Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2009/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 21 tháng 12 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07/11/2008 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP, ngày 28/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND, ngày 09/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM . ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND, ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật.
Điều 2. Chức năng của Trung tâm
Trung tâm có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn, hàng năm, trình Sở Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, bao gồm:
a) Thực hiện tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Nghị định số 07/2007/NĐ-CP).
b) Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động và các hoạt động trợ giúp pháp lý khác quy định tại các Điều 35, 36, 37, 40 và Điều 41 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP; chịu trách nhiệm và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho nhân dân.
c) Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Chi nhánh; hướng dẫn hoạt động đối với Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý ở cấp xã, phường, thị trấn và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác.
d) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là cộng tác viên) của Trung tâm và Chi nhánh; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
đ) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.
e) Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ viên chức khác của Trung tâm và Chi nhánh theo thẩm quyền; thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.
5. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
6. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền.
7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP.
8. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương với cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền.
9. Quản lý bộ phận giúp việc, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
10. Đề xuất việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý.
11. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tư pháp giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 4. Tổ chức bộ máy của Trung tâm
1. Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc, các phòng chuyên môn và Chi nhánh trực thuộc, cụ thể như sau:
a) Trung tâm có 02 phòng chuyên môn, gồm:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Nghiệp vụ.
b) Các Chi nhánh trực thuộc Trung tâm, gồm:
- Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 1, trụ sở đặt tại huyện Thạnh Trị, thực hiện trợ giúp pháp lý phạm vi huyện Thạnh Trị và Ngã Năm;
- Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 2, trụ sở đặt tại huyện Vĩnh Châu, thực hiện trợ giúp pháp lý phạm vi huyện Vĩnh Châu;
- Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 3, trụ sở đặt tại huyện Long Phú, thực hiện trợ giúp pháp lý phạm vi huyện Long Phú và Cù Lao Dung.
2. Các phòng chuyên môn trực thuộc:
a) Phòng Hành chính – Tổng hợp thực hiện nhiệm vụ hành chính, tổng hợp, báo cáo, thống kê, văn thư, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, tài liệu, thi đua khen thưởng, công tác tổ chức, tài chính – kế toán theo Quyết định thành lập và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.
b) Phòng Nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo Quyết định thành lập và các hoạt động khác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.
3. Các Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa bàn hoạt động theo Quyết định thành lập và một số nhiệm vụ khác được Giám đốc Trung tâm ủy quyền.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng, Trưởng Chi nhánh của Trung tâm và tuyển dụng, quản lý viên chức thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 5. Biên chế của Trung tâm và Chi nhánh
1. Biên chế của Trung tâm và Chi nhánh được phân bổ trong tổng định mức biên chế sự nghiệp của địa phương hàng năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Ngoài định mức biên chế chuyên môn, nghiệp vụ, căn cứ quy định của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Trung tâm ký hợp đồng lao động để thực hiện một số loại việc nhưng phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp.
1. Kinh phí hoạt động của Trung tâm do Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước. Trung tâm được hỗ trợ từ Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán. Kinh phí hỗ trợ từ Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kinh phí từ nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về viện trợ, tài trợ.
3. Tài sản, cơ sở vật chất của Trung tâm và Chi nhánh do Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức sử dụng hoặc giao cho viên chức, người lao động của Trung tâm hoặc ủy quyền cho Trưởng Chi nhánh quản lý, khai thác, sử dụng cho công việc chuyên môn. Viên chức và người lao động được giao tài sản có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả. Trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người quản lý, sử dụng thì phải bồi thường. Việc quản lý tài sản của Trung tâm được thực hiện theo Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý do lỗi của người thực hiện trợ giúp pháp lý gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, Giám đốc Trung tâm được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm để thực hiện việc bồi thường và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu người thực hiện trợ giúp pháp lý đã gây ra thiệt hại và có lỗi phải bồi hoàn.
1. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
2. Giám đốc có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, điều hành Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định của Quy chế này;
b) Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện trợ giúp pháp lý và phân công thực hiện các công việc trong Trung tâm. Phân công nhiệm vụ cho Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh, Trợ giúp viên pháp lý, các viên chức khác và người lao động; quyết định cử, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý; ủy quyền cho Trưởng Chi nhánh giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm;
c) Quản lý đội ngũ viên chức và người lao động, cộng tác viên của Trung tâm; ban hành nội quy, quy chế làm việc nội bộ của Trung tâm;
d) Đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác về công tác tổ chức, cán bộ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; lập danh sách đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên và thực hiện việc ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên;
đ) Thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản Trung tâm, chịu trách nhiệm và quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tham gia thanh tra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí trong Trung tâm và các Chi nhánh trực thuộc Trung tâm; ký các Báo cáo thống kê của Trung tâm và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các Báo cáo;
h) Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách Trợ giúp viên pháp lý;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp.
Điều 8. Phó Giám đốc Trung tâm
1. Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc Giám đốc Trung tâm, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra hoạt động của Chi nhánh và giải quyết các công việc đột xuất khác do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về các hoạt động được ủy quyền và kết quả công tác được giao.
2. Phó Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm :
a) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, duy trì kỷ luật lao động của Phòng, Chi nhánh được Giám đốc Trung tâm phân công chỉ đạo trực tiếp.
b) Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm trước khi giải quyết các vấn đề quan trọng, phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách và các vấn đề khác.
c) Báo cáo Giám đốc Trung tâm về tình hình giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công phụ trách.
d) Phân công Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lý; trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý.
Khi được Giám đốc Trung tâm ủy quyền giải quyết công việc, Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm và báo cáo với Giám đốc Trung tâm về việc thực hiện công việc được ủy quyền.
Trưởng Phòng là người đứng đầu Phòng, có trách nhiệm giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng Phòng có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Phòng đảm bảo về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của các nhiệm vụ và theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.
2. Quản lý, chỉ đạo, phân công viên chức thuộc phạm vi quản lý, thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi của Phòng và theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.
3. Trưởng Phòng Nghiệp vụ trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Trung tâm giao.
Trưởng Chi nhánh là người đứng đầu Chi nhánh, có trách nhiệm giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng Chi nhánh có trách nhiệm:
1. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chi nhánh trong phạm vi địa bàn hoạt động, trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt.
2. Quản lý, chỉ đạo, phân công Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên làm việc tại Chi nhánh thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đề xuất kiến nghị những vấn đề liên quan đến việc thi hành pháp luật trên địa bàn hoạt động, trình Giám đốc Trung tâm quyết định hoặc phê duyệt.
3. Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi nhánh và thực hiện các công việc khác được Giám đốc Trung tâm phân công hoặc ủy quyền.
Điều 11. Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất, báo cáo Giám đốc, Trưởng Chi nhánh về việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn được phân công; trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý và các công việc khác được lãnh đạo Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh giao.
2. Trợ giúp viên pháp lý có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 24 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc và quản lý trong quá trình thực hiện.
Điều 12. Các viên chức khác và người lao động của Trung tâm
Các viên chức khác và người lao động của Trung tâm có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tham mưu, thực hiện công việc trong phạm vi phân công; chấp hành sự chỉ đạo của người quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng Phòng, Trưởng Chi nhánh, lãnh đạo Trung tâm và pháp luật về nhiệm vụ được phân công; có ý kiến đề xuất về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao; có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức và lao động.
1. Trung tâm làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của viên chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Những công việc sau đây cần được thảo luận trong tập thể lãnh đạo Trung tâm trước khi Giám đốc Trung tâm quyết định:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn, các văn bản, đề án liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Công tác tổ chức, cán bộ.
c) Mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác có giá trị lớn.
d) Các vấn đề khác mà Giám đốc thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Phòng, Trưởng Chi nhánh về toàn bộ nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý do mình thực hiện. Giám đốc Trung tâm, Trưởng Phòng, Trưởng Chi nhánh không được can thiệp hoặc gây áp lực vì mục đích cá nhân, tư lợi đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trung tâm và Chi nhánh xây dựng kế hoạch công tác năm, sáu tháng, quý và tháng trên cơ sở kết quả công tác của năm trước, kế hoạch công tác của Sở Tư pháp và các nhiệm vụ công tác năm.
1. Hàng tuần, lãnh đạo Trung tâm hội ý các Trưởng Phòng tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác trong tuần và triển khai kế hoạch công tác của Trung tâm trong tuần tiếp theo.
2. Sáu tháng, hàng năm Trung tâm tổ chức họp toàn thể viên chức của Trung tâm và Chi nhánh đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác; trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm trợ giúp pháp lý và triển khai kế hoạch thời gian tiếp theo. Thời gian họp do Giám đốc Trung tâm quyết định; trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Trung tâm triệu tập họp đột xuất.
3. Chi nhánh họp mỗi tháng một lần để đánh giá kết quả thực hiện công tác và triển khai kế hoạch công tác tháng tiếp theo. Trường hợp cần thiết, Trưởng Chi nhánh triệu tập họp đột xuất để thảo luận các hoạt động chung hoặc tham gia giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Trung tâm quyết định tham dự cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Chi nhánh khi cần thiết.
1. Định kỳ hàng quý, sáu tháng, năm, Trung tâm phổ biến chương trình, kế hoạch công tác của Trung tâm; truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc thông tin tình hình liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn; cho ý kiến chỉ đạo Phòng, Chi nhánh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và vấn đề có liên quan; nghe ý kiến đề xuất của viên chức Trung tâm về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi tiếp nhận thông tin có liên quan đến công tác của Trung tâm hoặc Chi nhánh, viên chức phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh để xin ý kiến chỉ đạo, không được tự ý công bố thông tin mà Trưởng Chi nhánh, lãnh đạo Trung tâm hoặc lãnh đạo Sở Tư pháp chưa cho ý kiến chỉ đạo cụ thể.
1. Giám đốc Trung tâm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng, năm với Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo hàng tháng, quý, sáu tháng, năm, đột xuất hoặc chuyên đề theo yêu cầu của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.
2. Giám đốc Trung tâm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và sử dụng kinh phí hoạt động của Trung tâm định kỳ theo tháng, quý, sáu tháng và năm; báo cáo đột xuất hoặc chuyên đề theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
Điều 18. Quản lý, lưu trữ công văn, hồ sơ vụ việc và công bố số liệu
1. Quản lý, lưu trữ công văn, tài liệu:
Công văn đến, công văn đi phải được đăng ký vào sổ theo quy định. Công văn đến phải được chuyển cho lãnh đạo Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh để xử lý kịp thời; công văn đi phải được lưu theo đúng quy định. Việc phát hành, lưu trữ công văn, tài liệu phải tuân theo quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và yêu cầu bảo mật của nhà nước.
Theo phân công của Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, công văn được chuyển đến viên chức của Trung tâm hoặc Chi nhánh. Chi nhánh, viên chức được phân công có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời theo yêu cầu của nội dung công văn.
2. Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý:
Sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh xem xét để chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý lưu trữ theo quy định. Đối với hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý do Chi nhánh thực hiện thì chậm nhất là ngày cuối cùng của năm đó, Chi nhánh phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc về Trung tâm để lưu trữ theo quy định. Việc giao nhận hồ sơ lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.
3. Các văn bản, tài liệu, số liệu đang trong thời gian nghiên cứu, các vụ việc đang trong quá trình xem xét, giải quyết phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin về số liệu tuyệt đối của hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương phải được sự đồng ý của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý về trợ giúp pháp lý. Các thông tin có liên quan đến hoạt động dự án hợp tác quốc tế hoặc khi làm việc với người nước ngoài (nếu có) phải tuân thủ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về trợ giúp pháp lý. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về số liệu thống kê, báo cáo, công bố thông tin của Trung tâm.
1. Công tác quản lý lao động của Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm tuân theo quy định của Bộ luật Lao động, pháp luật về cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Viên chức của Trung tâm tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở phải được Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh cử. Sau khi hoàn thành công việc, người được cử có trách nhiệm báo cáo ngay kết quả làm việc với Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh.
3. Trường hợp viên chức của Trung tâm được cử hoặc mời tham gia hoạt động của các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, của các cơ quan, tổ chức khác không thuộc phạm vi nhiệm vụ của Trung tâm, phải báo cáo Giám đốc và chỉ được thực hiện sau khi được sự đồng ý của Giám đốc Trung tâm.
Điều 20. Quan hệ với Cục Trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.
2. Khi có vướng mắc phát sinh hoặc có vấn đề cần trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, Trung tâm báo cáo xin ý kiến hướng dẫn bằng văn bản gửi Cục Trợ giúp pháp lý, đồng gửi Giám đốc Sở Tư pháp để theo dõi, phối hợp quản lý, chỉ đạo giữa Cục Trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp đối với hoạt động của Trung tâm.
Điều 21. Quan hệ với Sở Tư pháp
1. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo của Giám đốc Sở Tư pháp. Trung tâm có trách nhiệm tổ chức thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Sở Tư pháp liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý; báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, đề xuất phương án xử lý và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp về lĩnh vực trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo đó.
2. Trung tâm phản ánh đề xuất, kiến nghị với Sở Tư pháp về các vấn đề tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách và các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo quy định pháp luật.
3. Trung tâm phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Tư pháp trong việc tham mưu Sở Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Phòng Tư pháp cấp huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 22. Quan hệ với Phòng Tư pháp huyện, thành phố
Trung tâm phối hợp với Phòng Tư pháp thực hiện thông tin về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phát triển mạng lưới cộng tác viên trợ giúp pháp lý, khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
Điều 23. Quan hệ với các đơn vị trực thuộc
1. Quan hệ giữa Trung tâm với Phòng:
a) Trung tâm quản lý toàn diện về tổ chức, hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm về hoạt động của Phòng; thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng.
b) Phòng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm về toàn bộ nghiệp vụ, chuyên môn trong hoạt động của Trung tâm và theo quy định pháp luật.
2. Quan hệ giữa Trung tâm với Chi nhánh:
a) Trung tâm quản lý toàn diện về tổ chức, hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh; thực hiện việc hướng dẫn, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Chi nhánh; có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động của Chi nhánh.
b) Hàng tháng, sáu tháng, năm, Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh với Trung tâm; qua đó đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề tổ chức, biên chế, chế độ chính sách và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, nhằm kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên phạm vi địa bàn hoạt động.
c) Chi nhánh tham mưu Giám đốc Trung tâm hướng dẫn kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên phạm vi địa bàn hoạt động; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
3. Quan hệ giữa viên chức với Giám đốc Trung tâm:
a) Viên chức có quyền đề xuất, kiến nghị với Giám đốc Trung tâm về các biện pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người khác.
b) Viên chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ của mình khác với ý kiến của Giám đốc Trung tâm, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm.
4. Viên chức của Trung tâm giữ mối quan hệ phối hợp, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác, đấu tranh phê bình với các hành vi sai trái của đồng nghiệp nhằm xây dựng đội ngũ viên chức của Trung tâm có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Quan hệ giữa Trung tâm với cộng tác viên được thực hiện theo hợp đồng cộng tác ký kết giữa Giám đốc Trung tâm với cộng tác viên và các quy định pháp luật về cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
6. Các vấn đề thuộc nội bộ Trung tâm do Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.
Điều 24. Quan hệ với Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm trực tiếp hoặc thông qua Chi nhánh hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; cử Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên tham gia sinh hoạt hoặc định hướng sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
2. Hàng tháng, sáu tháng, năm, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý báo cáo hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, Trung tâm và Chi nhánh; kiến nghị, đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý có vướng mắc hoặc cần phải tháo gỡ thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
Điều 25. Quan hệ với các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm giữ mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc và ở địa phương trong việc thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý.
2. Khi nhận được văn bản, hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước địa phương khác hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý ở địa phương chuyển đến, Trung tâm có trách nhiệm thụ lý và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 26. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương
1. Trung tâm tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện truyền thông về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phối hợp với các cơ quan hữu quan khác ở địa phương trong việc quản lý, sử dụng cộng tác viên, mời cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan, ban ngành ở cơ sở tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương khi nhận được kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật của Trung tâm có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét và giải quyết theo quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm có thành tích trong hoạt động trợ giúp pháp lý được Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
2. Viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và Quy chế này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định pháp luật.
Điều 28. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có sự thay đổi Quy chế mẫu của Bộ Tư pháp hoặc theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan soạn thảo, tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Trung tâm tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế phù hợp với thực tế của địa phương và quy định của Nhà nước.
- 1Quyết định 34/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 49/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 291/2004/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 202/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 900/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 1491/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Kạn
- 7Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 8Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên
- 10Quyết định 67/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 11Quyết định 48/QĐHC-CTUBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực thi hành
- 12Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Tây Ninh
- 13Quyết định 1529/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tiền Giang
- 14Quyết định 2729/1999/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Phú Thọ
- 15Quyết định 3296/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ
- 16Quyết định 41/2008/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai
- 17Quyết định 17/2014/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Cần Thơ
- 18Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- 19Quyết định 91/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2019
- 1Quyết định 34/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 48/QĐHC-CTUBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- 4Quyết định 91/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2019
- 1Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 2Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 02/2008/QĐ-BTP về quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Thông tư liên tịch 08/2008/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn tổ chức và biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 49/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Cần Thơ
- 9Quyết định 291/2004/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước thành phố Cần Thơ
- 10Quyết định 202/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 900/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Bình
- 12Quyết định 1491/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Kạn
- 13Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 14Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Nam
- 15Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên
- 16Quyết định 67/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 17Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Tây Ninh
- 18Quyết định 1529/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tiền Giang
- 19Quyết định 2729/1999/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Phú Thọ
- 20Quyết định 3296/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ
- 21Quyết định 41/2008/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai
- 22Quyết định 17/2014/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Cần Thơ
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- Số hiệu: 46/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Huỳnh Thành Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra