trang trại, xử lý chất thải, môi trường chăn nuôi trước, trong và sau ngập lụt.

c) Phòng chống bão mạnh, siêu bão, nước biển dâng

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng phòng tránh bão mạnh, siêu bão, nước biển dâng.

- Cập nhật, hoàn thiện bản đồ ngập lụt nước biển dâng do bão mạnh, siêu bão.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng và hệ thống các Đài thông tin duyên hải.

- Hướng dẫn tổ chức sản xuất trong khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường, từng vùng sinh thái.

- Hướng dẫn phương tiện vận tải, tàu thuyền hoạt động trên biển và neo đậu tại bến khi có thiên tai.

- Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình và sơ tán dân đến nơi an toàn chống bão, nước biển dâng.

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; công trình đê biển, đê cửa sông.

d) Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất

- Xác định và từng bước xây dựng hệ thống chỉ giới hành lang bảo vệ bờ sông, bờ biển trên cơ sở quy hoạch chỉnh trị sông, chống xâm thực bờ biển.

- Di dời dân cư sinh sống tại những khư vực đang có diễn biến sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển đến nơi an toàn.

- Hướng dẫn quản lý hiệu quả việc khai thác cát sỏi lòng sông, khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

- Hướng dẫn việc trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển thân thiện với môi trường.

đ) Phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại

- Chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng.

- Quản lý, vận hành hiệu quả các hồ chứa nước, công trình cấp nước, công trình kiểm soát mặn; ứng dụng khoa học công nghệ trong tưới tiết kiệm nước.

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống công trình chống hạn, chống ngập úng, chống xâm nhập mặn.

e) Phòng chống động đất, sóng thần

- Hướng dẫn kỹ năng phòng tránh động đất, sóng thần.

- Đôn đốc, hướng dẫn quản lý bảo vệ các cồn cát ven biển; trồng rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông giảm thiểu tác động của sóng thần.

- Hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu, trong đó có cảnh báo sóng thần các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa Vũng Tàu.

- Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình an toàn với động đất, sóng thần.

3. Các nhiệm vụ, dự án phòng chống thiên tai

Trên cơ sở định hướng xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

a) Đối với biện pháp phi công trình: Tổng số 08 nội dung.

b) Đối với biện pháp công trình: Tổng số 249 dự án.

(cụ thể như phụ lục I, II, III và IV kèm theo)

4. Nguồn lực và tiến độ hàng năm, 5 năm thực hiện kế hoạch

a) Nguồn lực: Tổng kinh phí d kiến 5 năm đề xuất: 123.612 tỷ đồng, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước 20.290 tỷ đồng bao gồm: nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm: 5.119 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư phát triển bố trí qua Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: 15.171 tỷ đồng.

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 84.525 tỷ đồng.

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 18.796 tỷ đồng (418 tỷ đồng được bố trí cho các nhiệm vụ phi công trình; 18.378 tỷ đồng bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng công trình).

b) Tiến độ thc hiện kế hoạch hàng năm: được sắp xếp phân bổ trong phạm vi nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển giao qua Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Tổng cục Phòng, chống thiên tai

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai.

- Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ.

- Chủ trì rà soát kế hoạch thực hiện hàng năm phù hợp với kế hoạch phân bổ nguồn vốn được bố trí.

- Tổng hợp tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Bộ vào tháng 10 hàng năm làm cơ sở để tổng hợp, lồng ghép, bổ sung vào kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và PTNT.

b) Vụ Kế hoạch

- Chủ trì lồng ghép vào kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở để triển khai thực hiện.

- Cân đối, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được phân bổ hàng năm thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan liên quan đề xuất nguồn vốn ODA báo cáo Bộ để bố trí cho các danh mục ưu tiên để thực hiện kế hoạch.

- Theo dõi, giám sát đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả.

c) Vụ Tài chính

- Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ thuộc giải pháp phi công trình.

- Phối hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ theo kế hoạch thực hiện hàng năm phù hợp với số kinh phí được bố trí.

d) Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện kế hoạch đáp ứng yêu cầu tiến độ, khối lượng, chất lượng các danh mục.

- Phối hợp rà soát kế hoạch hàng năm, sắp xếp thứ tự các danh mục ưu tiên thực hiện phù hợp với kế hoạch vốn được phân bổ.

- Thường xuyên báo cáo tiến độ và báo cáo định kỳ hàng năm trong tháng 9 gửi Tổng cục Phòng, chống thiên tai để tổng hợp báo cáo Bộ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu VT, PCTT (VT, KSAT_3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Hiệp

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/01/2021 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

TT

Nội dung

Tổng hợp

Số nhiệm vụ/dự án

Dự kiến tổng kinh phí

NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH

123

5.537.981

A

Nguồn vốn SNKT

115

5.119.580

I

Xây dng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

13

3.740

II

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng

4

13.500

III

Thiết kế quy hoạch, điều tra cơ bản

61

471.000

III.1

Thiết kế quy hoạch

37

343.000

III.2

Điều tra cơ bn

24

128 000

IV

Duy tu bo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chng thiên tai

3

3.682.500

V

Khoa học công ngh - Hp tác quốc tế

27

435.560

V.1

Khoa học công nghệ

21

408.850

V.2

Hợp tác quốc tế

6

26.710

VI

Công tác thường trực PCTT

3

200.000

VII

Thanh tra, kiểm tra

3

3.500

VIII

Các nhiệm v khác

1

309.780

B

Nguồn vốn ODA

8

418.401

 

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

249

118.074.861

I

Nguồn vốn NSNN

85

15.171.192

I.1

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

8

663.910

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai

2

310.635

-

Thủy sản

6

353.275

I.2

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

77

14.507.282

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy li, phòng chống thiên tai quốc gia, liên tỉnh

7

4.218.000

-

Các dự án theo vùng Kinh tế

45

5.508.282

-

Thy sản

25

4.781.000

II

Nguồn vốn TPCP

152

84.525.229

II.1

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

4

6.443.000

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, phòng chng thiên tai

4

6.443.000

-

Thủy sn

0

0

II.2

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

148

78.082.229

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình quốc gia, liên tnh

13

8.537.796

-

Các dự án theo vùng kinh tế

135

69.544.433

III

Nguồn vốn ODA

12

18.378.440

III.1

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

9

13.660.270

III.2

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

3

4.718.170

 

TNG S

372

123.612.842

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ & ODA)
(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/01/2021 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nhiệm vụ

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến tng kinh phí

Cơ quan chủ trì thực hiện

Ghi chú

TNG CỘNG

5.537.981

 

 

A

NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ

5.119.580

 

 

I

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

3.740

 

 

1

Xây dựng văn bản quy phạm pp luật

240

 

 

1.1

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai

2021

30

Tổng cục PCTT và các cơ quan thuộc Bộ

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.2

Nghị định thay thế Nghị định 94/2014/NĐ-CP và Nghị định 83/2019/NĐ-CP quy định về thành lập, qun lý Quỹ phòng, chống thiên tai

2021

30

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.3

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều

2022

60

 

1.4

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và quy định việc qun lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.5

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.6

Thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.7

Thông tư ban hành quy định chung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai và quy định cụ thể bo đm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.8

Thông tư về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống 10 của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều

2021

30

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.9

Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về duy tu, bảo dưỡng đê điều

2021

30

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.10

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 46/2011/TT-BNNPTNT về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều

2022

30

 

2

Xây dựng chương trình, đề án

2.000

 

 

2.1

Chương trình tổng thể phòng chống thiên tai quốc gia

2021

2.000

Tổng cục PCTT

 

3

Xây dựng kế hoạch

1.500

 

 

3.1

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia giai đoạn 2026-2030

2025

1.000

 

 

3.2

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp Bộ giai đon 2026-2030

2025

500

Tổng cục PCTT

 

II

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng

13.500

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2021-2025

5.000

Tng cục PCTT

 

2

Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thuộc các hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2021-2025

5.000

 

3

Biên soạn, phổ biến sổ tay phòng chống thiên tai tới các cấp chính quyền đa phương và tổ chức, cá nhân

2022-2025

1.500

 

4

Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ NN&PTNT qun lý

2021-2025

2.000

Tổng cục Thủy Lợi

 

III

Thiết kế quy hoạch, điều tra cơ bản

471.000

 

 

III.1

Thiết kế quy hoạch

343.000

 

 

1

Quy hoạch thủy li lưu vực sông liên tnh

 

112.000

 

 

1.1

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

25.000

Tổng cục Thủy Lợi

 

1.2

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng-Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

12.000

 

1.3

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

10.000

 

1.4

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

12.000

 

1.5

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Srêpôk thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2050

2022-2023

12.000

 

1.6

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Sê San thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2050

2022-2023

12.000

 

1.7

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Kone-Hà Thanh thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2050

2023-2024

10.000

 

1.8

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Thạch Hãn-Bến Hải thời kỳ 2025- 2035, tầm nhìn đến năm 2050

2023-2024

7.000

 

1.9

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cả thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2050

2024-2025

12.000

 

2

Quy hoạch hệ thống công trình thủy li liên quan 02 tnh tr lên

 

127.000

 

 

2.1

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà

2021-2022

8.000

Tổng cục Thủy Lợi

 

2.2

Quy hoạch thủy lợi hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2022

10.000

 

2.3

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng

2021-2022

10.000

 

2.4

Quy hoạch hệ thống thủy lợi sông Nhu

2021-2022

10.000

 

2.5

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

2022-2023

8.000

 

2.6

Quy hoạch hệ thống thy lợi Đồng Tháp Mười

2022-2023

8.000

 

2.7

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Tứ Giác Long Xuyên

2022-2023

7.000

 

2.8

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Ia Mơ

2022-2023

6.000

 

2.9

Quy hoạch hệ thống thủy lợi sông Cầu

2022-2023

8.000

 

2.10

Quy hoạch hệ thống thủy lợi cầu Sơn-Cấm Sơn

2022-2023

6.000

 

2.11

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Đại Lải

2022-2023

6.000

 

2 12

Quy hoạch hệ thống thủy lợi An Kim Hi

2023-2024

5.000

 

2.13

Quy hoạch hệ thống thủy lợi An Trạch

2023-2024

5.000

 

2.14

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Suối Giai

2023-2024

5.000

 

2 15

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Ô Môn - Xà No

2023-2024

7.000

 

2.16

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp

2023-2024

8.000

 

2.17

Quy hoạch h thng thy lợi Bo Định

2024-2025

5.000

 

2.18

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít

2024-2025

5.000

 

3

Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

 

44.000

 

 

3.1

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

2021-2022

15.000

Tổng cục PCTT

 

3.2

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Đáy

2021-2022

7.000

 

3.3

Quy hoạch phòng chng lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Cả

2021-2022

7.000

 

3.4

Quy hoạch phòng, chng lũ của tuyến sông có đê gồm sông Đà, sông Thao và sông Lô, tập trung vào các khu vực có nguy cơ ngập lũ cao các tỉnh miền núi phía Bắc

2021-2022

5.000

 

3.5

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Mã

2022-2023

10.000

 

4

Quy hoạch đê điều

 

60.000

 

 

4.1

Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hng, sông Thái Bình

2021-2022

5.000

Tổng cục PCTT

 

4.2

Quy hoạch đê điều hệ thng sông Đáy

2021-2022

5.000

 

4.3

Quy hoạch đê điều hệ thống sông Cả

2021-2022

5.000

 

4.4

Quy hoạch hệ thống đê bao, bờ bao các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

2021-2022

20.000

 

4.5

Quy hoạch hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang

2022-2023

25.000

 

III.2

Điều tra cơ bn

128.000

 

 

1

Điều tra về các mô hình khắc phục hậu qu thiên tai điển hình gắn với sinh kế bền vững và xây dựng nông thôn mới

2021-2023

4.500

Tổng cục PCTT

 

2

Điều tra, đánh giá và đề xuất bố trí lại dân cư ven các sông chính vùng ĐBSCL

2021-2025

5.000

 

3

Điều tra, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

2.021

2.500

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

4

Điều tra, giám sát hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ bin vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các cnh báo, giải pháp xử lý

2021-2025

10.000

 

5

Điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển

2022-2025

5.000

 

6

Điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đề xuất các gii pháp giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển

2022-2025

4.000

 

7

Điều tra cơ bn về lũ quét, sạt lở đất, sạt l bờ sông, suối khu vực miền núi phía Bắc.

2021-2023

3.000

 

8

Điều tra cơ bản về lũ quét, sạt lở đất khu vực min núi khu vực duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nguyên

2021-2025

4.500

 

9

Điều tra khu vực rủi ro ngập lụt mới phát sinh do phát triển hạ tầng giai đoạn 2015-2019 một số tỉnh khu vực ven biển miền Trung

2021-2022

5.000

 

10

Điều tra, giám sát hiện trạng sạt lở bờ sông Ba, đề xuất các cảnh báo, giải pháp xử lý

2022-2025

3.000

 

11

Giám sát xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp

2021

5.000

Tng cục Thủy lợi

 

12

Điều tra, đánh giá hiệu qu tưới cho các vùng cây ăn trái chủ lực tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp đảm bảo cấp nước bn vững trong tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn

2021-2023

7.000

 

13

Điều tra, đánh giá hiện trạng công trình phòng chng sạt lở bờ sông, bờ biển các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đề xuất giải pháp phòng chống sạt lở

2021-2025

5.000

 

14

Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác minh ngun xả nước thi vào hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa

2021-2023

7.500

 

15

Điều tra, đánh giá sa mạc hóa và đề xuất gii pháp thủy lợi nhằm khai thác hiệu qu vùng đất ven biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

2021-2023

5.500

 

16

Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác minh ngun xả nước thi vào hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2023

7.500

 

17

Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác minh nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà

2021-2023

7.500

 

18

Đo đạc, dự báo dòng chy, xâm nhập mặn hạ du sông Hồng - Thái Bình, phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước gieo lúa vụ Đông Xuân, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc B

2021

4.000

 

19

Điều tra, đánh giá hiệu quả và giá trị sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành sử dụng nước khác tại các vùng khan hiếm nước và đề xuất giải pháp nâng cao giá trị sử dụng tổng hợp nguồn nước và phục vụ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp

2021-2023

10.000

 

20

Điều tra, đánh giá hiệu qu công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp quản lý và công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan tới 2 tỉnh trở lên

2021-2023

5.000

 

21

Điều tra cơ bản đánh giá chất lượng đội tàu cá của Việt Nam để đề xuất các giải pháp đảm bo an toàn cho người tàu cá, nâng cao hiệu quả bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá

2021-2022

3.000

Tổng cục Thy sn

 

22

Đánh giá rủi ro thiên tai, biến đi khí hậu cho vật nuôi

2021-2025

7.500

Cục Chăn nuôi

 

23

Điều tra, đánh giá vật liệu cháy rừng tại các khu vực trọng điểm trên toàn quốc làm cơ sở cnh báo cháy rừng phục vụ công tác qun lý phòng cháy chữa cháy rừng và phòng chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2021-2025

5.000

Tng cục Lâm nghiệp

 

24

Đánh giá tác động, thiệt hại của thiên tai (bão, lũ, ATNĐ, hạn hán, xâm nhập mặn) đến nuôi trồng thủy sản, đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

2021-2022

2.000

Tổng cục PCTT

 

IV

Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

3.682.500

 

 

1

Duy tu bảo dưỡng đê sông, đê biển các tỉnh thành phố có đê từ cấp III trở lên

2021-2025

2.800.000

Tổng cục PCTT

 

2

Xử lý cấp bách công trình đê điều

2021-2025

860.000

 

3

Bo trì cho các đập, hồ chứa nước do Bộ quản lý và các hồ chứa nước liên tnh trong kế hoạch

2021-2025

22.500

Tổng cục Thủy lợi

 

V

Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế

 

435.560

 

 

V.1

Khoa học công nghệ

 

408.850

 

 

1

Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội

2021

800

Tổng cục PCTT

 

2

Nghiên cứu đề xuất, ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ phù hợp trong phòng, chng và giảm thiểu rủi ro lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc

2021

800

 

3

Nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế để lượng hoá tác động của thiên tai và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến trồng trọt, thủy sn, cơ sở hạ tầng có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

2021

1.000

 

4

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bả kiểm soát mối Macrotermitinae gây hại công trình đê, đập ở miền Bắc Việt Nam

2021-2022

2.250

 

5

Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kết cấu chống tràn cho đê sông do .

2021-2022

2.000

 

6

Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển công trình hạ tầng đến kiểm soát 10 vùng ven các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang

2021-2022

2.300

 

7

Chương trình KHCN trọng điểm Quốc gia về phòng, chống thiên tai tại vùng đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL

2022-2025

320.000

 

8

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, NBD và biến đổi lòng dẫn đối với hệ thống đê cửa sông hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

2021-2022

10.000

 

9

Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân và giải pháp ứng phó tình hình gia tăng rủi ro thiên tai 10 vùng duyên hải Nam Trung Bộ

2021-2023

9.000

 

10

Xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật thực hiện dịch vụ công trong phòng chống thiên tai.

2021-2023

3.500

 

11

Nghiên cứu mùa vụ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sn thích ứng với biến đi khí hậu và phòng chống thiên tai

2021-2025

50.000

Tổng cục Thủy sn

 

12

Xây dựng hệ thống mô phỏng kỹ thuật hướng dẫn công tác chuẩn bị ứng phó trước, trong và sau bão, , ATNĐ đối với khai thác và nuôi trồng thủy, hải sn

2022

5.000

 

13

Công trình đê điều - Tiêu chuẩn thiết kế cống qua đê

2021

200

Tổng cục PCTT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

14

Công trình đê điều - Tiêu chuẩn khoan phụt vữa gia cố nn đê, xử lý nền cống mang cống bằng công nghệ khoan vụt vữa hai nút (nút kép)

2023-2024

500

 

15

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa chất - Phn 1. Công trình đê điều"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

16

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa chất - Phần 2. Công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

17

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa hình - Phần 1. Công trình đê điều"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

18

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa hình - Phần 2. Công trình phòng chống sạt lở b sông, bờ biển"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

19

Tiêu chuẩn "Quy trình khảo sát, đánh giá diễn biến lòng sông, bờ biển"

2021

200

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

20

Tiêu chuẩn thiết kế cống

2021-2022

400

Tổng cục Thủy lợi

 

21

TCVN “Yêu cu thiết kế, thi công kè giảm sóng, gây bồi, to bãi bằng cc ly tâm”

2021

500

Tổng cục PCTT

 

V.2

Hợp tác quốc tế

26.710

 

 

1

Hội thảo và triển lãm quốc tế về Khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai

2021

4.100

Tổng cục PCTT

 

2

Hp tác ASEAN

2021-2025

5.100

 

3

Đóng góp quỹ trung tâm điều phối ASEAN về h trợ nhân đạo trong quản lý thảm họa

2021-2025

11.660

 

4

Văn phòng Đi tác Giảm nhẹ rủi to thiên tai (DRRP)

2021-2025

2.500

 

5

Tổ chức các hội nghị Bộ trưởng, hội thảo kỹ thuật quốc tế về hợp tác và chia s kinh nghiệm trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai

2021-2025

2.500

 

6

Đóng góp quỹ ADRC

2021- 2025

850

 

VI

Công tác thường trực PCTT

200.000

 

 

1

Văn phòng thường trực

2021-2025

175.000

Tổng cục PCTT

 

2

Các hoạt động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng

2021-2025

20.000

Tổng cục Thủy lợi

 

3

Các hoạt động phòng chống lụt bão và tìm kiếm cu nạn trong Thủy sản

2021-2025

5.000

Tổng cục Thủy sản

 

VII

Thanh tra, kiểm tra

3.500

 

 

1

Thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật về phòng chống thiên tai và đê điều

2021-2025

1.500

Tổng cục PCTT

 

2

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi

2021-2025

1.000

Tổng cục Thủy lợi

 

3

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

2021-2025

1.000

Tổng cục Thủy sn

 

VIII

Các nhiệm vụ khác

309.780

 

 

1

Các hoạt động không thường xuyên khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

2021-2025

309.780

Các cơ quan thuộc Bộ

 

 

 

 

 

 

 

B

NGUỒN VỐN ODA

418.401

 

 

I

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

173.278

 

 

1

Dự án “Tăng cường kh năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (GCF)

2021

63.893

CPO

 

2

Dự án "Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long"

2021

102.564

 

3

Dự án Tăng cường quyền con người và bình đẳng giới thông qua các hoạt động về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (EMPOWER)

2021-2022

6.821

 

II

Dự án mới trong giai đoạn 2021-2025

245.123

 

 

1

Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cực đoan cho khu vực đô thị Đông Nam Á (URCE)

2021-2024

12.353

CPO

 

2

Xây dựng phương án chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL

2021-2022

20.000

 

3

Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng ĐBSCL

2021-2022

22.000

 

4

Gim thiu tác động biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững ĐBSCL

2021-2023

61.655

 

5

Dự án Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản

2021-2024

129.115

 

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC)
(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Địa điểm thực hiện

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2021-2025

NSNN

Các nguồn vốn khác

TỔNG SỐ

15.171.192

84.525.229

A

D án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

663.910

6.443.000

1

Các dự án sửa chữa nâng cấp, xây dựng công trình thủy li, phòng chống thiên tai

310.635

6.443.000

1

Sửa chữa, nâng cấp Hệ thống Bắc Hưng Hi (GĐ 2)

5 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh

 

 

 

1.1

- Cải tạo, nâng cấp bờ kênh trục chính hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2025

 

1.433.000

1.2

- Gia ccửa ngoài cống Xuân Quan và kênh trong Xuân Quan - Báo Đáp

2021-2025

 

219.000

1.3

- Thay cánh cống và máy đóng mở cống Bá Thy hệ thống thy lợi Bắc Hưng Hi

2021-2023

 

21.000

1 4

- Cống và âu thuyền Nghi Xuyên

2021-2025

 

350.000

2

Sửa chữa, nâng cấp Hệ thống Bắc Nam Hà (GĐ 2)

Nam Định, Hà Nam

 

 

 

2.1

- Dự án Sa chữa, nâng cp cng lấy nước trạm bơm Vĩnh Trị I, trạm bơm Nhâm Tràng

2021-2023

 

100.000

2.2

- Nâng cấp trạm bơm Sông Chanh

2021-2025

 

850.000

2.3

- Xây dựng trạm bơm Quỹ Độ II

2021-2025

 

250.000

2.4

- Gia cố kênh tưới chính trạm bơm Như Trác và Kênh dẫn thượng lưu cụm công trình đầu mối cống Âu Thuyền Tắc Giang

2021-2025

 

300.000

3

HTTL cống Cái Ln - Cái Bé (GĐ 2)

Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang

2021-2025

 

2.500.000

4

Chống ngập úng kết hợp nuôi trồng thủy sn thị xã Chí Linh, Hi Dương

Hải Dương

2021-2023

136.635

 

5

Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống, Thanh Hóa (giai đoạn II)

Thanh Hóa

2021-2025

 

420.000

6

Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống, Thanh Hóa (giai đoạn I)

Thanh Hóa

2021-2022

174.000

 

II

Thủy sn

353.275

 

1

Khu neo đu tránh trú bão cho tàu cá đo Phú Quý, Bình Thun (GĐ 1)

Bình Thuận

2021-2025

89.914

 

2

Nâng cấp, mở rộng cng cá Thọ Quang, Đà Nng

Đà Nng

2021-2022

79.012

 

3

Trạm kiểm ngư Phú Quốc, Kiên Giang

Kiên Giang

2021

54.789

 

4

Nâng cấp cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang

Kiên Giang

2021-2022

17.682

 

5

Nâng cấp, mở rộng cng cá Gành Hào, Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2022

89.096

 

6

Nâng cấp, mở rộng cng cá Trần Đề, Sóc Trăng

Sóc Trăng

2021-2022

22.782

 

B

Dự án khi công mới giai đoạn 2021-2025

14.507.282

78.082.229

I

Các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy li, phòng chống thiên tai quốc gia, liên tnh

4.218.000

8.537.796

1

Dự án Xây dựng Trung tâm điều hành PCTT Quốc gia

Hà Nội

2021-2025

600.000

 

2

Xử lý cấp bách, đảm bảo an toàn hồ chứa nước

Các địa phương liên quan

2021-2025

1.500.000

 

3

Dự án tu bổ, nâng cấp hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt đm bo an toàn chống lũ, bão thiết kế

Các địa phương liên quan

2021-2025

1.500.000

 

4

Nâng cp, sửa chữa công trình phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vườn Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT qun lý

Các địa phương liên quan

2021-2025

100.000

 

5

Sửa chữa, nâng cấp HTTL Cầu Sơn-Cm Sơn

Lạng Sơn, Bắc Giang

2021-2025

 

390.000

6

Sa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Sông Cầu (ci tạo, nâng cấp đập Thác Hung-Đá Gân; tu bổ sửa chữa kênh chính, kênh trôi, kênh N5 và các trạm bơm)

Bắc Giang, Thái Nguyên

2021-2025

 

290.000

7

Dự án Xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo thiên tai, đa mục tiêu (GĐ2)

13 tỉnh ven biển (Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu)

2021-2025

211.000

 

8

Cải tạo, nâng cấp HTTL sông Nhuệ

Hà Nội, Hà Nam

 

 

 

8.1

- Sửa chữa, nâng cấp Cống Lương c, cng Nht Tựu

2021-2025

 

207.796

8.2

- Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Chợ Lương và xây dựng trạm bơm Tân Sơn 2

2021-2025

 

450.000

8.3

- Nạo vét, ci tạo ng dn song Nhuệ đoạn t cng Liên Mạc đến đường vành đai 4

2021-2025

 

800.000

9

Trạm bơm p Bắc

Hà Nội, Bắc Ninh

2021-2025

100.000

 

10

SCNC Hệ thống thủy lợi Bắc Đung (Kênh Bc Trịnh Xá và cống Long Tửu)

2021-2025

120.000

 

11

Hệ thống tiếp nguồn Quang Trung - Vĩnh Trụ

Hà Nam, Nam Định

2021-2025

 

400.000

12

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch

Qung Nam, Đà Nng

2021-2025

 

200.000

13

Nâng cp hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (GĐ2)

Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước

 

 

 

13.1

- Nạo vét, gia cố, nâng cp CT trên kênh tiêu Phước Hi - Bến Đình

2021-2025

62.000

 

13.2

- Thiết bị quan trắc, qun lý vận hành

2021-2025

25.000

 

13.2

- Kênh Tây (phần còn lại 19,4 km)

2021-2025

 

750.000

14

Dự án HTTL phục vụ nuôi trồng thủy sản phía nam tỉnh Bạc Liêu và Chống ngp do triều cường, nước biển dâng, st lún đất (ngập QL1A, TP Bạc Liêu,...);

Sóc Trăng, Bạc Liêu

2021-2025

 

1.200.000

15

Nạo vét kênh trục Hồng Ngự - Vĩnh Hưng

Đồng Tháp, Long An, Tin Giang

2021-2025

 

850.000

16

Kênh Xã Tàu - Sóc Tro thuc HT các kênh nối sông Tiền - sông Hậu

Đồng Tháp, Vĩnh Long

2021-2025

 

400.000

17

H thng chuyển nước ch động sản xuất, phòng chống hạn, mặn cho vùng cuối dự án Nam Mang Thít, tỉnh Trà Vinh

Vĩnh Long, Trà Vinh

2021-2025

 

900.000

18

Nạo vét các kênh trục tiêu thoát lũ, cấp nước, giao thông thủy vùng Tứ giác Long - Xuyên

An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang

2021-2025

 

750.000

19

Hoàn thiện Dự án Bảo Định

Long An, Tiền Giang

2021-2025

 

650.000

20

Hoàn thiện Dự án Nhựt Tảo - Tân Trụ

Long An, Tiền Giang

2021-2025

 

300.000

II

Các dự án theo vùng kinh tế

 

 

5.508.282

69.544.433

II.1

Miền núi phía Bắc

 

 

1.671.198

11.869.000

1.1

Chỉnh tr suối Chăn, huyn Văn n, Lào Cai

Lào Cai

2021-2025

114.000

 

1.2

CT bờ hữu song Hng ( 2): đoạn từ suối Ngòi Đường đến suối Ngòi Bo (TP Lào Cai) và đoạn từ Thị trấn Phố Lu đến suối Ngòi Nhù (huyn Bảo Thng)

Lào Cai

2021-2025

 

1.000.000

1.3

Hồ chứa nước Phiêng Lúc, Lai Châu

Lai Châu

2021-2025

 

330.000

1.4

Hồ chứa nước Giang Ma, Lai Châu

Lai Châu

2021-2025

 

390.000

1.5

Hồ chứa nước Bản Ph, Đin Biên

Đin Biên

2021-2025

 

450.000

1.6

H chứa nước Nậm Xả, Điện Biên

Điên Biên

2021-2025

 

406.000

1.7

H chứa nước Hui Trạng Tai, Đin Biên

Điện Biên

2021-2025

196.758

 

1.8

H chứa nước Hui Bẻ, Điện Biên

Điện Biên

2021-2025

85.440

 

1.9

H chứa nước Khui Dáng, Cao Bằng

Cao Bằng

2021-2025

80.000

 

1.10

Cụm công trình thủy lợi huyện Bạch Thông, Bắc kạn

Bắc Kạn

2021-2025

55.000

 

1.11

CT chống st lở sông Năng, Bắc Kạn

Bắc Kạn

2021-2025

130.000

 

1.12

Hồ cha nước Khuổi H, Bắc kạn

Bc Kạn

2021-2025

 

1.000.000

1.13

Cm hồ chứa nước Khui Vàng, Bản Lũng, Cao Bằng

Cao Bằng

2021-2025

 

230.000

1.14

Ci tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tưới ven sông Lô, sông Chảy, tnh Phú Th

Phú Thọ

2021-2025

200.000

 

1.15

Hệ thống kênh mương hồ Ngòi Giành, Phú Thọ

Phú Th

2021-2025

 

1.500 000

1.16

Hệ thống kênh mương hồ Cánh Tng, Hòa Bình

Hòa Bình

2021-2025

 

1.165.000

1.17

H chứa nước Thương Tiến, Hòa Bình

Hòa Bình

2023-2025

 

600.000

1.18

Đê, CT chống st l suối Chăm, Hòa Bình

Hòa Bình

2021-2025

 

550.000

1.19

SCNC hồ Yên Lập, Quảng Ninh

Qung Ninh

2021-2025

100.000

 

1.20

CT chống sạt lở bờ sông huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh

Qung Ninh

2021-2025

 

200.000

1.21

H Cao Ngi, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

265.000

1.22

SCNC hồ Păng Mò, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

120.000

1.23

Tuyến đê An Khang - Thái Long, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

140.000

1.24

Tuyến đê Vân Sơn, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

200.000

1.25

Hồ Đát Đền, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

170.000

 

1.26

Hệ thống kênh mương hồ Bản Lải, Lạng Sơn

Lạng Sơn

2021-2025

 

450.000

1.27

Kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Cùng, tỉnh Lng Sơn

Lng Sơn

2021-2025

 

200.000

1.28

Cụm công trình thủy lợi Vạn Linh, huyện Chi Lăng, Lng Sơn

Lạng Sơn

2021-2025

 

200.000

1.29

Hệ thống trạm bơm điện Bản Chúc, huyện Văn Lãng - Văn Quang, Lạng Sơn

Lạng Sơn

2021-2025

120.000

 

1.30

Cải tạo, nâng cấp Đập Thác Huống, Kênh chính, Kênh Trôi và tuyến kênh N5, trạm bơm và kênh tiêu các trạm bơm Cm Bào, Việt Hòa, Hữu Nghi, Giá Sơn, Liên Chung, Bắc Giang

Bắc Giang

2021-2025

 

290.000

1.31

Tu bổ, chống sạt lở đê điều hệ thống đê cấp III trên địa bàn huyện Tân Yên từ K6+000-K14+700; Bắc Giang

Bắc Giang

2021-2025

 

300.000

1.32

Công trình chống st lở bờ sông Hồng khu vực Cổ Phúc, Yên Bái

Yên Bái

2021-2025

 

322.000

1.33

Công trình chống sạt lở bờ sông Hồng (khu vực hợp Minh), Yên Bái

Yên Bái

2021-2025

 

106.000

1.34

Hệ thống thủy li Nậm Lùng, Yên Bái

Yên Bái

2021-2025

120.000

 

1.35

Cụm công trình thủy lợi, cp nước sinh hoạt phát triển vùng động lực huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hà Giang

Hà Giang

2021-2025

 

500.000

1.36

Hệ thống kênh mương Nà Sản, Sơn La

Sơn La

2021-2025

 

225.000

1.37

CT chống sạt lở bờ suối Nậm Păm, Sơn La

Sơn La

2021-2025

 

250.000

1.38

Hồ Bằng Mn

Sơn La

2021-2025

180.000

 

1.39

Sửa chữa nâng cấp đập Đá Gân và Cống 10 cửa, Thái Nguyên

Thái Nguyên

2021-2025

 

200.000

1.40

Cng cố, nâng cấp tuyến đê Chã, tuyến đê sông cầu, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên

Thái Nguyên

2021-2025

 

280.000

1.41

Nâng cấp công trình thủy lợi hồ Gò Miếu, huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Thái Nguyên

2021-2025

120.000

 

II.2

Đồng bằng sông Hồng

800.000

9.426.968

2.1

Mở rộng nâng cao năng lực tuyến thoát lũ Mai Phương-Đầm Cút- Địch Lng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình

2021-2025

200.000

 

2.2

Cải tạo hoàn thiện hệ thống thủy lợi 5 xã miền núi Năm Căn và xây dựng cấp bách hệ thống gạt lũ, tiêu úng 3 xã miền núi Đức Long, Gia Tường, Lc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình

2021-2025

 

950.000

2.3

Củng cố, nâng cp khẩn cấp đê Cồn Tròn, Hải Thịnh 2, Hi Thịnh 3, thuc tuyến đê biển huyn Hải Hậu, Nam Định

Nam Định

2021-2025

 

320.000

2.4

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Nam Định

2021-2025

 

996.000

2.5

Xây dựng hệ thống trạm bơm cống Mý, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Đnh

Nam Định

2021-2025

 

200.000

2.6

Xây dựng khẩn cấp hệ thống trạm bơm Hùng Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Đnh

Nam Định

2021-2025

150.000

 

2.7

Gia cố kênh dẫn thượng lưu cụm công trình đầu mối cng, âu thuyền Tắc Giang; Gia cố kênh tưới chính trạm bơm Như Trác, Hà Nam

Hà Nam

2021-2025

 

300.000

2.8

Xây dựng trạm bơm Tân Sơn 2, Hà Nam

Hà Nam

2021-2025

 

200.000

2.9

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Phù Sa, Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

429.648

2.10

Nâng cấp, cải tạo sông Đáy (GĐ2), Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

600.000

2.11

Xử lý đảm bảo ổn định khu vực ca sông Đuống, Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

500.000

2.12

Cải tạo, nâng cấp cng Vân Cốc, Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

250.000

2.13

Cải tạo, nâng cấp sông Bần Vũ xá, Hưng Yên

Hưng Yên

2021-2025

 

305.000

2.14

Ci tạo, nâng cấp HTTL Kim Ngưu, Hưng Yên

Hung Yên

2021-2025

 

202.000

2.15

Sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm vùng triều (khu Nam Thanh), Hải Dương

Hải Dương

2021-2025

 

640.000

2.16

Sa chữa, nâng cấp các trạm bơm vùng triều - hạ du sông Thái Bình (khu Kim Thành, Chí Linh), Hi Dương

Hải Dương

2021-2025

 

300.000

2.17

Xây dựng Hồ Đồng Bùa, huyện Tam Đo, Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

2021-2025

 

250.000

2.18

Cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nước Lập Đinh, Đng Mỏ, Thanh lanh, Vân Trục, tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

2021-2025

120.000

 

2.19

Sửa chữa, nâng cấp đập Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

2021-2025

150.000

 

2.20

Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trạm bơm Thái Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Thái Bình

2021-2025

 

350.000

2.21

Hoàn thin h thng thủy nông Đa Đ thành phố Hi Phòng

Hi Phòng

2021-2025

 

250.000

2.22

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống tiêu huyện Vĩnh Bo (Xây dựng trạm bơm Cộng Hiền và cụm công trình đầu mối tiêu Cng Đn), Hải Phòng

Hài Phòng

2021-2025

 

635.000

2.23

Nâng cp tuyến đê bin III t K0+000 đến K21+000 huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Hải Phòng

2021-2025

 

300.000

2.24

Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Tân Chi 1, Bắc Ninh

Bc Ninh

2021-2025

 

476.972

2.25

Trạm bơm Ngọ Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

 

480.024

2.26

Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Kim Đôi 1, thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

 

492.324

2.27

Cải tạo, nâng cp tuyến kênh tiêu Tun La - Chợ Đò (HTTN Nam Đuống), tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

180.000

 

II.3

Bắc Trung Bộ

 

 

996.684

9.510.000

3.1

Hệ thống tiêu úng Đông Sơn (giai đoạn II), Thanh Hóa

Thanh Hóa

2021-2025

 

550.000

3.2

Tiêu thoát lũ sông Nhơm, Thanh Hóa

Thanh Hóa

2021-2025

 

624.000

3.3

Hệ thống kênh mương hồ Bản Mồng, Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

 

3.904.000

3.4

HTTL Khe Li - Vực Mấu (GĐ2), Ngh An

Ngh An

2021-2025

 

400.000

3.5

Nâng cấp hệ thống thủy li Kênh Lam Trà, Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

200.000

 

3 6

Hệ thống thủy li Nm Việc, Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

170.000

 

3.7

Hệ thống kênh mương hồ Ngàn Trươi - Cm Trang, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

835.000

3.8

Hệ thống thủy li Đá Hàn (GĐ2), Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

257.000

3.9

Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ hạ du hồ K G, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

950.000

3.10

Hệ thống thủy lợi tưới tiên tiến, tiết kiết kiệm nước cho cây trồng cn, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

250.000

3 11

Đp ngăn mn Vĩnh Phước, tỉnh Quảng Trị

Qung Tr

2021-2025

 

250.000

3.12

SCNC hồ Vực Tròn, Quảng Bình

Quảng Bình

2021-2025

196.684

 

3.13

Nâng cấp cống Mỹ Trung, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình

2021-2025

60.000

 

3.14

Sửa chữa Đập ngăn mặn Tho Long, Thừa Thiên Huế

Tha Thiên Huế

2021-2025

200.000

 

3.15

Dự án Xây dựng Hệ thống thủy lợi Trạm bơm Liên Sơn, Ninh Thuận

Thừa Thiên Huế

2021-2025

170.000

 

3.16

Hồ chứa nước Thủy Cam, Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

2021-2025

 

490.000

3.17

Hồ chứa nước Ô Lâu Thượng, Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

2021-2025

 

1.000.000

II.4

Nam Trung Bộ

 

8.230.000

4.1

Hồ Trường Đồng, tỉnh Qung Nam

Qung Nam

2021-2025

 

550.000

4.2

Công trình chống sạt lbờ biển khu vực Tam Quang, Tam Hi và Tam Tiến, tnh Quảng Nam

Quảng Nam

2021-2025

 

600.000

4.3

SCNC HTTL Thạch Nham (GĐ 2) tnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

2021-2025

 

400.000

4.4

HTTL hồ Chóp Vung - Liệt Sơn, Qung Ngãi

Quảng Ngãi

2021-2025

 

800.000

4.5

Hồ Đá Mài, tỉnh Bình Định

Bình Đnh

2021-2025

 

700.000

4.6

Xử lý cấp bách CT chống sạt lở bờ biển xóm Rớ, TP tuy Hòa, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

 

140.000

4.7

CT chống sạt lở bờ biển khu vực xã Hòa Hip, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

 

250.000

4.8

Hố Suối Cái, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

 

500.000

4.9

Hệ thống kênh mương h Sông Chò 1, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

600.000

4.10

Hồ Chà Rang (HTTL vùng tôm Ninh Lộc), Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

350.000

4.11

Hồ Sông Cạn, Khánh Hòa

Khánh a

2021-2025

 

400.000

4.12

CT chng st lở bờ sông, bờ biển, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

400.000

4.13

Hồ Đồng Điền, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

1.000.000

4.14

HTTL Tân Mỹ, Ninh Thuận

Ninh Thuận

2021-2025

 

150.000

4.15

Dự án Nâng cấp, sửa chữa đê, kè biển Phú Thọ - Đông Hải ca sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận

2021-2025

 

140.000

4.16

Dự án Đê Biển An Hải - Sơn Hi, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận

Ninh Thuận

2021-2025

 

300.000

4.17

Kênh tiếp nước liên huyện phía Nam tỉnh Bình Thuận (Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, TX La Gi)

Bình Thuận

2021-2025

 

450.000

4.18

CT bảo vệ bờ biển, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận

2021-2025

 

500.000

II.5

Tây Nguyên

200.000

13.865.000

5.1

Hệ thống kênh mương hồ Nam Xuân, Đắk Nông

Đắk Nông

2021-2025

 

200.000

5.2

Hồ Đắk Gằn, Đắk Nông

Đắk Nông

2021-2025

 

600.000

5.3

CT chống sạt lở sông Krông Nô, Đắk Nông

Đắk Nông

2021-2025

 

400.000

5.4

Cụm CTTL Đắc Glei, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

400.000

5.5

HTTL liên hồ chứa Đắk Rô Gia, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

900.000

5.6

CT chống sạt lở sông Đăk Bla, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

1.000.000

5.7

CT chống sạt lở sông Đăk Pne, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

400.000

5.8

Hệ thống kênh mương hồ Krông pách Thượng, Đăk Lăk

Đăk Lăk

2021-2025

 

650.000

5.9

Hệ thống kênh mương hồ EaHleo 1, Đăk Lăk

Đăk Lăk

2021-2025

 

955.000

5.10

Hồ chứa nước Krông HNăng, Đăk Lăk

Đăk Lăk

2021-2025

 

3.200.000

5.11

Hệ thống kênh mương hồ JaMơ, Gia Lai

Gia Lai

2021-2025

 

410.000

5.12

Hồ chứa nước Ia Thul, Gia Lai

Gia Lai

2021-2025

 

3.100.000

5.13

Hồ Ea Rsai, Gia Lai

Gia Lai

2021-2025

 

650.000

5.14

Hệ thống kênh mương hồ Đạ Sị, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

150.000

5.15

Hệ thống kênh mương hồ Đạ Lây, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

250.000

5.16

Hệ thống kênh mương hồ Đk Lông Thượng, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

100.000

5.17

H Hiệp Thuận, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

500.000

5.18

Công trình chống sạt lở sui Đạ Mi, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

200.000

 

II.6

Đông Nam Bộ

250.000

1.689.000

6.1

Trạm bơm La Ngà, huyện Xuân Lộc tưới cho 3 xã: Xuân Bắc, Xuân Thọ và Suối Cao, Đồng Nai

Đồng Nai

2021-2025

 

684.000

6.2

Cụm công trình thủy lợi huyện Dĩ An, Bình Dương

Bình Dương

2021-2025

 

360.000

6.3

Hệ thống đê kè thành phố Vũng Tàu

Bà Rịa Vũng Tàu

2021-2025

 

345.000

6.4

Sửa chữa nâng cấp hồ Suối Giai, Bình Phưc

Bình Phước

2021-2025

100.000

 

6.5

Hồ Phước Qu, Bình Phước

Bình Phước

2021-2025

150.000

 

6.6

Cụm công trình thủy lợi thành phố Đồng Xoài, Bình Phước

Bình Phước

2021-2025

 

300.000

II.7

Đồng Bằng Sông Cửu Long

1.590.400

14.954.465

7.1

Hồ cha nước ngt Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa, Long An

Long An

2021-2025

 

718.672

7.2

Hồ cha nước ngt khu Bàu Biển - Vĩnh Hưng, Long An

Long An

2021-2025

 

427.000

7.3

CT chống xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu ven sông Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

 

412.360

7.4

CT chống sạt lở đê bao bảo vệ thị xã Kiến Tường, tnh Long An

Long An

2021-2025

 

271.080

7.5

Sửa chữa nâng cấp cửa tự động thành cửa cưỡng bức các cống huyện vùng hạ, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

70.000

 

7.6

Hệ thống cống (07 cống) ngăn mặn dọc tuyến QL 62, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

87.000

 

7.7

Nâng cấp bờ Nam kênh An Phong-Mỹ Hòa-Bắc Đông kết hợp giao thông nông thôn, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

196.700

 

7.8

Ci tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi Rạch Chanh phục vụ trữ nước chống hạn, tnh Long An

Long An

2021-2025

110.000

 

7.9

Dự án Xử Lý sạt lở đê ven Sông Tiền tại 3 xã Hòa Hưng - An Hữu - Tân Thanh, huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

 

210.000

7.10

Dự án Hệ thống thủy li khu vực ven sông Tiền thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

 

850.000

7.11

Các cng ngăn triều trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

 

283.000

7.12

Các cống điều tiết bảo vệ vùng sản xuất thanh long thuộc hệ Bo Định, tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

113.000

 

7.13

Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt l, xây dựng hệ thống cống dc sông Tiền, Thành phố Cao Lãnh (Giai đon II), Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

 

354.240

7.14

Dự án Chống biến đổi khí hậu- hồ trữ nước ngọt Gáo Giồng tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

 

325.000

7.15

Dự án Nâng cấp, ci tạo trạm bơm và công trình nội đng tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

 

405.000

7.16

Công trình chống sạt lở Bình Thành đến vàm Phong M sông Tiền (giai đon 3 kè bờ), Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

129.600

 

7.17

Hệ thống ô bao lớn kiểm soát mặn vùng Phụng Hiệp - Long Mỹ tnh Hu Giang

Hậu Giang

2021-2023

 

250.000

7.18

Nâng cấp, cải tạo kênh Nước Đục (khai thác bãi bồi Viên Lang), Hu Giang

Hậu Giang

2021-2025

 

537.000

7.19

Xây dựng hồ chứa nước ngọt tnh Hậu Giang giai đoạn 2

Hu Giang

2021-2023

 

230.000

7.20

Nâng cấp kênh Hu Giang 3, tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

129.800

 

7.21

Nâng cấp, ci to kênh trục KH9, tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

118.000

 

7.22

Đê bao ngăn mn Long Mỹ - V Thanh (GĐ 3), Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

120.000

 

7.23

Nâng cấp hệ thống đê sông toàn tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

 

460.000

7.24

Đầu tư xây dựng 34 cống nội đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

 

300.000

7.25

CT chống sạt l khu vực Cồn Hô, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

 

270.000

7.26

No vét kênh La Ghi - Trà Côn, tnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

 

424.113

7.27

Đầu tư xây dựng 14 trạm bơm điện phục vụ sn xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

187.300

 

7.28

CT chống sạt lở sông Long Hồ (đoạn từ cầu Thing Đức đến cầu Ch Cua), Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

 

350.000

7.29

Dự án hoàn thiện đê bao sông Cổ Chiên (đoạn huyện Mang Thít) trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu, Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

 

350.000

7.30

Dự án liên kết vùng Hệ thống thủy lợi kênh Trà Ngoa, Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

154.000

 

7.31

D án hệ thống cng kết hợp trạm bơm chống ngập thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

175.000

 

7.32

Hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn dc sông Hậu cho vùng Quản Lộ Phụng Hiệp

Sóc Trăng

2021-2025

 

600.000

7.33

Nâng cấp HTTL Long Phú - Tiếp Nhật tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng

2021-2025

 

200.000

7.34

Dự án đau tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho vùng Tứ Giác Long Xuyên

An Giang

2021-2025

 

1.450.000

7.35

Dự án đầu tư tăng cường kh năng thoát lũ và chuyn dịch cơ cấu cây trồng (T4, T5, T6, 10 Châu Phú, Xáng Vịnh Tre), An Giang

An Giang

2021-2025

 

480.000

7.36

Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 2

Bến Tre

2021-2025

 

320.000

7.37

Dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre

Bến Tre

2021-2025

 

350.000

7.38

Dự án nạo vét 02 tuyến kênh trục: Cầu Sập - Ninh Quới và Nàng Rền nhằm khắc phục hạn hán, chống xâm nhập mặn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A, tnh Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2025

 

230.000

7.39

Đoạn bờ biển bảo vệ đê từ giáp ranh tỉnh Sóc Trăng đến khu du lịch Nhà Mát, Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2025

 

550.000

7.40

Dự án CT chống sạt lở bảo vệ đê biển khu vực thị trấn Gành Hào (từ kênh 3 đến ngã 3 Mũi tàu), Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2025

 

200.000

7.41

Dự án ĐTXD nâng cp đê biển Tây (đoạn từ Cái Đôi Vàm đến sông Đốc), Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

524.000

7.42

Hệ thống thủy lợi Tiểu vùng XIV - Nam Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

700.000

7.43

Hoàn thiện Hệ thống thủy lợi Tiểu vùng VII - Nam Mau

Cà Mau

2021-2025

 

300.000

7.44

Dự án đầu tư xây dựng đê By Háp, Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

673.000

7.45

HTTL tiu vùng XII - Nam Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

750.000

7.46

Hồ cha nước Thổ Châu, huyện Th Châu, tnh Kiên Giang

Kiên Giang

2021-2025

 

200.000

III

Thủy sản

4.781.000

 

1

Cảng cá Động lực Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng (cảng cá Bạch Đằng)

Hải Phòng

2021-2025

400.000

 

2

Nâng cấp, mở rộng cng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Bạch Long Vỹ, huyện Bạch Long Vỹ, Hải Phòng

Hải Phòng

2021-2025

200.000

 

3

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cô Tô, Qung Ninh

Qung Ninh

2022-2025

400.000

 

4

Nâng cấp mở rộng cng cá Ninh Cơ, Nam Định

Nam Định

2021-2025

100.000

 

5

Cảng cá Thụy Tân, tỉnh Thái Bình

Thái Bình

2022-2025

160.000

 

6

Nâng cấp, m rộng cảng cá Lạch Hới, Thanh Hóa

Thanh Hóa

2022-2025

160.000

 

7

Cảng cá Lạch Quèn, tỉnh Nghệ An

Ngh An

2021-2025

150.000

 

8

Cng cá Cửa Khẩu, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

200.000

 

9

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Bắc Sông Gianh, thị xã Ba Đồn, Qung Bình

Qung Bình

2021-2024

334.000

 

10

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cồn Cỏ, huyện Cồn Cỏ, Quảng Trị

Qung Trị

2023-2025

180.000

 

11

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Tam Quang, Quảng Nam

Quảng Nam

2021-2025

238.000

 

12

Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá An Hòa, huyện Núi Thành, Qung Nam

Quảng Nam

2022-2025

104.000

 

13

Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cng cá Tịnh Hòa, Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

2021-2025

200.000

 

14

Khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền Sông Tắc gắn liền với cảng cá Hòn Rớ, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

200.000

 

15

Khu neo đậu vịnh Cam Ranh gắn với cng cá Đá Bạc, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2023-2025

120.000

 

16

Cảng cá ngừ Đông Tác, Tuy Hòa, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

220.000

 

17

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đo Phú Quý, Bình Thuận (GĐ 2)

Bình Thuận

2022-2025

240.000

 

18

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sông Ca Lp, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu

2021-2025

175.000

 

19

Cng cá đng lc Trung tâm nghề cá ln Ba Rịa - Vũng u

Vũng Tàu

2022-2025

160.000

 

20

Nâng cấp, mở rộng cng cá Bình Đại, Bến Tre

Bến Tre

2021-2024

40.000

 

21

Nâng cấp cảng cá Định An, Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

200.000

 

22

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

160.000

 

23

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

160.000

 

24

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du, tnh Kiên Giang

Kiên Giang

2021-2025

160.000

 

25

Cng cá Tắc Cậu, Kiên Giang (giai đoạn 2)

Kiên Giang

2023-2025

120.000

 


PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN ODA)
(Kèm theo Quyết định số: 467/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Dự kiến thời gian thực hiện trong giai đoạn

Dự kiến tổng mức đầu tư

Dự kiến phân b nguồn vốn

Vốn đối ứng

Vốn ODA

TNG SỐ

18.378.437

2.625.952

15.752.488

A

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

13.660.270

2.315.952

11.344.318

1

Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7)

2021-2025

456.481

198.862

257.619

2

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

2021-2025

1.117.500

100.000

1.017.500

3

Dự án Chống chu khí hu tổng hp và sinh kế bền vững Đồng bng sông Cửu Long (MD-ICRSL/WB9)

2021-2025

1.105.434

246.483

858.951

4

Dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, ci tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đi khí hậu (KEXIM1)

2021-2025

1.698.178

304.942

1.393.236

5

Dự án Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2)

2021-2024

1.661.000

161.000

1.500.000

6

Dự án Thủy lợi Bến Tre (JICA3)

2021-2025

5.361.883

883.681

4.478.202

7

Dự án phục hồi và qun lý bền vng rừng phòng hộ (JICA2)

2021

8.334

8.334

 

8

Dự án Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau

2021-2023

111.109

26.769

84.340

9

Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bi hạn hán (WEIDAP/ADB8)

2021-2025

46.666

24.286

22.380

9

Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)

2021-2023

2.093.685

361.595

1.732.090

B

Dự án khi công mới trong giai đoạn 2021-2025

4.718.170

310.000

4.408.170

1

Dự án hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu (ADB9/CAIM)

2022-2025

364.250

10.000

354.250

2

Dự án Quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt thích ứng biến đổi khí hậu (ADB10/CAIFRM)

2022-2025

2.820.000

100.000

2.720.000

3

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng quản lý nước hiệu qu phục vụ Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nông thôn (KEXIM2)

2022-2025

1.533.920

200.000

1.333.920

 


KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

 

MỤC LỤC

PHẦN I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình

2. Đặc điểm khí hậu

3. Đặc điểm sông ngòi và phân phối dòng chảy năm

4. Thảm phủ thực vật

5. Đặc điểm bờ biển, thủy triều

II. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Một số loại hình thiên tai lớn đã xảy ra trong thời gian qua

2. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra

3. Ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu đến phát triển ngành nông nghiệp

III. PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Chăn nuôi

2. Trồng trọt

3. Về phòng chống thiên tai

4. Về thuỷ lợi

5. Thủy sản

6. Lâm nghiệp

7. Di dời dân cư vùng thiên tai

PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Xác định đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển ngành nông nghiệp

PHẦN III - KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. ĐỊNH HƯỚNG, CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU

1. Một số định hướng

2. Cơ sở pháp lý

3. Mục tiêu

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA KẾ HOẠCH

1. Nội dung và biện pháp tổng thể

2. Biện pháp ứng với các loại hình thiên tai

3. Các nhiệm vụ, dự án phòng chống thiên tai

4. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành

5. Nguồn lực và tiến độ hàng năm, 5 năm thực hiện kế hoạch

6. Tổ chức thực hiện

PHẦN IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

 

PHẦN I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình

Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, trong phạm vi 8°30’ - 23°23’ vĩ tuyến Bắc và 102°08’ - 109°28’ kinh tuyến Đông, tổng diện tích đất liền là 329.241 km2; phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia với đường biên giới đất liền dài 3.730 km; phía Đông, Nam và Tây Nam là Biển Đông và Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 3.260km. Địa hình, địa chất rất đa dạng, bao gồm ba dạng địa hình chính là đồi, núi và đồng bằng.

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ được hình thành qua quá trình vận động và phát triển lâu dài. Do vận động kiến tạo giữa các vùng khác nhau, nên địa hình đồi núi rất đa dạng về cao độ và hướng. Nhìn một cách tổng quát có thể coi hệ núi của nước ta kéo dài trên 1.400 km từ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) đến vùng Đông Nam Bộ, chia làm 2 nhánh chính: Nhánh phía Bắc và Đông Bắc đồng bằng sông Hồng kém phát triển, bao gồm những dãy núi và cao nguyên khá cao, hướng núi sắp xếp như dạng cánh cung hay nan quạt quy tụ về núi Tam Đảo và mở rộng ra ở phía Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Nhánh phía Nam và Tây Nam đồng bằng sông Hồng phát triển khá mạnh, kéo dài và mở rộng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho đến đèo Hải Vân, sau đó chuyển hướng gần Bắc - Nam rồi Đông Bắc - Tây Nam, kéo dài đến tận miền Đông Nam Bộ, tạo thành một vòng cung lớn với mặt lồi quay ra biển. Đó chính là dãy Trường Sơn, được chia làm 2 đoạn, Trường Sơn Bắc từ hữu ngạn sông Cả (Nghệ An) đến đèo Hải Vân và Trường Sơn Nam từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ.

- Đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, nằm ở hạ lưu các con sông, trong đó: rộng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long, phần cuối cùng giáp biển của đồng bằng sông Mê Kông, được bồi đắp bởi các trầm tích hỗn hợp sông - biển, địa hình khá bằng phẳng nhưng không đều, một số vùng thấp, trũng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, các vùng đất cao chạy dọc các tuyến sông Tiền, sông Hậu và dải cát ven biển; đồng bằng sông Hồng là phần hạ lưu của hai hệ thống sông Hồng - Thái Bình, địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các tuyến sông được bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển chia cắt vùng đồng bằng thành các vùng nhỏ có cao độ khác nhau; ngoài ra còn có một số đồng bằng tương đối lớn như đồng bằng Thanh Hoá ở hạ lưu sông Mã, Chu, đồng bằng Nghệ An ở hạ lưu sông Cả, đồng bằng Quảng Nam ở hạ lưu sông Thu Bồn, đồng bằng Bình Định ở hạ lưu sông Kôn, đồng bằng Phú Yên ở hạ lưu sông Ba, đồng bằng Đông Nam Bộ ở hạ lưu sông Đồng Nai; các đồng bằng còn lại ở Quảng Ninh và ven biển miền Trung đều không rộng và bị các dãy núi chia cắt.

- Nối tiếp giữa miền núi và đồng bằng là vùng trung du (đồi), được đặc trưng bởi dạng địa hình đồi núi thấp, cao khoảng 500 - 800 m; tuy nhiên một số nơi do địa hình miền núi chuyển nhanh xuống đồng bằng, đặc biệt là ở sườn núi phía Đông dãy Trường Sơn thuộc các tỉnh miền Trung, nên hầu như không có vùng chuyển tiếp (trung du).

- Vùng ven biển và hải đảo: Là quốc gia có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ phân bố dọc theo chiều dài đất nước và đường bờ biển chạy dài từ Bắc đến Nam theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang), với tổng chiều dài 3.260 km, trung bình cứ 100 km2 có 01 km bờ biển. Đặc điểm nổi bật bờ biển nước ta là khúc khủy, nhiều eo, vụng, vũng ven bờ, trung bình 20 km chiều dài đường bờ biển có một con sông chảy cắt ngang với tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển.

Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, chia cắt mạnh; vùng đồng bằng, trừ hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các đồng bằng vùng miền Trung đều nhỏ hẹp; đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam. Do vậy thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, nước biển dâng và các tác động từ biển

2. Đặc điểm khí hậu

Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt, miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc gồm 4 mùa: Xuân Hạ Thu và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới có hai mùa mưa và mùa khô. Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình năm ở nước ta biến đổi trong phạm vi từ dưới 10°C (12,7°C ở trạm Hoàng Liên Sơn) đến hơn 27°C ở một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (27,4°C tại Rạch Giá), có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam và giảm dần theo sự tăng cao của địa hình.

Trên phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 18 - 24°C, tăng lên trên 26°C ở ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, giảm xuống dưới 18°C ở những vùng núi cao. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã quan trắc được trên 40°C ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng ven biển Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất dưới 10°C ở nhiều nơi, đặc biệt là dưới 0°C ở khu vực núi cao ở Bắc Bộ (-5,7°C tại Hoàng Liên Sơn) và dưới 5°C ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (-0,1°C tại Đà Lạt).

b) Nắng

Trung bình hàng năm, ở nước ta có khoảng 1.400 - 3.000 giờ nắng. Về tổng thể, nắng giảm dần từ Nam ra Bắc, từ hải đảo vào đất liền và từ vùng núi thấp lên vùng núi cao. Khu vực ít nắng là sườn Đông dãy Hoàng Liên Sơn và phần lớn khu vực Đông Bắc kế cận với 1.400 - 1.600 giờ/năm. Phần lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chỉ có 1.600 - 1.800 giờ nắng/năm, trong khi các cao nguyên và vùng núi thấp và vừa phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn có tới 1.800 - 2.000 giờ nắng/năm hoặc hơn nữa. Khu vực nhiều nắng là vùng đồng bằng duyên hải cực Nam Trung Bộ và một bộ phận lãnh thổ phía Đông Nam Bộ với 2.600 - 3.000 giờ nắng/năm. Đại bộ phận khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có 2.400 - 2.600 giờ nắng/năm. Riêng một số vùng núi vừa và cao Nam Tây Nguyên chỉ có 2.000 -2.200 giờ nắng/năm, trở thành vùng ít nắng trên các khu vực phía Nam.

c) Mưa

Tính quy luật phân bố thời gian và không gian của mưa ở nước ta mang nhiều sắc thái độc đáo, không giống ở một nơi nào khác trên thế giới. Nguồn cung cấp ẩm và những tác nhân gây mưa ở từng nơi, từng thời kỳ khác nhau rất xa mà nguyên nhân sâu xa là hoàn lưu và địa hình tạo nên các chế độ mưa địa phương đặc sắc trong một nền chung.

Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trung bình năm ở nước ta vào khoảng 700 - 5.000 mm. Trên hầu khắp lãnh thổ, trị số phổ biến của đặc trưng quan trọng này khoảng 1.400 - 2.400 mm. Những nơi có lượng mưa ngoài phạm vi phổ biến đó chủ yếu là các khu vực mưa lớn hoặc các khu vực mưa bé.

11 khu vực mưa lớn trên 2.400 mm sắp xếp theo vĩ độ từ Bắc vào Nam lần lượt là (1) Sìn Hồ (Lai Châu, 2.400 - 3.200 mm), (2) Sa Pa (Lào Cai, 2.400 - 3.600 mm), (3) Bắc Quang (Hà Giang, 2.400 - 5.000 mm), (4) Móng Cái (Quảng Ninh, 2.400 - 2.800 mm), (5) Tam Đảo (Vĩnh Phúc, 2.400 - 2.800 mm), (6) Kỳ Anh (Hà Tĩnh, 2.400 - 2.800 mm), (7) Nam Đông (Thừa Thiên - Huế, 2.400 - 3.600 mm), (8) Trà My (Quảng Nam, 2.400 - 4.000 mm), (9) Ba Tơ (Quảng Ngãi, 2.400 - 3.600 mm), (10) Bảo Lộc (Lâm Đồng, 2.400 - 2.800 mm), (11) Phú Quốc (Kiên Giang, 2.400 - 3.200 mm).

08 khu vực mưa nhỏ với lượng mưa trung bình năm dưới 1.400 mm từ Bắc vào Nam lần lượt là (1) Bảo Lạc (Cao Bằng, 1.200 - 1.400 mm), (2) Na Sầm - Đồng Đăng (Lạng Sơn, 1.100 - 1.400 mm), (3) Yên Châu (Sơn La, 1.200 - 1.400 mm), (4) Sông Mã (Sơn La, 1.100 - 1.400 mm), (5) Mường Xén (Nghệ An, 800 - 1.300 mm), (6) Ayunpa (Gia Lai, 1.200 - 1.400 mm), (7) Nha Hố (Ninh Thuận, 700 - 1.400 mm), (8) Phan Thiết (Bình Thuận, 1.100 - 1.400 mm).

d) Dải hội tụ nhiệt đới

Đặc điểm của hoạt động dải hội tụ nhiệt đới là tiến một chiều từ phía Nam lên phía Bắc, thường kéo dài 5 đến 7 ngày rồi tan đi. Ở nước ta, thời kỳ hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới vào đầu mùa hạ, rõ nét nhất vào tháng VIII ở miền Bắc, vào cuối mùa hạ (tháng IX, X), và có thể cả vào đầu mùa hạ (tháng V, VI) ở miền Nam. Đặc điểm thời tiết trong khu vực dải hội tụ nhiệt đới là trời nhiều mây, có mưa vừa và lớn trên khắp dải rộng vài trăm kilômét. Mưa ngâu vào tháng VII âm lịch ở miền Bắc là do dải hội tụ gây nên.

Tháng 10 năm 2020, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài ở miền Trung (tính từ 19h/05/10 - 19h/12/10 tổng lượng mưa ở các tỉnh Quảng Trị 900 - 1.800 mm; Thừa Thiên Huế 1.300 - 2.000 mm).

đ) Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới, là một vùng gió xoáy có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Là quốc gia có đường bờ biển dài trên 3.260 km, trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.

Theo thống kê trong 40 năm qua, có 363 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó 143 cơn bão đổ bộ vào đất liền (chiếm 39%); trung bình hàng năm đã có 09-10 cơn bão và 04 ATNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó 04-05 cơn bão và 01-02 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Số lượng bão trên biển Đông trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng cả về số lượng và cường độ như năm 2013 với 14 cơn bão, 5 ATNĐ, năm 2017 đạt kỷ lục 16 cơn bão và 04 ATNĐ.

Đặc điểm về hình thái thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành hầu hết các loại hình thiên tai, cùng v ới những tác động thiếu bền vững về kinh tế xã hội ở trong nước, các quốc gia có chung đường biên giới và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nước biển dâng, các loại hình thiên tai có diễn biến với xu thế ngày càng cực đoan, tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

3. Đặc điểm sông ngòi và phân phối dòng chảy năm

a) Đặc điểm sông ngòi

Với đặc điểm địa hình phần lớn lãnh thổ là đồi núi, dốc và chia cắt mạnh, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều nên mạng lưới sông suối nước ta khá dày đặc. Chỉ tính những sông suối có nước chảy thường xuyên và có chiều dài từ 10 km trở lên, trên toàn lãnh thổ có khoảng 2.360 sông suối, với mật độ trung bình khoảng 0,6 km/km2. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện về cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và khí hậu mà mạng lưới sông, suối phát triển không đồng đều trên lãnh thổ từ 0,3 km/km2 ở vùng đồng bằng khô hạn đến 4 km/km2 ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, mưa nhiều, mạng lưới sông suối khá phát triển với mật độ từ 1 - 2 km/km2; trên phần lớn lãnh thổ còn lại có mật độ sông suối khoảng 0,5 - 1 km/km2; cá biệt ở vùng mưa ít, với lượng mưa dưới 1.000 mm, sông suối ít phát triển với mật độ dưới 0,15 km/km2.

Trong số 2.360 sông suối các loại có 106 sông chính và 2.254 sông nhánh các cấp, bao gồm: cấp I (trực tiếp chảy vào sông chính): 573 (chiếm 24,7%), cấp II (chảy trực tiếp vào sông nhánh cấp I): 808 (34,2%), cấp III (chảy trực tiếp vào sông nhánh cấp II): 583 (24,7%), cấp IV: 224 (9,5%), cấp V: 51 (2,2%) và cấp VI: 5 (0,2%).

Một trong số những đặc điểm quan trọng của mạng lưới sông suối là các hệ thống sông lớn đều thuộc sông liên quốc gia (sông biên giới hay xuyên biên giới) phần lớn hay một phần lưu vực của các sông này nằm trên lãnh thổ nước khác, như các hệ thống sông: Hồng, Cả, Mê Kông hay có một đoạn ở trung lưu chảy qua Lào như sông Mã. Đặc biệt các sông Kỳ Cùng, Bằng Giang tuy bắt nguồn từ nước ta nhưng chảy sang Trung Quốc; các sông Mậm Rốm ở Điện Biên và một số sông ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Tây Nguyên (Sê San, Xrê -Pốc) bắt nguồn từ nước ta, chảy qua Lào, Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông, cuối cùng vào sông Tiền, sông Hậy ở đồng bằng sông Cửu Long rồi đổ ra biển. Tổng diện tích lưu vực sông suối chảy trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 1.162.230 km2, trong đó 831.018 km2 (chiếm 71,5%) nằm ở nước ngoài và 331.212 km2 (chiếm 28,5%) nằm trong lãnh thổ nước ta.

Hướng dòng chảy của các sông phụ thuộc vào hướng địa hình, đặc biệt là các dãy núi. Do đó, hướng dòng chảy của phần lớn sông suối là hướng Tây Bắc - Đông Nam ở Bắc Bộ, Nam Bộ; hướng Đông hay Tây Bắc - Đông Nam, thậm chí hướng Bắc - Nam ở ven biển Trung Bộ; hướng Đông Bắc - Tây Nam hay Đông - Tây ở Tây Nguyên và hướng Tây Nam - Đông Bắc ở Lạng Sơn, Cao Bằng.

b) Phân phối dòng chảy trong năm

Dòng chảy các sông suối trên toàn lãnh thổ được phân thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn, tuy nhiên thời gian xuất hiện hai mùa không đồng đều và phụ thuộc vào từng khu vực khác nhau.

- Mùa lũ: Hàng năm trên các sông suối ở Bắc Bộ và phần phía Bắc của Bắc Trung Bộ, thường xuất hiện vào các tháng V, VI-IX, X; ở Tây Nguyên, Nam Bộ và ven biển cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận - Bình Thuận) vào các tháng VI, VII-XI, XII. Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nên mùa lũ trên các sông suối ở ven biển Trung Bộ có xu thế muộn và ngắn dần từ bắc vào nam, từ tháng VIII, IX đến tháng XI, XII. Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ so với dòng chảy năm cũng biến đổi theo từng năm và từng vùng, từ 50÷55% đến 80÷85%, trung bình khoảng 70% trên phần lớn các sông, nhưng chỉ khoảng 60÷70% trên các sông ở ven biển Trung Bộ.

Lũ trên các sông ở Bắc Bộ và phần phía Bắc của Bắc Trung Bộ có các đặc điểm sau:

+ Biên độ mực nước lũ hàng năm rất lớn, ở các sông lớn thuộc trung du và đồng bằng có thể tới 12 đến 16 m.

+ Cường suất lũ khi mới lên rất nhanh, ở thượng lưu từ 3 đến 7 m/ngày, trung và hạ lưu từ 2 đến 4 m/ngày; tại trạm thủy văn Hà Nội cường suất lũ lớn nhất có khi đạt tới 10 cm/h.

+ Tốc độ lũ lớn nhất có thể đạt 4-5 m/s ở vùng núi, 3-4 m/s ở vùng đồng bằng vì vậy chỉ sau khi mưa 2-3 ngày lũ đã về đến đồng bằng; qua quan trắc thủy văn những năm gần đây cho thấy tốc độ truyền lũ có nhiều thay đổi và có xu hướng tăng dần lên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do chặt phá rừng đầu nguồn, địa hình lòng sông thay đổi và do tác động chủ yếu là của các công trình hồ chứa và khai thác cát ở lòng sông gây ra.

Ở Trung Bộ, lưu lượng lũ biến đổi rất lớn, lũ lên nhanh, xuống cũng rất nhanh, biên độ lũ cao, cường suất lũ lớn, trường hợp gặp triều cường, cường suất lũ có thể lên đến hơn tới 3÷4 m/h.

Ở Nam Bộ: Lũ lụt ở ĐBSCL kéo dài 6 tháng, thường bắt đầu từ tháng VII đến tháng XII (chậm hơn ở thượng lưu khoảng 1 tháng). Do địa hình thấp, phẳng, vùng cửa sông lại chịu ảnh hưởng thời kỳ mực nước triều cao nhất trong năm, lượng nước ở thượng nguồn dồn về không thoát kịp nên những năm có lũ lớn đều bị ngập từ 3 tháng trở lên, độ ngập sâu từ 0,3÷2,5 m.

- Mùa cạn:

+ Trên các sông suối ở Bắc Bộ và phần phía Bắc của Bắc Trung Bộ từ tháng X, XI đến tháng IV, V;

+ Phía Nam của Bắc Trung Bộ và phía Nam Trung Bộ từ tháng I đến tháng VIII, IX;

+ Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng XII, I đến tháng V, VI.

Như vậy, ngoài thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, với hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó những hệ thống sông lớn có tới 2/3 diện tích lưu vực ở ngoài quốc gia, chế độ dòng chảy phân bố theo mùa cũng là những khó khăn trong việc quản lý nguồn nước đối với phòng chống lũ, hạn hán, xâm nhập mặn cũng như quản lý rủi ro thiên tai.

4. Thảm phủ thực vật

a) Thảm phủ thực vật ở thượng nguồn

Thảm phủ thực vật trong lãnh thổ nước ta rất đa dạng và phong phú, chia làm hai nhóm: nhóm thảm thực vật nhiệt đới ở vùng núi thấp có độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 100m ở miền Nam và nhóm thảm thực vật vùng núi có độ cao trên 700m ở miền Bắc và trên 100m ở miền Nam. Những năm gần đây, nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn gia tăng đáng kể; việc trồng rừng tuy ở mức cao song khả năng trữ nước hạn chế so với rừng nguyên sinh bị chặt phá đã làm suy giảm khả năng điều tiết nước. Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc tính đến ngày 31/12/2019, rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223 ha, tỷ lệ che phủ là 41,89%.

Quá trình suy thoái rừng phòng hộ đầu nguồn mất khả năng điều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung nhanh hơn làm gia tăng lưu tốc dòng chảy, biên độ và cường suất lũ. Ngược lại, về mùa kiệt do lượng nước ngầm trữ lại lưu vực giảm nên mực nước thường rất thấp, đó cũng là nguyên nhân làm thay đổi khí hậu, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

b) Rừng ngập mặn ven biển

Theo các tài liệu thống kê, từ năm 1943, tổng diện tích rừng ngập mặn toàn quốc là 408.500 ha. Qua thời gian, do tác động của con người và thiên tai, diện tích rừng ngập mặn bị suy thoái và mất dần. Đến năm 2013 diện tích rừng ngập mặn giảm đến mức thấp nhất, chỉ còn 168.688 ha; đến năm 2019 (theo báo cáo của Tổng cục Lâm Nghiệp), cả nước có 169.954 ha rừng ngập mặn ven biển.

Như vậy, trải qua gần 80 năm, diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm 234.361 ha, tương đương 57,37 %. Trong đó giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 đã giảm 15.061 ha, tương đương 7,9%, tập trung chủ yếu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, do bờ biển bị sạt lở mạnh và giao rừng để nuôi trồng thủy, hải sản, tập trung phần lớn tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Suy giảm rừng ngập mặn ven biển sẽ hạn chế khả năng chống sóng, gia tăng áp lực sóng tác động vào bờ, nhất là khi có ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và các đới gió mùa Đông Bắc, Tây Nam hoạt động mạnh, làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ven biển.

5. Đặc điểm bờ biển, thủy triều

a) Về bờ biển

Đường bờ biển chạy dài từ Bắc đến Nam theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang), với tổng chiều dài 3.260 km, trung bình cứ 100 km2 có 01 km bờ biển.

Vùng bờ biển miền Trung chủ yếu là đụn cát, đồi cát rất lớn, độ dốc từ 1/5-1/500, có nguồn gốc và quá trình hình thành phức tạp và diễn ra trong khoảng thời gian dài, các đặc điểm nội tại của chúng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đới bờ. Dọc theo dải ven biển miền Trung còn có những dãy núi đưa ra biển tạo ra các vụng, vịnh lớn, ngoài các yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình tác động đến hình thái đường bờ biển. Do vậy nhìn chung, đây là vùng bờ biển không ổn định, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Vùng bờ biển vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long tương đối bằng phẳng, với độ dốc từ 1/50-1/1.000, có rừng ngập mặn và hầu hết có hệ thống đê biển bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng dọc bờ biển, khu vực các cửa sông.

b) Về thuỷ triều

Chế độ thuỷ triều trong vùng biển Việt Nam khá phức tạp.

- Vùng ven biển thuộc đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của nhật triều, mỗi ngày thuỷ triều lên xuống một lần, độ lớn xấp xỉ 4m.

- Từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh là vùng nhật triều không đều, độ lớn có thể đạt từ 2,5 m đến 3,5 m, đáng chú ý là có sự chênh lệch giữa thời gian triều dâng với thời gian triều rút, thời gian triều rút kéo dài từ 14 đến 16 giờ, trong khi thời gian triều dâng chỉ dưới 10 giờ.

- Vùng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng thuỷ triều mang đặc tính bán nhật triều không đều, ở phía bắc Cửa Thuận An có độ lớn từ 2,3 m đến 2,5 m và phía nam Cửa Thuận An từ 1,0 m đến 1,2 m, riêng ở Cửa Thuận An có một đoạn ngắn là bán nhật triều đều đặn có trị số cực đại khoảng 0,5 m.

- Vùng ven biển từ Quảng Nam đến Khánh Hoà thuỷ triều mang đặc tính nhật triều không đều, có độ lớn cực đại là 2,0 m.

- Vùng biển từ Ninh Thuận tới Mũi Cà Mau là vùng chuyển tiếp giữa vùng nhật triều ở phía bắc và bán nhật triều ở phía nam, có độ lớn cực đại khoảng 4 m và giảm dần về phía nam.

- Vùng biển từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên mang đặc tính triều hỗn hợp, với độ lớn khoảng 1,0 m.

Độ lớn nhất của thuỷ triều trong năm ở các vùng lại thường trùng hợp với mùa có bão đổ bộ, hoặc các đới gió mùa hoạt động mạnh gây ra hiện tượng nước biển dâng đã tác động mạnh đến các vùng ven biển, là một trong số các nguyên nhân cơ bản gây xói lở bờ biển, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội.

Với điều kiện đường bờ biển và chế độ thủy triều nêu trên, lại thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển. Do vậy, việc xác định các nội dung phòng chống thiên tai ở các vùng bị ảnh hưởng để lồng ghép vào Kế hoạch phòng chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-

2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn để chủ động nguồn lực triển khai thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại là rất cần thiết.

II. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

Việt Nam là một trong 05 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, thiên tai trên thế giới cũng như trong nước diễn biến ngày càng phức tạp với những yếu tố cực đoan, khó lường gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Thiên tai đã và đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn và phát triển bền vững của đất nước, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nước ngày càng lớn tại các quốc gia thượng nguồn sông Hồng, sông Mê Kông cũng như tác động của quá trình phát triển thiếu bền vững về kinh tế - xã hội đã đặt ra những thách thức rất lớn cho công tác phòng chống thiên tai.

Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến cực đoan, mang tính dị thường và trái quy luật, nhiều khu vực trên cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần). Theo số liệu thống kê cho thấy thiên tai có xu thế ngày càng gia tăng bất thường, số lần xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn, thiệt hại nghiêm trọng hơn, nhất là bão mạnh, siêu bão, mưa đặc biệt lớn, ngập lụt diện rộng, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập, dông, lốc sét,… Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội, số lượng dân rất đông, quy mô, giá trị nền kinh tế lớn với nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên ở trong nước cũng như ở các nước lân cận trong những năm qua đã làm gia tăng các rủi ro thiên tai như lũ tập trung nhanh hơn, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển xuất hiện nhiều với diễn biến phức tạp; tình trạng ngập lụt tại nhiều vùng phạm vi rộng, thời gian kéo dài, độ ngập sâu hơn đặc biệt là khu vực miền Trung và các đô thị lớn; lòng dẫn ở hầu hết các hệ thống sông chính ở hạ du bị xói sâu, mực nước mùa kiệt bị hạ thấp, thảm phủ bị suy giảm, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra,… Diễn biến thiên tai nêu trên đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng, tài sản, môi trường sống, sản xuất, kinh doanh của xã hội, đe dọa các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời, yêu cầu của xã hội trong việc đảm bảo an toàn trước thiên tai để bảo vệ tính mạng, tài sản cũng như duy trì sản xuất, kinh doanh liên tục ngày càng tăng cao.

1. Một số loại hình thiên tai lớn đã xảy ra trong thời gian qua

a) Về bão

Theo thống kê trong 40 năm qua (1980-2019), có 363 cơn bão hoạt động trên biển Đông (trung bình 09 cơn/năm), trong đó có 143 cơn bão đổ bộ vào đất liền (trung bình 04 cơn/năm) cụ thể: khu vực miền Trung 88 cơn, miền Bắc 50 cơn và miền Nam 05 cơn. Cường độ gió khi đổ bộ vào đất liền phổ biến là cấp 9 -10, giật cấp 11- 12 ở Bắc Bộ, Trung Bộ và cấp 8 -9, giật cấp 10 - 11 ở Nam Bộ; qua theo dõi trong vòng 20 năm gần đây so với 20 năm trước, bão có xu thế xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn và diễn biến ngày càng phức tạp uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của nhân dân và các hoạt động ở ven biển, trên biển, điển hình là:

- Bão Linda năm 1997 đổ bộ vào phía Nam bán đảo Cà Mau và đúng 20 năm sau (năm 2017) đã xuất hiện bão Tembin có hướng di chuyển và cường độ tương tự như bão Linda;

- Bão Damrey năm 2005 đổ bộ vào Bắc Bộ trùng với thời kỳ triều cường, gió cấp 12, giật cấp 14 đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống đê biển và cơ sở hạ tầng; 12 năm sau (năm 2017) cũng là bão Damrey đổ bộ vào Khánh Hòa, Phú Yên với gió cấp 12, giật trên cấp 12 (chưa từng xảy ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ);

- Năm 2017, ghi nhận kỷ lục về số lượng bão, ATNĐ xuất hiện, với 16 cơn bão và 06 ATNĐ, trong đó 03 cơn bão có rủi ro thiên tai cấp độ 4 (bão số 10,12 và 16).

- 11 tháng đầu năm 2020 đã xuất hiện 13 cơn bão đổ bộ vào biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, trong đó đặc biệt trong giai đoạn từ giữa tháng 9 đến tháng 11, liên tục xuất hiện 08 cơn bão và 01 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung, là diễn biến hiếm thấy về tần suất xuất hiện và phạm vi ảnh hưởng.

b) Về mưa lớn

Mưa lớn và đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên kể cả diện rộng và cục bộ trên phạm vi cả nước đã gây lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng tại nhiều khu vực, trong 5 năm gầy đây đã ghi nhận những trận mưa điển hình là:

- Mưa lớn kéo dài liên tục từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2017 tại các tỉnh Bắc Bộ với tổng lượng mưa vượt trung bình nhiều năm phổ biến từ 10-30%, một số nơi trên 50%, như Bắc Quang (Hà Giang) 4.983 mm, Việt Lâm (Hà Giang) 3.836 mm,…; đợt mưa lớn trên diện rộng xuất hiện trái mùa (giữa tháng 10/2017) tại khu vực Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình với tổng lượng từ 400 đến trên 600 mm, trong khi các hồ đã đầy nước, dẫn đến việc phải xả lũ khẩn cấp (lần đầu tiên hồ Hòa Bình đã phải xả cấp tập 08 cửa đáy);

- Đợt mưa đặc biệt lớn (xấp xỉ mức lịch sử) sau bão số 12 vào đầu tháng 11/2017 tại các tỉnh miền Trung (với tổng lượng nước trong đợt khoảng 19,0 tỷ m3 nước), đã gây ngập sâu tại thành phố Huế, thị xã Hội An đúng vào tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC;

- Đợt mưa lớn xảy ra vào đầu tháng 8 và giữa tháng 10/2019 đã gây ngập nặng cho thành phố Vinh (Nghệ An) và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang);

- Đợt mưa lũ tháng 10 tại các tỉnh miền Trung, tổng lượng mưa 5 ngày đạt mức lịch sử với trên 3.000 mm ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) đã gây ngập lụt nghiêm trọng thành phố Huế và các vùng phụ cận.

c) Về lũ, ngập lụt

Lũ, ngập lụt là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về người và tài sản trong những năm gần đây. Lũ có thể xảy ra đồng thời với bão hoặc ATNĐ nhưng cũng có thể xảy ra khi có sự kết hợp của các hình thái thời tiết: không khí lạnh, giải hội tụ nhiệt đới, xoáy thuận v.v. hoặc có thể phát sinh ở thượng nguồn các con sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra lũ lớn trên hầu hết các sông là do mưa lớn sau bão, áp thấp nhiệt đới.

Một số đặc điểm của lũ trên các vùng, miền:

- Lũ các sông Bắc Bộ: Khu vực Bắc Bộ có các lưu vực sông lớn là sông Hồng - Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Mùa lũ trên hệ thống sông Bắc Bộ xuất hiện sớm so với các vùng khác, từ tháng 6 đến tháng 9. Trung bình mỗi năm có từ 3 đến 5 trận lũ xuất hiện trên các lưu vực này. Tùy theo quy mô của trận lũ mà có thời gian kéo dài từ 8 ÷ 15 ngày. Những trận lũ lớn trên sông Hồng do 3 sông là sông Đà, sông Thao, sông Lô tạo thành. Trong đó sông Đà có vai trò quyết định và thường chiếm tỷ lệ 37% ÷ 69% lượng lũ ở Sơn Tây (bình quân 49,2%), sông Lô chiếm tỷ lệ lượng lũ 17 ÷ 41,5% (bình quân là 28%), sông Thao chiếm tỷ lệ ít nhất 13 ÷ 30% (trung bình 19%). Lũ sông Thái Bình do 3 sông Cầu, Thương, Lục Nam và một phần nước từ sông Hồng qua sông Đuống. Biên độ mực nước lũ trên hệ thống sông Hồng dao động mạnh, tại Hà Nội dao động ở mức trên 10 m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức trên 6 m.

- Lũ các sông miền Trung: Các sông từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh, mùa lũ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Các sông này lũ tập trung chủ yếu trong dòng chính vì có hệ thống đê ngăn lũ, biên độ dao động trên 7 m với hệ thống sông Mã, trên 9 m với hệ thống sông Cả. Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, mùa lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Các sông ở khu vực này có hệ thống đê ngăn lũ thấp hoặc chưa có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng, biên độ dao động trên 8 m.

- Lũ các sông khu vực Tây Nguyên: Khu vực này không có các hệ thống sông lớn, lượng mưa trung bình năm nhỏ, phạm vi ảnh hưởng hẹp, thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét, biên độ lũ tại cầu Đabla trên sông Đabla ở mức 10m.

- Lũ các sông miền Đông Nam Bộ: Cường độ mưa không lớn nên lũ trên sông Đồng Nai thường không lớn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng đã có những trận lũ đột biến với cường độ mạnh khác thường như đã xảy ra vào tháng 10 năm 1952, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại Biên Hoà là 12.500 m3/s.Do địa hình lưu vực tương đối thấp (đặc biệt vùng hạ lưu), mưa cục bộ với cường suất cao, kết hợp với mạng lưới sông rạch hạ lưu sông Đồng Nai- Sài Gòn rộng và sâu, chịu ảnh hưởng mạnh chế độ bán nhật triều từ biển Đông, khiến mùa mưa hợp cùng lũ thượng nguồn xuống và từ Đồng bằng sông Cửu Long sang, nên ngập úng xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

- Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long: Lũ chủ yếu từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều kết hợp với khả năng điều tiết của Biển Hồ. Lũ thường xuất hiện vào giữa tháng 7 đến tháng 8, kết thúc vào tháng 10 - tháng 11, gây ảnh hưởng đến diện tích sản xuất ngoài đê bao và nguy cơ đuối nước. Do hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nên đặc trưng lũ ở miền Nam là lên chậm và xuống chậm (khác biệt với lũ ở miền Bắc là lên nhanh xuống chậm, ở miền Trung là lên nhanh xuống nhanh. Vùng lũ ngập sâu gồm 4 tỉnh 04 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An; và các vùng ngập nông gồm 04 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang; cường suất lũ nhỏ 3-4 cm/ngày (một số trường hợp 10-12 cm/ngày, cao nhất 20-30 cm/ngày tại Hưng Thạnh T10/1996). Tốc độ truyền lũ chậm từ Phnom Penh về Tân Châu khoảng 2-3 ngày, từ Cảnh Hồng về Tân Châu 16 ÷ 18 ngày.

Lũ lớn và lũ lịch sử liên tiếp xuất hiện tại các vùng, miền trên phạm vi cả nước, điển hình là năm 1996, 2002, 2015 ở Bắc Bộ; năm 1999, 2000, 2003, 2007, 2009, 2010, 2011, 2016, 2017 và 2020 ở Trung Bộ và năm 2000, 2001, 2002, 2011 ở Nam Bộ. Trong đó một số nơi đạt mức lịch sử, hoặc tương đương mức lũ lịch sử, như:

- Năm 1996 tại Bắc Bộ;

- Năm 1999 tại Huế (mức lịch sử) và 2020 tại Huế, Quảng Trị, Quảng Bình;

- Năm 2011 ở Phú Yên (mức lịch sử), năm 2016 tại Bình Định (mức lịch sử);

- Năm 2000 tại đồng bằng sông Cửu Long (tương đương mức lịch sử tại Tân Châu, Châu Đốc và vượt mức lịch sử tại một số khu vực ở gần biển);

- Năm 2017 tại một số sông thuộc Ninh Bình, Thanh Hóa lũ đã vượt mức lịch sử từ 0,5 đến 1,0m;

- Năm 2019 và 2020 lũ trên các sông thuộc Hà Tĩnh vượt BĐ3 từ 0,5 đến 1m và kéo dài nhiều ngày,…

d) Về lũ quét, sạt lở đất

Lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, địa chất yếu, xen kẹp, cường độ mưa lớn. Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa, sạt lở đất, bồi lấp, cản trở dòng chảy... Lũ quét đã và đang có nguy cơ xảy ra hầu khắp 33 tỉnh trong cả nước thuộc 4 vùng: vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, hiện có trên 10.000 điểm có nguy cơ cao sạt lở ở khu vực miền núi. Lũ quét, sạt lở đất thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây những tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản. Theo thống kê trong 20 năm gần đây đã xảy ra trên 300 trận lũ quét, sạt lở đất với quy mô lớn.

Đây là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại các tỉnh miền núi gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, song những năm gần đây có xu thế gia tăng rất rõ rệt. Trong 10 năm gần đây (2010 - 2019), trên phạm vi cả nước số trận lũ quét, sạt lở đất so với 10 năm trước (2000 - 2009) đã tăng gần 1,5 lần (176 trận so với 123 trận), trong đó đặc biệt là:

- Trận lũ quét ngày 3/10/2000 tại Lai Châu làm 39 người chết; trận lũ quét ngày 20/9/2002 tại Hà Tĩnh làm 53 người chết; trận lũ quét ngày 28/9/2005 tại Yên Bái làm 50 người chết);

- Trận lũ quét ngày 14/9/2016 tại Nghệ An làm 12 người chết; trận lũ quét ngày 3/8/2017 tại Sơn La và Yên Bái đã làm 36 người chết; sạt lở đất ngày 13/10/2017 tại Hòa Bình đã làm 34 người chết.

- Năm 2018, có 18 trận lũ quét, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Bộ: trận lũ quét nghiêm trọng xảy ra trên toàn tỉnh Lai Châu tháng 6/2018, Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá vào tháng 8/2018, Nha Trang, Khánh Hoà vào tháng 11/2018. Lũ quét, sạt lở đất đã làm 82 người chết và mất tích (chiếm 37% tổng thiệt hại về người trên cả nước), nghiêm trọng nhất trong các năm gần đây và xảy ra tại những địa bàn trước đây chưa từng xảy ra như tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

- Năm 2019, lũ quét, sạt lở sau bão số 3 tháng 8/2019 tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ làm 22 người chết và mất tích, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá làm 16 người chết và mất tích.

- 10 tháng đầu năm 2020 đã xảy ra 7 trận sạt lở đất kinh hoàng đã làm trên 100 người chết và mất tích, trong đó có nhiều sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đặc biệt là các trận sạt lở đất ở thuỷ điện Rào Trăng 3, tiểu khu 67 huyện Hương Trà (TT Huế), huyện Hướng Hoá (Quảng Trị); xã Trà Leng, Trà Vân thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam).

đ) Về sạt lở bờ sông, bờ biển

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam và khí hậu nhiệt đới gió mùa, hiện tượng xói, bồi của bờ sông và tiến thoái của bờ biển là hiện tượng tự nhiên.Tuy nhiên, do tác động của con người thông qua các hoạt động như xây dựng công trình trên sông, xây dựng nhà ở ven sông, ven biển, các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên lưu vực, cũng như tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm cho tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng trở lên phức tạp. Đặc biệt, là việc mất cân bằng bùng cát do xây dựng hồ chứa phía thượng nguồn, trong đó có các hồ chứa ngoài lãnh thổ nước ta thuộc các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia trên hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra sạt lở nghiêm trọng. Ngoài ra, một số khu vực phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững, sự quản lý chưa chặt chẽ nên việc vi phạm, xâm chiếm bãi sông, lòng dẫn để xây dựng công trình, nhà cửa, đổ chất thải, vật liệu lấn chiếm lòng sông, việc phát triển các tuyến đê sông, bờ bao không theo quy hoạch,... cũng là những nguyên nhân là gia tăng sạt lở bờ sông, bờ biển.

Sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi cả nước, có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất, phạm vi, mức độ nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và Nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của Nhân dân trong khu vực bị thiên tai. Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, trong phạm vi cả nước hiện có 2.358 điểm bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài trên 3.133 km. Trong đó có 206 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (sạt lở gây nguy hiểm trực tiếp đến an toàn đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng) với tổng chiều dài 427 km; nhất là tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với 104 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 293 km, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đồng thời làm mất đi khoảng 300 ha đất mỗi năm.

e) Về rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm tương đối lớn nhưng phân bố không đều cho tất cả các vùng. Vào mùa mưa, lượng mưa thường lớn gấp 5-6 lần so với mùa khô, trung bình chiếm tới 75-85% tổng lượng mưa hàng năm.

Trong những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp cả về phạm vi và cường độ, đặc biệt là đợt hạn hán lịch sử diễn ra từ nửa cuối năm 2015 đến giữa năm 2016 trên diện rộng tại 18 tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long làm trên 2 triệu người bị ảnh hưởng, 500.000 hộ dân thiếu nước sạch, 280.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 38.889 ha cây công nghiệp bị thiệt hại (lần đầu tiên nông nghiệp tăng trưởng âm 0,18% trong 6 tháng đầu năm 2016); thiệt hại về kinh tế trên 15.700 tỷ đồng. Ngay tiếp sau đó, hạn hán xâm nhập mặn đầu năm 2020 vượt lịch sử 2016, xâm nhập mặn vào sâu hơn TBNN và sâu hơn từ 3-7 km so với cùng kỳ 2016 (sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn tới 102km); hạn hán, xâm nhập mặn đã làm 54.700 ha lúa bị thiệt hại, 96.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt, gây lún sụt nghiêm trọng nhiều tuyến đê, đường giao thông (1.121 điểm đường giao thông với tổng chiều dài 23.905 km; 240 m đê biển Tây đã sụt lún và 4.215 m nguy cơ sụt lún trên địa bàn tỉnh Cà Mau).

Nắng nóng gay gắt ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ năm 2014, với nền nhiệt độ cao phổ biến từ 39 ÷ 40°C, nhiều nơi trên 40°C, kéo dài kỷ lục trong vòng 60 năm qua. Giai đoạn 2019 - 2020, khu vực miền Trung (từ Thanh Hoá đến Phú Yên) tình trạng nắng nóng bất thường kéo dài 30 ngày liên tục (trung bình chỉ 20 - 25 ngày), nhiệt độ nhiều nơi trên 40°C, thậm chí trên 43°C cùng với gió Tây Nam cấp 6 - 7, giật cấp 8, 9, độ ẩm dưới 30%, đã xảy ra hơn 600 điểm cháy, trong đó có hơn 100 vụ cháy gây thiệt hại tới rừng. Năm 2026, cháy rừng nghiêm trọng xảy ra tại các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên) làm thiệt hại gần 2.000ha rừng.

Rét hại cũng xảy ra thường xuyên và duy trì nhiều ngày, nhất là ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong đó đặc biệt là đợt rét đầu năm 2016, được đánh giá có nền nhiệt độ thấp nhất trong vòng 100 năm qua, đã xuất hiện băng giá và mưa tuyết tại nhiều nơi, thậm chí một số nơi rất ít khi xảy ra như Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mai Châu (Hòa Bình), Kỳ Sơn (Nghệ An).

Ngoài ra, còn nhiều thiên tai khác đã và đang có chiều hướng gia tăng như gió mạnh trên biển, dông lốc, sét, sương mù, mưa đá,... cũng gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.

Trong thời gian tới, cùng với biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai nhận định là sẽ ngày càng cực đoan, bất thường, tác động mạnh đến nền kinh tế với quy mô ngày càng lớn và dễ bị tổn thương khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, nhiều hoạt động còn làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp uỷ đảng để có những định hướng chiến lược lâu dài đối với công tác phòng chống thiên tai.

2. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra

Trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây (hình 1). Ngoài ra, thiên tai còn tác động đến môi trường, các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản là bão, lũ, ngập lụt và lũ quét, sạt lở đất chiếm 87,6% và 91% so với toàn bộ các loại hình thiên tai.

Biểu đồ 1: Thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, giai đoạn 1990-2019

 

Biểu đồ 2: So sánh thiệt hại về người và tài sản giữa các loại hình thiên tai

Thiệt hại do thiên tai trong 5 năm gần đây:

- Năm 2016: Thiên tai đã làm 264 người chết và mất tích (215 người chết do lũ, lũ quét, sạt lở đất; 04 người do bão; 45 người chết do lốc, sét, mưa đá), 431 người bị thương; 5.431 nhà bị đổ, sập, trôi, 364.997 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 828.661 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp; 115 km đê, kè, 938 km kênh mương, 122 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở,.... Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nông nghiệp là 25.100 tỷ đồng.

- Năm 2017: Là năm thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, để lại những hậu quả sau nhiều năm mới có thể khắc phục và làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cụ thể:

Về người: 386 người chết (Bão: 43 người, chủ yếu trong bão số 12 với 37 người chết; Mưa lũ, ngập lụt: 243 người; Lũ quét, sạt lở đất: 71 người; Các thiên tai khác: 29 người); Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (tăng 300% so với trung bình nhiều năm).

Một số tỉnh bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của địa phương như: Khánh Hòa thiệt hại hơn 14.700 nghìn tỷ đồng; Hòa Bình thiệt hại hơn 2.820 nghìn tỷ đồng; Yên Bái thiệt hại hơn 1.599 nghìn tỷ đồng, Hà Tĩnh thiệt hại trên 7.485 tỷ đồng; Quảng Bình thiệt hại gần 8.000 tỷ đồng,...Thiệt hại về nông nghiệp lên tới 34.751 tỷ đồng.

- Năm 2018: Thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường diễn ra trên khắp các vùng miền trên cả nước với 16/21 hình thái thiên tai, cụ thể có 14 cơn bão và ATNĐ, 212 trận dông, lốc sét; 15 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất lớn; 09 đợt gió mạnh trên biển; 04 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện rộng; lũ thượng nguồn sông Cửu Long kéo dài và ở mức cao nhất kể từ 2011; triều cường vượt mốc lịch sử tại một số tỉnh Nam Bộ; sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung. Thiệt hại về nông nghiệp 13.736 tỷ đồng.

- Năm 2019: Từ đầu năm 2019, trên cả nước xảy ra nhiều trận dông, lốc, sét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến Thanh Hoá, mưa lũ tại Tây Nguyên, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; triều cường nghiêm trọng nhất lịch sử tại Cà Mau, hạn hán, nắng nóng trong tháng 6-7 tại khu vực miền Trung,… Thiên tai đã làm 78 người chết và mất tích (do lốc, sét, lũ, lũ quét, sạt lở đất). Thiệt hại về nông nghiệp khoảng 3.183 tỷ đồng.

- 11 tháng đầu năm 2020, theo đánh giá chưa đầy đủ thiên tai đã làm 352 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 38.075 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nông nghiệp là 15.551 tỷ đồng.

3. Ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu đến phát triển ngành nông nghiệp

Thiên tai và biến đổi khí hậu là nguy cơ thường trực đe dọa đến ổn định, phát triển bền vững kinh tế - xã hội là thách thức lớn nhất đối với nhân loại trên phạm vi toàn cầu nói chung và nước ta nói riêng, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21:

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng 2- 3°C;

+ Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm;

+ Mực nước biển có thể dâng cao từ 75 - 100 cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước dâng cao 100 cm, sẽ có 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và 2,5% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12 % dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.

Qua đó thấy rằng, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững của đất nước:

- Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, như: thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, nhất là một phần đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng; làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh;

- Tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ làm gia tăng thiên tai cả về loại hình, tần suất và mức độ khốc liệt, tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế: nhiệt độ tăng; mưa, lũ cực đoan; bão mạnh, siêu bão dị thường, trái quy luật; mực nước biển dâng;…gây ngập lụt, sạt lở đất, phá hủy cơ sở hạ tầng, nhiễm mặn nguồn nước,… Ngoài những thiệt hại mà nông nghiệp là điển hình, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thuỷ lợi, thuỷ sản và cơ sở hạ tầng khác.

Thực tế trong những năm qua cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu thiên tai có diễn biến ngày phức tạp gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến ngành nông nghiệp, môi trường. Theo số liệu thống kê 30 năm qua, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 300 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại trực tiếp về vật chất trung bình ước tính gần 1,5% GDP, trong đó thiệt hại về nông nghiệp chiếm khoảng 50÷70% tổng thiệt hại.

- Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng ĐBSH và ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn vì 2 khu vực này thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp.

- Nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất. Cụ thể là năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ Đông có xu hướng tăng ở Đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ.

- Đánh bắt và nuôi trồng là những sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

III. PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Chăn nuôi

Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008) và tái cơ cấu ngành (Quyết định số 984/QĐ- BNN-CN ngày 9/5/2014), ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng, từ nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Đến hết năm 2020, tổng đàn bò đạt 5.950 nghìn con, đàn lợn đạt 27,25 triệu con, đàn gia cầm đạt 496,5 triệu con; sản lượng thịt hơi các loại đạt 5,3 triệu tấn; sản lượng trứng các loại khoảng 14,15 tỷ quả, sản lượng sữa đạt trên 1,15 triệu tấn; sản lượng mật ong là 27,5 nghìn tấn. Như vậy, sau 5 năm, mặc dù có nhiều nỗ lực như cơ cấu lại đối tượng vật nuôi; xác định rõ thứ tự ưu tiên về loại sản phẩm chính từ chăn nuôi lợn, gà, bò thịt, bò sữa; chuyển biến tích cực trong tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi, hữu cơ; sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng liên tục, giúp chủ động đầu vào cho lĩnh vực chăn nuôi; đồng thời, tốc độ tăng trưởng GTSX chăn nuôi đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, tính chung bình quân giá trị tăng thêm còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra. Sản lượng thịt hơi các loại thấp xa so với mục tiêu kỳ vọng (đạt 5,7 triệu tấn năm 2020 so với mục tiêu 6,3 triệu tấn). Trong số các nguyên nhân tác động đến việc không đạt được mục tiêu của ngành chăn nuôi phải kể đến ảnh hưởng của thiên tai thiệt hại do thiên tai hàng năm, điển hình là mưa lũ năm 2017 và tháng 10/2020 và đợt rét hại đầu năm 2020 đã gây thiệt hại đáng kể về gia súc, gia cầm.

2. Trồng trọt

Giai đoạn 2016-2020, cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt có sự thay đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng những sản phẩm có lợi thế và giảm mạnh đối với sản phẩm hiệu quả thấp như: nhóm cây lương thực giảm từ 47,5% xuống 40,9% năm 2019; nhóm cây công nghiệp hàng năm giảm từ 5,1% xuống 3,6%; rau tăng từ 12,1% lên 13,0%; nhóm cây ăn quả tăng từ 11,1% tăng lên 13,9%; nhóm cây công nghiệp lâu năm từ 17,4% lên 18,9%. Tuy nhiên, kết quả tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt giai đoạn vừa qua chỉ đạt 1,93%/năm. Một trong những khó khăn đối với ngành là biến đổi khí hậu thường xuyên gây nên những hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thuận. Bộ và các địa phương đã tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu các loại cây trồng chủ lực, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của các vùng, miền, địa phương, chuyển dịch thời vụ và sử dụng các giống ngắn ngày phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu (như chuyển dịch vụ đông xuân năm 2020 nên đã tránh được hạn mặn, giảm nhiều thiệt hại).

- Sản xuất lúa: Giai đoạn 2016-2020, cả nước đã chuyển đổi khoảng 464 ngàn ha diện tích lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn nên diện tích gieo trồng lúa giảm tương đối mạnh1; tuy vậy giá trị sản xuất lúa gạo vẫn tăng 0,3%/năm, năng suất tăng 2% (năm 2020 năng suất cao hơn 1,3 tạ/ha so với năm 2015), đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu trên 5-6 triệu tấn gạo/năm.

* Kết quả thực hiện cơ cấu lại của một số cây trồng chủ lực

- Cao su: Diện tích cao su giảm bình quân 1,8%/năm, năm 2019 diện tích đạt 941,3 ngàn ha, năng suất mủ đạt 16,7 tạ/ha. Tuy vậy khối lượng xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su năm 2019 đạt 3 tỷ USD, tăng bình quân 7,8 % về khối lượng và tăng 0,6% năm về giá trị.

- Cà phê: Đóng góp cho tăng trưởng trồng trọt giai đoạn 2013-2019 là 8,4%. Năm 2019, diện tích đạt 688 ngàn ha, năng suất 27 tạ/ha; sản lượng cà phê nhân đạt 1,68 triệu tấn, tăng 357 ngàn tấn so với năm 2013; xuất khẩu 2,74 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.

- Điều: Đóng góp vào tăng trưởng trồng trọt 0,13%. Năm 2019, diện tích điều đạt 295 nghìn ha, năng suất đạt 10,3 tạ/ha; sản lượng 283,3 ngàn tấn, tăng 7,8 ngàn tấn so với năm 2013, cung cấp khoảng 40% tổng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến điều của Việt Nam. Xuất khẩu điều đạt 3,29 tỷ USD, tăng 12,3%/năm.

- Hồ tiêu: Giá trị sản xuất tiêu đóng góp cho tăng trưởng trồng trọt giai đoạn 2013-2019 là 6,32%. Năm 2019, diện tích hồ tiêu đạt 140,2 ngàn ha, sản lượng 264,8 ngàn tấn; giá trị tiêu xuất khẩu đạt 715 ngàn USD. Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới, xuất đi hơn 90 quốc gia, với các thị trường nhập khẩu chính: Mỹ, Đức, Hà Lan, Anh, Ấn Độ.

- Chè: Diện tích chè tương đối ổn định, dao động 120-130 ngàn ha, năng suất chất lượng tăng mạnh. Năm 2019, năng suất 94,4 tạ/ha; sản lượng 1,0 triệu tấn. Xuất khẩu chè đạt 235 triệu USD, tăng bình quân 0,4%/năm.

- Cây ăn quả: Giá trị sản xuất cây ăn quả đóng góp cho tăng trưởng trồng trọt giai đoạn 2013-2019 là 30,5%. Tổng diện tích cây ăn quả cả nước năm 2019 đạt 1,06 triệu ha, tăng 360 ngàn ha so với năm 2013; trong đó ĐBSCL là vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực lớn nhất cả nước. Năng suất bình quân của tất cả các loại cây ăn quả hiện nay đạt hơn 10 tấn/ha; tổng sản lượng quả đạt khoảng 12,8 triệu tấn, tăng 6 triệu tấn so năm 2013 (6,8 triệu tấn). Một số loại quả như thanh long, vải, chuối, cây có múi (bưởi, cam), dứa, xoài, nhãn từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập vùng quy mô lớn.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,75 tỷ USD, đứng thứ nhất trong các mặt hàng nông sản, tăng bình quân 23,1% năm. Sản phẩm rau quả của Việt Nam đã vươn xa tới gần 60 thị trường trên thế giới. Riêng các loại quả như vải thiều, chôm chôm, thanh long, xoài, nhãn… của Việt Nam đã có mặt tại những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Sắn: Năm 2019 diện tích đạt 519,4 ngàn ha, năng suất 194,6 tạ/ha, sản lượng 10,1 triệu tấn. Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 973 triệu USD, giảm bình quân 2%/năm giai đoạn 2013 - 2019.

- Rau: Sản xuất rau trong những năm qua liên tục tăng về diện tích, năng suất và sản lượng, chủng loại đa dạng phong phú. Năm 2019, diện tích rau 971,3 ngàn ha, tăng 124 ngàn ha so với năm 2013; sản lượng 17,7 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với năm 2013, bình quân sản lượng tăng 3,3% năm. Giá trị sản xuất rau đóng góp cho tăng trưởng trồng trọt giai đoạn 2013-2019 là 17,7%.

Trên địa bàn cả nước đã hình thành nhiều diện tích sản xuất rau tập trung áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tổ chức sản xuất, sơ chế kinh doanh tiêu thụ rau an toàn khá thành công.

Tóm lại: Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành trồng trọt vẫn còn một số tồn tại. Trong những tồn tại có nhiệm vụ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mang lại như xây dựng kế hoạch mùa vụ thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học công nghệ ... để lồng ghép vào Kế hoạch phòng chống thiên tai của Bộ giai đoạn 2021-2025.

3. Về phòng chống thiên tai

Công tác phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống thiên tai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm, trong đó đã:

- Sửa đổi bổ sung Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trong đó quy định bổ sung về lực lượng phòng chống thiên tai tại cơ sở, yêu cầu đảm bảo an toàn về phòng chống thiên tai, kiện toàn bộ máy PCTT ở trung ương và địa phương;

- Ban hành Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 Thủ tướng Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Nghị quyết của Chính phủ (76/NQ-CP ngày 18/06/2018) về công tác phòng, chống thiên tai; (120/NQ-CP ngày 17/11/2018) về phát triển bền vững ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Qua đó đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

- Đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các cấp và cộng đồng người dân trong công tác phòng chống thiên tai, theo hướng quản lý rủi ro thiên tai, qua đó đã từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính.

- Phòng, tránh bão và áp thấp nhiệt đới trên biển và ven bờ đã đạt được kết quả to lớn, tuy số lượng tàu cá hoạt động trên biển nhiều và phạm vi hoạt động rộng, bão có xu thế ngày càng mạnh và cực đoan, trái quy luật; song, gần như không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản cũng được giảm thiểu đáng kể.

- Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn về cơ bản cũng đã được khống chế thông qua việc xây dựng và vận hành hiệu quả các hồ chứa, công trình cống kiểm soát mặn;

- Phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng, sông Cả, sông Mã bằng hệ thống đê điều, hồ chứa cắt lũ ở thượng nguồn, kết hợp với các giải pháp khác đã đảm bảo an toàn dân sinh, kinh tế ở mức cao. Ở miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long công tác phòng chống lũ, ngập lụt đã có chuyển biến rất rõ rệt theo hướng chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro, phát triển bền vững kinh tế, xã hội;

- Mặc dù thiên tai trong 5 năm gần đây (2016 - 2020) đa dạng hơn, với 20 loại hình xuất hiện, cường độ lớn hơn, cực đoan hơn so với những năm trước, trong đó phải kể đến số lượng và cường độ các trận bão xuất hiện kỷ lục vào năm 2017; hạn hán xâm nhập mặn năm 2016, khốc liệt nhất trong vòng 90 năm quan trắc gần đây đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp (làm ngành nông nghiệp tăng trưởng âm trông 6 tháng đầu năm 2016); mưa lớn kéo dài 5 tháng ở Bắc Bộ năm 2017; từ giữa tháng 9 đến tháng 11 năm 2020 đã xuất hiện 08 cơn bão và 01 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung gây mưa, lũ vượt mức lịch sử ở nhiều triền sông,…Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai gây ra trong vòng 5 năm gần đây nhỏ hơn đáng kể so với 5 năm trước, cụ thể:

+ Về người: Số người chết và mất tích trong 5 năm gần đây là 1.359 người, trung bình 244 người/năm, giảm 47% so với bình quân 5 năm trước (509 người);

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai giai đoạn từ 2016 đến tháng 12/2020

STT

Chỉ tiêu thiệt hại

Đơn vị tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tháng 12/2020

1

Thiệt hại về người (chết và mất tính)

 

 

 

 

 

 

1.1

Chết và mất tích

người

264

386

224

133

352

1.2

Bị thương

người

431

664

170

183

986

2

Thiệt hại về nhà ở

 

 

 

 

 

 

2.1

Thiệt hại hoàn toàn

cái

5.431

8166

1.987

1319

3705

2.2

Thiệt hại một phần

cái

364.997

588.139

103.529

79459

325588

2.3

Di dời khẩn cấp

cái

-

19.527

9.469

4027

-

3

Thiệt hại về Nông, Lâm, Diêm nghiệp

 

 

 

 

 

 

3.1

Lúa và hoa màu

ha

691.485

363.890

267.801

101.042

182.771

3.2

Cây an quả, cây trồng hàng năm và lâu năm

ha

242.827

169.640

42.352

22.865

88.006

3.3

Diện tích rừng

ha

56.306

143.438

939

3.801

122.934

4

Thiệt hại về chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

4.1

Gia súc

con

75.874

69.757

30.228

3.082

40.671

4.2

Gia cầm

con

1.860.026

1.976.339

781.643

296.037

3.677.954

5

Thiệt hại về thủy lợi

 

 

 

 

 

 

5.1

Đê, kè hư hỏng

m

115.082

276.904

547.770

38.824

214.009

5.2

Kênh mương bị hư hỏng

m

937.858

690.635

464.582

196.245

621.973

5.3

Cống

cái

-

414

579

80

677

5.4

Đập thủy lợi

cái

538

251

365

191

475

5.5

Trạm bơm

cái

-

73

35

24

14

5.6

Công trình khác

cái

-

1.095

447

269

33

5.7

Bờ sông, bờ biển bị sạt lở

m

121.885

177.002

88.905

56.231

232.380

6

Đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng

m

2.014.679

1.586.223

717.786

397.326

1.063.742

7

Thiệt hại về thủy sản

 

 

 

 

 

 

7.1

Diện tích nuôi

ha

107.307

60.238

12.740

7.469

22.209

7.2

Lồng, bè nuôi thủy, hải sản các loại

100m3/ lồng

3.016

76.490

1.075

962

1.350

7.3

Phương tiện khai thác thủy, hải sản

chiếc

1.459

3.682

107

243

529

8

Thiệt hại về thông tin liên lạc

 

 

 

 

 

 

8.1

Cột ăng ten, treo cáp bị đổ, gãy

cái

12.788

2.953

390

81

377

8.2

Nhà trạm

cái

291

103

4

1

128

9

Thiệt hại về công nghiệp

 

 

 

 

 

 

9.1

Cột điện gãy đổ

cái

32.893

18.207

1.639

760

4.214

9.2

Nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp

cái

2.769

249

56

7

260

10

Thiệt hại về nước sạch và vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 

10.1

Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm

ha

416.494

-

6

8

102.684

10.2

Số hộ thiếu nước sạch sử dụng

hộ

545.011

-

8.120

1.764

240.743

ƯỚC TÍNH TỔNG THIỆT HẠI BẰNG TIỀN

Tỷ đồng

39.726

59.960

16.162

6.863

38.075

(giá trị thiệt hại quy đổi bằng tiền được ước tính)

+ Về vật chất: Thiệt hại vật chất giai đoạn 2016-2020, khoảng 688 triệu USD/năm (giảm 29% so với giai đoạn 2011-2015 là 967 triệu USD/năm); trong đó về nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 92.322 tỷ đồng.

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai đối với ngành Nông nghiệp giai đoạn từ 2016 đến tháng 12/2020

TT

Chỉ tiêu thiệt hại

Đơn vị tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tháng 10/2020

1

THIỆT HẠI VỀ NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP

tỷ đồng

21.308

17.858

4.833

2.305

11.145

1.1

Diện tích lúa

ha

527.743

232.825

205.511

79.714

132.328

1.2

Diện tích mạ

ha

13.283

389

1.061

311

141

1.3

Diện tích rau màu, hoa màu

ha

150.459

130.676

61.229

21.017

50.302

1.4

Diện tích cây trồng lâu năm

ha

80.428

40.921

5.280

3.337

55.856

1.5

Diện tích cây trồng hàng năm

ha

81.189

97.839

30.607

14.762

21.439

1.6

Diện tích cây ăn quả tập trung

ha

81.211

30.881

6.465

4.215

10.710

1.7

Diện tích rừng hiện có

ha

56.306

132.395

925

3.801

122.934

2

THIỆT HẠI VỀ CHĂN NUÔI

tỷ đồng

793

756

320

54

693

2.1

Gia súc bị chết, cuốn trôi

con

75.874

69.757

30.228

3.082

40.671

2.2

Gia cầm bị chết, cuốn trôi

con

1.860.000

1.976.339

781.643

296.073

3.677.954

3

THIỆT HẠI VỀ THỦY LỢI

tỷ đồng

2.010

4.362

8.358

642

3399

3.1

Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài bị sạt, nứt, vỡ

m

7.112

11.306

1.842

100

2.000

3.2

Đê từ cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài bị sạt, nứt, vỡ

m

43.104

105.051

425.718

31.204

167.322

-

Diện tích thẩm lậu

m2

500

-

-

-

-

-

Khối lượng đất

m3

10.792

-

-

-

-

-

Khối lượng đá, bê tông

m3

283

-

-

-

-

3.3

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài bị sạt lở, hư hỏng

m

64.866

160.547

120.210

7.520

46.687

-

Diện tích bong xô

m2

67.530

-

-

150

-

-

Khối lượng đất

m3

111.785

1.775

10.512

3.900

-

-

Khối lượng đất, đá, bê tông

m3

312.316

1.257

6.554

1.746

-

3.4

Kênh mương bị sạt trôi, hư hỏng

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài

m

937.858

690.635

464.582

196.245

621.973

-

Khối lượng đất

m3

654.808

1.034.849

399.474

120.245

-

-

Khối lượng đá, bê tông

m3

68.410

23.710

8.190

12.684

-

3.5

Cống

 

 

 

 

 

 

-

Cống bị hư hỏng

cái

905

414

579

80

677

-

Bọng bị trôi

cái

10.600

-

-

-

-

-

Cống bị trôi

cái

32

-

-

31

-

3.6

Đập thủy lợi

 

 

 

 

 

 

-

Đập bị sạt lở, hư hỏng

cái

471

251

365

282

475

-

Đập bị vỡ

cái

24

-

-

21

2

3.7

Số trạm bơm

 

 

 

 

 

 

-

Kiên cố bị hư hỏng

cái

154

73

35

6

304

-

Bán kiên cố bị hư hỏng

cái

97

-

-

11

11

3.8

Công trình thủy lợi khác bị vỡ, trôi và hư hỏng

cái

967

1.095

447

269

33

3.9

Bờ biển, bờ sông, suối bị sạt

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài sạt lở

m

121.885

200

88.905

56.231

232.380

-

Diện tích bị mất

m2

75.683

177.002

-

5.752

-

-

Khối lượng đá, bê tông

m3

2.633

134.018

9.000

-

-

4

THIỆT HẠI VỀ THỦY SẢN

tỷ đồng

989

11.775

225

182

313

4.1

Diện tích nuôi cá truyền thống

ha

27.178

48.085

113.032

6.217

19.109

4.2

Diện tích nuôi cá da trơn

ha

6

1.504

27

-

-

4.3

Diện tích nuôi tôm

ha

6.194

8.180

1.611

69

2.900

4.4

Diện tích nuôi ngao

ha

4.675

2.468

70

102

228

4.5

Các loại thủy, hải sản khác

ha

71.288

154

-

197

200

4.6

Lồng, bè nuôi thủy, hải sản các loại

100m3/lồng

3.016

76.490

1.075

962

1.350

4.7

Phương tiện khai thác thủy, hải sản

chiếc

1.459

3.682

-

108

529

TỔNG THIỆT HẠI BẰNG TIỀN

tỷ đồng

25.100

34.751

13.736

3.183

15.551

(giá trị thiệt hại quy đổi bằng tiền được ước tính)

4. Về thủy lợi

- Lần đầu tiên đã ban hành Luật Thuỷ lợi làm cơ sở để tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt,...

- Năng lực tưới, tiêu của các công trình thủy lợi: Trong 5 năm 2016 - 2020, các công trình thủy lợi đã tăng năng lực tưới thêm trên 97 nghìn ha (năm 2015: 35 nghìn ha) và tiêu tăng thêm 127 nghìn ha đất nông nghiệp (năm 2015: 15 nghìn ha). Diện tích đảm bảo nước gieo cấy lúa đạt 7,5 triệu ha, đáp ứng 98% diện tích gieo trồng cả năm.

- Các công trình hạ tầng trọng điểm được cải tạo, nâng cấp: Đến năm 2020 đã sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn 177 hồ chứa thuỷ lợi các loại; trong đó có 93 hồ chứa được sửa chữa từ nguồn vốn vay ODA, 84 hồ chứa từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, ngoài ra hiện đang thi công sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn cho 250 hồ chứa, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021.

- Năm 2020, dự kiến đầu tư hoàn thành hoặc khởi công các dự án thủy lợi trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, có ý nghĩa lớn tới sự phát triển của quốc gia, của các vùng và các địa phương, như: Hồ Bản Lải (Lạng Sơn), Công trình thủy lợi Ngàn Trươi-Cẩm Trang (Hà Tĩnh), hồ Bản Mồng (Nghệ An), hồ Mỹ Lâm (Phú Yên), Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (Ninh Thuận), Hệ thống thủy lợi Tà Pao (Bình Thuận), Hồ chứa nước Krông Pách Thượng và hồ EaHleo1 (Đăc Lắk), Hồ Ia Mơr (Gia Lai), Cống âu Ninh Quới (Bạc Liêu), đập Trà Sư Tha La (An Giang); HTTL Bắc Bến Tre (Bến Tre), kênh Mây Phốp - Ngã Hậu (Trà Vinh), công Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang)...

5. Thủy sản

Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản đã tạo sự chuyển dịch đúng hướng trong cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm: tổng sản lượng thủy sản đạt 8,26 triệu tấn năm 2019, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020. Giá trị sản xuất thu được trên 01 ha đất nuôi trồng thủy sản năm 2019 đạt 234,2 triệu đồng, gấp 1,3 lần so với năm 2015.

Đầu tư hệ thống dịch vụ hậu cần và từng bước xây dựng các trung tâm nghề cá lớn: Đến nay, có 82 cảng cá được đầu tư và đi vào hoạt động tại 27 tỉnh, thành phố ven biển (đạt 65% so với quy hoạch), trong đó có 25 cảng cá loại I, 57 cảng cá loại II. Năng lực chứa của các cảng cá, bến cá tăng, tổng lượng hàng hóa khoảng 1,8 triệu tấn/ngày với khoảng 9,2 nghìn lượt tàu thuyền ra vào/ngày.

Trong 5 năm vừa qua, công suất cảng cá, bến cá duy trì tăng thêm 300 nghìn tàu thuyền/năm. Công suất các khu neo đậu, tránh bão tăng thêm hàng năm cũng duy trì số lượng 67,5 nghìn trong 4 năm 2016 - 2019 và ước tính giảm nhẹ xuống 60 nghìn tàu thuyền trong năm 2020. Nguyên nhân do ở nhiều địa phương chưa triển khai được dự án xây dựng khu neo đậu, trú bão do thiếu hụt đầu tư (Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu) hoặc cắt giảm đầu tư công tại công trình mở rộng khu neo đậu tránh trú bão. Qua 5 năm, tổng công suất cảng cá, bến cá tăng thêm toàn giai đoạn đạt 1.500 nghìn tàu thuyền, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch (1.535 nghìn) nhưng tổng công suất các khu neo đậu, tránh trú bão tăng thêm vượt mục tiêu kế hoạch (330 nghìn tàu thuyền, cao hơn kế hoạch là 297 nghìn).

Hệ thống hạ tầng nghề cá, phục vụ cho cả hoạt động khai thác và nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp. Các khu neo đậu tránh trú bão kết hợp dịch vụ hậu cần đã phát huy hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân. Đến năm 2020, có khoảng 89 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại 23 tỉnh với sức chứa tối đa 42.464 tàu cá có công suất lớn nhất đến 1.000 CV; hiện có 83 cảng cá được đầu tư nâng cấp, mở rộng và đang hoạt động tại địa bàn các tỉnh/thành phố ven biển; tổng lượng hàng hoá qua cảng thiết kế/năm khoảng 1,8 triệu tấn và 9.298 lượt tàu/năm.

6. Lâm nghiệp

Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017) và Đề án tái cơ cấu ngành (Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013), ngành lâm nghiệp tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế để quản lý, bảo vệ phát triển và sử dụng hiệu quả bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42% vào năm 2020; tiếp tục chuyển đổi mạnh mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phát triển lâm nghiệp toàn diện theo chuỗi giá trị, đảm bảo bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm rõ rệt so với giai đoạn 2011 - 2015.

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng từ 7,1 tỷ USD năm 2015 lên 11,38 tỷ USD năm 2019, năm 2020 ước đạt 12,5 tỷ USD đạt 150% so với mục tiêu của Chương trình; tổng diện tích có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 278.974ha, tại 24 địa phương; ước tính đến hết năm 2020 đạt khoảng 280.000ha.

- Tỷ lệ che phủ rừng: tăng đều qua các năm, từ 39,7% năm 2011 lên 40,84% năm 2015, đạt 41,89% năm 2019 (bình quân tăng 0,2%/năm) và đạt kế hoạch đề ra là 42% đến năm 2020, đạt chỉ tiêu nhiệm vụ giao và chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Phát triển CSHT nông, lâm nghiệp: Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao cho 27 dự án hạ tầng nông lâm nghiệp; trong năm ước tính hoàn thành 84 công trình, dự án.

7. Di dời dân cư vùng thiên tai

Thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã rà soát, xây dựng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư (trong đó có bố trí dân cư vùng thiên tai) và đề xuất kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2013-2020 với 1.722 dự án, phương án để bố trí, sắp xếp ổn định cho khoảng 295 nghìn hộ dân cư ở vùng có nguy cơ về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lũ, lụt, sụt lún đất…).

Kết quả, giai đoạn 2016-2020, cả nước phê duyệt, triển khai thực hiện thực hiện 512 dự án, phương án và bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho 37.221 hộ dân vùng có nguy cơ cao về thiên tai, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra; đời sống, sản xuất của các hộ di dân từng bước ổn định (hình thức bố trí: Tập trung hình thành điểm dân cư mới 10.121 hộ, xen ghép vào các điểm dân cư hiện có 9.890 hộ và ổn định tại chỗ cho 17.310 hộ).

- Về vốn thực hiện: Đến hết năm 2019, số vốn đã bố trí là 7.698 tỷ đồng (đạt 48,5% so với tổng nhu cầu vốn duyệt của các địa phương), trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 5.152 tỷ đồng (đạt 43,8 %), ngân sách địa phương và huy động lồng ghép nguồn vốn hợp pháp khác 2.546 tỷ đồng.

PHẦN II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ngay sau khi Kế hoạch phòng, chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 374/QĐ-BNN-TCTL ngày 29/01/2016, Bộ đã tập trung chỉ đạo các cơ quan tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Tổng cục Thủy lợi (từ tháng 2/2016 đến tháng 8/2017) sau đó là Tổng cục Phòng chống thiên tai đã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện; tổ chức tổ chức rà soát, điều chỉnh kế hoạch hàng năm theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai.

- Các cơ quan liên quan đã căn cứ kế hoạch PCTT được phê duyệt, tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm của đơn vị cũng như đề xuất, báo cáo Bộ lồng ghép vào kế hoạch phát triển của Bộ (kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2025) làm cơ sở để tổ chức thực hiện hàng năm.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Theo báo cáo của các cơ quan trực thuộc Bộ, kết quả thực hiện đến nay và dự kiến đến hết năm 2020, so với kế hoạch được phê duyệt như sau:

a) Về đầu tư xây dựng công trình

a1) Đối với nguồn ngân sách nhà nước

- Tổng số dự án thực hiện/tổng số dự án theo KH: 27/66 dự án (đạt 40,91%), trong đó số dự án thực hiện theo KH: 27 dự án; số dự án bổ sung hàng năm: 0 dự án;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 1.946.684 / 7.054.452 triệu đồng (đạt 27,6%).

a2) Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

- Tổng số dự án thực hiện/tổng số dự án theo KH: 49/66 dự án (đạt 74,24%), trong đó số dự án thực hiện theo KH: 35 dự án (đạt 53,03%); số dự án bổ sung: 14 dự án;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 38.547.200 / 52.419.475 triệu đồng (đạt 73,54%), trong đó số kinh phí được bố trí cho 35 dự án theo KH: 54.503.700 triệu đồng (đạt 65,82% kinh phí theo kế hoạch).

a3) Đối với nguồn vốn ODA

- Tổng số dự án thực hiện/tổng số dự án theo KH: 13/14 dự án (đạt 92,86%), trong đó số dự án thực hiện theo KH: 11 dự án (đạt 78,57%); số dự án bổ sung: 02 dự án;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 11.566.666 / 28.376.712 triệu đồng (đạt 40,76%), trong đó số kinh phí được bố trí cho 11 dự án theo KH: 11.500.771 triệu đồng (đạt 40,53% kinh phí theo kế hoạch).

Dự kiến đến hết năm 2020 hoàn thành 76 dự án, còn lại 04 dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025.

(cụ thể như Phụ lục I; Phụ lục I.1; Phụ lục I.2, I.3, I.4. và I.5 kèm theo)

Cơ sở hạ tầng về phòng chống thiên tai được quan tâm đầu tư thông qua các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách và vốn vay, trong đó có các Chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển; Chương trình an toàn hồ chứa nước; các dự án phòng chống úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn; Chương trình di dời dân cư bảo đảm an toàn thiên tai; xây dựng hệ thống neo đậu tàu thuyền tránh trú bão,…qua đó đã từng bước nâng cao được năng lực ứng phó thiên tai;

b) Về các nhiệm vụ phi công trình

b1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 31/36 nhiệm vụ (đạt 86%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 13 nhiệm vụ (đạt 36%); số nhiệm vụ bổ sung: 18 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 4.790 / 2.800 triệu đồng (đạt 171%).

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng chống thiên tai đã được bổ sung, hoàn thiện khá đồng bộ tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả thực hiện, trong đó Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều sửa đổi, Luật Thuỷ lợi; Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Việc triển khai xây dựng và hoàn thành các đề án, kế hoạch, nhất là: Đề án "Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long"; Đề án "Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển"; Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia và Kế hoạch phòng chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở để từng bước triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài cũng như huy động các nguồn lực để thực hiện đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai.

b2) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 9/11 nhiệm vụ (đạt 82%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 0 nhiệm vụ (đạt 0%); số nhiệm vụ bổ sung: 9 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 1.550 / 8.050 triệu đồng (đạt 19%).

Việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện đáp ứng và vượt kế hoạch ban đầu đặt ra về số lượng, song kinh phí bố trí còn hạn chế chỉ bằng 1/5 kế hoạch đề xuất. Trên cơ sở các nghiên cứu, nhiều tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành làm cơ sở để thực hiện đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai.

b3) Thiết kế quy hoạch và điều tra cơ bản

* Về thiết kế quy hoạch

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 26/34 nhiệm vụ (đạt 76%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 6 nhiệm vụ (đạt 18%); số nhiệm vụ bổ sung: 20 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 188.939 / 273.000 triệu đồng (đạt 69%).

Trong giai đoạn 2016 - 2020 ngoài thực hiện việc rà soát các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, còn triển khai các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng theo quy định tại Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018. Về tiến độ thực hiện đến nay cơ bản đạt được yêu cầu đặt ra làm cơ sở để thực hiện đảm bảo tính đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai và các công trình kết hợp phòng chống thiên tai đáp ứng yêu cầu đa mục tiêu, phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

* Về điều tra cơ bản

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 17/15 nhiệm vụ (đạt 113%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 1 nhiệm vụ (đạt 7%); số nhiệm vụ bổ sung: 16 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 59.362 / 125.500 triệu đồng (đạt 47%).

Công tác điều tra cơ bản luôn được Bộ quan tâm, qua đó đã cập nhật, phân tích, đánh giá và nhận diện kịp thời các biểu hiện về thiên tai, nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng rủi ro thiên tai và xuất hiện thiên tai mới trong quá trình quản lý, vận hành công trình phòng chống thiên tai và các công trình có liên quan cũng như những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng chống thiên tai.

b4) Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 2/3 nhiệm vụ (đạt 67%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 2 nhiệm vụ (đạt 67%); số nhiệm vụ bổ sung: 0 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 2.011.500 / 3.240.000 triệu đồng (đạt 62%).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhiều công trình, hạng mục công trình phòng chống thiên tai, nhất là đê điều, hồ chứa nước thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý đã được quan tâm duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và xử lý kịp thời những hư hỏng, nên đã đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, không để xảy ra sự cố nào đáng kể.

b5) Khoa học công nghệ

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 14/23 nhiệm vụ (đạt 61%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 1 nhiệm vụ (đạt 4%); số nhiệm vụ bổ sung: 13 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 35.186 / 117.050 triệu đồng (đạt 30%).

Qua đó, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong cập nhật cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định; thiết kế, thi công công trình phòng chống thiên tai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai;

b6) Hợp tác quốc tế

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 4/8 nhiệm vụ (đạt 50%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 1 nhiệm vụ (đạt 12%); số nhiệm vụ bổ sung: 3 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 14.780 / 25.150 triệu đồng (đạt 59%).

Ngoài việc cập nhật, chia sẻ dữ liệu về phòng chống thiên tai và liên quan đến phòng chống thiên tai, hợp tác quốc tế thời gian qua đã kết nối các tổ chức quốc tế nhất là trong khu vực chia sẻ các kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

b7) Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, giáo dục cộng đồng

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 8/11 nhiệm vụ (đạt 73%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 1 nhiệm vụ (đạt 9%); số nhiệm vụ bổ sung: 7 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 15.350 / 128.350 triệu đồng (đạt 12%).

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và kinh phí bố trí tuy không cao, song công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai nói chung và Bộ Nông nghiệp và PTNT nói riêng ngày càng được nâng cao cả về phạm vi và chiều sâu; qua đó đã động viên, phát huy được sức mạnh của cán bộ, công chức tham gia hiệu quả vào công tác phòng chống thiên tai.

b8) Công tác thường trực phòng chống thiên tai

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 1/1 nhiệm vụ (đạt 100%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 1 nhiệm vụ (đạt 100%); số nhiệm vụ bổ sung: 9 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 99.241 / 25.000 triệu đồng (đạt 397%).

Trước diễn biến thiên tai có xu thế gia tăng và ngày càng cực đoan, công tác trực ban phòng chống thiên tai đã được nâng cao cả về số và lượng. Thực tế cho thấy, công tác thường trực, trực ban những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo hiệu quả việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

b9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về PCTT

- Tổng số nhiệm vụ thực hiện/tổng số nhiệm vụ theo KH: 1/3 nhiệm vụ (đạt 33%), trong đó số nhiệm vụ thực hiện theo KH: 1 nhiệm vụ (đạt 33%); số nhiệm vụ bổ sung: 0 nhiệm vụ;

- Tổng kinh phí được bố trí/tổng kinh phí theo KH: 1.500 / 3.500 triệu đồng (đạt 43%).

b10) Đối với các dự án phi công trình sử dụng nguồn vốn ODA: Tổng số 7 dự án được bổ sung thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí được bố trí đạt 203.813 triệu đồng.

c) Nguyên nhân của những kết quả đạt được

- Công tác phòng chống thiên tai luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, tập thể lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT từ việc hoàn thiện thể chế, kiện toàn cơ cấu tổ chức, bố trí sắp xếp cán bộ làm công tác PCTT đến bố trí nguồn lực thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và đối với công tác phòng chống thiên tai nói riêng;

- Tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đang từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, tập trung, đủ thẩm quyền. Luật Phòng chống thiên tai ban hành đã xác định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống phòng chống thiên tai, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổng cục Phòng chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT. Trải qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, Tổng cục Phòng chống thiên tai luôn được lãnh đạo Bộ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao trong việc thực thi nhiệm vụ được giao;

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Bộ trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ trên cả 3 giai đoạn, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai qua đó đã đóng góp quan trọng vào thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng chống thiên tai được Bộ phê duyệt.

- Được sự tham gia, hỗ trợ tích cực và hữu hiệu của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương làm cơ sở để triển khai đồng bộ các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục quả thiên tai và liên quan đến phòng chống thiên tai.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

- Đề xuất kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2016 - 2020 còn chưa sát thực tế, trong đó:

+ Về số dự án/nhiệm vụ thực hiện: Tổng số dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn của kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện trong giai đoạn kế hoạch là 89/146 dự án, đạt 61% so với kế hoạch). Tổng số các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được thực hiện là 120/145 nhiệm vụ, đạt 84% so với kế hoạch;

+ Về kinh phí được bố trí: Tổng kinh phí được bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng 52.060.550 / 87.850.639 triệu đồng, đạt 59% so với kế hoạch. Tổng kinh phí bố trí cho các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được thực hiện là 3.042.220 / 3.948.300 triệu đồng, đạt 77% so với kế hoạch.

- Nhiều dự án triển khai còn chậm, trong đó có 10 dự án chưa hoàn thành trong thời gian kế hoạch 2016 - 2020, phải chuyển sang giai đoạn 2021 -2025.

- Tiến độ bố trí kinh phí tại nhiều dự án/nhiệm vụ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng hoặc các nhiệm vụ cần triển khai trong thực tiễn phục vụ công tác phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Quá trình xây dựng kế hoạch chưa dự báo sát được nguồn vốn và kinh phí được đầu tư, bố trí, dẫn đến nhiều dự án/nhiệm vụ không được triển khai. Mặt khác, nhiều dự án/nhiệm vụ mới phải rà soát hàng năm để bổ sung vào kế hoạch làm cơ sở để triển khai nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Việc cập nhật, lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai thể hiện tại Kế hoạch phòng chống thiên tai được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt vào kế hoạch của các Tổng cục, các Cục và các Vụ còn hạn chế, các cơ quan trực thuộc Bộ chưa xác định các nội dung này là bắt buộc phải thực hiện, dẫn đến việc nhiều danh mục công trình, hạng mục công trình, các nhiệm vụ đã được Bộ trưởng phê duyệt nhưng chưa được triển khai.

- Công tác báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm của các cơ quan trực thuộc Bộ chưa được quan tâm đúng mức; nội dung kết quả thực hiện, đánh giá còn sơ sài, một số Cục, Vụ không gửi báo cáo về cơ quan thường trực (Tổng cục Thuỷ lợi, nay là Tổng cục Phòng chống thiên tai) để tổng hợp báo cáo Bộ kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

b) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lĩnh vực phòng chống thiên tai vẫn còn có khoảng trống, và thiếu đồng bộ;

- Chưa có cơ chế chính sách huy động kinh phí xã hội hoá, nhất là sự tham gia của các doanh nghiệp phục vụ công tác phòng chống thiên tai;

- Việc kiểm tra, rà soát, đề xuất danh mục các dự án, các nhiệm vụ phục vụ phòng chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng chống thiên tai làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai của Bộ và bổ sung hàng năm chưa sát về kinh phí so với thực tiễn được bố trí;

- Việc tổ chức lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong đề xuất kế hoạch của các cơ quan, đơn vị còn hạn chế, nên nhiều dự án/nhiệm vụ cần được ưu tiên thực hiện, song không có kế hoạch nên chưa thể triển khai;

- Chưa có dòng kinh phí riêng cho công tác phòng chống thiên tai; nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai và bố trí cho các hoạt động phục vụ phòng chống thiên tai còn hạn chế.

3. Xác định đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển ngành nông nghiệp

a) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai

a1) Về cấp độ rủi ro thiên tai:

Rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn (từ cấp 1 đến cấp 5), được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 44/2014/QĐ- TTg ngày ban hành, 14/08/2014, cụ thể:

STT

Loại hình thiên tai

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

1

Bão, áp thấp nhiệt đới

 

 

 

 

 

2

Lốc, sét, mưa đá

 

 

 

 

 

3

Mưa lớn

 

 

 

 

 

4

Nắng nóng

 

 

 

 

 

5

Hạn hán

 

 

 

 

 

6

Rét hại, sương muối

 

 

 

 

 

7

Sương mù

 

 

 

 

 

8

Lũ, ngập lụt

 

 

 

 

 

9

Lũ quét

 

 

 

 

 

10

Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

 

 

 

 

 

11

Xâm nhập mặn

 

 

 

 

 

12

Nước dâng

 

 

 

 

 

13

Gió mạnh trên biển

 

 

 

 

 

14

Động đất

 

 

 

 

 

15

Sóng thần

 

 

 

 

 

a2) Về đánh giá rủi ro thiên tai

Đánh giá rủi ro thiên tai và phân vùng rủi ro thiên tai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam theo quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Phòng chống thiên tai. Hiện nay, đang được các cơ quan tập trung xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

b). Xác định và đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp

Từ năm 2016 đến 2020 trên phạm vi cả nước xuất hiện 20 loại hình thiên tai, với tổng số 1.799 trận thiên tai, trong đó:

- Số trận thiên tai cấp độ 1 xuất hiện: 1.689 lần

- Số trận thiên tai cấp độ 2 xuất hiện: 28 lần

- Số trận thiên tai cấp độ 3 xuất hiện: 76 lần

- Số trận thiên tai cấp độ 4 xuất hiện: 06 lần

- Số trận thiên tai cấp độ 5 xuất hiện: 0 lần

Thống kê cường độ, phạm vi ảnh hưởng các loại hình thiên tai thường xảy ra trong giai đoạn từ 2016 đến tháng 12/2020

Hiện tượng thiên tai

Số lần xuất hiện từ 2016 đến tháng 12/2020

Cấp độ rủi ro thiên tai

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Bão, áp thấp nhiệt đới

66

 

 

60

6

 

Lốc, sét, mưa đá

957

957

 

 

 

 

Mưa lớn

169

166

3

 

 

 

Hạn hán, xâm nhập mặn

8

4

2

2

 

 

Rét hại, sương muối

37

35

1

1

 

 

Lũ, ngập lụt

35

13

12

10

 

 

Lũ quét, sạt lở đất

80

70

7

3

 

 

79

76

3

 

 

 

Sạt lở đất, sụt lún đất,triều cường

355

355

 

 

 

 

Gió mạnh trên biển

13

13

 

 

 

 

Tổng số

1799

1689

28

76

6

0

 

PHẦN III

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. ĐỊNH HƯỚNG, CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU

1. Một số định hướng

- Bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ về phòng chống thiên tai: Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; các Nghị quyết của Chính phủ (76/NQ-CP ngày 18/06/2018) về công tác phòng, chống thiên tai; (120/NQ-CP ngày 17/11/2018) về phát triển bền vững ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Tập trung xây dựng hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng chống thiên tai, trong đó ưu tiên xây dựng: các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều sửa đổi; chính sách huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước các chương trình, đề án trọng điểm.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai đối với lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cộng đồng và người dân.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định ứng phó thiên tai.

- Tập trung hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng trọng điểm về phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang (chưa được cấp đủ vốn trong giai đoạn 2016 - 2020) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Các nội dung phòng chống thiên tai phải được lồng ghép vào kế hoạch thực hiện hàng năm của các Tổng cục, các Cục, Vụ và các cơ quan liên quan, đơn vị làm cơ sở để thực hiện đồng bộ.

2. Cơ sở pháp lý

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Luật sửa đổi Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Luật Đầu tư số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;

- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo toàn diện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về phòng chống thiên tai;

- Nghị Quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số Số: 33/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thuỷ lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển;

- Quyết định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 633/QĐ-TTg, ngày 12/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

- Quyết định số 03/QĐ-PCTT-KHTC ngày 06/01/2020 về việc giao nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực phòng chống, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra tạo điều kiện phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung trong điều kiên biến đổi khí hậu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành nói chung và của Bộ Nông nghiệp và PTNT nói riêng trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

- Nâng cao nhận thức, năng lực, chủ động phòng chống thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với tổ chức, cộng đồng và người dân;

- Đảm bảo an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo mức thiết kế, đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng khác và gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Làm cơ sở để rà soát, xác định các danh mục dự án/nhiệm vụ ưu tiên để tổng hợp lồng ghép vào kế hoạch phát triển của Bộ và huy động các nguồn lực để thực hiện phù hợp với kế hoạch trung hạn của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn 2021-2025.

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA KẾ HOẠCH

1. Nội dung và biện pháp tổng thể

a) Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

- Các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định: số 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai; số 94/2014/NĐ-CP và số 83/2019/NĐ-CP quy định về thành lập quỹ phòng chống thiên tai; số 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

- Xây dựng các thông tư về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương; ban hành quy định chung đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai và quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với công trình phòng chống thiên tai ngành nông nghiệp.

- Sửa đổi bổ sung thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai; quy định về nội dung đảm bảo an toàn thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê.

- Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực cho ngành phòng chống thiên tai.

- Xây dựng các chương trình tổng thể phòng chống thiên tai quốc gia; bố trí dân cư các vùng thiên tai đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia và cấp bộ giai đoạn 2026 - 2030.

b) Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng;

- Thực hiện Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ chất lượng nước và phòng chống thiên tai trong công trình thuỷ lợi;

- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực của lực lượng xung kinh ở địa phương;

- Đề xuất các biện pháp phòng tránh thiên tai, hướng dẫn thực hiện tại các tỉnh, thành phố.

c) Thiết kế quy hoạch, điều tra cơ bản

* Thiết kế quy hoạch:

- Trình duyệt quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: quy hoạch phòng chống thiên tai và thuỷ lợi; quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản;

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về thuỷ lợi, phòng chống lũ, đê điều, thuỷ sản;

- Xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên các lưu vực sông liên tỉnh.

* Điều tra cơ bản:

- Điều tra cơ bản về công trình phòng chống thiên tai, thuỷ lợi, thuỷ sản thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Điều tra cơ bản về chất lượng nước, lòng dẫn, cơ sở dữ liệu, dân sinh phục vụ phòng chống thiên tai, thuỷ lợi, thuỷ sản;

- Điều tra cơ bản về cơ sở hạ tầng liên quan đến phòng chống thiên tai.

d) Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên

- Duy tu bảo dưỡng công trình đê điều từ cấp III đến cấp đặc biệt;

- Xử lý cấp bách công trình đê điều từ cấp III đến cấp đặc biệt.

đ) Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

* Khoa học công nghệ:

- Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quản lý, vận hành và khai thác công trình phòng chống thiên tai;

- Nghiên cứu chuyển đổi thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu cơ sở khoa học, ứng dụng trồng rừng ngập mặn ven biển;

- Nghiên cứu đánh giá các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai;

- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật trong xây dựng và quản lý công trình phòng chống thiên tai và phục vụ phòng chống thiên tai.

* Hợp tác quốc tế:

- Chủ động trong các cơ chế hợp tác về phòng, chống thiên tai trong đó ưu tiên tham gia các cơ chế hợp tác: ACDM, Ủy hội sông Mêkông, Diễn đàn toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai, ARF, ASEM…;

- Triển khai thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các Điều ước quốc tế, Hiệp định, thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia ký kết;

- Duy trì hợp tác, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu; phối hợp trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn;

- Thực hiện hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và phân phối viện trợ của quốc tế trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.

e) Công tác thường trực phòng chống thiên tai

- Thường trực Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai;

- Thường trực đối với các hoạt động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng;

- Thường trực các hoạt động của tàu cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, nuôi trồng thuỷ hải sản.

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

Xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó tập trung xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình đê điều, công trình thuỷ lợi và công trình cảnh báo thiên tai đa mục tiêu đảm bảo an toàn theo mức thiết kế, đáp ứng hiệu quả đầu tư.

h) Thanh tra, kiểm tra

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống thiên tai và đê điều.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ, vận hành công trình thủy lợi và công trình cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

i) Các nhiệm vụ khác

- Xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đối với các lưu vực sông liên tỉnh.

- Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt các hệ thống sông liên tỉnh.

2. Biện pháp ứng với các loại hình thiên tai

Các biện pháp ứng phó với các loại hình thiên tai thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:

a) Phòng chống lũ quét, sạt lở đất

- Thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng phòng tránh lũ quét, sạt lở đất;

- Rà soát, bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng ven sông, ven suối và sườn đồi, núi, trước mắt tập trung di dời dân cư khỏi những khu vực có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất;

- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo độ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha; bảo vệ cơ sở hạ tầng;

- Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình ven sông, suối, sườn đồi, núi để hạn chế rủi ro do lũ quét, sạt lở đất gây ra.

b) Phòng chống lũ, mưa lớn, ngập lụt

- Thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng phòng tránh lũ, mưa lớn, ngập lụt;

- Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các tình huống lũ, vận hành xả lũ hồ chứa;

- Củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa, công trình chống ngập lụt;

- Vận hành và khai thác hiệu quả các công trình hồ chứa tham gia giảm lũ cho hạ du, công trình làm chậm lũ và công trình phòng chống ngập lụt;

- Cải tạo lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ, trong đó chú trọng mở rộng khẩu độ thoát lũ đối với cầu, cống trên các tuyến giao thông đảm bảo thoát lũ;

- Chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng;

- Hướng dẫn việc quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông, kênh, rạch; khu đô thị, khu công nghiệp; bãi chứa vật liệu;…làm gia tăng rủi ro thiên tai, hạn chế khả năng thoát lũ, phát sinh rủi ro thiên tai mới;

- Bố trí sắp xếp lại dân cư tại những khu vực ngập sâu, gây cản trở thoát lũ.

c) Phòng chống bão mạnh, siêu bão, nước biển dâng

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng phòng tránh bão mạnh, siêu bão, nước biển dâng;

- Cập nhật, hoàn thiện bản đồ ngập lụt nước biển dâng do bão mạnh, siêu bão;

- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng và hệ thống các Đài thông tin duyên hải;

- Hướng dẫn tổ chức sản xuất trong khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường;

- Hướng dẫn phương tiện vận tải, tàu thuyền hoạt động trên biển và neo đậu tại bến khi có thiên tai;

- Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình và sơ tán dân đến nơi an toàn chống bão, nước biển dâng;

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; công trình đê biển, đê cửa sông.

d) Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất

- Xác định và từng bước xây dựng hệ thống chỉ giới hành lang bảo vệ bờ sông, bờ biển trên cơ sở quy hoạch chỉnh trị sông, chống xâm thực bờ biển;

- Di dời dân cư sinh sống tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển đến nơi an toàn;

- Hướng dẫn quản lý hiệu quả việc khai thác cát sỏi lòng sông, khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Hướng dẫn việc trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển thân thiện với môi trường.

đ) Phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại

- Chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng;

- Quản lý, vận hành hiệu quả các hồ chứa nước, công trình cấp nước, công trình kiểm soát mặn; ứng dụng khoa học công nghệ trong tưới tiết kiệm nước;

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống công trình chống hạn, chống ngập úng, kiểm soát mặn.

e) Phòng chống động đất, sóng thần

- Hướng dẫn kỹ năng phòng tránh động đất, sóng thần;

- Đôn đốc, hướng dẫn quản lý bảo vệ các cồn cát ven biển; trồng rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông giảm thiểu tác động của sóng thần;

- Hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu, trong đó có cảnh báo sóng thần các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa Vũng Tàu;

- Hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình an toàn với động đất, sóng thần.

3. Các nhiệm vụ, dự án phòng chống thiên tai

Trên cơ sở định hướng xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020 (gồm: 11 nhóm nhiệm vụ phi công trình, với tổng số 145 nhiệm vụ, tổng kinh phí 3.042.220 triệu đồng). Dự kiến kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, bao gồm:

a) Đối với biện pháp phi công trình:

- Tổng số 08 nhóm giải pháp, gồm 123 nhiệm vụ; giảm 22 nhiệm vụ (tương ứng 15,1%) so với đề xuất kế hoạch giai đoạn 2016-2020 (145 nhiệm vụ) và tăng 3 nhiệm vụ (tương ứng 2,5%) so với nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 (120 nhiệm vụ);

- Tổng kinh phí 5.537 tỷ đồng; tăng 1.588 tỷ đồng (tương ứng 40%) so với đề xuất kế hoạch giai đoạn 2016-2020 (3.949 tỷ đồng) và tăng 2.495 tỷ đồng (tương ứng 82%) so với kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020 (3.042 tỷ đồng).

b) Đối với biện pháp công trình:

- Tổng số 249 dự án; tăng 103 dự án (tương ứng 70%) so với đề xuất kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 (146 dự án) và tăng 160 dự án (tương ứng 180%) so với dự án thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 (89 dự án);

- Tổng kinh phí 118.074 tỷ đồng; tăng 30.224 tỷ đồng (tương ứng 34%) so với đề xuất kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 (87.850 tỷ đồng) và tăng 66.014 tỷ đồng (tương ứng 127%) so với kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 (52.060 tỷ đồng).

(cụ thể như phụ lục II: II.1; II.2; II.3; II.4 và II.5 kèm theo)

4. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành

- Đưa kiến thức về phòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Đưa việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách và kiến thức về phòng chống thiên tai trong các chuyên mục, chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Tổ chức tập huấn, diễn tập phòng chống thiên tai cho các lực lượng không thường xuyên tham gia công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, cảnh báo thiên tai kết hợp truyền thanh cơ sở;

- Đánh giá và xác định các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật;

- Đảm bảo an toàn thiên tai và không làm gia tăng rủi ro thiên tai đối với việc xây dựng công trình hạ tầng, các hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng với xây dựng công trình phòng chống thiên tai đáp ứng yêu cầu đa mục tiêu;

- Bổ sung việc bố trí nguồn lực cho các hoạt động liên quan đến an toàn trước thiên tai, khôi phục và tái thiết sau thiên tai.

5. Nguồn lực và tiến độ hàng năm, 5 năm thực hiện kế hoạch

a) Nguồn lực:

Tổng kinh phí dự kiến 5 năm đề xuất: 123.612 tỷ đồng, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước: 20.290 tỷ đồng

+ Cấp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025): 5.119 tỷ đồng

+ Bố trí qua Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: 15.171 tỷ đồng

+ Hỗ trợ không hoàn lại: 418 tỷ đồng

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 84.525 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 18.378 tỷ đồng

b) Tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm: được sắp xếp phân bổ trong phạm vi nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển giao qua Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm.

(cụ thể như phụ lục II: II.1; II.2; II.3; II.4 và II.5 kèm theo)

6. Tổ chức thực hiện

a) Tổng cục Phòng chống thiên tai

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai;

- Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ;

- Chủ trì rà soát kế hoạch thực hiện hàng năm phù hợp với kế hoạch phân bổ nguồn vốn được bố trí;

- Tổng hợp tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Bộ vào tháng 10 hàng năm làm cơ sở để tổng hợp, lồng ghép, bổ sung vào kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và PTNT.

b) Vụ Kế hoạch

- Chủ trì lồng ghép vào kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở để triển khai thực hiện;

- Cân đối, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được phân bổ hàng năm thực hiện kế hoạch;

- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan liên quan đề xuất nguồn vốn ODA báo cáo Bộ để bố trí cho các danh mục ưu tiên để thực hiện kế hoạch;

- Theo dõi, giám sát đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả.

c) Vụ Tài chính

- Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ thuộc giải pháp phi công trình;

- Phối hợp rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ theo kế hoạch thực hiện hàng năm phù hợp với số kinh phí được bố trí.

d) Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện kế hoạch đáp ứng yêu cầu tiến độ, khối lượng, chất lượng các danh mục;

- Rà soát kế hoạch hàng năm, sắp xếp thứ tự các danh mục ưu tiên, lồng ghép vào kế hoạch thực hiện hàng năm;

- Rà soát những nhiệm vụ/dự án cần thiết phải thực hiện nhưng chưa được đề xuất trong kế hoạch để đề xuất bổ sung vào kế hoạch thực hiện hàng năm theo quy định;

- Thường xuyên báo cáo tiến độ và báo cáo định kỳ hàng năm trong tháng 9 gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai để tổng hợp báo cáo Bộ.

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Báo cáo Kế hoạch phòng chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thể hiện đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 4, Điều 15 Luật Phòng chống thiên tai và các nội dung khác có liên quan đến thiên tai, các tác động của thiên tai đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại trong quá trình lập, thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016 - 2020; thực tiễn diễn biến thiên tai, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu những năm qua đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng; các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước trong phòng chống thiên tai và phát triển nông nghiệp, Báo cáo Kế hoạch cũng đã đề xuất 8 nội dung cơ bản, kèm theo các biện pháp thực hiện. Bên cạnh đó, Báo cáo Kế hoạch cũng đề xuất các biện pháp phòng chống với các loại hình thiên tai và lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành.

3. Đối với nội dung đánh giá rủi ro thiên tai: theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai, nội dung này thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tổng kinh phí Kế hoạch phòng chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và PTNT là: Tổng kinh phí dự kiến đề xuất: 123.612 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5 năm, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước: 20.290 tỷ đồng

+ Cấp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025): 5.119 tỷ đồng

+ Bố trí qua Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: 15.171 tỷ đồng

+ Hỗ trợ không hoàn lại: 418 tỷ đồng

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 84.525 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 18.378 tỷ đồng

II. KIẾN NGHỊ

Tổng cục Phòng chống thiên tai đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt làm cơ sở để các cơ quan liên quan trực thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện.

 

PHỤ LỤC I.1

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

TT

Thống kê

Kết quả thực hiện

Số nhiệm vụ/ dự án

Kinh phí (triệu đ)

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

A

NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH

Kế hoạch

145

83,76%

3.949.300

77,05%

Thực hiện

120

3.042.220

I

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, đề án

1

Theo kế hoạch

36

86,11%

2.800

171,07%

2

Thực hiện

31

4.790

2.1

Thuộc kế hoạch

13

36,11%

1.320

47,14%

2.2

Bổ sung

18

-

3.470

-

3

Chưa thực hiện

23

63,89%

1.480

52,86%

II

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1

Theo kế hoạch

11

81,82%

8.050

19,25%

2

Thực hiện

9

1.550

2.1

Thuộc kế hoạch

0

0%

250

0%

2.2

Bổ sung

9

-

1.800

-

3

Chưa thực hiện

11

100%

8.050

100%

III

Thiết kế quy hoạch

1

Theo kế hoạch

34

76,47%

273.000

69,21%

2

Thực hiện

26

188.939

2.1

Thuộc kế hoạch

6

17,65%

47.163

17,28%

2.2

Bổ sung

20

-

141.776

-

3

Chưa thực hiện

28

82,35%

195.000

71,43%

IV

Điều tra cơ bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về PCTT

1

Theo kế hoạch

15

113,33%

125.500

47,3%

2

Thực hiện

17

59.362

2.1

Thuộc kế hoạch

1

6,67%

4.000

3,19%

2.2

Bổ sung

16

-

55.362

-

3

Chưa thực hiện

14

93,33%

120.500

96,02%

V

Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình PCTT

1

Theo kế hoạch

3

66,67%

3.240.000

62,08%

2

Thực hiện

2

2.011.500

2.1

Thuộc kế hoạch

2

66,67%

2.011.500

62,08%

2.2

Bổ sung

0

-

0

-

3

Chưa thực hiện

1

33,33%

240.000

7,41%

VI

Khoa học công nghệ

1

Theo kế hoạch

23

60,87%

117.050

30,06%

2

Thực hiện

14

35.186

2.1

Thuộc kế hoạch

1

4,35%

5.450

4,66%

2.2

Bổ sung

13

-

29.736

-

3

Chưa thực hiện

22

95,65%

114.650

97,95%

VII

Hợp tác quốc tế

1

Theo kế hoạch

8

50%

25.150

59,13%

2

Thực hiện

4

14.870

2.1

Thuộc kế hoạch

1

12,5%

11.500

45,73%

2.2

Bổ sung

3

-

3.370

-

 

 

 

 

 

 

3

Chưa thực hiện

7

87,5%

10.950

43,54%

VIII

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, giáo dục cộng đồng

1

Theo kế hoạch

11

72,73%

128.250

11,97%

2

Thực hiện

8

15.350

2.1

Thuộc kế hoạch

1

9,09%

8.350

6,51%

2.2

Bổ sung

7

-

7.000

-

3

Chưa thực hiện

10

90,91%

112.550

87,76%

IX

Công tác thường trực PCTT

1

Theo kế hoạch

1

100%

25.000

396,96%

2

Thực hiện

1

99.241

2.1

Thuộc kế hoạch

1

100%

99.241

396,96%

2.2

Bổ sung

0

-

0

-

3

Chưa thực hiện

0

0%

0

0%

X

Thanh tra, kiểm tra

1

Theo kế hoạch

3

33,33%

3.500

42,86%

2

Thực hiện

1

1.500

2.1

Thuộc kế hoạch

1

33,33%

1.500

42,86%

2.2

Bổ sung

0

-

0

-

3

Chưa thực hiện

2

66,67%

2.500

71,43%

XI

Các hoạt động không thường xuyên khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

406.119

-

XII

Các nhiệm vụ thuộc nguồn vốn ODA

7

-

203.813

-

 

B

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Kế hoạch

146

60,96%

87.850.639

59,26%

Thực hiện

89

52.060.550

I

Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước

1

Theo kế hoạch

66

40,91%

7.054.452

27,6%

2

Thực hiện

27

1.946.684

2.1

Thuộc kế hoạch

27

40,91%

1.946.684

27,6%

2.2

Bổ sung

0

-

0

-

3

Chưa thực hiện

39

59,09%

4.294.646

60,88%

II

Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ

1

Theo kế hoạch

66

74,24%

52.419.475

73,54%

2

Thực hiện

49

38.547.200

2.1

Thuộc kế hoạch

35

53,03%

34.503.700

65,82%

2.2

Bổ sung

14

-

4.043.500

-

3

Chưa thực hiện

31

46,97%

19.342.191

36,9%

III

Nguồn vốn ODA

1

Theo kế hoạch

14

92,86%

28.376.712

40,76%

2

Thực hiện

13

11.566.666

2.1

Thuộc kế hoạch

11

78,57%

11.500.771

40,53%

2.2

Bổ sung

2

-

3.500

-

3

Chưa thực hiện

3

21.43%

2.452.458

8,64%

TỔNG SỐ

Kế hoạch

278

71,22%

91.799.939

60,06%

Thực hiện

198

55.137.760


Phụ lục I.2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PCTT GIAI ĐOẠN 2016-2020 (NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ & ODA)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí theo kế hoạch

Tổng kinh phí được bố trí

Kinh phí được cấp so với kế hoạch (%)

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

Ghi chú

2016

2.017

2.018

2.019

2.020

TỔNG SỐ

3.949.300

3.042.220

77%

481.543

479.138

540.194

657.397

883.948

 

A

NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ

3.948.300

2.838.407

72%

481.543

474.477

522.789

632.001

727.597

 

I

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, đề án

2.800

4.790

171%

660

390

1.190

920

1.630

 

I.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

2.800

1.320

47%

0

390

350

360

220

 

1

Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều

2018-2020

1.000

600

60%

 

 

200

270

130

 

2

Dự án Luật Thủy lợi

2017

300

300

100%

 

300

 

 

 

 

3

Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai

 

200

120

60%

 

 

 

 

 

 

3.1

Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai

2019

 

60

 

 

 

 

60

 

 

3.2

Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai

2018

 

60

 

 

 

60

 

 

 

4

Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thủy lợi

2018

200

60

30%

 

 

60

 

 

 

5

Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều

2017

200

60

30%

 

60

 

 

 

 

6

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung 3/15 Thông tư trong lĩnh vực thủy lợi

 

450

60

13%

 

 

 

 

 

 

6.1

Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết thi hành Luật Thủy lợi

2018

 

30

 

 

 

30

 

 

 

6.2

Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

2019

 

15

 

 

 

 

15

 

 

6.3

Thông tư 14/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong công trình thủy lợi; giám sát, dự báo xâm nhập mặn

2019

 

15

 

 

 

 

15

 

 

7

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung 4/15 Thông tư trong lĩnh vực đê điều; phòng, chống thiên tai

 

450

120

27%

 

 

 

 

 

 

7.1

Thông tư quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình và quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với các công trình phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực NN&PTNT

2020

 

30

 

 

 

 

 

30

Thực hiện theo Quyết định 1109/QĐ- TTg ngày 24/7/2020; chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

7.2

Thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương

2020

 

30

 

 

 

 

 

30

7.3

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều

2020

 

30

 

 

 

 

 

30

7.4

Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong phòng, chống thiên tai

2017

 

30

 

 

30

 

 

 

 

I.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

3.470

 

660

0

840

560

1.410

 

1

Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản

2016

 

300

 

300

 

 

 

 

Tổng cục TS

2

Dự án Luật Lâm nghiệp

2016

 

300

 

300

 

 

 

 

Tổng cục Lâm nghiệp

3

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai

2020

 

60

 

 

 

60

 

 

Thực hiện theo Quyết định 1109/QĐ- TTg ngày 24/7/2020; chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

4

Nghị định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai Trung ương

2020

 

60

 

 

 

60

 

 

5

Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều

2019

 

60

 

 

 

 

60

 

 

6

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

2018

 

60

 

 

 

60

 

 

 

7

Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

2018

 

60

 

 

 

60

 

 

 

8

Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

2016

 

60

 

60

 

 

 

 

 

9

Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/04/2020 quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai

2020

 

60

 

 

 

 

 

60

 

10

Quyết định ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai

2020

 

25

 

 

 

 

 

25

Thực hiện theo Quyết định 1109/QĐ- TTg ngày 24/7/2020; chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

11

Quyết định quy định nội dung bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê

2020

 

25

 

 

 

 

 

25

12

Xây dựng chương trình tổng thể phòng, chống lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc

2018

 

300

 

 

 

300

 

 

 

13

Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng xây dựng Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung

2018

 

300

 

 

 

300

 

 

 

14

Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển (Quyết định số 957/QĐ-TTG ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ)

2019

 

500

 

 

 

 

500

 

 

15

Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững các tiểu vùng sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ)

2019-2020

 

0

 

 

 

 

 

 

 

16

Đề án tổng thể cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ trên các đảo có đông dân cư

2019-2020

 

0

 

 

 

 

 

 

 

17

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai Quốc gia giai đoạn 2021-2025

2020

 

1.000

 

 

 

 

 

1.000

 

18

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp Bộ giai đoạn 2021 - 2025

2020

 

300

 

 

 

 

 

300

 

II

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

8.050

1.550

19%

300

0

300

200

750

 

II.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

8.050

0

0%

0

0

0

0

0

 

1

Tiêu chuẩn thiết kế cống dưới đê

2016

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiêu chuẩn cơ sở công trình đê điều hướng dẫn thiết kế, thi công đê bao bờ bao khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

2016

550

0

 

 

 

 

 

 

 

3

Công trình đê điều - yêu cầu kỹ thuật bảo trì, duy tu bảo dưỡng đê điều

2016-2017

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

4

Tiêu chuẩn thiết kế đê biển

2019-2020

500

0

 

 

 

 

 

 

 

5

Công trình đê điều - yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất

2016-2017

500

0

 

 

 

 

 

 

 

6

Tiêu chuẩn chống thấm nền đê

2016-2018

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

7

Áp dụng công nghệ mới về vật liệu, biện pháp thi công công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển

2016-2018

500

0

 

 

 

 

 

 

 

8

Định mức duy tu bảo dưỡng đê điều

2016-2017

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

9

Định mức bảo trì công trình đê điều

2016-2017

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

10

Định mức tu sửa đê kè

2016-2017

500

0

 

 

 

 

 

 

 

11

Định mức tạm thời áp dụng cho xây dựng kinh phí đối với đề tài nghiên cứu KHCN, dự án sản xuất thử nghiệm lĩnh vực thủy lợi

2016-2018

500

0

 

 

 

 

 

 

 

II.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

1.550

 

300

0

300

200

750

 

1

Tiêu chuẩn quốc gia công trình thủy lợi- Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ (Rà soát TCVN 8419-2010)

2018-2019

 

250

 

 

 

150

100

 

 

2

Tiêu chuẩn quốc gia công trình thủy lợi - Đai cây chắn sóng - Khảo sát và thiết kế (rà soát TCVN 8419:2010)

2018-2019

 

250

 

 

 

150

100

 

 

3

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa chất - Phần 1. Công trình đê điều

2020

 

150

 

 

 

 

 

150

Chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

4

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa chất - Phần 2. Công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển"

2020

 

200

 

 

 

 

 

200

Chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

5

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa hình - Phần 1. Công trình đê điều"

2020

 

100

 

 

 

 

 

100

Chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

6

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa hình - Phần 2. Công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển"

2020

 

150

 

 

 

 

 

150

Chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

7

Tiêu chuẩn "Quy trình khảo sát, đánh giá diễn biến lòng sông, bờ biển"

2020

 

150

 

 

 

 

 

150

Chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025

9

Tiêu chuẩn: Công trình đê điều - Thiết kế cống qua đê (chuyển tiếp)

2016

 

300

 

300

 

 

 

 

 

III

Thiết kế quy hoạch

273.000

188.939

69%

76.720

20.304

28.764

25.151

38.000

 

 

III.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

273.000

47.163

17%

19.477

5.731

13.038

8.917

0

 

 

1

Rà soát quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

2

Rà soát quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng

2016-2020

6.000

0

 

 

 

 

 

 

 

3

Rà soát quy hoạch thủy lợi khu vực miền núi phía Bắc trong điều kiện biến đổi khí hậu

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

4

Rà soát quy hoạch thủy lợi khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng

2018

15.000

1.400

9%

 

 

1.400

 

 

 

5

Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực đồng bằng sông Hồng phục vụ tái cơ cầu ngành nông nghiệp

2016-2018

38.000

19.582

52%

15.328

1.531

2.723

 

 

 

6

Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

 

7

Rà soát quy hoạch thủy lợi tưới cho cây trồng cạn và vùng đất dốc vùng miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

 

8

Quy hoạch thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất, kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng các huyện đảo

2016-2020

8.000

0

 

 

 

 

 

 

 

9

Rà soát quy hoạch thủy lợi khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam Pu Chia phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng

2016-2020

15.000

0

 

 

 

 

 

 

 

10

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng

2016-2020

6.000

0

 

 

 

 

 

 

 

11

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Ba

2016-2018

6.000

8.460

141%

4.149

1.700

2.611

 

 

Tổng cục TL

12

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Gianh và vùng phụ cận

2017-2019

5.000

5.778

116%

 

1.000

2.776

2.002

 

13

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn

2017-2019

8.000

7.943

99%

 

1.500

3.528

2.915

 

14

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Sê San

2016-2020

8.000

0

 

 

 

 

 

 

 

15

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Srêpôk

2016-2020

8.000

0

 

 

 

 

 

 

 

16

Rà soát QHTL hệ thống Cầu Sơn - Cấm Sơn

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

17

Rà soát quy hoạch thủy lợi hệ thống sông Nhuệ

2016-2020

6.000

0

 

 

 

 

 

 

 

18

Rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

2019

6.000

4.000

67%

 

 

 

4.000

 

Tổng cục TL

19

Rà soát quy hoạch thủy lợi hệ thống Bắc Nam Hà

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

20

Rà soát quy hoạch thủy lợi Thạch Nham

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

21

Rà soát quy hoạch thủy lợi chi tiết hệ thống Quản Lộ-Phụng Hiệp

2016-2020

6.000

0

 

 

 

 

 

 

 

22

Rà soát quy hoạch thủy lợi vùng Đồng Tháp Mười

2016-2020

6.000

0

 

 

 

 

 

 

 

23

Rá soát quy hoạch thủy lợi vùng Tứ Giác Long Xuyên

2016-2020

6.000

0

 

 

 

 

 

 

 

24

Rà soát quy hoạch thủy lợi hệ thống Ô Môn-Xà No

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

25

Rà soát quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Măng Thít

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

26

Dự án Quy hoạch chỉnh trị sông Tiền - sông Hậu (dự án chuyển tiếp)

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

27

Dự án Quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình)

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

28

Lập quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông Mã

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

29

Lập quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông Cả

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

30

Lập quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông Hương

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

31

Lập quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

32

Lập quy hoạch chỉnh trị hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

33

Quy hoạch đê điều đồng bằng SCL

2016-2020

20.000

0

 

 

 

 

 

 

 

34

Lập quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với chủ động phòng, chống thiên tai tại 6 vùng.

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

III.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

141.776

 

57.243

14.573

15.726

16.234

38.000

 

1

Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2019-2020

 

70.000

 

 

 

 

 

30.000

Tổng cục PCTT; Tổng cục TL

2

Rà soát QHTL cấp nước và tiêu nước lưu vực sông Đáy

2016-2018

 

1.287

 

70

 

1.217

 

 

Tổng cục TL

3

Rà soát QHTL lưu vực sông Hương-Ô Lâu

2016-2018

 

2.709

 

1.000

 

1.709

 

 

4

Điều chỉnh QHTL lưu vực sông Ba và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030

2016-2018

 

4.311

 

1.700

 

2.611

 

 

5

Quy hoạch cảng cá khu neo đậu tránh trú bão

2020

 

8.000

 

 

 

 

 

8.000

Tổng cục TS

6

Quy hoạch phòng chống lũ các khu vực có nguy cơ ngập lũ cao các tỉnh miền núi phía bắc

2018-2019

 

4.000

 

 

 

1.500

2.500

 

Tổng cục PCTT

7

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cầu - sông Thương

2016-2018

 

4.314

 

2.130

1.318

866

 

 

Tổng cục TL

8

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Mã

2016-2017

 

10.061

 

8.433

1.628

 

 

 

9

Rà soát quy hoạch hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang

2016-2017

 

3.319

 

2.109

1.210

 

 

 

10

Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và phát triển nông nghiệp bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long

2016-2017

 

7.342

 

5.640

1.702

 

 

 

11

Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

2016-2019

 

25.712

 

15.309

6.280

2.723

1.400

 

12

Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Đà - Thao giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030

2016-2018

 

5.884

 

3.000

1.684

1.200

 

 

13

Rà soát quy hoạch thủy lợi cấp, tiêu nước lưu vực sông Đáy

2016

 

1.702

 

1.702

 

 

 

 

Tổng cục TL

14

Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho các đô thị lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long (trừ các thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau và Hồ Chí Minh)

2016-2019

 

11.334

 

8.000

 

1.000

2.334

 

 

15

Quy hoạch lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

2016-2017

 

8.901

 

8.150

751

 

 

 

 

16

Rà soát quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện Nghị quyết 120/2017/NQ-CP của Chính phủ

2018

 

1.400

 

 

 

1.400

 

 

 

17

Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm: sông Đà, sông, sông Thao, sông Lô, tập trung vào các khu vực có nguy cơ ngập lũ cao các tỉnh miền núi phí Bắc

2018

 

1.500

 

 

 

1.500

 

 

 

18

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng

2019

 

4.000

 

 

 

 

4.000

 

Tổng cục TL

19

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Thạch Hãn và vùng phụ cận

2019

 

3.500

 

 

 

 

3.500

 

20

Quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông vùng ven biển từ Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu

2019

 

2.500

 

 

 

 

2.500

 

IV

Điều tra cơ bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về PCTT

125.500

59.362

47%

10.329

2.775

6.208

29.450

10.600

 

IV.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

125.500

4.000

3%

0

0

0

4.000

0

 

1

Điều tra hiện trạng thủy lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt các huyện đảo toàn quốc

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

2

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình

2016-2020

11.500

0

 

 

 

 

 

 

 

3

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Cửu Long

2016-2020

11.500

0

 

 

 

 

 

 

 

4

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Mã

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

5

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Cả

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

6

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Ba

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

7

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

8

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Bằng Giang-Kỳ Cùng

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

9

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Hương

2016-2020

5.700

0

 

 

 

 

 

 

 

10

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

11

Điều tra đánh giá diễn biến bồi lắng, sạt lở, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Cửu Long

2016-2020

8.900

0

 

 

 

 

 

 

 

12

Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý và vận hành hệ thống công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công trình

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

13

Điều tra đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới cho cây trồng cạn tại khu vực miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Đông Nam Bộ

2016-2020

4.500

0

 

 

 

 

 

 

 

14

Điều tra đánh giá hiện trạng vận hành lấy nước trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực phục vụ

2019

5.000

4.000

80%

 

 

 

4.000

 

Tổng cục TL

15

Khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động sản xuất chăn nuôi các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ ảnh hưởng thiên tai, Biến đổi khí hậu

2016-2020

10.000

0

 

 

 

 

 

 

 

IV.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

55.362

 

10.329

2.775

6.208

25.450

10.600

 

1

Điều tra hiện trạng phòng chống lũ quét, sạt lở đất các tỉnh miền núi phía Bắc làm cơ sở điều chỉnh, xây dựng phương án phù hợp theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai

2016-2019

 

5.580

 

3.000

 

1.580

1.000

 

Tổng cục PCTT

2

Điều tra, đánh giá và đề xuất bố trí lại dân cư ven sông, kênh rạch một số vị trí trọng điểm (Nghị quyết 120)

2020

 

600

 

 

 

 

 

600

3

Điều tra, giám sát hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL và đề xuất các cảnh báo, giải pháp xử lý

2020

 

5.000

 

 

 

 

 

5.000

4

Điều tra, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao các tỉnh ĐBSCL

2020

 

1.000

 

 

 

 

 

1.000

5

Điều tra, đánh giá hệ thống cống dưới đê sông (từ cấp III) trở lên

2018-2020

 

3.500

 

 

 

1.500

1.000

1.000

6

Điều tra hiện trạng, đánh giá nguyên nhân sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực miền Trung và đề xuất giải pháp phòng chống

2019

 

1.122

 

 

 

 

1.122

 

Tổng cục PCTT

7

Đo đạc và dự báo dòng chảy và xâm nhập mặn hệ thống sông Hồng - Thái Bình phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước gieo lúa vụ Đông Xuân khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ

2016-2019

 

4.800

 

2.300

 

 

2.500

 

Tổng cục TL

8

Điều tra, đánh giá xâm nhập mặn và dòng chảy diễn biến lòng dẫn, bồi lắng, sạt lở vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp

2016

 

3.100

 

3.100

 

 

 

 

9

Điều tra, dự báo dòng chảy và xâm nhập mặn hệ thống sông Hồng - Thái Bình phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước gieo lúa vụ Đông Xuân khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ

2018-2019

 

827

 

 

 

528

299

 

10

Điều tra về quản lý, khai thác và hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi

2018-2019

 

1.500

 

 

 

1.200

300

 

11

Điều tra, đánh giá xâm nhập mặn và dòng chảy vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất Nông nghiệp

2016

 

1.929

 

1.929

 

 

 

 

Tổng cục TL

12

Điều tra và dự báo mực nước lũ nội đồng và giám sát xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp

2017-2019

 

5.404

 

 

2.775

1.400

1.229

 

13

Điều tra dự báo giám sát xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp

2020

 

3.000

 

 

 

 

 

3.000

14

Đánh giá, nghiên cứu phục vụ lập quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (thực hiện NQ 120/NQ-CP)

2019

 

15.000

 

 

 

 

15.000

 

15

Điều tra, đánh giá tình hình thực hiện xã hội hóa trong cấp nước nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất thúc đẩy xã hội hóa trong cấp nước nông thôn

2019

 

1.000

 

 

 

 

1.000

 

16

Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động kém hiệu quả, không hoạt động và đề xuất các giải pháp đảm bảo hoạt động bền vững

2019

 

2.000

 

 

 

 

2.000

 

V

Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

3.240.000

2.011.500

62%

257.500

312.000

395.000

475.000

572.000

 

V.1

Thủy sản

 

240.000

0

0%

0

0

0

0

0

 

1

Trang thiết bị phát tín hiệu cứu hộ, cứu nạn cho tàu cá khai thác thủy sản xa bờ

2016-2020

240.000

0

 

 

 

 

 

 

 

V.2

Phòng, chống thiên tai

 

3.000.000

2.011.500

67%

257.500

312.000

395.000

475.000

572.000

 

1

Duy tu bảo dưỡng đê điều

2016-2020

2.500.000

1.538.500

62%

205.000

241.500

295.000

355.000

442.000

 

2

Xử lý cấp bách công trình đê điều

2016-2020

500.000

473.000

95%

52.500

70.500

100.000

120.000

130.000

 

VI

Khoa học công nghệ

117.050

35.186

30%

2.370

8.083

8.533

6.650

9.550

 

VI.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

117.050

5.450

5%

1.770

2.147

1.533

0

0

 

1

Nghiên cứu giải pháp công nghệ đồng bộ tạo nguồn, chuyển nước bằng đường ống áp lực để cấp nước tưới cho một số cây trồng chủ lực (chè, cây ăn quá, mía) vùng khan hiếm nước Tây Bắc

2016-2020

3.000

0

 

 

 

 

 

 

 

2

Nghiên cứu tác động của phân định biên giới Việt Nam - Campuchia đến việc sử dụng nước, kiểm soát lũ, chất lượng nước và giao thông thủy

2016-2020

2.500

0

 

 

 

 

 

 

 

3

Nghiên cứu tác động của việc hạ thấp mực nước hạ du sông Mã do ảnh hưởng của các hồ chứa thượng nguồn và biến đổi khí hậu, và đề xuất các giải pháp quản lý và khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý

2016-2018

2.400

5.450

227%

1.770

2.147

1.533

 

 

Tổng cục TL

4

Nghiên cứu giải pháp công nghệ phòng, chống (tái phát) mối cho đê, đập vùng Bắc Bộ

2016-2020

2.750

0

 

 

 

 

 

 

 

5

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của công trình cấp nước sạch nông thôn và đề xuất giải pháp về quy hoạch, xây dựng, khai thác và quản lý cho vùng miền núi phía Bắc

2016-2020

2.300

0

 

 

 

 

 

 

 

6

Nghiên cứu xử lý Ni-tơ trong ao nuôi tôm công nghiệp nhằm hoàn thiện “Qui trình nuôi tôm công nghiệp công nghệ vi sinh ít thay nước”

2016-2020

3.000

0

 

 

 

 

 

 

 

7

Nghiên cứu giải pháp công nghệ bơm tưới tiêu kết hợp vùng triều phục vụ cho các công trình nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL

2016-2020

2.000

0

 

 

 

 

 

 

 

8

Nghiên cứu công nghệ tạo nguồn nước, trữ nước cho các vùng khan hiếm nước ở Tây nguyên và hải đảo

2016-2020

2.500

0

 

 

 

 

 

 

 

9

Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi dòng chảy trên các sông, suối khu vực Duyên hải Nam-Trung Bộ do tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất tiêu chuẩn, quy trình tính toán thủy văn - thủy lực phục vụ cho thiết kế, nâng cấp và vận hành hệ thống công trình thủy lợi (áp dụng cho lưu vực sông Cái - Phan Rang)

2016-2020

3.600

0

 

 

 

 

 

 

 

10

Nghiên cứu giải pháp tích hợp đồng bộ hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước phù hợp cho một số cây trồng chủ lực khu vực miền núi phía Bắc

2016-2020

3.000

0

 

 

 

 

 

 

 

11

Nghiên cứu ứng dụng Phương pháp tiếp cận Kế toán nước trong đánh giá hiệu quả và vai trò đa chức năng của hệ thống tưới phục vụ quản lý tưới định hướng dịch vụ.

2016-2020

3.000

0

 

 

 

 

 

 

 

12

Xây dựng phần mềm, mô phỏng 3D các sự cố đê điều

2016-2020

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

13

Nghiên cứu cơ sở khoa học để chuyển đổi cấp thiết kế đê biển đảm bảo an toàn theo cấp bão và theo tần suất thiết kế

2016-2020

3.000

0

 

 

 

 

 

 

 

14

Nghiên cứu, rà soát tính toán song phục vụ thiết kế đê biển tại các tỉnh ven biển Miền Trung, nhất là các khu vực cửa sông

2016-2020

3.000

0

 

 

 

 

 

 

 

15

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ các quy định về việc bảo trì công trình đê điều.

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

16

Tính toán xác định ranh giới đê sông, đê biển và đê cửa sông các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

17

Nghiên cứu đề xuất dạng cấu kiện áo hè mới chất lượng cao phục vụ cho xây dựng đê biển nước ta trong điều kiện biến đổi khí hậu

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

18

Nghiên cứu phương pháp đánh giá an toàn hệ thống đê sông theo lý thuyết độ tin cậy.

2016-2020

5.000

0

 

 

 

 

 

 

 

19

Áp dụng công nghệ viễn thám trong công tác quản lý các hoạt động trong khu vực lòng sông, bãi sông, đê, hành lang bảo vệ đê điều và sạt lở bờ sông các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III trở lên

2016-2020

12.000

0

 

 

 

 

 

 

 

20

Áp dụng công nghệ viễn thám trong công tác quản lý các hoạt động trong khu vực đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, theo dõi xói lở bờ biển, rừng ngập mặn và cồn cát ven biển

2016-2020

16.000

0

 

 

 

 

 

 

 

21

Áp dụng công nghệ viễn thám quan trắc lún các tuyến đê biển đồng bằng sông Cửu Long

2016-2020

11.000

0

 

 

 

 

 

 

 

22

Áp dụng công nghệ viễn thám trong theo dõi sạt lở bờ sông suối các tỉnh miền Núi phía Bắc

2016-2020

8.000

0

 

 

 

 

 

 

 

23

Áp dụng công nghệ viễn thám theo dõi diễn biến bờ bao, theo dõi vùng bảo vệ của các bờ bao các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

2016-2020

13.000

0

 

 

 

 

 

 

 

VI.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

29.736

 

600

5.936

7.000

6.650

9.550

 

1

Nghiên cứu giải pháp gây bồi, tạo bãi để trồng đai cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ bờ biển, đê biển tại bãi triều ngập sâu các tỉnh ven biển từ Tiền Giang đến Cà Mau

2016-2019

 

3.700

 

600

1.200

1.000

900

 

Tổng cục PCTT

2

Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý vùng đất bãi ven sông để nâng cao hiệu quả phòng chống lũ cho sông Hồng và sông Thái Bình trong điều kiện biến đổi khí hậu.

2017-2018

 

2.100

 

 

600

1.500

 

 

3

Nghiên cứu hiện tượng nứt đê và giải pháp nâng cấp, sửa chữa nhằm bảo đảm an toàn cho đê khi kết hợp đường giao thông.

2018-2020

 

3.350

 

 

 

1.000

1.350

1.000

4

Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội.

2018-2020

 

3.400

 

 

 

1.000

1.400

1.000

Tổng cục PCTT

5

Nghiên cứu đề xuất, ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ phù hợp trong phòng, chống và giảm thiểu rủi ro lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc

2019-2020

 

2.500

 

 

 

 

1.000

1.500

6

Nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế để lượng hoá tác động của thiên tai và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

2019-2020

 

2.500

 

 

 

 

1.000

1.500

7

Nghiên cứu giải pháp công nghệ chống xói lở để bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

2019-2020

 

2.550

 

 

 

 

1.000

1.550

8

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bả kiểm soát mối Macrotermitinae gây hại công trình đê, đập ở miền Bắc Việt Nam

2020

 

1.000

 

 

 

 

 

1.000

9

Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kết cấu chống tràn cho đê sông do lũ.

2020

 

1.000

 

 

 

 

 

1.000

Tổng cục PCTT

10

Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển công trình hạ tầng đến kiểm soát lũ vùng ven các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang

2020

 

1.000

 

 

 

 

 

1.000

11

Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam

2017

 

428

 

 

428

 

 

 

12

Dự án "Hỗ trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL" (ADB)

2017

 

803

 

 

803

 

 

 

13

Dự án "Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện"

2017-2018

 

5.405

 

 

2.905

2.500

 

 

VII

Hợp tác quốc tế

25.150

14.870

59%

2.800

2.800

2.900

3.270

3.100

 

VII.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

25.150

11.500

46%

2.300

2.300

2.300

2.300

2.300

 

1

Tham gia các diễn đàn quốc tế về Giảm nhẹ thiên tai (GFDRR)

2016-2020

250

0

 

 

 

 

 

 

Tổng cục PCTT

2

Khung hành động của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)

2016-2020

500

0

 

 

 

 

 

 

3

Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai- Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (ADDMER)

2016-2020

8.700

0

 

 

 

 

 

 

Tổng cục PCTT

4

Tham gia các cuộc họp về quản lý rủi ro thiên tai trong khuôn khổ APEC; triển khai Khung hành động về giảm thiểu rủi ro thiên tai APEC

2016-2020

500

0

 

 

 

 

 

 

5

Đóng góp liên niễm cho Quý Trung tâm điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)

2016-2020

14.200

11.500

81%

2.300

2.300

2.300

2.300

2.300

6

Tham gia diễn đàn cứu trợ thiên tai (ARF)

2016-2020

250

0

 

 

 

 

 

 

7

Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)

2016-2020

500

0

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, và các tổ chức liên quan khác

2016-2020

250

0

 

 

 

 

 

 

VII.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

3.370

 

500

500

600

970

800

 

1

Hợp tác ASEAN

2016-2020

 

2.800

 

500

500

500

500

800

Tổng cục PCTT

2

Đóng góp quỹ Quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (ADDMER)

2019

 

470

 

 

 

 

470

 

3

Hợp tác APEC về phòng chống thiên tai

2018

 

100

 

 

 

100

 

 

VIII

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, giáo dục cộng đồng

128.250

15.350

12%

2.000

3.000

2.250

2.830

5.270

 

VIII.1

Thuộc kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

128.250

8.350

7%

2.000

2.000

2.000

1.180

1.170

 

1

Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

2016-2020

15.700

8.350

53%

2.000

2.000

2.000

1.180

1.170

Tổng cục PCTT

2

Biên soạn, in ấn tài liệu, tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai

2016-2020

500

0

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ địa phương về tưới tiết kiệm nước

2016-2020

500

0

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết đánh giá, chỉ đạo điều hành và chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển đẩy mạnh áp dụng tưới tiết kiệm nước

2016-2020

100

0

 

 

 

 

 

 

 

5

Triển khai xây dựng 02 ¸ 04 phóng sự về tưới tiết kiệm nước truyền hình phát sóng trên truyền hình

2016-2020

150

0

 

 

 

 

 

 

 

6

Triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, điều chỉnh kịp thời cơ chế chính sách, xây dựng và triển khai kế hoạch phổ biến thông tin về tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

2016-2020

300

0

 

 

 

 

 

 

 

7

Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm soát viên đê điều

2016-2020

1.500

0

 

 

 

 

 

 

 

8

Nâng cao năng lực cho chủ tịch cấp huyện các huyện có đê

2016-2020

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

9

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm soát viên đê điều

2016-2020

1.000

0

 

 

 

 

 

 

 

10

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

2016-2020

7.500

0

 

 

 

 

 

 

Cục Chăn nuôi

11

Kinh phí cho tàu kiểm ngư tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tàu cá và người gặp sự cố nghề cá trên biển

2016-2020

100.000

0

 

 

 

 

 

 

Tổng cục TS

VIII.2

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

7.000

 

0

1.000

250

1.650

4.100

 

1

Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn nhận biết và phòng tránh thiên tai lũ quét, lũ bùn đá phục vụ cho các cơ quan quản lý, khoa học và người dân

2020

 

1.500

 

 

 

 

 

1.500

Tổng cục PCTT

2

Đào tạo tuyên truyền phổ biến khả năng ứng phó thuộc đề án xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần vùng có nguy cơ cao (Đề án theo QĐ số 430)

2017

 

1.000

 

 

1.000

 

 

 

3

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai

2018-2020

 

1.000

 

 

 

250

550

200

4

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền việc triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP lĩnh vực phòng chống thiên tai

2020

 

200

 

 

 

 

 

200

5

Xây dựng, in ấn cẩm nang và các giải pháp phòng, chống bão cho các đối tượng trong xã hội

2019-2020

 

2.100

 

 

 

 

1.100

1.000

6

Xây dựng, in ấn cẩm nang và các giải pháp phòng, chống lũ, ngập lụt, sạt lở đất cho các đối tượng trong xã hội

2020

 

1.000

 

 

 

 

 

1.000

7

Xây dựng tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều

2020

 

200

 

 

 

 

 

200

IX

Công tác thường trực PCTT

25.000

99.241

397%

12.500

9.500

15.609

28.760

32.872

 

1

Văn phòng thường trực

2016-2020

25.000

99.241

397%

12.500

9.500

15.609

28.760

32.872

Tổng cục PCTT

X

Thanh tra, kiểm tra

3.500

1.500

43%

300

300

300

300

300

 

1

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL

2016-2020

1.250

0

 

 

 

 

 

 

Tổng cục TL

2

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Đê điều

2016-2020

1.000

1.500

150%

300

300

300

300

300

Tổng cục PCTT

3

Thanh tra dự án ĐTXDCB

2016-2020

1.250

0

 

 

 

 

 

 

 

XI

Các hoạt động không thường xuyên khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

2016-2020

 

406.119

 

116.064

115.325

61.735

59.470

53.525

Tổng cục PCTT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

NGUỒN VỐN ODA

Bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2016-2020

 

203.813

 

0

4.661

17.405

25.396

156.351

 

1

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai Quốc gia đến năm 2020

2016-2017

 

4.000

 

 

2.000

2.000

 

 

 

2

Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050

2017-2020

 

4.000

 

 

1.000

1.000

1.000

1.000

Tờ trình số 4933/TTr- BNN-PCTT ngày 24/7/2020

3

Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

2017-2019

 

4.000

 

 

1.000

1.000

2.000

 

Quyết định số 33/QĐ- TTg ngày 07/01/2020

4

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (GCF)

2017-2020

 

82.737

 

 

661

13.405

22.396

46.275

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

5

Dự án "Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long"

2020

 

102.564

 

 

 

 

 

102.564

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

6

Dự án Tăng cường quyền con người và bình đẳng giới thông qua các hoạt động về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (EMPOWER)

2020

 

2.678

 

 

 

 

 

2.678

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

7

Phi dự án “Hỗ trợ đào tạo, tăng cường năng lực chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai tại Việt Nam do Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ tài trợ”

2020

 

3.834

 

 

 

 

 

3.834

 

 

PHỤ LỤC I.3

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PCTT GIAI ĐOẠN 2016-2020 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí theo kế hoạch

Tổng kinh phí được bố trí

Kinh phí được cấp so với kế hoạch (%)

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

Cơ quan chủ trì

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

 

TỔNG SỐ

7.054.452

1.946.684

27,6 %

681.799

398.127

380.435

207.389

278.934

 

 

I

Thủy lợi

5.805.680

1.817.498

31%

619.209

393.127

380.435

184.464

240.263

 

 

1

SCNC Cống Cầu Xe

2016-2018

155.000

114.861

74%

60.000

30.000

24.861

 

 

Tổng cục Thủy lợi

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

2

Gia cố cửa ngoài cống Xuân Quan thuộc HTTN BHH

2016

15.000

15.000

100%

15.000

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

3

HTTL Khe Lại - Vực Mấu tỉnh Nghệ An (GĐ 1)

2016

56.200

31.320

56%

31.320

 

 

 

 

 

4

HTTL Tiểu vùng III- Nam Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, Cái Nước

2016-2020

149.000

129.400

87%

35.000

34.000

32.096

23.804

4.500

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

5

Trạm bơm Phí Xá, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

2016-2017

66.500

66.500

100%

30.000

36.500

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

6

Hồ Đạ Lây, tỉnh Lâm Đồng

2016-2020

149.000

149.000

100%

35.000

30.000

59.000

 

25.000

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

7

SCNC hồ Pa Khoang

2016-2020

73.400

94.495

129%

47.536

19.000

11.130

5.620

11.209

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

8

SCNC bảo đảm an toàn vận hành hệ thống Dầu Tiếng

2016

10.600

0

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

9

HT tưới tiêu và TB điện Ông Cha, H Chợ Mới

2016

35.200

24.941

71%

24.941

 

 

 

 

Tổng cục Thủy lợi

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

10

Trạm bơm cấp nước tưới xóm bản Ruồm - Nà Pài, xã Đạ Thông, huyện Thông Nông

2016

8.900

7.803

88%

7.803

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

11

Xây dựng cống Đập Đuồi và nạo vét hệ thống kênh Thiên Phái

2016-2019

71.900

59.609

83%

36.561

22.000

769

279

 

 

12

Cải tạo, nâng cấp và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi sau nhà máy nhiệt điện Phả Lại

2016-2019

63.800

0

 

 

 

 

 

 

 

 

13

HTTL phục vụ NTTS Tầm Vu Lộ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

2016-2019

111.800

94.427

84%

30.000

25.000

30.000

9.427

 

Tổng cục Thủy lợi

 

14

NC HTTL phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ven sông Châu Giang, huyện Bình Lục- Hà Nam

2016-2018

43.100

49.879

116%

17.048

17.000

15.831

 

 

 

15

Công trình thủy lợi Xuân Trường, huyện Bảo Lạc

2016-2018

80.000

53.927

67%

29.000

15.000

9.927

 

 

 

16

HTTL tưới cho vùng đất dốc huyện Bắc Quang, Vị Xuyên

2017-2020

50.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

17

HTTL tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn

2017-2019

30.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Xây dựng mô hình tưới tiêu hiện đại và tiết kiệm nước huyện Yên Lập

2018-2022

60.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Đầu tư hệ thống công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

2016-2020

230.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hạ tầng thủy lợi vùng chuyên canh cây nhãn

2017-2020

50.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Hạ tầng thủy lợi phục vụ thâm canh mía

2016-2020

70.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Cải tạo, nâng cấp CSHT đồng muối Ròn

2016-2018

59.301

0

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Tưới cây trồng cạn tỉnh Quảng Trị

2017-2020

40.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

24

HTTL phục vụ tưới cây trồng cạn huyện Cam Lâm

2017-2021

80.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Nâng cấp, cải tạo CSHT đồng muối Hòn Khói

2018-2021

50.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Cụm CTTL Đăk Glei

2018-2022

100.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Thủy lợi Đăk Long 1, tỉnh Kon Tum

2016-2020

117.000

93.243

80%

15.000

18.603

25.000

28.000

6.640

Tổng cục Thủy lợi

 

28

Thủy lợi phục vụ tưới vùng mía Định Quán

2016-2020

70.000

105.000

150%

40.000

 

20.000

 

45.000

 

29

Thủy lợi phục vụ tưới cho vùng mía Thành Long

2017-2021

70.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Cụm công trình thủy lợi số 2 huyện Bù Gia Mập

2018-2022

80.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

31

Hạ tầng thủy lợi vùng chuyên canh cây cam

2018-2020

30.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Nâng cấp, cải tạo CSHT đồng muối Bảo Thạnh

2017-2020

75.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Hạ tầng thủy lợi vùng chuyên canh cây chanh huyện Đức Huệ

2018-2022

60.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

34

SC cống Bến Chùa, cống Thâu Râu (GĐ 2)

2016-2017

70.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

35

SCNC cống Neo, kênh Cửu An, âu thuyền An Thổ thuộc HTTL Bắc Hưng Hải

2016-2017

205.646

47.000

23%

20.000

27.000

 

 

 

Tổng cục Thủy lợi

 

36

Sửa chữa nâng cấp 7 đập điều tiết thuộc HTTL Bắc Nam Hà

2016-2020

150.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

37

Tu bổ đê điều (Dự án cấp bách xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai giai đoạn 2016-2020)

2016-2020

833.333

402.169

48%

100.000

70.000

50.000

82.214

99.955

Tổng cục PCTT

 

38

Cụm hồ chứa nước Khuổi Dáng, Bản Lũng, Khuổi Vàng

2016-2020

200.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

39

Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ngập lũ Nam Cường

2016-2020

67.000

60.000

90%

25.000

25.000

3.800

2.241

3.959

Tổng cục Thủy lợi

 

40

Hồ Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ

2017-2020

130.000

117.000

90%

 

3.000

40.000

30.000

44.000

Cục QLXDCT

 

41

SCNC hồ Hồng Khếnh

2017-2020

39.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

42

HTTL Đắk Siat

2016-2020

75.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

43

Trạm bơm Hồ Tây, Buôn Choih

2017-2020

65.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

44

TB cấp nước tưới cây công nghiệp vùng đất dốc lòng hồ Đăk Mi, TB xã Tâm Thắng

2018-2020

40.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

45

TB cấp nước tưới cây cà phê vùng đất dốc lòng hồ EaKao, TP Ban Mê Thuột

2016-2018

24.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

46

Cụm CTTL KonPlông

2017-2022

200.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

47

HTTL Đắk Rô Gia

2017-2021

300.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

48

HTTL Đông Thanh

2017-2021

251.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

49

TB cấp nước tưới cây công nghiệp vùng đất dốc lòng Ia Ring, Hoàng Ân

2017-2021

90.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

50

Hoàn thiện hệ thống kênh hồ Tà Rục (Đầu mối đã đầu tư từ TPCP)

2016-2020

120.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

51

SCNC hồ Đá Mài, huyện Diên Khánh

2016-2020

63.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

52

Cụm công trình Lộc Ninh - Hớn Quản

2018-2022

150.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

53

Hệ thống giám sát mặn

2017-2020

81.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

54

Kè chống xói lở 2 bờ sông Giao Hòa (đoạn tiếp giáp sông Ba Lai)

2016-2020

100.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

55

SCNC hồ Xạ Hương

2017-2019

79.000

40.000

51%

 

15.000

22.121

2.879

 

Tổng cục Thủy lợi

 

56

Xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo thiên tai, đa mực tiêu giai đoạn I

2016-2018

62.000

61.924

100%

20.000

6.024

35.900

 

 

Tổng cục PCTT

 

II

Thủy sản

1.248.772

129.186

10%

62.590

5.000

0

22.925

38.671

 

 

1

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cát Bà, Hải Phòng

2016

23.618

590

2%

590

 

 

 

 

Tổng cục Thủy sản

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

2

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Hòn Tre, tỉnh Kiên Giang

2016-2019

43.057

28.516

66%

24.000

 

 

4.516

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

3

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2017

7.961

500

6%

 

500

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

4

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2016-2019

22.842

13.409

59%

10.000

 

 

3.409

 

Tổng cục Thủy sản

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

5

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Hội - Xuân Phổ, tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 1)

2016-2017

53.349

32.500

61%

28.000

4.500

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

6

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đầm Đề Gi, huyện Phù Cát - Bình Định

2016-2020

150.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đảo Nam Du, huyện Kiên Hải - Kiên Giang

2016-2020

160.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Sông Cửa Lấp (Phước Tỉnh), huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu

2016-2021

157.945

0

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Hội - Xuân Phổ, tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2)

2019-2020

30.000

53.671

179%

 

 

 

15.000

38.671

Tổng cục Thủy sản

 

10

Xây dựng cảng neo đậu tàu Kiểm ngư khu vực Ninh Cơ (cửa Lạch Giang) - tỉnh Nam Định

2016-2020

600.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I.4

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PCTT GIAI ĐOẠN 2016-2020 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí theo kế hoạch

Tổng kinh phí được bố trí

Kinh phí được cấp so với kế hoạch (%)

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

Cơ quan chủ trì

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG SỐ

52.419.475

38.547.200

73,5%

2.200

1.849.000

6.358.500

9.513.000

8.694.000

 

 

A

THUỘC KẾ HOẠCH PCTT 2016-2020

52.419.475

34.503.700

66%

2.200

1.849.000

6.358.500

9.513.000

8.694.000

 

 

1

Hồ Cửa Đạt

2020

500.000

38.000

8%

 

 

 

 

38.000

Cục QLXDCT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

2

Hồ Tả Trạch

2016-2020

187.000

0

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

3

Hồ Thủy Yên, Thuỷ Cam

2016-2020

179.000

0

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

4

Hồ Nước Trong

2019-2020

200.000

66.000

33%

 

 

 

25.000

41.000

Cục QLXDCT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

5

Hồ Định Bình

2016-2020

355.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hồ Bản Mòng

2019-2020

305.831

262.000

86%

 

 

 

60.000

202.000

Cục QLXDCT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

7

Công trình chống lũ thị xã Bắc Cạn

2019-2020

300.000

300.000

100%

 

 

 

70.000

230.000

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 (hồ Nậm Cắt)

8

Sửa chữa nâng cấp cống Báo Đáp

2016-2020

65.428

0

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

9

Nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy

2016-2020

286.085

0

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

10

Sửa chữa nâng cấp đầu mối 5 trạm bơm lớn HTTL Bắc Nam Hà

2017-2020

82.437

174.000

211%

 

20.000

80.000

42.000

32.000

Tổng cục Thủy lợi

Chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

11

Hệ thống tiêu úng Đông Sơn

2019-2020

77.000

77.000

100%

 

 

 

35.000

42.000

Cục QLXDCT

Bổ sung từ 10% dự phòng; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

12

Hồ Bản Mồng

2017-2020

2.005.069

1.757.000

88%

 

500.000

427.000

400.000

430.000

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

13

Nâng cấp, mở rộng cống Nam Đàn

2016-2020

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

14

HTTL Đá Hàn

2016-2020

171.144

0

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Công trình Thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang

2017-2020

757.646

716.000

95%

 

300.000

40.000

186.000

190.000

Cục QLXDCT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

16

Cống Đò Điểm và HT kênh trục sông Nghèn

2003-2017

278.672

0

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Hồ Tà Rục

2019-2020

224.594

142.000

63%

 

 

 

50.000

92.000

Cục QLXDCT

Bổ sung từ 10% dự phòng; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

18

HTTL Tân Mỹ

2018-2020

3.068.457

3.899.000

127%

 

 

1.200.000

1.319.000

1.380.000

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

19

HTTL Tà Pao

2016-2020

1.268.727

954.000

75%

 

250.000

114.000

390.000

200.000

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

20

Hồ Đắk Lông Thượng

2016-2020

76.319

0

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

2017-2020

1.305.210

1.706.500

131%

 

350.000

6.500

550.000

800.000

Cục QLXDCT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

22

Hồ Sông Ray

2020

261.844

90.000

34%

 

 

 

 

90.000

Bổ sung từ 10% dự phòng; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

23

Hệ thống thuỷ lợi Bắc Bến Tre

2017-2020

1.278.601

937.000

73%

 

100.000

320.000

325.000

192.000

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015

24

Hồ chứa nước Bản Lải

2018-2020

3.721.450

2.435.000

65%

 

 

735.000

1.000.000

700.000

 

25

Hồ Mỹ Lâm

2017-2020

127.308

722.000

567%

 

10.000

150.000

312.000

250.000

 

26

Kênh nối sông Tiền - sông Hậu

2016-2020

336.653

0

0%

 

 

 

 

 

 

 

27

Hồ Cánh Tạng và HT thủy lợi Yên Thường, Lạc Thủy

2017-2020

1.500.000

1.176.000

78%

 

20.000

39.000

498.000

619.000

Cục QLXDCT

 

28

Hồ Ngòi Giành

2017-2020

900.000

778.000

86%

 

9.000

269.000

250.000

250.000

 

29

Hồ Phiêng Lúc, Nậm Thi

2017-2022

500.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Nạo vét Lòng Sông Cầu đoạn qua Thành phố Bắc Kạn

2017-2019

150.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

31

Hệ thống thủy lợi Nà Sản

2016-2020

520.000

404.000

78%

 

8.000

41.000

195.000

160.000

Cục QLXDCT

 

32

Sửa chữa nâng cấp hồ Núi Cốc - Gò Miếu

2017-2020

495.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà (GĐ 1)

2016-2020

902.802

167.000

18%

 

20.000

80.000

35.000

32.000

Tổng cục Thủy lợi

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

34

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

2016-2020

630.000

368.000

58%

 

5.000

187.000

143.000

33.000

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025

35

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ

2016-2020

379.840

0

 

 

 

 

 

 

 

 

36

SCNC HTTL Phù Sa

2016-2020

428.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

37

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

2017-2022

750.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

38

Cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp 3 xã ven biển huyện Kim Sơn

2017-2022

607.450

0

 

 

 

 

 

 

 

 

39

Dự án tiêu úng cho tiểu vùng 3, huyện Nông cống

2017-2020

560.000

450.000

80%

 

10.000

100.000

160.000

180.000

Cục QLXDCT

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

40

Cụm công trình thủy lợi Lam Trà, Nậm Việc

2017-2022

516.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

41

Đập Sông Hiếu

2017-2020

700.000

439.000

63%

 

7.000

130.000

192.000

110.000

Cục QLXDCT

 

42

Hệ thống công trình điều tiết đa mục tiêu sông Vu Gia - Thu Bồn khu vực Quảng Huế

2016-2020

500.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

43

HTTL Thạch Nham

2016-2020

1.000.000

412.200

41%

2.200

40.000

150.000

100.000

120.000

Tổng cục Thủy lợi

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

44

Hồ Đồng Mít

2017-2020

2.200.000

1.590.000

72%

 

60.000

530.000

600.000

400.000

Cục QLXDCT

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

45

Hồ Đá Mài

2016-2020

400.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

46

Hồ Sông Chò 1

2017-2020

800.000

416.000

52%

 

7.000

270.000

60.000

79.000

Cục QLXDCT

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

47

Hồ Đồng Điền

2017-2022

3.730.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

48

Hồ Sông Lũy

2017-2020

1.000.000

1.220.000

122%

 

10.000

440.000

470.000

300.000

Cục QLXDCT

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

49

Hồ chứa nước KrôngH'Năng

2017-2022

1.750.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

50

Hồ EaHleo 1

2017-2020

1.000.000

745.000

75%

 

30.000

250.000

295.000

170.000

Cục QLXDCT

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

51

Hồ Ia Thul

2017-2022

1.900.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

52

Cụm CTTL Ia H' Đrai (CTTL vùng nam sa Thầy)

2017-2020

750.000

285.000

38%

 

10.000

110.000

100.000

65.000

Cục QLXDCT

 

53

Hồ chứa nước Đa Sị

2017-2020

615.000

351.000

57%

 

5.000

166.000

100.000

80.000

 

 

54

Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê bao An Tây - Phú An và Tân An Chánh Mỹ

2017-2020

555.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

55

SCNC kênh Tây hồ Dầu Tiếng

2017-2020

600.000

340.000

57%

 

5.000

70.000

200.000

65.000

Tổng cục Thủy lợi

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

56

Dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ

2017-2022

1.000.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

57

Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới 03 xã nông thôn mới (xã Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Thọ) huyện Xuân Lộc

2017-2021

600.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

58

Cụm công trình thủy lợi các huyện vùng cao, biên giới

2017-2020

1.000.000

341.000

34%

 

4.000

127.000

130.000

80.000

Cục QLXDCT

Cụm CTTL vùng cao biên giới Bình Phước

59

Âu Ninh Quới và hệ thống chuyển nước cho Nam QL 1A

2017-2020

400.000

341.000

85%

 

4.000

127.000

130.000

80.000

 

60

Cống Cái Lớn, cống Cái Bé

2017-2020

2.000.000

1.965.000

98%

 

15.000

3.000

1.006.000

941.000

Dự kiến chuyển tiếp sang giai đoạn 2021- 2025

61

Kênh Mây Phốp - Ngã Hậu

2017-2020

515.308

353.000

69%

 

50.000

197.000

85.000

21.000

 

62

HTTL ngăn mặn nam Chắc Băng

2017-2020

400.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

63

Kênh cấp 1 Ven biển Bạc Liêu (Ngăn Dừa, Cầu Sập, Hòa Bình, Phước Long Vĩnh Mỹ, Nàng Rền, Phú Lộc)

2017-2020

815.600

0

 

 

 

 

 

 

 

 

64

Nạo vét hệ thống thủy lợi Cần Thơ - Kiên Giang (KH1, KH6, KH7, kênh Giữa)

2016-2020

320.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

65

Nạo vét hệ thống thủy lợi Cần Thơ - Kiên Giang (kênh Tám Ngàn, H7, H8, Đòn Dông, Tròn, Rạch Giá, Kiên Hảo, Chắc Năng Gù, số 1, T4)

2017-2020

910.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

66

Hệ thống thủy lợi Tiểu vùng II, V, XIV

2017-2020

700.000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

B

BỔ SUNG KẾ HOẠCH PCTT 2016-2020

 

4.043.500

 

0

137.000

1.413.500

1.439.000

1.054.000

 

 

 

1

Dự án nâng cấp đê, kè hữu sông Hồng từ K26+580 đến K32+000 và từ K40+350 đến K47+979

2017-2020

 

260.000

 

 

5.000

70.000

140.000

45.000

Tổng cục PCTT

 

2

Dự án Xây dựng tuyến đê biển Bình Minh 4, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

2017-2021

 

263.000

 

 

3.000

10.000

150.000

100.000

 

3

Trạm bơm Tri Phương II

2017-2020

 

343.000

 

 

3.000

140.000

100.000

100.000

Tổng cục Thủy lợi

 

4

Hệ thống thủy lợi Rào Nan

2017-2020

 

160.000

 

 

5.000

50.000

10.000

95.000

 

5

Hồ chứa nước Nam Xuân

2017-2020

 

300.000

 

 

10.000

100.000

120.000

70.000

 

6

Công trình thủy lợi hồ chứa nước IaMơr giai đoạn 2 (hoàn thiện hệ thống kênh)

2017-2020

 

763.500

 

 

50.000

323.500

210.000

180.000

 

7

HTTL Trạm bơm cống Xuân Hòa

2017-2020

 

213.000

 

 

3.000

100.000

69.000

41.000

 

8

HTTL Nam Bến Tre

2017-2020

 

180.000

 

 

5.000

80.000

65.000

30.000

 

9

Cống Tha La, Trà Sư

2017-2020

 

188.000

 

 

8.000

50.000

90.000

40.000

 

10

HTTL tiểu vùng II, III, V Cà Mau

2017-2020

 

290.000

 

 

5.000

50.000

145.000

90.000

 

11

Sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy nông Đa Độ

2017-2020

 

180.000

 

 

3.000

100.000

60.000

17.000

 

12

Kè chống sạt lở bờ Hữu sông Hồng TP Lào Cai

2017-2020

 

264.000

 

 

4.000

100.000

140.000

20.000

Tổng cục PCTT

 

13

Kè sông Cầu đoạn qua thành phố Bắc Cạn

2017-2020

 

139.000

 

 

3.000

70.000

40.000

26.000

 

14

Công trình Thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (GĐ2)

2017-2020

 

500.000

 

 

30.000

170.000

100.000

200.000

Cục QLXDCT

 

 

PHỤ LỤC I.5

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PCTT GIAI ĐOẠN 2016-2020 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN ODA)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Vốn đối ứng

Vốn ODA

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

Ghi chú

Tổng kinh phí theo kế hoạch

Tổng kinh phí được bố trí

Kinh phí được cấp so với kế hoạch

Vốn đối ứng theo kế hoạch

Vốn đối ứng được bố trí

Kinh phí được cấp so với kế hoạch

Vốn ODA theo kế hoạch

Vốn ODA được bố trí

Kinh phí cấp so với kế hoạch

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG SỐ

28.376.712

11.566.666

41%

3.032.499

1.076.879

36%

25.344.213

10.489.787

41%

2.970.983

2.733.097

2.974.190

1.503.448

1.384.948

 

A

THUỘC KẾ HOẠCH PCTT 2016-2020

28.376.712

11.500.771

41%

3.032.499

1.012.484

33%

25.344.213

10.488.287

41%

2.970.983

2.733.097

2.912.890

1.503.448

1.380.353

 

1

Dự án Tăng cường Quản lý thủy lợi và cải tạo hệ thống thủy nông (ADB5)

2016- 2018

1.919.468

1.025.681

53%

170.232

158.781

93%

1.749.236

866.900

50%

767.082

219.230

39.369

 

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

2

Dự án Bắc sông Chu- Nam Sông Mã (ADB6)

2016- 2019

2.014.543

1.412.005

70%

276.391

102.100

37%

1.738.152

1.309.905

75%

446.429

360.098

509.068

96.410

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

3

Dự án QL Thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐB sông Cửu Long (WB6)

2016- 2018

2.096.370

1.430.701

68%

207.319

126.081

61%

1.889.051

1.304.620

69%

632.133

757.692

40.876

 

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

4

Dự án Quản lý thiên tai (WB5)

2016- 2020

2.435.849

1.132.523

46%

16.382

23.176

141%

2.419.467

1.109.347

46%

240.970

385.400

458.307

45.213

2.633

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

5

Dự án Quản lý và Giảm nhẹ lũ và hạn tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (ADB- GMS1)

2016- 2020

1.051.950

643.164

61%

36.076

29.531

82%

1.015.874

613.633

60%

196.893

160.364

246.301

33.586

6.020

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

6

Dự án Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung vốn vay ADB giai đoạn 2010-2016

2016

260.643

0

 

37.443

0

 

223.200

0

 

 

 

 

 

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

7

Dự án Phan Rí - Phan Thiết (ADB, AFD)

2016- 2017

8.600

8.600

100%

8.600

8.600

100%

 

 

 

3.900

4.700

 

 

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

8

Dự án Thủy lợi Phước Hòa (ADB, AFD)

2016- 2018

631.815

0

 

521.815

0

 

110.000

0

 

 

 

 

 

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

9

Dự án Phát triển nông nghiệp có tưới (WB7)

2016- 2020

3.902.607

2.150.802

55%

297.241

104.570

35%

3.605.366

2.046.232

57%

434.449

485.697

697.943

290.943

241.770

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

10

Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2)

2016- 2020

3.004.867

2.219.104

74%

231.000

196.700

85%

2.773.867

2.022.404

73%

215.209

271.595

604.496

702.004

425.800

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

11

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (JICA3)

2017- 2020

1.560.000

0

 

160.000

0

 

1.400.000

0

 

 

 

 

 

 

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

12

Sữa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

2016- 2020

5.150.000

211.653

4%

650.000

80.000

12%

4.500.000

131.653

3%

1.950

9.454

43.858

48.517

107.874

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

13

Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu (KEXIM1)

2016- 2020

1.300.000

414.281

32%

180.000

60.349

34%

1.120.000

353.932

32%

3.450

38.399

37.804

4.628

330.000

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

14

Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng ổn định và nâng cao sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu long (WB9)

2016- 2020

3.040.000

852.257

28%

240.000

122.596

51%

2.800.000

729.661

26%

28.518

40.468

234.868

282.147

266.256

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

B

BỔ SUNG KẾ HOẠCH PCTT 2016-2020

 

65.895

 

 

64.395

 

 

1.500

 

0

0

61.300

0

4.595

 

1

Dự án Hỗ trợ Thủy lợi VN (WB3)

2018- 2019

 

62.395

 

 

62.395

 

 

 

 

 

 

61.300

 

1.095

CPO; Chuyển tiếp từ giai đoạn 2011- 2015

2

Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán WEIDAP/ADB8

2.018

 

3.500

 

 

2.000

 

 

1.500

 

 

 

 

 

3.500

 


PHỤ LỤC II.1

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng hợp

Số nhiệm vụ/dự án

Dự kiến tổng kinh phí

NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH

123

5.537.981

A

Nguồn vốn SNKT

115

5.119.580

I

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

13

3.740

II

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng

4

13.500

III

Thiết kế quy hoạch, điều tra cơ bản

61

471.000

III.1

Thiết kế quy hoạch

37

343.000

III.2

Điều tra cơ bản

24

128.000

IV

Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

3

3.682.500

V

Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế

27

435.560

V.1

Khoa học công nghệ

21

408.850

V.2

Hợp tác quốc tế

6

26.710

VI

Công tác thường trực PCTT

3

200.000

VII

Thanh tra, kiểm tra

3

3.500

VIII

Các nhiệm vụ khác

1

309.780

B

Nguồn vốn ODA

8

418.401

 

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

249

118.074.861

I

Nguồn vốn NSNN

85

15.171.192

I.1

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

8

663.910

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai

2

310.635

-

Thủy sản

6

353.275

I.2

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

77

14.507.282

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai quốc gia, liên tỉnh

7

4.218.000

-

Các dự án theo vùng Kinh tế

45

5.508.282

-

Thủy sản

25

4.781.000

II

Nguồn vốn TPCP

152

84.525.229

II.1

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

4

6.443.000

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai

4

6.443.000

-

Thủy sản

0

0

II.2

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

148

78.082.229

-

Các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình quốc gia, liên tỉnh

13

8.537.796

-

Các dự án theo vùng kinh tế

135

69.544.433

III

Nguồn vốn ODA

12

18.378.440

III.1

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

9

13.660.270

III.2

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

3

4.718.170

 

TỔNG SỐ

372

123.612.842

 

PHỤ LỤC II.2

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (NHIỆM VỤ PHI CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ & ODA)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nhiệm vụ

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí

Cơ quan chủ trì thực hiện

Ghi chú

TỔNG CỘNG

5.537.981

 

 

A

NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ

5.119.580

 

 

I

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch

3.740

 

 

1

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

240

 

 

1.1

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 160/2018/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai

2021

30

Tổng cục PCTT và các cơ quan thuộc Bộ

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.2

Nghị định thay thế Nghị định 94/2014/NĐ-CP và Nghị định 83/2019/NĐ-CP quy định về thành lập , quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai

2021

30

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.3

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 104/2017/NĐ- CP ngày 14/9/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều

2022

60

 

1.4

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.5

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.6

Thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.7

Thông tư ban hành quy định chung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai và quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

2021

15

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.8

Thông tư về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều

2021

30

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.9

Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về duy tu, bảo dưỡng đê điều

2021

30

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

1.10

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 46/2011/TT-BNNPTNT về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều

2022

30

 

2

Xây dựng chương trình, đề án

2.000

 

 

2.1

Chương trình tổng thể phòng chống thiên tai quốc gia

2021

2.000

Tổng cục PCTT

 

3

Xây dựng kế hoạch

1.500

 

 

3.1

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia giai đoạn 2026-2030

2025

1.000

Tổng cục PCTT

 

3.2

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp Bộ giai đoạn 2026-2030

2025

500

 

II

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng

13.500

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2021-2025

5.000

Tổng cục PCTT

 

2

Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thuộc các hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2021-2025

5.000

 

3

Biên soạn, phổ biến sổ tay phòng chống thiên tai tới các cấp chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân

2022-2025

1.500

 

4

Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ NN&PTNT quản lý

2021-2025

2.000

Tổng cục Thủy Lợi

 

III

Thiết kế quy hoạch, điều tra cơ bản

471.000

 

 

III.1

Thiết kế quy hoạch

343.000

 

 

1

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh

 

112.000

 

 

1.1

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

25.000

Tổng cục Thủy Lợi

 

1.2

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng-Thái Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

12.000

 

1.3

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

10.000

 

1.4

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2021-2022

12.000

 

1.5

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Srêpôk thời kỳ 2025- 2035, tầm nhìn đến năm 2050

2022-2023

12.000

 

1.6

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Sê San thời kỳ 2025- 2035, tầm nhìn đến năm 2050

2022-2023

12.000

 

1.7

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Kone-Hà Thanh thời kỳ 2025- 2035, tầm nhìn đến năm 2050

2023-2024

10.000

 

1.8

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Thạch Hãn-Bến Hải thời kỳ 2025- 2035, tầm nhìn đến năm 2050

2023-2024

7.000

 

1.9

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cả thời kỳ 2025- 2035, tầm nhìn đến năm 2050

2024-2025

12.000

 

2

Quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi liên quan 02 tỉnh trở lên

 

127.000

 

 

2.1

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà

2021-2022

8.000

Tổng cục Thủy Lợi

 

2.2

Quy hoạch thủy lợi hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2022

10.000

 

2.3

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng

2021-2022

10.000

 

2.4

Quy hoạch hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

2021-2022

10.000

 

2.5

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

2022-2023

8.000

 

2.6

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Đồng Tháp Mười

2022-2023

8.000

 

2.7

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Tứ Giác Long Xuyên

2022-2023

7.000

 

2.8

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Ia Mơ

2022-2023

6.000

 

2.9

Quy hoạch hệ thống thủy lợi sông Cầu

2022-2023

8.000

 

2.10

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Cầu Sơn-Cấm Sơn

2022-2023

6.000

 

2.11

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Đại Lải

2022-2023

6.000

 

2.12

Quy hoạch hệ thống thủy lợi An Kim Hải

2023-2024

5.000

 

2.13

Quy hoạch hệ thống thủy lợi An Trạch

2023-2024

5.000

 

2.14

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Suối Giai

2023-2024

5.000

 

2.15

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Ô Môn -Xà No

2023-2024

7.000

 

2.16

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp

2023-2024

8.000

 

2.17

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Bảo Định

2024-2025

5.000

 

2.18

Quy hoạch hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít

2024-2025

5.000

 

3

Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

 

44.000

 

 

3.1

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

2021-2022

15.000

Tổng cục PCTT

 

3.2

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Đáy

2021-2022

7.000

 

3.3

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Cả

2021-2022

7.000

 

3.4

Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm sông Đà, sông Thao và sông Lô, tập trùn vào các khu vực có nguy cơ ngập lũ cao các tỉnh miền núi phía Bắc

2021-2022

5.000

 

3.5

Quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê đối với hệ thống sông Mã

2022-2023

10.000

 

4

Quy hoạch đê điều

 

60.000

 

 

4.1

Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

2021-2022

5.000

Tổng cục PCTT

 

4.2

Quy hoạch đê điều hệ thống sông Đáy

2021-2022

5.000

 

4.3

Quy hoạch đê điều hệ thống sông Cả

2021-2022

5.000

 

4.4

Quy hoạch hệ thống đê bao, bờ bao các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

2021-2022

20.000

 

4.5

Quy hoạch hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang

2022-2023

25.000

 

III.2

Điều tra cơ bản

128.000

 

 

1

Điều tra về các mô hình khắc phục hậu quả thiên tai điển hình gắn với sinh kế bền vững và xây dựng nông thôn mới

2021-2023

4.500

Tổng cục PCTT

 

2

Điều tra, đánh giá và đề xuất bố trí lại dân cư ven các sông chính vùng ĐBSCL

2021-2025

5.000

 

3

Điều tra, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

2.021

2.500

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

4

Điều tra, giám sát hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các cảnh báo, giải pháp xử lý

2021-2025

10.000

 

5

Điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển

2022-2025

5.000

 

6

Điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển

2022-2025

4.000

 

7

Điều tra cơ bản về lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối khu vực miền núi phía Bắc.

2021-2023

3.000

 

8

Điều tra cơ bản về lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi khu vực duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nguyên

2021-2025

4.500

 

9

Điều tra khu vực rủi ro ngập lụt mới phát sinh do phát triển hạ tầng giai đoạn 2015-2019 một số tỉnh khu vực ven biển miền Trung

2021-2022

5.000

 

10

Điều tra, giám sát hiện trạng sạt lở bờ sông Ba, đề xuất các cảnh báo, giải pháp xử lý

2022-2025

3.000

 

11

Giám sát xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp

2021

5.000

Tổng cục Thủy lợi

 

12

Điều tra, đánh giá hiệu quả tưới cho các vùng cây ăn trái chủ lực tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp đảm bảo cấp nước bền vững trong tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn

2021-2023

7.000

 

13

Điều tra, đánh giá hiện trạng công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đề xuất giải pháp phòng chống sạt lở

2021-2025

5.000

 

14

Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác minh nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa

2021-2023

7.500

 

15

Điều tra, đánh giá sa mạc hóa và đề xuất giải pháp thủy lợi nhằm khai thác hiệu quả vùng đất ven biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

2021-2023

5.500

 

16

Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác minh nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2023

7.500

 

17

Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác minh nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà

2021-2023

7.500

 

18

Đo đạc, dự báo dòng chảy, xâm nhập mặn hạ du sông Hồng - Thái Bình, phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước gieo lúa vụ Đông Xuân, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

2021

4.000

 

19

Điều tra, đánh giá hiệu quả và giá trị sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành sử dụng nước khác tại các vùng khan hiếm nước và đề xuất giải pháp nâng cao giá trị sử dụng tổng hợp nguồn nước và phục vụ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp

2021-2023

10.000

 

20

Điều tra, đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp quản lý và công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan tới 2 tỉnh trở lên

2021-2023

5.000

 

21

Điều tra cơ bản đánh giá chất lượng đội tàu cá của Việt Nam để đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho người tàu cá, nâng cao hiệu quả bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá

2021-2022

3.000

Tổng cục Thủy sản

 

22

Đánh giá rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu cho vật nuôi

2021-2025

7.500

Cục Chăn nuôi

 

23

Điều tra, đánh giá vật liệu cháy rừng tại các khu vực trọng điểm trên toàn quốc làm cơ sở cảnh báo cháy rừng phục vụ công tác quản lý phòng cháy chữa cháy rừng và phòng chống thiên tai của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2021-2025

5.000

Tổng cục Lâm nghiệp

 

24

Đánh giá tác động, thiệt hại của thiên tai (bão, lũ, ATNĐ, hạn hán, xâm nhập mặn) đến nuôi trồng thủy sản, đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

2021-2022

2.000

Tổng cục PCTT

 

IV

Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

3.682.500

 

 

1

Duy tu bảo dưỡng đê sông, đê biển các tỉnh thành phố có đê từ cấp III trở lên

2021-2025

2.800.000

Tổng cục PCTT

 

2

Xử lý cấp bách công trình đê điều

2021-2025

860.000

 

3

Bảo trì cho các đập, hồ chứa nước do Bộ quản lý và các hồ chứa nước liên tỉnh trong kế hoạch

2021-2025

22.500

Tổng cục Thủy lợi

 

V

Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế

435.560

 

 

V.1

Khoa học công nghệ

408.850

 

 

1

Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội

2021

800

Tổng cục PCTT

 

2

Nghiên cứu đề xuất, ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ phù hợp trong phòng, chống và giảm thiểu rủi ro lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc

2021

800

 

3

Nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế để lượng hoá tác động của thiên tai và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến trồng trọt, thủy sản, cơ sở hạ tầng có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

2021

1.000

 

4

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bả kiểm soát mối Macrotermitinae gây hại công trình đê, đập ở miền Bắc Việt Nam

2021-2022

2.250

 

5

Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kết cấu chống tràn cho đê sông do lũ.

2021-2022

2.000

 

6

Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển công trình hạ tầng đến kiểm soát lũ vùng ven các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang

2021-2022

2.300

 

7

Chương trình KHCN trọng điểm Quốc gia về phòng, chống thiên tai tại vùng đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL

2022-2025

320.000

 

8

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, NBD và biến đổi lòng dẫn đối với hệ thống đê cửa sông hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

2021-2022

10.000

 

9

Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân và giải pháp ứng phó tình hình gia tăng rủi ro thiên tai lũ vùng duyên hải Nam Trung Bộ

2021-2023

9.000

 

10

Xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật thực hiện dịch vụ công trong phòng chống thiên tai.

2021-2023

3.500

 

11

Nghiên cứu mùa vụ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

2021-2025

50.000

Tổng cục Thủy sản

 

12

Xây dựng hệ thống mô phỏng kỹ thuật hướng dẫn công tác chuẩn bị ứng phó trước, trong và sau bão, lũ, ATNĐ đối với khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản

2022

5.000

 

13

Công trình đê điều - Tiêu chuẩn thiết kế cống qua đê

2021

200

Tổng cục PCTT

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

14

Công trình đê điều - Tiêu chuẩn khoan phụt vữa gia cố nền đê, xử lý nền cống mang cống bằng công nghệ khoan vụt vữa hai nút (nút kép)

2023-2024

500

 

15

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa chất - Phần 1. Công trình đê điều"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

16

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa chất - Phần 2. Công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

17

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa hình - Phần 1. Công trình đê điều"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

18

Tiêu chuẩn "Thành phần khối lượng khảo sát địa hình - Phần 2. Công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển"

2021

100

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

19

Tiêu chuẩn "Quy trình khảo sát, đánh giá diễn biến lòng sông, bờ biển"

2021

200

Chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020

20

Tiêu chuẩn thiết kế cống

2021-2022

400

Tổng cục Thủy lợi

 

21

TCVN “Yêu cầu thiết kế, thi công kè giảm sóng, gây bồi, tạo bãi bằng cọc ly tâm”

2021

500

Tổng cục PCTT

 

V.2

Hợp tác quốc tế

26.710

 

 

1

Hội thảo và triển lãm quốc tế về Khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai

2021

4.100

Tổng cục PCTT

 

2

Hợp tác ASEAN

2021-2025

5.100

 

3

Đóng góp quỹ trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thảm họa

2021-2025

11.660

 

4

Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRRP)

2021-2025

2.500

 

5

Tổ chức các hội nghị Bộ trưởng, hội thảo kỹ thuật quốc tế về hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai

2021-2025

2.500

 

6

Đóng góp quỹ ADRC

2021-2025

850

 

VI

Công tác thường trực PCTT

200.000

 

 

1

Văn phòng thường trực

2021-2025

175.000

Tổng cục PCTT

 

2

Các hoạt động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng

2021-2025

20.000

Tổng cục Thủy lợi

 

3

Các hoạt động phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trong Thủy sản

2021-2025

5.000

Tổng cục Thủy sản

 

VII

Thanh tra, kiểm tra

3.500

 

 

1

Thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật về phòng chống thiên tai và đê điều

2021-2025

1.500

Tổng cục PCTT

 

2

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi

2021-2025

1.000

Tổng cục Thủy lợi

 

3

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

2021-2025

1.000

Tổng cục Thủy sản

 

VIII

Các nhiệm vụ khác

309.780

 

 

1

Các hoạt động không thường xuyên khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

2021-2025

309.780

Các cơ quan thuộc Bộ

 

 

 

 

 

 

 

B

NGUỒN VỐN ODA

418.401

 

 

I

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021- 2025

173.278

 

 

1

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (GCF)

2021

63.893

CPO

 

2

Dự án "Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long"

2021

102.564

 

3

Dự án Tăng cường quyền con người và bình đẳng giới thông qua các hoạt động về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (EMPOWER)

2021-2022

6.821

 

II

Dự án mới trong giai đoạn 2021-2025

245.123

 

 

1

Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cực đoan cho khu vực đô thị Đông Nam Á (URCE)

2021-2024

12.353

CPO

 

2

Xây dựng phương án chỉnh trị sông, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL

2021-2022

20.000

 

3

Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng ĐBSCL

2021-2022

22.000

 

4

Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững ĐBSCL

2021-2023

61.655

 

5

Dự án Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản

2021-2024

129.115

 

 

PHỤ LỤC II.3

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Địa điểm thực hiện

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2021-2025

NSNN

Các nguồn vốn khác

TỔNG SỐ

15.171.192

84.525.229

A

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

663.910

6.443.000

I

Các dự án sửa chữa nâng cấp, xây dựng công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai

310.635

6.443.000

1

Sửa chữa, nâng cấp Hệ thống Bắc Hưng Hải (GĐ 2)

5 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh

 

 

 

1.1

- Cải tạo, nâng cấp bờ kênh trục chính hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2025

 

1.433.000

1.2

- Gia cố cửa ngoài cống Xuân Quan và kênh trong Xuân Quan - Báo Đáp

2021-2025

 

219.000

1.3

- Thay cánh cống và máy đóng mở cống Bá Thủy hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

2021-2023

 

21.000

1.4

- Cống và âu thuyền Nghi Xuyên

2021-2025

 

350.000

2

Sửa chữa, nâng cấp Hệ thống Bắc Nam Hà (GĐ 2)

Nam Định, Hà Nam

 

 

 

2.1

- Dự án Sửa chữa, nâng cấp cống lấy nước trạm bơm Vĩnh Trị I, trạm bơm Nhâm Tràng

2021-2023

 

100.000

2.2

- Nâng cấp trạm bơm Sông Chanh

2021-2025

 

850.000

2.3

- Xây dựng trạm bơm Quỹ Độ II

2021-2025

 

250.000

2.4

- Gia cố kênh tưới chính trạm bơm Như Trác và Kênh dẫn thượng lưu cụm công trình đầu mối cống Âu Thuyền Tắc Giang

2021-2025

 

300.000

3

HTTL cống Cái Lớn - Cái Bé (GĐ 2)

Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang

2021-2025

 

2.500.000

4

Chống ngập úng kết hợp nuôi trồng thủy sản thị xã Chí Linh, Hải Dương

Hải Dương

2021-2023

136.635

 

5

Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống, Thanh Hóa (giai đoạn II)

Thanh Hóa

2021-2025

 

420.000

6

Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống, Thanh Hóa (giai đoạn I)

Thanh Hóa

2021-2022

174.000

 

II

Thủy sản

353.275

 

1

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý, Bình Thuận (GĐ 1)

Bình Thuận

2021-2025

89.914

 

2

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng

Đà Nẵng

2021-2022

79.012

 

3

Trạm kiểm ngư Phú Quốc, Kiên Giang

Kiên Giang

2021

54.789

 

4

Nâng cấp cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang

Kiên Giang

2021-2022

17.682

 

5

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào, Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2022

89.096

 

6

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Trần Đề, Sóc Trăng

Sóc Trăng

2021-2022

22.782

 

B

Dự án khởi công mới giai đoạn 2021-2025

14.507.282

78.082.229

I

Các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai quốc gia, liên tỉnh

4.218.000

8.537.796

1

Dự án Xây dựng Trung tâm điều hành PCTT Quốc gia

Hà Nội

2021-2025

600.000

 

2

Xử lý cấp bách, đảm bảo an toàn hồ chứa nước

Các địa phương liên quan

2021-2025

1.500.000

 

3

Dự án tu bổ, nâng cấp hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt đảm bảo an toàn chống lũ, bão thiết kế

Các địa phương liên quan

2021-2025

1.500.000

 

4

Nâng cấp, sửa chữa công trình phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vườn Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý

Các địa phương liên quan

2021-2025

100.000

 

5

Sửa chữa, nâng cấp HTTL Cầu Sơn-Cấm Sơn

Lạng Sơn, Bắc Giang

2021-2025

 

390.000

6

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Sông Cầu (cải tạo, nâng cấp đập Thác Huống-Đá Gân; tu bổ sửa chữa kênh chính, kênh trôi, kênh N5 và các trạm bơm)

Bắc Giang, Thái Nguyên

2021-2025

 

290.000

7

Dự án Xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo thiên tai, đa mục tiêu (GĐ2)

13 tỉnh ven biển (Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu)

2021-2025

211.000

 

8

Cải tạo, nâng cấp HTTL sông Nhuệ

Hà Nội, Hà Nam

 

 

 

8.1

- Sửa chữa, nâng cấp Cống Lương cổ, cống Nhật Tựu

2021-2025

 

207.796

8.2

- Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Chợ Lương và xây dựng trạm bơm Tân Sơn 2

2021-2025

 

450.000

8.3

- Nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Nhuệ đoạn từ cống Liên Mạc đến đường vành đai 4

2021-2025

 

800.000

9

Trạm bơm Ấp Bắc

Hà Nội, Bắc Ninh

2021-2025

100.000

 

10

SCNC Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống (Kênh Bắc Trịnh Xá và cống Long Tửu)

2021-2025

120.000

 

11

Hệ thống tiếp nguồn Quang Trung - Vĩnh Trụ

Hà Nam, Nam Định

2021-2025

 

400.000

12

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch

Quảng Nam, Đà Nẵng

2021-2025

 

200.000

13

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (GĐ2)

Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước

 

 

 

13.1

- Nạo vét, gia cố, nâng cấp CT trên kênh tiêu Phước Hội - Bến Đình

2021-2025

62.000

 

13.2

- Thiết bị quan trắc, quản lý vận hành

2021-2025

25.000

 

13.2

- Kênh Tây (phần còn lại 19,4 km)

2021-2025

 

750.000

14

Dự án HTTL phục vụ nuôi trồng thủy sản phía nam tỉnh Bạc Liêu và Chống ngập do triều cường, nước biển dâng, sụt lún đất (ngập QL1A, TP Bạc Liêu,…);

Sóc Trăng, Bạc Liêu

2021-2025

 

1.200.000

15

Nạo vét kênh trục Hồng Ngự - Vĩnh Hưng

Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang

2021-2025

 

850.000

16

Kênh Xã Tàu - Sóc Tro thuộc HT các kênh nối sông Tiền - sông Hậu

Đồng Tháp, Vĩnh Long

2021-2025

 

400.000

17

Hệ thống chuyển nước chủ động sản xuất, phòng chống hạn, mặn cho vùng cuối dự án Nam Mang Thít, tỉnh Trà Vinh

Vĩnh Long, Trà Vinh

2021-2025

 

900.000

18

Nạo vét các kênh trục tiêu thoát lũ, cấp nước, giao thông thủy vùng Tứ giác Long - Xuyên

An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang

2021-2025

 

750.000

19

Hoàn thiện Dự án Bảo Định

Long An, Tiền Giang

2021-2025

 

650.000

20

Hoàn thiện Dự án Nhựt Tảo - Tân Trụ

Long An, Tiền Giang

2021-2025

 

300.000

II

Các dự án theo vùng kinh tế

5.508.282

69.544.433

II.1

Miền núi phía Bắc

1.671.198

11.869.000

1.1

Chỉnh trị suối Chăn, huyện Văn Bản, Lào Cai

Lào Cai

2021-2025

114.000

 

1.2

CT bờ hữu sông Hồng (GĐ 2): đoạn từ suối Ngòi Đường đến suối Ngòi Bo (TP Lào Cai) và đoạn từ Thị trấn Phố Lu đến suối Ngòi Nhù (huyện Bảo Thắng)

Lào Cai

2021-2025

 

1.000.000

1.3

Hồ chứa nước Phiêng Lúc, Lai Châu

Lai Châu

2021-2025

 

330.000

1.4

Hồ chứa nước Giang Ma, Lai Châu

Lai Châu

2021-2025

 

390.000

1.5

Hồ chứa nước Bản Phủ, Điện Biên

Điện Biên

2021-2025

 

450.000

1.6

Hồ chứa nước Nậm Xả, Điện Biên

Điện Biên

2021-2025

 

406.000

1.7

Hồ chứa nước Huổi Trạng Tai, Điện Biên

Điện Biên

2021-2025

196.758

 

1.8

Hồ chứa nước Huổi Bẻ, Điện Biên

Điện Biên

2021-2025

85.440

 

1.9

Hồ chứa nước Khuổi Dáng, Cao Bằng

Cao Bằng

2021-2025

80.000

 

1.10

Cụm công trình thủy lợi huyện Bạch Thông, Bắc Kạn

Bắc Kạn

2021-2025

55.000

 

1.11

CT chống sạt lở sông Năng, Bắc Kạn

Bắc Kạn

2021-2025

130.000

 

1.12

Hồ chứa nước Khuổi Hủ, Bắc Kạn

Bắc Kạn

2021-2025

 

1.000.000

1.13

Cụm hồ chứa nước Khuổi Vàng, Bản Lũng, Cao Bằng

Cao Bằng

2021-2025

 

230.000

1.14

Cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tưới ven sông Lô, sông Chảy, tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ

2021-2025

200.000

 

1.15

Hệ thống kênh mương hồ Ngòi Giành, Phú Thọ

Phú Thọ

2021-2025

 

1.500.000

1.16

Hệ thống kênh mương hồ Cánh Tạng, Hòa Bình

Hòa Bình

2021-2025

 

1.165.000

1.17

Hồ chứa nước Thượng Tiến, Hòa Bình

Hòa Bình

2023-2025

 

600.000

1.18

Đê, CT chống sạt lở suối Chăm, Hòa Bình

Hòa Bình

2021-2025

 

550.000

1.19

SCNC hồ Yên Lập, Quảng Ninh

Quảng Ninh

2021-2025

100.000

 

1.20

CT chống sạt lở bờ sông huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh

Quảng Ninh

2021-2025

 

200.000

1.21

Hồ Cao Ngỗi, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

265.000

1.22

SCNC hồ Păng Mò, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

120.000

1.23

Tuyến đê An Khang - Thái Long, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

140.000

1.24

Tuyến đê Vân Sơn, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

 

200.000

1.25

Hồ Đát Đền, Tuyên Quang

Tuyên Quang

2021-2025

170.000

 

1.26

Hệ thống kênh mương hồ Bản Lải, Lạng Sơn

Lạng Sơn

2021-2025

 

450.000

1.27

Kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Cùng, tỉnh Lang Sơn

Lang Sơn

2021-2025

 

200.000

1.28

Cụm công trình thuỷ lợi Vạn Linh, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn

Lạng Sơn

2021-2025

 

200.000

1.29

Hệ thống trạm bơm điện Bản Chúc, huyện Văn Lãng - Văn Quang, Lạng Sơn

Lạng Sơn

2021-2025

120.000

 

1.30

Cải tạo, nâng cấp Đập Thác Huống, Kênh chính, Kênh Trôi và tuyến kênh N5, trạm bơm và kênh tiêu các trạm bơm Cẩm Bào, Việt Hòa, Hữu Nghi, Giá Sơn, Liên Chung, Bắc Giang

Bắc Giang

2021-2025

 

290.000

1.31

Tu bổ, chống sạt lở đê điều hệ thống đê cấp III trên địa bàn huyện Tân Yên từ K6+000-K14+700; Bắc Giang

Bắc Giang

2021-2025

 

300.000

1.32

Công trình chống sạt lở bờ sông Hồng khu vực Cổ Phúc, Yên Bái

Yên Bái

2021-2025

 

322.000

1.33

Công trình chống sạt lở bờ sông Hồng (khu vực hợp Minh), Yên Bái

Yên Bái

2021-2025

 

106.000

1.34

Hệ thống thủy lợi Nậm Lùng, Yên Bái

Yên Bái

2021-2025

120.000

 

1.35

Cụm công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt phát triển vùng động lực huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hà Giang

Hà Giang

2021-2025

 

500.000

1.36

Hệ thống kênh mương Nà Sản, Sơn La

Sơn La

2021-2025

 

225.000

1.37

CT chống sạt lở bờ suối Nậm Păm, Sơn La

Sơn La

2021-2025

 

250.000

1.38

Hồ Bằng Mặn

Sơn La

2021-2025

180.000

 

1.39

Sửa chữa nâng cấp đập Đá Gân và Cống 10 cửa, Thái Nguyên

Thái Nguyên

2021-2025

 

200.000

1.40

Củng cố, nâng cấp tuyến đê Chã, tuyến đê sông Cầu, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên

Thái Nguyên

2021-2025

 

280.000

1.41

Nâng cấp công trình thủy lợi hồ Gò Miếu, huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Thái Nguyên

2021-2025

120.000

 

II.2

Đồng bằng sông Hồng

800.000

9.426.968

2.1

Mở rộng nâng cao năng lực tuyến thoát lũ Mai Phương-Đầm Cút- Địch Lộng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình

2021-2025

200.000

 

2.2

Cải tạo hoàn thiện hệ thống thủy lợi 5 xã miền núi Năm Căn và xây dựng cấp bách hệ thống gạt lũ, tiêu úng 3 xã miền núi Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình

2021-2025

 

950.000

2.3

Củng cố, nâng cấp khẩn cấp đê Cồn Tròn, Hải Thịnh 2, Hải Thịnh 3, thuộc tuyến đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định

Nam Định

2021-2025

 

320.000

2.4

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ nông Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

Nam Định

2021-2025

 

996.000

2.5

Xây dựng hệ thống trạm bơm cống Mý, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Nam Định

2021-2025

 

200.000

2.6

Xây dựng khẩn cấp hệ thống trạm bơm Hùng Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Nam Định

2021-2025

150.000

 

2.7

Gia cố kênh dẫn thượng lưu cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang; Gia cố kênh tưới chính trạm bơm Như Trác, Hà Nam

Hà Nam

2021-2025

 

300.000

2.8

Xây dựng trạm bơm Tân Sơn 2, Hà Nam

Hà Nam

2021-2025

 

200.000

2.9

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Phù Sa, Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

429.648

2.10

Nâng cấp, cải tạo sông Đáy (GĐ2), Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

600.000

2.11

Xử lý đảm bảo ổn định khu vực cửa sông Đuống, Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

500.000

2.12

Cải tạo, nâng cấp cống Vân Cốc , Hà Nội

Hà Nội

2021-2025

 

250.000

2.13

Cải tạo, nâng cấp sông Bần Vũ xá, Hưng Yên

Hưng Yên

2021-2025

 

305.000

2.14

Cải tạo, nâng cấp HTTL Kim Ngưu, Hưng Yên

Hưng Yên

2021-2025

 

202.000

2.15

Sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm vùng triều (khu Nam Thanh), Hải Dương

Hải Dương

2021-2025

 

640.000

2.16

Sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm vùng triều - hạ du sông Thái Bình (khu Kim Thành, Chí Linh), Hải Dương

Hải Dương

2021-2025

 

300.000

2.17

Xây dựng Hồ Đồng Bùa, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

2021-2025

 

250.000

2.18

Cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nước Lập Đinh, Đồng Mỏ, Thanh lanh, Vân Trục, tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

2021-2025

120.000

 

2.19

Sửa chữa, nâng cấp đập Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

2021-2025

150.000

 

2.20

Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trạm bơm Thái Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Thái Bình

2021-2025

 

350.000

2.21

Hoàn thiện hệ thống thủy nông Đa Độ thành phố Hải Phòng

Hải Phòng

2021-2025

 

250.000

2.22

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống tiêu huyện Vĩnh Bảo (Xây dựng trạm bơm Cộng Hiền và cụm công trình đầu mối tiêu Cống Đợn), Hải Phòng

Hải Phòng

2021-2025

 

635.000

2.23

Nâng cấp tuyến đê biển III từ K0+000 đến K21+000 huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Hải Phòng

2021-2025

 

300.000

2.24

Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Tân Chi 1, Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

 

476.972

2.25

Trạm bơm Ngọ Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

 

480.024

2.26

Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Kim Đôi 1, thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

 

492.324

2.27

Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu Tuần La - Chợ Đò (HTTN Nam Đuống), tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh

2021-2025

180.000

 

II.3

Bắc Trung Bộ

996.684

9.510.000

3.1

Hệ thống tiêu úng Đông Sơn (giai đoạn II), Thanh Hóa

Thanh Hóa

2021-2025

 

550.000

3.2

Tiêu thoát lũ sông Nhơm, Thanh Hóa

Thanh Hóa

2021-2025

 

624.000

3.3

Hệ thống kênh mương hồ Bản Mồng, Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

 

3.904.000

3.4

HTTL Khe Lại - Vực Mấu (GĐ2), Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

 

400.000

3.5

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Kênh Lam Trà, Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

200.000

 

3.6

Hệ thống thủy lợi Nậm Việc, Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

170.000

 

3.7

Hệ thống kênh mương hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

835.000

3.8

Hệ thống thủy lợi Đá Hàn (GĐ2), Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

257.000

3.9

Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

950.000

3.10

Hệ thống thủy lợi tưới tiên tiến, tiết kiết kiệm nước cho cây trồng cạn, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

 

250.000

3.11

Đập ngăn mặn Vĩnh Phước, tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị

2021-2025

 

250.000

3.12

SCNC hồ Vực Tròn, Quảng Bình

Quảng Bình

2021-2025

196.684

 

3.13

Nâng cấp cống Mỹ Trung, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình

2021-2025

60.000

 

3.14

Sửa chữa Đập ngăn mặn Thảo Long, Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

2021-2025

200.000

 

3.15

Dự án Xây dựng Hệ thống thủy lợi Trạm bơm Liên Sơn, Ninh Thuận

Thừa Thiên Huế

2021-2025

170.000

 

3.16

Hồ chứa nước Thủy Cam, Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

2021-2025

 

490.000

3.17

Hồ chứa nước Ô Lâu Thượng, Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

2021-2025

 

1.000.000

II.4

Nam Trung Bộ

 

8.230.000

4.1

Hồ Trường Đồng, tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam

2021-2025

 

550.000

4.2

Công trình chống sạt lở bờ biển khu vực Tam Quang, Tam Hải và Tam Tiến, tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam

2021-2025

 

600.000

4.3

SCNC HTTL Thạch Nham (GĐ 2) tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

2021-2025

 

400.000

4.4

HTTL hồ Chóp Vung - Liệt Sơn, Quãng Ngãi

Quảng Ngãi

2021-2025

 

800.000

4.5

Hồ Đá Mài, tỉnh Bình Định

Bình Định

2021-2025

 

700.000

4.6

Xử lý cấp bách CT chống sạt lở bờ biển xóm Rớ, TP Tuy Hòa, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

 

140.000

4.7

CT chống sạt lở bờ biển khu vực xã Hòa Hiệp, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

 

250.000

4.8

Hồ Suối Cái, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

 

500.000

4.9

Hệ thống kênh mương hồ Sông Chò 1, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

600.000

4.10

Hồ Chà Rang (HTTL vùng tôm Ninh Lộc), Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

350.000

4.11

Hồ Sông Cạn, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

400.000

4.12

CT chống sạt lở bờ sông, bờ biển, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

400.000

4.13

Hồ Đồng Điền, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

 

1.000.000

4.14

HTTL Tân Mỹ, Ninh Thuận

Ninh Thuận

2021-2025

 

150.000

4.15

Dự án Nâng cấp, sửa chữa đê, kè biển Phú Thọ - Đông Hải cửa sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận

2021-2025

 

140.000

4.16

Dự án Đê Biển An Hải - Sơn Hải, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận

Ninh Thuận

2021-2025

 

300.000

4.17

Kênh tiếp nước liên huyện phía Nam tỉnh Bình Thuận (Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, TX La Gi)

Bình Thuận

2021-2025

 

450.000

4.18

CT bảo vệ bờ biển, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận

2021-2025

 

500.000

II.5

Tây Nguyên

200.000

13.865.000

5.1

Hệ thống kênh mương hồ Nam Xuân, Đắk Nông

Đắk Nông

2021-2025

 

200.000

5.2

Hồ Đắk Gằn, Đắk Nông

Đắk Nông

2021-2025

 

600.000

5.3

CT chống sạt lở sông Krông Nô, Đắk Nông

Đắk Nông

2021-2025

 

400.000

5.4

Cụm CTTL Đắc Glei, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

400.000

5.5

HTTL liên hồ chứa Đắk Rô Gia, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

900.000

5.6

CT chống sạt lở sông Đăk Bla, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

1.000.000

5.7

CT chống sạt lở sông Đăk Pne, Kon Tum

Kon Tum

2021-2025

 

400.000

5.8

Hệ thống kênh mương hồ Krông pách Thượng, Đăk Lăk

Đăk Lăk

2021-2025

 

650.000

5.9

Hệ thống kênh mương hồ EaHleo 1, Đăk Lăk

Đăk Lăk

2021-2025

 

955.000

5.10

Hồ chứa nước Krông HNăng, Đăk Lăk

Đăk Lăk

2021-2025

 

3.200.000

5.11

Hệ thống kênh mương hồ JaMơ, Gia Lai

Gia Lai

2021-2025

 

410.000

5.12

Hồ chứa nước Ia Thul, Gia Lai

Gia Lai

2021-2025

 

3.100.000

5.13

Hồ Ea Rsai, Gia Lai

Gia Lai

2021-2025

 

650.000

5.14

Hệ thống kênh mương hồ Đạ Sị, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

150.000

5.15

Hệ thống kênh mương hồ Đạ Lây, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

250.000

5.16

Hệ thống kênh mương hồ Đắk Lông Thượng, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

100.000

5.17

Hồ Hiệp Thuận, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

 

500.000

5.18

Công trình chống sạt lở suối Đạ Mi, Lâm Đồng

Lâm Đồng

2021-2025

200.000

 

II.6

Đông Nam Bộ

250.000

1.689.000

6.1

Trạm bơm La Ngà, huyện Xuân Lộc tưới cho 3 xã: Xuân Bắc, Xuân Thọ và Suối Cao, Đồng Nai

Đồng Nai

2021-2025

 

684.000

6.2

Cụm công trình thủy lợi huyện Dĩ An, Bình Dương

Bình Dương

2021-2025

 

360.000

6.3

Hệ thống đê kè thành phố Vũng Tàu

Bà Rịa Vũng Tàu

2021-2025

 

345.000

6.4

Sửa chữa nâng cấp hồ Suối Giai, Bình Phước

Bình Phước

2021-2025

100.000

 

6.5

Hồ Phước Quả, Bình Phước

Bình Phước

2021-2025

150.000

 

6.6

Cụm công trình thủy lợi thành phố Đồng Xoài, Bình Phước

Bình Phước

2021-2025

 

300.000

II.7

Đồng Bằng Sông Cửu Long

1.590.400

14.954.465

7.1

Hồ chứa nước ngọt Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa, Long An

Long An

2021-2025

 

718.672

7.2

Hồ chứa nước ngọt khu Bàu Biển - Vĩnh Hưng, Long An

Long An

2021-2025

 

427.000

7.3

CT chống xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu ven sông Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

 

412.360

7.4

CT chống sạt lở đê bao bảo vệ thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

 

271.080

7.5

Sửa chữa nâng cấp cửa tự động thành cửa cưỡng bức các cống huyện vùng hạ, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

70.000

 

7.6

Hệ thống cống (07 cống) ngăn mặn dọc tuyến QL 62, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

87.000

 

7.7

Nâng cấp bờ Nam kênh An Phong-Mỹ Hòa-Bắc Đông kết hợp giao thông nông thôn, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

196.700

 

7.8

Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi Rạch Chanh phục vụ trữ nước chống hạn, tỉnh Long An

Long An

2021-2025

110.000

 

7.9

Dự án Xử Lý sạt lở đê ven Sông Tiền tại 3 xã Hòa Hưng - An Hữu - Tân Thanh, huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

 

210.000

7.10

Dự án Hệ thống thủy lợi khu vực ven sông Tiền thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

 

850.000

7.11

Các cống ngăn triều trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

 

283.000

7.12

Các cống điều tiết bảo vệ vùng sản xuất thanh long thuộc hệ Bảo Định, tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang

2021-2025

113.000

 

7.13

Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt lở , xây dựng hệ thống cống dọc sông Tiền, Thành phố Cao Lãnh (Giai đoạn II), Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

 

354.240

7.14

Dự án Chống biến đổi khí hậu- hồ trữ nước ngọt Gáo Giồng tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

 

325.000

7.15

Dự án Nâng cấp, cải tạo trạm bơm và công trình nội đồng tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

 

405.000

7.16

Công trình chống sạt lở Bình Thành đến vàm Phong Mỹ sông Tiền (giai đoạn 3 kè bờ), Đồng Tháp

Đồng Tháp

2021-2025

129.600

 

7.17

Hệ thống ô bao lớn kiểm soát mặn vùng Phụng Hiệp - Long Mỹ tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2023

 

250.000

7.18

Nâng cấp, cải tạo kênh Nước Đục (khai thác bãi bồi Viên Lang), Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

 

537.000

7.19

Xây dựng hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2

Hậu Giang

2021-2023

 

230.000

7.20

Nâng cấp kênh Hậu Giang 3, tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

129.800

 

7.21

Nâng cấp, cải tạo kênh trục KH9, tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

118.000

 

7.22

Đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh (GĐ 3), Hậu Giang

Hậu Giang

2021-2025

120.000

 

7.23

Nâng cấp hệ thống đê sông toàn tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021- 2025

 

460.000

7.24

Đầu tư xây dựng 34 cống nội đồng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021- 2025

 

300.000

7.25

CT chống sạt lở khu vực Cồn Hô, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, Trà Vinh

Trà Vinh

2021- 2025

 

270.000

7.26

Nạo vét kênh La Ghi - Trà Côn, tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

 

424.113

7.27

Đầu tư xây dựng 14 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

187.300

 

7.28

CT chống sạt lở sông Long Hồ (đoạn từ cầu Thiềng Đức đến cầu Chợ Cua), Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

 

350.000

7.29

Dự án hoàn thiện đê bao sông Cổ Chiên (đoạn huyện Mang Thít) trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu, Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

 

350.000

7.30

Dự án liên kết vùng Hệ thống thủy lợi kênh Trà Ngoa, Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

154.000

 

7.31

Dự án hệ thống cống kết hợp trạm bơm chống ngập thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long

2021-2025

175.000

 

7.32

Hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn dọc sông Hậu cho vùng Quản Lộ Phụng Hiệp

Sóc Trăng

2021-2025

 

600.000

7.33

Nâng cấp HTTL Long Phú - Tiếp Nhật tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng

2021-2025

 

200.000

7.34

Dự án đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho vùng Tứ Giác Long Xuyên

An Giang

2021-2025

 

1.450.000

7.35

Dự án đầu tư tăng cường khả năng thoát lũ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng (T4, T5, T6, 10 Châu Phú, Xáng Vịnh Tre), An Giang

An Giang

2021-2025

 

480.000

7.36

Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 2

Bến Tre

2021-2025

 

320.000

7.37

Dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre

Bến Tre

2021-2025

 

350.000

7.38

Dự án nạo vét 02 tuyến kênh trục: Cầu Sập - Ninh Quới và Nàng Rền nhằm khắc phục hạn hán, chống xâm nhập mặn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2025

 

230.000

7.39

Đoạn bờ biển bảo vệ đê từ giáp ranh tỉnh Sóc Trăng đến khu du lịch Nhà Mát, Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2025

 

550.000

7.40

Dự án CT chống sạt lở bảo vệ đê biển khu vực thị trấn Gành Hào (từ kênh 3 đến ngã 3 Mũi tàu), Bạc Liêu

Bạc Liêu

2021-2025

 

200.000

7.41

Dự án ĐTXD nâng cấp đê biển Tây (đoạn từ Cái Đôi Vàm đến sông Đốc), Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

524.000

7.42

Hệ thống thủy lợi Tiểu vùng XIV - Nam Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

700.000

7.43

Hoàn thiện Hệ thống thủy lợi Tiểu vùng VII - Nam Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

300.000

7.44

Dự án đầu tư xây dựng đê Bảy Háp, Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

673.000

7.45

HTTL tiểu vùng XII - Nam Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

 

750.000

7.46

Hồ chứa nước Thổ Châu, huyện Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang

2021-2025

 

200.000

III

Thủy sản

4.781.000

 

1

Cảng cá Động lực Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng (cảng cá Bạch Đằng)

Hải Phòng

2021-2025

400.000

 

2

Nâng cấp, mở rộng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Bạch Long Vỹ, huyện Bạch Long Vỹ, Hải Phòng

Hải Phòng

2021-2025

200.000

 

3

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cô Tô, Quảng Ninh

Quảng Ninh

2022-2025

400.000

 

4

Nâng cấp mở rộng cảng cá Ninh Cơ, Nam Định

Nam Định

2021-2025

100.000

 

5

Cảng cá Thụy Tân, tỉnh Thái Bình

Thái Bình

2022-2025

160.000

 

6

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Lạch Hới, Thanh Hóa

Thanh Hóa

2022-2025

160.000

 

7

Cảng cá Lạch Quèn, tỉnh Nghệ An

Nghệ An

2021-2025

150.000

 

8

Cảng cá Cửa Khẩu, Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

2021-2025

200.000

 

9

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Bắc Sông Gianh, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình

Quảng Bình

2021-2024

334.000

 

10

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cồn Cỏ, huyện Cồn Cỏ, Quảng Trị

Quảng Trị

2023-2025

180.000

 

11

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Tam Quang, Quảng Nam

Quảng Nam

2021-2025

238.000

 

12

Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá An Hòa, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Quảng Nam

2022-2025

104.000

 

13

Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa, Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

2021-2025

200.000

 

14

Khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền Sông Tắc gắn liền với cảng cá Hòn Rớ, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2021-2025

200.000

 

15

Khu neo đậu vịnh Cam Ranh gắn với cảng cá Đá Bạc, Khánh Hòa

Khánh Hòa

2023-2025

120.000

 

16

Cảng cá ngừ Đông Tác, Tuy Hòa, Phú Yên

Phú Yên

2021-2025

220.000

 

17

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý, Bình Thuận (GĐ 2)

Bình Thuận

2022-2025

240.000

 

18

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sông Cửa Lấp, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu

2021-2025

175.000

 

19

Cảng cá động lực Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu

2022-2025

160.000

 

20

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Bình Đại, Bến Tre

Bến Tre

2021-2024

40.000

 

21

Nâng cấp cảng cá Định An, Trà Vinh

Trà Vinh

2021-2025

200.000

 

22

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

160.000

 

23

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau

Cà Mau

2021-2025

160.000

 

24

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang

2021-2025

160.000

 

25

Cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang (giai đoạn 2)

Kiên Giang

2023-2025

120.000

 


PHỤ LỤC II.4

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - NGUỒN VỐN ODA)
(Kèm theo Báo cáo Kế hoạch PCTT Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Dự kiến thời gian thực hiện trong giai đoạn

Dự kiến tổng mức đầu tư

Dự kiến phân bổ nguồn vốn

Vốn đối ứng

Vốn ODA

TỔNG SỐ

18.378.437

2.625.952

15.752.488

A

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025

13.660.270

2.315.952

11.344.318

1

Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7)

2021-2025

456.481

198.862

257.619

2

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

2021-2025

1.117.500

100.000

1.017.500

3

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD- ICRSL/WB9)

2021-2025

1.105.434

246.483

858.951

4

Dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu (KEXIM1)

2021-2025

1.698.178

304.942

1.393.236

5

Dự án Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2)

2021-2024

1.661.000

161.000

1.500.000

6

Dự án Thủy lợi Bến Tre (JICA3)

2021-2025

5.361.883

883.681

4.478.202

7

Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2)

2021

8.334

8.334

 

8

Dự án Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau

2021-2023

111.109

26.769

84.340

9

Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán (WEIDAP/ADB8)

2021-2025

46.666

24.286

22.380

9

Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)

2021-2023

2.093.685

361.595

1.732.090

B

Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025

4.718.170

310.000

4.408.170

1

Dự án hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu (ADB9/CAIM)

2022-2025

364.250

10.000

354.250

2

Dự án Quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt thích ứng biến đổi khí hậu (ADB10/CAIFRM)

2022-2025

2.820.000

100.000

2.720.000

3

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng quản lý nước hiệu quả phục vụ Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nông thôn (KEXIM2)

2022-2025

1.533.920

200.000

1.333.920

 



1 Năm 2019, diện tích gieo trồng lúa đạt 7,46 triệu ha, giảm trên 430 ngàn ha.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 467/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 467/QĐ-BNN-PCTT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/01/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản