UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1771/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2011 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp, tại Tờ trình số 693/TT-STP ngày 22 tháng 7 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHẤN DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
1. Mục đích
Thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang để nhằm nâng cao nhận thức về dân trí pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc nhóm “yếu thế” của xã hội có điều kiện để tiếp cận với dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước, góp phần đảm bảo cho mọi người (dù giàu hay nghèo) đều được bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Mặt khác phát triển trợ giúp pháp lý là để phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật và định hướng phát triển ngành Tư pháp; kịp thời thể chế hoá và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và bảo vệ công lý.
2. Yêu cầu
- Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trước hết phải phù hợp với yêu cầu và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo;
- Trợ giúp pháp lý phải gắn với cơ sở, hướng về cơ sở, được tổ chức thực hiện lồng ghép trong các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa; an sinh xã hội, chính sách dân vận và dân tộc để gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện dân chủ bảo đảm công bằng xã hội.
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Phát triển trợ giúp pháp lý ổn định, bền vững, đảm bảo cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện của Nhà nước, huy động triệt để sự tham gia của các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của cộng đồng Quốc tế, các cơ quan tổ chức doanh nghiệp và cá nhân góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, tăng hiệu quả thực thi công vụ và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.
2.1. Bảo đảm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho người dân:
- Đẩy mạnh các hình thức truyền thông pháp luật xuống cơ sở phù hợp với phong tục tập quán và đặc thù của từng dân tộc, đảm bảo đáp ứng từ 50 – 70% người dân biết về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, biết về các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, biết được địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Hàng năm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động từ 25 – 30% số xã trong tỉnh; Tăng tỷ lệ số vụ việc thông qua hình thức tham gia tố tụng, đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý (Đáp ứng khoảng 20% số vụ án về hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân gia đình…đưa ra xét xử tại địa phương có Trợ giúp viên, Luật sư là cộng tác viên tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra hoặc khởi tố vụ án); Bảo đảm từ 90% trở lên số vụ việc yêu cầu tư vấn pháp luật được hoàn thành từ 30% số vụ việc kiến nghị thi hành pháp luật của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được giải quyết triệt để.
- Thường xuyên hướng dẫn về nghiệp vụ và duy trì tốt hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức các chuyên đề để lồng ghép tư vấn pháp luật cho đồng bào dân tộc tại các đợt sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (khoảng 30% số Câu lạc bộ/năm được tổ chức sinh hoạt chuyên đề, nói chuyện về pháp luật).
- Bảo đảm các hoạt động trợ giúp pháp lý tại trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh, đáp ứng trên 50% nhu cầu trợ giúp pháp lý cho người dân.
2.2. Tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, thành lập Chi nhánh trợ giúp pháp lý tại 04 huyện nghèo và các huyện còn lại theo lộ trình của Đề án.
- Phát triển đội ngũ Trợ giúp pháp lý có tính chất chuyên nghiệp, đáp ứng 90% nhu cầu trợ giúp pháp lý tại các huyện trong tỉnh. Hàng năm cử từ 02 cán bộ trở lên có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia học lớp Luật sư và nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để tạo nguồn trợ giúp viên pháp lý; mở rộng mạng lưới cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở cơ sở, đặc biệt là đối với già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, cập nhật các văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý, bảo đảm 100% số người thực hiện trợ giúp pháp lý được tập huấn.
- Khuyến khích, huy động các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng về trợ giúp pháp lý của người dân ở các lĩnh vực pháp luật.
- Bảo đảm 100% các xã, thị trấn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đều có Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
3.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước:
- Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý tương ứng với sự phát triển của mạng lưới tổ chức thực hiện về trợ giúp pháp lý, đặc biệt phát triển mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý xã hội và cộng đồng.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đầu tư xây dựng hệ cơ sở dữ liệu vụ việc trợ giúp pháp lý bảo đảm khoa học, linh hoạt, đầy đủ và chính xác các thông số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, thống kê…
- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
3.2. Tăng cường về nguồn lực, năng lực để thực hiện trợ giúp pháp lý:
- Hàng năm bổ sung và tăng thêm biên chế cho Trung tâm và các Chi nhánh trợ giúp pháp lý ở cấp huyện đảm bảo từ nay đến năm 2015 Trung tâm và các Chi nhánh có đủ biên chế theo lộ trình Đề án.
- Tăng cường năng lực của các tổ chức hành nghề Luật sư và các tổ chức xã hội tham gia trợ giúp pháp lý để dân trở thành lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu; xây dựng cơ chế để các luật sư thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với công tác trợ giúp pháp lý, hàng năm các Luật sư có nghĩa vụ thực hiện một số vụ việc trợ giúp pháp lý nhất định không nhận thù lao, giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách và người dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn.
3.3. Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý:
- Tham mưu, đề xuất đưa trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật thành một nội dung của công tác dân vận, về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền, phổ biến về công tác này.
- Thực hiện đồng bộ nhiều hình thức trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật phù hợp với trình độ, phong tục tập quán và đặc thù của từng dân tộc như: thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động hoặc thông qua việc lồng ghép với các lễ hội văn hoá, chợ phiên hoặc hoạt động tôn giáo.
- Đẩy mạnh truyền thông bằng các hình thức: biên soạn, in ấn và phát hành tờ gấp pháp luật, in sao bằng tiếng dân tộc phát tại các phiên chợ hoặc loa phát thanh của thôn, bản; cung cấp các thông tin giới thiệu về trợ giúp pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trụ sở Uỷ ban nhân dân các cấp, trường học, Bưu điện văn hoá xã…
- Thực hiện trợ giúp pháp lý lồng ghép với các chương trình, đề án có mục tiêu liên quan để phát huy có hiệu quả tổng hợp các lĩnh vực mà Nhà nước có hỗ trợ nhằm bảo đảm tiết kiệm về ngân sách và thời gian của đồng bào.
4. Các hình thức thực hiện và lộ trình thực hiện
4.1. Hoạt động truyền thông pháp luật:
- Cung cấp bảng tin giới thiệu về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các xã, các trường học và các điểm Bưu điện văn hoá xã, trước hết ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc 06 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a (Đồng Văn, Mèo vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần).
+ Năm 2011: Tiến hành cung cấp bảng tin giới thiệu về trợ giúp pháp lý cho Uỷ ban nhân dân các xã với số lượng: 112 Biển;
+ Năm 2012: Tiếp tục cung cấp bảng tin cho các xã, thị trấn còn lại;
+ Năm 2013: Cung cấp cho các điểm Bưu điện văn hoá xã;
+ Năm 2014 – 2015: Cung cấp cho các Trường tiểu học, Phổ thông Cơ sở tại các xã, thị trấn trong tỉnh.
- Biên soạn, in và phát hành các loại tờ gấp pháp luật cung cấp cho người dân tại các đợt trợ giúp pháp lý lưu động; số lượng in cho cả giai đoạn từ 400.000 đến 500.000 tờ mỗi loại.
4.2. Các hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể:
4.2.1. Cử Trợ giúp viên, Luật sư tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng:
Hàng năm cử trợ giúp viên pháp lý. Luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý (dự kiến thực hiện từ 100 đến 150 vụ việc/năm trong đó số vụ việc do trợ giúp viên tham gia từ 80 đến 100 vụ việc).
4.2.2. Hoạt động tư vấn pháp luật:
Tăng số vụ việc tư vấn thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và thông qua tư vấn bằng văn bản do các cộng tác viên thực hiện, hàng năm thực hiện từ 800 đến 1.000 số vụ việc tư vấn. Trong đó số vụ việc do trợ giúp viên thực hiện từ 500 đến 700 vụ việc; cộng tác viên thực hiện từ 100 đến 300 vụ việc.
4.2.3. Trợ giúp pháp lý lưu động:
Thường xuyên tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến tận thôn, bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh (phấn đấu mỗi năm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động từ 60 xã trở lên)
4.2.4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác:
Thường xuyên hướng dẫn các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tổ chức sinh hoạt đều đặn, duy trì và ổn định về cách thức tổ chức sinh hoạt.
4.3. Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý:
Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên và cộng tác viên của Trung tâm; các thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, bảo đảm số người thực hiện trợ giúp pháp lý được bồi dưỡng kiến thức pháp luật đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý cho người dân.
+ Mỗi năm tổ chức từ 02 đến 03 hội nghị tập huấn cho các thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (dự kiến mỗi lớp có từ 80 đến 100 người).
+ Mỗi năm tổ chức 01 đợt tập huấn nghiệp vụ cho chuyên viên, cộng tác viên, thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành và các cơ quan tiến hành tố tụng (số lượng 80 người/hội nghị)
1. Phân công trách nhiệm
1.1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể có liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch này.
- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược này; định kỳ hàng năm, 05 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chiến lược trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh các mục tiêu, nội dung giải pháp cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung cụ thể cho từng năm bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung và giải pháp của kế hoạch.
- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trong đó có các nội dung liên quan đến trỉển khai, thực hiện chiến lược.
1.2. Sở Tài Chính:
Hàng năm cân đối kinh phí, xác định mức ngân sách phù hợp với yêu cầu phát triển trợ giúp pháp lý cấp cho Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh để triển khai các nội dung của Chiến lược theo kế hoạch đã đề ra.
1.3. Sở Nội vụ:
Chủ trì phối hợp với Sở Tư Pháp xác định, bổ sung định mức biên chế đợc giao hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp trong đó có Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh (Sở Tư Pháp) trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
1.4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện truyền thông về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.
1.5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai, thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương.
1.6. Đề nghị Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan tiến hành tố tụng khác chỉ đạo các cơ quan theo ngành dọc thuộc quyền quản lý của mình thực hiện tốt công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao chât lượng tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
1.7. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
Tham gia tích cực trong việc tổ chức giám sát và phản biện xã hội về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; vận động, tập hợp các tổ chức thành viên tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý.
2. Chế độ thông tin, báo cáo
- Định kỳ 06 tháng, 01 năm các địa phương, các sở, ban, ngành có trách nhiệm thống kê, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Tư Pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, phối hợp tổng hợp báo cáo bằng văn bản với uỷ ban nhân dân tỉnh về quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2015, trong quá trình triển khai thực hiệu nếu có khó khăn vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2009 về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 3Quyết định 36/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ, phân cấp quản lý và sử dụng vốn thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Quyết định 20/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 10/2008/QĐ-UBND quy định quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Quyết định 1609/QĐ-UBND năm 2009 Kế hoạch thực hiện Quyết định 792/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 1644/QĐ-UBND năm 2009 về kế hoạch thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2009 về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 4Quyết định 36/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 11/2008/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ, phân cấp quản lý và sử dụng vốn thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Quyết định 20/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 10/2008/QĐ-UBND quy định quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Quyết định 678/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1609/QĐ-UBND năm 2009 Kế hoạch thực hiện Quyết định 792/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 8Quyết định 1644/QĐ-UBND năm 2009 về kế hoạch thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- Số hiệu: 1771/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Đàm Văn Bông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực