Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4521/QĐ-BNN-TT | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CANH CÀ PHÊ CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Trồng trọt và Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM TÁI CANH CÀ PHÊ
- Tái canh cà phê góp phần tái cơ cấu ngành cà phê Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Tái canh cà phê chỉ thực hiện ở những vườn cà phê già cỗi, có năng suất thấp nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê và theo kế hoạch tái canh của địa phương;
- Tái canh cà phê phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;
- Tái canh cà phê phải phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nước.
II. MỤC TIÊU TÁI CANH CÀ PHÊ
1. Mục tiêu chung
Tái canh cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người trồng cà phê; góp phần phát triển bền vững ngành cà phê giai đoạn 2014 - 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2014 - 2020 trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120.000 ha cà phê trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên, trong đó trồng tái canh khoảng 90.000 ha, ghép cải tạo khoảng 30.000 ha.
III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Xác định quy mô, địa bàn trồng tái canh và ghép cải tạo
Diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 như sau:
- Đắk Lắk: tổng số 29.600 ha, gồm tái canh 27.600 ha, ghép cải tạo 2.000 ha.
- Đắk Nông: tổng số 24.500 ha, gồm tái canh 22.000 ha, ghép cải tạo 2.500 ha.
- Gia Lai: tổng số 17.800 ha, gồm tái canh 15.300 ha, ghép cải tạo 2.500 ha.
- Lâm Đồng: tổng số 45.600 ha, gồm tái canh 22.600 ha, ghép cải tạo 23.000 ha.
- Kon Tum: diện tích tái canh 2.500 ha.
(Chi tiết như phụ lục đính kèm)
2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
Tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê phù hợp với các vùng sinh thái để sớm chuyển giao cho người sản xuất.
Trước mắt, các địa phương tiếp tục hướng dẫn người sản xuất thực hiện tái canh cà phê theo Quy trình tái canh cà phê vối được ban hành tại Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 13/7/2013 của Cục trưởng Cục Trồng trọt.
3. Sản xuất giống phục vụ trồng tái canh cà phê
- Toàn vùng cần sản xuất khoảng 210 triệu cây cà phê giống để trồng tái canh 90.000 ha và 105 triệu chồi để ghép cải tạo 30.000 ha, trong đó:
+ Đắk Lắk: Nhu cầu 64,4 triệu cây giống và 7 triệu chồi ghép;
+ Đắk Nông: Nhu cầu 51,3 triệu cây giống và 8,75 triệu chồi ghép;
+ Gia Lai: Nhu cầu 35,7 triệu cây giống và 8,75 triệu chồi ghép;
+ Lâm Đồng: Nhu cầu 52,7 triệu cây giống và 80,5 triệu chồi ghép;
+ Kon Tum: Nhu cầu 5,8 triệu cây giống.
- Sử dụng 100% giống cà phê mới (có năng suất, chất lượng cao, chín đều) để trồng tái canh và ghép cải tạo. Giống cung cấp cho người sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ và được các cấp có thẩm quyền chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng.
(Chi tiết nhu cầu cây giống và chồi ghép như phụ lục kèm theo)
4. Thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
Giai đoạn 2014 - 2020 các tỉnh vùng Tây Nguyên thực hiện trồng tái canh 90 ngàn ha và ghép cải tạo 30 ngàn ha cà phê, tiến độ theo từng năm như sau:
- Năm 2014: Trồng tái canh 10.300 ha, ghép cải tạo 3.400 ha;
- Năm 2015: Trồng tái canh 10.900 ha, ghép cải tạo 3.500 ha;
- Năm 2016: Trồng tái canh 11.500 ha, ghép cải tạo 4.000 ha;
- Năm 2017: Trồng tái canh 12.400 ha, ghép cải tạo 4.200 ha;
- Năm 2018: Trồng tái canh 14.000 ha, ghép cải tạo 4.600 ha;
- Năm 2019: Trồng tái canh 15.400 ha, ghép cải tạo 4.800 ha;
- Năm 2020: Trồng tái canh 15.500 ha, ghép cải tạo 5.500 ha.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng tái canh và ghép cải tạo vườn cà phê đăng ký kế hoạch với Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp báo cáo cấp huyện và tỉnh.
- UBND tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ theo chính sách thực hiện Đề án.
2. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê cho các đơn vị.
- Nghiên cứu, chọn tạo các giống cà phê mới thích hợp cho từng vùng sinh thái theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện thời tiết bất thuận. Đồng thời, phát triển các cơ sở nhân giống cà phê đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngành để sản xuất giống cà phê cung cấp cho trồng tái canh và ghép cải tạo.
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê phù hợp với từng vùng sinh thái, nâng cao tỷ lệ diện tích tái canh và ghép cải tạo cà phê thành công.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê cho người sản xuất. Đồng thời, thực hiện đào tạo “kỹ thuật ghép cải tạo cà phê” cho lực lượng kỹ thuật tại các địa phương.
3. Về chính sách
- Tổ chức vận dụng và thực hiện tốt các chính sách đã ban hành, như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ sản xuất giống theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009; Chính sách hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất do thiên tai, dịch bệnh theo quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013; Chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; Biên bản ghi nhớ và hợp đồng tín dụng nguyên tắc ký giữa Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam với Chủ tịch UBND 2 tỉnh (Đắk Lắk, Lâm Đồng) và Tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam đầu tư cho kế hoạch tái canh cà phê...
- Báo cáo các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách mới về: Hỗ trợ kinh phí mua giống cây cà phê tái canh hoặc chồi ghép cải tạo; xây dựng quy hoạch, kế hoạch tái canh cà phê; đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng tái canh theo quy định; chính sách tín dụng cho trồng tái canh cà phê...
4. Về hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về khoa học kỹ thuật phục vụ tái canh cà phê như: Nghiên cứu chọn tạo giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới nước tiết kiệm, công nghệ bảo quản và chế biến cà phê, xúc tiến thương mại tiêu thụ cà phê….
- Thúc đẩy hợp tác với Ngân hàng thế giới và các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ vay vốn thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê với lãi suất thấp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT
a) Ban chỉ đạo tái canh cà phê
Thực hiện các nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT giao tại Quyết định số 2927/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/12/2013.
b) Cục trồng trọt
- Cục Trồng trọt là cơ quan thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện, những khó khăn vướng mắc và phương án giải quyết nhằm đạt mục tiêu Đề án.
c) Tổng công ty cà phê Việt Nam
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê, tổng hợp kế hoạch gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh vùng Tây Nguyên.
- Phối hợp với Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê theo kế hoạch được duyệt.
d) Các đơn vị khác thuộc Bộ: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Cục Trồng trọt triển khai thực hiện các nội dung Đề án.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương xây dựng chính sách trình cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong quá trình triển khai thực Đề án.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung Đề án; đề xuất cơ chế, chính sách triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo các Bộ, Ngành và Thủ tướng Chính phủ.
4. Hiệp hội cà phê - Ca cao Việt Nam
Phối hợp với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Tây Nguyên thực hiện Đề án: Tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án, các chính sách thực hiện Đề án, quy trình trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê và các hỗ trợ khác (nếu có)...
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh vùng Tây Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY MÔ, ĐỊA BÀN VÀ TIẾN ĐỘ TRỒNG TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Hạng mục | Tổng số (ha) | Tiến độ trồng tái canh qua các năm (ha) | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
Toàn vùng | 120.000 | 13.700 | 14.400 | 15.500 | 16.600 | 18.600 | 20.200 | 21.000 |
- Tái canh | 90.000 | 10.300 | 10.900 | 11.500 | 12.400 | 14.000 | 15.400 | 15.500 |
- Ghép cải tạo | 30.000 | 3.400 | 3.500 | 4.000 | 4.200 | 4.600 | 4.800 | 5.500 |
1. Đắk Lắk | 29.600 | 4.000 | 4.500 | 3.800 | 4.000 | 4.500 | 4.500 | 4.300 |
- Tái canh | 27.600 | 3.800 | 4.200 | 3.500 | 3.700 | 4.200 | 4.200 | 4.000 |
- Ghép cải tạo | 2.000 | 200 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 |
2. Đắk Nông | 24.500 | 2.500 | 2.700 | 3.100 | 3.500 | 3.800 | 4.500 | 4.400 |
- Tái canh | 22.000 | 2.200 | 2.400 | 2.800 | 3.100 | 3.400 | 4.100 | 4.000 |
- Ghép cải tạo | 2.500 | 300 | 300 | 300 | 400 | 400 | 400 | 400 |
3. Gia Lai | 17.800 | 1.800 | 1.800 | 2.400 | 2.400 | 2.900 | 3.200 | 3.300 |
- Tái canh | 15.300 | 1.500 | 1.500 | 2.000 | 2.100 | 2.500 | 2.900 | 2.800 |
- Ghép cải tạo | 2.500 | 300 | 300 | 400 | 300 | 400 | 300 | 500 |
4. Kon Tum | 2.500 | 300 | 300 | 300 | 300 | 400 | 400 | 500 |
- Tái canh | 2.500 | 300 | 300 | 300 | 300 | 400 | 400 | 500 |
- Ghép cải tạo | - | - | - | - | - | - | - | - |
5. Lâm Đồng | 45.600 | 5.100 | 5.100 | 5.900 | 6.400 | 7.000 | 7.600 | 8.500 |
- Tái canh | 22.600 | 2.500 | 2.500 | 2.900 | 3.200 | 3.500 | 3.800 | 4.200 |
- Ghép cải tạo | 23.000 | 2.600 | 2.600 | 3.000 | 3.200 | 3.500 | 3.800 | 4.300 |
NHU CẦU CÂY GIỐNG VÀ CHỒI GHÉP PHỤC VỤ TRỒNG TÁI CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO CÀ PHÊ CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Hạng mục | Đơn vị tính | Tổng số (ha) | Lượng giống sản xuất qua các năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây giống | 1.000 cây | 210.000 | 24.033 | 25.433 | 26.833 | 28.933 | 32.667 | 35.933 | 36.167 |
- Chồi ghép | 1.000 chồi | 105.000 | 11.900 | 12.250 | 14.000 | 14.700 | 16.100 | 16.800 | 19.250 |
1. Đắk Lắk |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây giống | 1.000 cây | 64.400 | 8.867 | 9.800 | 8.167 | 8.633 | 9.800 | 9.800 | 9.333 |
- Chồi ghép | 1.000 chồi | 7.000 | 700 | 1.050 | 1.050 | 1.050 | 1.050 | 1.050 | 1.050 |
2. Đắk Nông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây giống | 1.000 cây | 51.333 | 5.133 | 5.600 | 6.533 | 7.233 | 7.933 | 9.567 | 9.333 |
- Chồi ghép | 1.000 chồi | 8.750 | 1.050 | 1.050 | 1.050 | 1.400 | 1.400 | 1.400 | 1.400 |
3. Gia Lai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây giống | 1.000 cây | 35.700 | 3.500 | 3.500 | 4.667 | 4.900 | 5.833 | 6.767 | 6.533 |
- Chồi ghép | 1.000 chồi | 8.750 | 1.050 | 1.050 | 1.400 | 1.050 | 1.400 | 1.050 | 1.750 |
4. Kon Tum |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây giống | 1000 cây | 5.833 | 700 | 700 | 700 | 700 | 933 | 933 | 1.167 |
- Chồi ghép | 1000 chồi |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Lâm Đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây giống | 1000 cây | 52.733 | 5.833 | 5.833 | 6.767 | 7.467 | 8.167 | 8.867 | 9.800 |
- Chồi ghép | 1000 chồi | 80.500 | 9.100 | 9.100 | 10.500 | 11.200 | 12.250 | 13.300 | 15.050 |
- 1Thông báo 3690/TB-BNN-VP năm 2013 ý kiến kết luận Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đánh giá hiện trạng tái canh cà phê và giải pháp triển khai trong thời gian tới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 2927/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 thành lập Ban Chỉ đạo tái canh cà phê do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 5667/VPCP-KTN năm 2014 tháo gỡ khó khăn trong việc tái canh cà phê do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 4Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 3690/TB-BNN-VP năm 2013 ý kiến kết luận Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đánh giá hiện trạng tái canh cà phê và giải pháp triển khai trong thời gian tới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 273/QĐ-TT-CCN năm 2013 về Quy trình tái canh cà phê vối do Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành
- 10Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Quyết định 2927/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 thành lập Ban Chỉ đạo tái canh cà phê do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14Công văn 5667/VPCP-KTN năm 2014 tháo gỡ khó khăn trong việc tái canh cà phê do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 3417/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 4521/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4521/QĐ-BNN-TT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/10/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra