- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Du lịch 2017
- 5Luật Lâm nghiệp 2017
- 6Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 7Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2018 thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023 do Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 13Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 14Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 15Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 276/QĐ-UBND năm 2019 về bổ sung nội dung tại Điều 1 Quyết định 199/QĐ-UBND phê duyệt, quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 459/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Căn cứ Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023;
Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;
Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;
Căn cứ Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng;
Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra rừng và theo dõi diễn biến rừng;
Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 17/10/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Phước Bình đến năm 2030;
Theo Thông báo số 340/TB-VPUB ngày 22/12/2020 340/TB-VPUB ngày 22/12/2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam tại cuộc họp nghe báo cáo Phương án quản lý rừng bền vững, Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phước Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 326/TTr-SNNPTNT ngày 28/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Phước Bình đến năm 2030. Trong đó gồm một số nội dung chính như sau:
1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Phước Bình đến năm 2030.
2. Tên chủ rừng: Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình.
a) Mục tiêu chung:
- Bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và các sinh cảnh tự nhiên độc đáo của Vườn quốc gia Phước Bình.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Phước Bình trở thành khu du lịch sinh thái và văn hóa - lịch sử chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực.
- Nâng cao năng lực quản lý của Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình.
- Góp phần cải thiện sinh kế bền vững cho người dân sống vùng đệm gắn với công tác bảo vệ rừng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Về môi trường:
Bảo vệ nguyên vẹn toàn bộ diện tích rừng và các sinh cảnh rừng tự nhiên hiện có là 19.799,44 ha để duy trì, điều tiết, cung cấp nước cho các hồ chứa nước vùng hạ lưu.
Bảo tồn tài nguyên động, thực vật, đặc biệt là 110 loài động vật và 172 loài thực vật có tên trong danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm.
Phục hồi, phát triển rừng trên các trạng thái đất trống tại phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là 842,0 ha và tại khu vực rừng phòng hộ là 356,6 ha.
Tăng độ che phủ của rừng trong phạm vi Vườn quốc gia Phước Bình năm 2020 từ 80,6% lên 84,5% vào năm 2030 thông qua công tác phát triển rừng.
- Về xã hội:
Nâng cao năng lực về nghiên cứu khoa học của đội ngũ viên chức, thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu hệ sinh thái, nghiên cứu bảo tồn loài và nghiên cứu thực nghiệm, chuyển giao các kết quả nghiên cứu.
Phối hợp chặt chẽ, nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng vào các hoạt động giao khoán bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái.
- Góp phần cải thiện sinh kế, giảm nghèo cho các cộng đồng và giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Về kinh tế:
Cung cấp các giá trị, dịch vụ môi trường rừng ổn định, bền vững từ các loại rừng nhằm tạo ra nguồn thu để chi trả cho việc giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Vườn quốc gia.
Tăng cường hợp tác, liên kết, cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, có trách nhiệm với xã hội, môi trường và tăng cường tiếp cận các khoản tài trợ trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn và phát triển rừng.
Triển khai thực hiện các nội dung của Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phước Bình đến năm 2030 để thu hút lượng khách du lịch bình quân từ 10.000-15.000 lượt mỗi năm.
4. Hiện trạng, kế hoạch sử dụng đất:
a) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2020 giao Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình quản lý: 24.997,19 ha; trong đó:
- Đất rừng đặc dụng: 19.607,66 ha (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.436,66 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 7.993,88 ha, phân khu dịch vụ hành chính: 1.047,12 ha, vùng đệm trong: 130,0 ha).
- Đất rừng phòng hộ: 5.279,61 ha.
- Đất rừng sản xuất: 109,92 ha.
b) Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030: 24.820,83 ha; trong đó:
- Đất rừng đặc dụng: 19.427,91 ha (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.436,66 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 7.993,88 ha, phân khu dịch vụ hành chính: 997,37 ha).
- Đất rừng phòng hộ: 5.81,94 ha.
- Đất rừng sản xuất: 110,98 ha.
Diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất đến năm 2030 tăng lần lượt 2,33 ha và 1,06 ha do sai số trong quá trình rà soát, tính toán diện tích từ các lô quy hoạch chi tiết. Diện tích đất rừng đặc dụng đến năm 2030 giảm 179,75 ha so với hiện trạng năm 2020 (do quy hoạch chuyển sang mục đích đất sản xuất nông nghiệp, giao về địa phương quản lý để ổn định sản xuất cho người dân, chuyển sang mục đích đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh - xã hội và do chưa thống kê diện tích vùng đệm trong vào diện tích quy hoạch đất rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp và Điều 16 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ).
5. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Kế hoạch khoán bảo vệ rừng: Tiếp tục thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức có hên quan với diện tích 12.400 ha/năm.
b) Kế hoạch thực hiện đồng quản lý: Với diện tích đất rừng sản xuất giao Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình quản lý, hiện trạng rừng và sử dụng đất đối với loại rừng này là rừng nghèo và đất nông nghiệp, trong giai đoạn đến năm 2030, Vườn quốc gia Phước Bình sẽ tổ chức thí điểm mô hình đồng quản lý rừng giữa chủ rừng với cộng đồng địa phương.
c) Kế hoạch bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật hại rừng:
- Kế hoạch bảo vệ rừng: Xây dựng Phương án chống phá rừng có sự tham gia của người dân trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện để quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được giao quản lý; tiếp tục duy trì các Trạm kiểm lâm, các Chốt bảo vệ rừng hiện có và tăng cường nhân lực để thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh; đầu tư mua sắm đầy đủ công cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và nâng cấp các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng; tổ chức các đợt tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ rừng; tổ chức vận động và thực hiện việc ký kết không khai thác lâm sản, săn bắn động vật trái phép với người dân xung quanh Vườn quốc gia.
- Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng: Xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm theo quy định; mua sắm bổ sung dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường lực lượng tại các Trạm kiểm lâm, các Chốt bảo vệ rừng và các điểm trực phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm; xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng...
- Kế hoạch phòng trừ sinh vật hại rừng: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc phòng trừ sinh vật hại rừng; điều tra, đánh giá tình hình sinh vật gây hại đến môi trường và đa dạng sinh học; điều tra xác định thành phần loài, phân bổ, đặc điểm sinh thái của loài sinh vật gây hại và đề xuất biện pháp kiểm soát và diệt trừ.
d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao:
- Đối với Khu vực HCV 1.2 tổ chức bảo tồn 172 loài thực vật và 110 loài động vật bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm:
Bảo tồn thực vật; điều tra, xác định lập danh mục đầy đủ về thành phần các loài thực vật bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm, xây dựng bộ mẫu; biên tập tài liệu giới thiệu về loài thực vật đe dọa, nguy cấp, quý hiếm trong Vườn quốc gia.
Bảo tồn động vật: Điều tra, xác định lập danh lục đầy đủ về thành phần các loài động vật bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm, xây dựng bản đồ phân bố các loài bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm; điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh thái, tập tính và sinh cảnh sinh sống của một số loài chính; biên tập tài liệu giới thiệu về loài động vật đe dọa, nguy cấp, quý hiếm trong Vườn quốc gia; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo tồn, phục hồi quần thể Bò tót.
- Đối với Khu vực HCV 1.3 tổ chức bảo tồn loài cây đặc hữu: Điều tra phân bố và lập bản đồ phân bố loài; xây dựng tài liệu với đầy đủ thông tin của loài đặc hữu.
- Đối với Khu vực HCV 3 tổ chức bảo tồn 03 hệ sinh thái rừng đặc trưng (hệ sinh thái rừng cây lá rộng á nhiệt đới; hệ sinh thái rừng thường xanh chủ yếu cây lá kim á nhiệt đới núi thấp; hệ sinh thái rừng thưa lá rộng nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới): Điều tra, thống kê chi tiết về diện tích, chất lượng hệ sinh thái rừng đặc trưng; biên tập tài liệu giới thiệu cảnh quan rừng ở Vườn quốc gia Phước Bình.
đ) Kế hoạch phát triển rừng:
- Trồng và chăm sóc rừng trồng: 1.198,6 ha.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với diện tích 197,5 ha.
c) Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực:
- Nghiên cứu về thực vật tại các sinh cảnh rừng: Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng lá kim, rừng lá rộng rụng lá, rừng lá kim... và đề xuất các giải pháp bảo tồn; điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm và sinh cảnh ở Vườn quốc gia Phước Bình; thiết lập các ô định vị nghiên cứu sinh thái tại các sinh cảnh rừng làm cơ sở khoa học bảo tồn, phục hồi và phát triển; nghiên cứu về mối liên quan giữa thảm thực vật rừng với vai trò phòng hộ của khu rừng.
- Nghiên cứu bảo tồn các loài động vật: Điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn một số loài động vật nguy cấp, quý, hiểm và sinh cảnh (10 loài); thiết lập các điểm định vị để theo dõi, giám sát các loài động vật trong mối quan hệ với các sinh cảnh/mỏi trường sinh sống của loài (10 điểm/năm).
- Điều tra, đánh giá sức chứa làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Phước Bình.
- Cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo bậc sau đại học về lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, phát triển cộng đồng và các chuyên ngành có liên quan khác.
- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, theo dõi diễn biến rừng, du lịch sinh thái và các kỹ năng cần thiết khác.
g) Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:
- Định hướng các sản phẩm du lịch: Du lịch khám phá các hệ sinh thái, sinh cảnh rừng là nơi phân bố các loài động, thực vật quý, hiếm, nguy cấp, đặc trưng; du lịch trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, mô hình canh tác, cách đánh bắt cá... của đồng bào dân tộc Raglai thông qua các mô hình du lịch “homestay”; du lịch trải nghiệm tham quan mô hình lai bò tót với bò nhà; du lịch về nguồn, tham quan di tích lịch sử trận địa đá Pi Năng Tắc; du lịch giải trí, thể thao; du lịch lưu trú, nghỉ dưỡng với hệ thống phòng nghỉ liên kết và biệt lập mang kiến trúc truyền thống địa phương kết hợp với hiện đại; du lịch tĩnh dưỡng, chữa bệnh bằng các loài thảo dược tự nhiên có tại Vườn quốc gia Phước Bình, thiền, yoga; du lịch trải nghiệm, thực nghiệm hiện trường, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo.
- Định hướng phát triển các tuyến du lịch sinh thái: Tuyến 1: Trụ sở Vườn quốc gia đi Vườn thực vật - Đập Gia Nhông - Thác Đuôi Rồng - Thác Đá Bàn - Thác Ba Tầng; tuyến 2: Trụ sở Vườn quốc gia đi thôn Bố Lang cũ - Ngã ba suối Đa Cốt - Thác Đá Đen - Thác Hầm xe lửa - Ngã ba suối Đa Cốt - Trạm Kiểm lâm Klong Klanh thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; tuyến 3: Trụ sở Vườn quốc gia đi Đập Gia Nhông - Hòn Chan - Trạm Kiểm lâm Bidoup thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; tuyến 4: Trụ sở Vườn quốc gia đi Trận địa đá Pi Năng Tắc - Làng văn hóa Raglai - Thác Cha Pót. Ngoài ra, có thể tổ chức thêm những tuyến khác khi đủ điều kiện.
- Định hướng xây dựng phát triển các điểm du lịch tại các khu vực: Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng; Vườn thực vật; Đập Gia Nhông; Thác Đuôi Rồng; Thác Đá Bàn, Thác Ba tầng; Di tích Trận địa đá Pinăng Tắc; Làng sinh thái, văn hóa Bố Lang; Làng sinh thái văn hóa Raglai, Hành Rạc II; Thôn Bố Lang cũ; Ngã ba Suối Đa Cốt; Thác Đá đen và thác Hầm xe lửa; Thác Cha Pót; Hòn Chan; Rừng Pơ mu.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (chi tiết sẽ thể hiện ở Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phước Bình).
h) Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ, sản xuất: Việc tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ, sản xuất tuân thủ theo quy định tại Điều 25, 30 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ; Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ tổ chức sản xuất các mô hình lâm, nông, ngư kết hợp cho các cộng đồng dân cư địa phương, trong đó ưu tiên cho các cộng đồng có tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Các loài cây trồng chủ yếu như: Cây ăn quả (sầu riêng, cam, bưởi...), cây lâm nghiệp/công nghiệp (điều, keo lai...), cây có giá trị dược liệu, thực thẩm: Sa nhân, nấm... và một số loài cây nông nghiệp khác: Bắp, chuối, đậu...; vật nuôi chủ yếu như: Heo, gà, vịt...
i) Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng:
- Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, gồm các hạng mục: 16.8 km các tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (tuyến 4, 5, 6); 01 chòi canh lửa kết hợp quan sát vườn thực vật; sửa chữa, xây mới các Trạm kiểm lâm, Trạm bảo vệ rừng; xây dựng 01 nhà tạm trú cho cán bộ công nhân viên chức Vườn quốc gia; xây dựng 06 điểm thu gom rác thải; sửa chữa, nâng cấp 04 chòi canh lửa; xây dựng 01 công trình nhà diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng; đầu tư xây dựng 03 bể chứa nước phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Hệ thống biển báo phòng cháy, chữa cháy rừng: Xây dựng 01 hệ thống biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng tự động; duy tu hệ thống biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng tự động; xây dựng 100 bảng cấm lửa.
- Các hạng mục công trình Vườn thực vật: Xây dựng 01 trung tâm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật hoang dã; xây dựng hệ thống cột mốc Vườn thực vật; xây dựng và thực hiện các hạng mục đầu tư lâm sinh thuộc vườn thực vật; đầu tư xây dựng các hạng mục tuyên truyền giáo dục, nghiên cứu (sa bàn Vườn thực vật, hệ thống bảng, lập hồ sơ quản lý cơ sở dữ liệu...).
- Nâng cấp, sửa chữa các công trình xây dựng của Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình đã xuống cấp (sửa chữa nhà làm việc chuyên gia, trụ sở làm việc, nhà ăn tập thể).
- Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được thể hiện tại Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phước Bình.
k) Kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng:
Tiến hành xây dựng phương án, dự án cụ thể để thực hiện các hoạt động dịch vụ cho cộng đồng (phương án sử dụng lâm sản ngoài gỗ, dự án hỗ trợ cộng đồng dân cư đào tạo nghề, dự án hỗ trợ phát triển 06 thôn cộng đồng dân cư vùng đệm, dự án hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng cây điều, mô hình khuyến nông, khuyến lâm...); trong đó ưu tiên sử dụng người dân địa phương tham gia vào các hoạt động như: Tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, tham gia trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng rừng và được chia sẻ lợi ích về lâm sản ngoài gỗ tại các khu vực nhận khoán bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật; tham gia các hoạt động du lịch sinh thái; tham gia và hưởng lợi từ các mô hình lâm, nông, ngư kết hợp; tham gia mô hình phát triển nấm linh chi...
l) Kế hoạch hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuê môi trường rừng:
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tiếp tục tổ chức rà soát, xác định đối tượng chi trả dịch vụ môi trường, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và triển khai kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm theo quy định.
- Định hướng cho thuê môi trường rừng: Tổng diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng: 923,92 ha, trong đó:
Vị trí số 1: 143,6 ha (một phần trong khoảnh 1, 3, 5, tiểu khu 29a).
Vị trí số 2: 477,7 ha (một phần trong khoảnh 4, 6, 9, 11, tiểu khu 11 và một phần trong khoảnh 4, 5, 6, 8, 9 tiểu khu 15).
Vị trí số 3: 302,62 ha (một phần trong các khoảnh 3, 4, 5 tiểu khu 30 và khoảnh 2, 3 tiểu khu 31).
Ngoài ra, trong khu vực thuộc phân khu dịch vụ hành chính và khu vực rừng phòng hộ thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình chưa nêu ở trên, có thể cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
m) Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng: Lập kế hoạch tổ chức, triển khai các lớp tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy, chữa cháy rừng tại các thôn thuộc xã Phước Bình, Phước Hòa, huyện Bác Ái và phối hợp triển khai tại các xã thuộc huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; phối hợp mở các lớp tập huấn, huấn luyện cho lực lượng bảo vệ rừng sử dụng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng, công cụ hỗ trợ; xây dựng và hoạt động các Câu lạc bộ xanh ở các trường học trong vùng.
n) Kế hoạch theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng: Tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hàng năm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng quan tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý; xây dựng và cập nhật thông tin về tài nguyên rừng và du lịch sinh thái vào trang web của Vườn quốc gia Phước Bình.
Tổng vốn đầu tư cho Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Phước Bình đến năm 2030: 398.821 triệu đồng, trong đó:
a) Phân theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2021-2025: 185.680 triệu đồng.
- Giai đoạn 2026-2030: 213.141 triệu đồng.
b) Phân theo hạng mục:
- Chi thường xuyên: 68.204 triệu đồng, chiếm 17,1%.
- Chi theo các chương trình đầu tư: 330.617 triệu đồng, chiếm 82,9%; trong đó:
Kế hoạch khoán bảo vệ rừng và thực hiện mô hình đồng quản lý: 50.600 triệu đồng.
Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại và bảo tồn đa dạng sinh học: 65.720 triệu đồng.
Kế hoạch phát triển rừng: 83.596 triệu đồng.
Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực: 39.430 triệu đồng.
Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (kinh phí đề xuất theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí).
Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ, sản xuất: 8.000 triệu đồng.
Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng: 58.120 triệu đồng.
Kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng: 9.790 triệu đồng.
Kế hoạch hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuê môi trường rừng: 2.000 triệu đồng.
Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng: 2.161 triệu đồng.
Kế hoạch theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng: 11.200 triệu đồng.
c) Phân theo nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước: 393.921 triệu đồng, gồm:
Nguồn vốn Trung ương: 325.717 triệu đồng.
Nguồn vốn địa phương: 68.204 triệu đồng.
- Dịch vụ môi trường rừng: 2.000 triệu đồng.
- Vốn xã hội hóa: 2.900 triệu đồng.
Tổng kinh phí thực hiện trong kỳ kế hoạch có thể tăng, giảm tùy thuộc vào khả năng bố trí ngân sách, các nguồn huy động tài trợ khác và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các thỏa thuận với nhà tài trợ và các quy định hiện hành có liên quan của cấp có thẩm quyền.
a) Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực:
- Tiếp tục thực hiện cơ cấu tổ chức đã được kiện toàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền; đồng thời tổ chức rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực để đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động của Phương án.
- Xây dựng phương án tự chủ của Vườn và các đơn vị trực thuộc theo quy định định hiện hành.
b) Giải pháp phối hợp với các bên liên quan:
- Xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đơn vị để phân công phụ trách công việc phù hợp với yêu cầu sản xuất và trình độ, khả năng từng người trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển vốn rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh du lịch sinh thái.
- Thiết lập cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương trong tuyên truyền, giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tuyển dụng lao động làm các công việc dịch vụ về du lịch sinh thái, chăm sóc các loài động vật hoang dã...
- Thiết lập cơ chế phối hợp, báo cáo tình hình quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan.
- Xây dựng quy chế phối hợp về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học giữa chủ rừng, Hạt kiểm lâm với các ngành chức năng và chính quyền địa phương để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, kiên quyết các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đất đai nhằm phát huy tính răn đe, giáo dục và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, phát huy hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
c) Giải pháp về quản lý đất đai:
Tăng cường công tác quản lý trên bản đồ và ngoài thực địa đối với đất quy hoạch cho lâm nghiệp được giao quản lý; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập phương án thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác theo kết quả điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng của tỉnh để trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư:
- Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình tổ chức kêu gọi, thu hút đầu tư theo phương thức liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng để triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; tìm kiếm, huy động các nguồn vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Bên cạnh đó, khi Chính phủ, Bộ ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cac bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình xây dựng đề án và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tái đầu tư vào công tác quản lý bảo vệ rừng.
đ) Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Tổ chức rà soát cơ sở hạ tầng, vật chất hiện có để bố trí nâng cấp, mua sắm trang thiết bị và xây dựng mới các hạng mục công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhất là trong khâu cứu hộ, bảo tồn các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, phòng cháy chữa cháy rừng.
- Ứng dụng ảnh viễn thám - GIS, công nghệ thông tin trong điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; lập ô định vị theo dõi thay đổi tổ thành loài, đa dạng sinh học, tăng trưởng rừng, tái sinh rừng.
e) Giải pháp về thị trường:
- Tăng cường sự hợp tác, nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho các trường Đại học dẫn sinh viên đến thực tập, qua đó quảng bá hình ảnh của Vườn quốc gia Phước Bình với các bên có liên quan trong và ngoài nước; là một một trung tâm phát triển du lịch sinh thái với các sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử có đẳng cấp và trách nhiệm với môi trường, xã hội.
- Thiết kế, xây dựng website du lịch tích hợp với các tính năng thanh toán trực tuyến, tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và phải tương thích với các thiết bị di động để thu hút tối đa lượng khách hàng đến tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Quảng bá hình ảnh Vườn quốc gia qua mạng xã hội, liên kết với các trang web, diễn đàn về du lịch, quảng bá thương hiệu cũng như các hoạt động bảo tồn của Vườn quốc gia.
1. Kết quả phê duyệt các nội dung của Phương án quản lý rừng bền vững tại
2. Giao Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Phương án đạt hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Giám đốc các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái tổ chức thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, trong đó tập trung triển khai thực hiện các vấn đề trọng tâm sau:
a) Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình chịu trách nhiệm tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các nội dung được phê duyệt tại
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; giám sát, kiểm soát chặt chẽ các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng và hướng dẫn, tham mưu việc thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình triển khai thực hiện các nội dung của Phương án đạt hiệu quả, đúng quy định; đồng thời tham mưu lồng ghép việc thực hiện các nội dung của Phương án với các chương trình, dự án khác có liên quan trên địa bàn tỉnh và cập nhật nội dung của Phương án vào trong Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư; trong đó ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư, triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phước Bình.
d) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ tình hình ngân sách, hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn sự nghiệp để Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình triển khai thực hiện các nội dung của Phương án đạt hiệu quả, đúng quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý tài chính.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý về đất đai, môi trường... và đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Phước Bình; giám sát, kiểm soát chặt chẽ các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và hướng dẫn, tham mưu việc thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về đất đai; hướng dẫn, thẩm định nội dung cập nhật kế hoạch sử dụng đất của Phương án vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
g) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực xây dựng tại Vườn quốc gia Phước Bình; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; phát triển thị trường khách du lịch; hỗ trợ, hướng dẫn chủ rừng, các nhà đầu tư về hoạt động du lịch; hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Vườn quốc gia Phước Bình với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo giai đoạn và hàng năm đáp ứng nhu cầu phát triển của Vườn quốc gia Phước Bình nói riêng và nhu cầu toàn tỉnh nói chung.
k) Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng đưa tin về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đăng tin, bài biểu dương người tốt, việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đất đai. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch tại Vườn quốc gia Phước Bình nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung để thu hút các nhà đầu tư và truyền tải thông tin đến khách du lịch.
l) Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và các quy định khác có liên quan để người dân hiểu và chấp hành; tổ chức cập nhật nội dung sử dụng đất của Phương án vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; đồng thời huy động lực lượng, chỉ đạo các phòng chuyên môn và cơ quan, đơn vị có liên quan (công an, quân đội, kiểm lâm...) trên địa bàn để phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công thương, Nội vụ, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái; Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phước Bình; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030
- 2Quyết định 1527/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
- 3Kế hoạch 98/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2021
- 4Quyết định 1270/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án hỗ trợ cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2030
- 5Quyết định 614/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Trung tâm Phát triển lâm, nông nghiệp Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Du lịch 2017
- 6Luật Lâm nghiệp 2017
- 7Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 8Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2018 thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023 do Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 14Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 15Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 16Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030
- 18Quyết định 276/QĐ-UBND năm 2019 về bổ sung nội dung tại Điều 1 Quyết định 199/QĐ-UBND phê duyệt, quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025
- 19Quyết định 1527/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
- 20Kế hoạch 98/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2021
- 21Quyết định 1270/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án hỗ trợ cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2030
- 22Quyết định 614/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Trung tâm Phát triển lâm, nông nghiệp Vĩnh Phúc
- 23Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Phước Bình đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 459/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Trần Quốc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực