- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Kế hoạch liên ngành 3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2013 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013 - 2020
- 5Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND hỗ trợ giáo dục mầm non thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4518/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Kế hoạch số 3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2013 về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ GIáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố về hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2195/TTr-GDĐT-VP ngày 03 tháng 7 năm 2014 và ý kiến của Sở Tư pháp Tại Công văn số 4143/STP-VP ngày 04 tháng 8 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở-ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
“CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TỪ 6 THÁNG TUỔI ĐẾN 18 THÁNG TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2014 ĐẾN 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
Căn cứ thực trạng công tác chăm sóc trẻ mầm non tại các nhóm trẻ gia đình, các điểm, lớp, trường mầm non công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch “Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi trên địa bàn Thành phố từ năm 2014 đến 2020”, cụ thể như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến các yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non;
- Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi cho đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo;
- Chuẩn bị các điều kiện về trường, lớp; về cơ sở vật chất; nhân sự để tổ chức nhận trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi. Ưu tiên nhận giữ trẻ có cả cha và mẹ là công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
- Xây dựng lộ trình tổ chức chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố.
1. Những kết quả đạt được
Ngành Giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng và chất lượng các cơ sở giáo dục mầm non:
| Năm học 2009-2010 | Năm học 2010-2011 | Năm học 2011-2012 | Năm học 2012-2013 | Năm học 2013-2014 |
Số trường | 685 | 707 | 777 | 827 | 907 |
Số nhóm, lớp độc lập | 640 | 742 | 925 | 1.152 | 1.469 |
Số trẻ | 259.900 | 277.298 | 304.572 | 319.127 | 336.008 |
Số giáo viên | 13.034 | 13.983 | 14.882 | 16.532 | 18.544 |
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều chuyên đề như: đổi mới tổ chức bữa ăn, đổi mới hoạt động làm quen chữ viết, đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi, đổi mới hoạt động giáo dục âm nhạc… nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
Số lượng giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng có trình độ trên chuẩn hiện nay trên 71,3%; đa số giáo viên ứng dụng được công nghệ thông tin trong việc lập kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
Nhiều trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay toàn Thành phố có 91 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 06 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Về Cơ chế quản lý, căn cứ các quy định pháp luật: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện chỉ quản lý, chỉ đạo về chuyên môn và tham mưu cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở mầm non ngoài công lập. Phường cấp phép thành lập cho nhóm, lớp; quận, huyện cấp phép thành lập cho trường Mầm non ngoài công lập.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện tạo điều kiện cho các cơ sở mầm non ngoài công lập được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, tham gia phong trào thi đua, khen thưởng như các trường công lập trong quận (huyện) và phân công ban giám hiệu của các trường công lập theo dõi, hỗ trợ các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn về chuyên môn.
2. Một số hạn chế, khó khăn
* Về Quy mô trường, lớp: Sự gia tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến việc xây dựng trường lớp chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ. Hiện vẫn còn 11 phường chưa có trường Mầm non công lập; nhiều quận, huyện phải xây dựng trường Mầm non liên phường vì không còn đất để xây trường Mầm non. Số lượng trường lớp công lập cả Thành phố chỉ đáp ứng việc thu nhận 48,7% tổng số trẻ, 51,3% còn lại học ở các trường lớp tư thục.
Nhiều trường là các nhà phố nhỏ, hẹp, xuống cấp cần cải tạo sửa chữa; có nhiều điểm lẻ gây khó khăn cho công tác quản lý, đồng thời nhiều dự án xây dựng trường và cải tạo trường lớp vẫn chưa được thực hiện.
Không có phòng học dành cho trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
Tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm phần nhiều do tiêu chuẩn về cơ sở vật chất không đạt.
Hiện vẫn còn tồn tại 520 nhóm trẻ không phép: (trong đó có 39 nhóm giữ trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng; 77 nhóm giữ trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng).
* Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi: Chưa có các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ 6 tháng; ở các trường công lập thì đồ chơi dành cho trẻ nhà trẻ và trẻ 3 - 4 tuổi còn thiếu, nhất là ở các nhóm lớp ngoài công lập thì còn thiếu rất nhiều các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
* Chất lượng chăm sóc giáo dục: Sĩ số trẻ/lớp còn cao so với quy định nên ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giáo dục Mầm non. Do thiếu trường lớp, thiếu giáo viên nên hầu như các trường công lập ở Thành phố không nhận trẻ từ 6 tháng tuổi.
Số trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng theo thống kê: 43.130; trong đó 286 trẻ đến trường, tỷ lệ: 0.66%. Số trường nhận trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng: 18 trường.
Số trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng theo thống kê: 56.464; trong đó 2.264 trẻ đến trường, Tỷ lệ: 4%. Số trường nhận trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng: 120 trường.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở một số cơ sở mầm non ngoài công lập còn thấp, điều kiện sống của trẻ còn hạn chế nên chưa tạo được sự công bằng đối với trẻ
Như vậy, số trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi được học tại các cơ sở giáo dục mầm non rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, nhất là đối tượng con công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
* Về giáo viên:
Hiện nay trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm chưa chú trọng việc dạy giáo viên mầm non các kỹ năng chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi, đồng thời các trường mầm non công lập cũng hạn chế nhận trẻ ở độ tuổi này nên các sinh viên không có chỗ kiến, thực tập. Chính vì vậy, giáo viên mầm non hiện nay thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
Hiện tại, tổng số giáo viên mầm non: 18.554 (công lập: 9.076, ngoài công lập: 9.468). Trong đó: giáo viên nhà trẻ là 4.349, giáo viên mẫu giáo là 14.195
Với thực trạng này, cần thiết phải tập trung bồi dưỡng cập, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý bậc mầm non các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện. Đặc biệt là kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi. Trước hết là bồi dưỡng cho các giáo viên nhà trẻ các trường mầm non công lập của 08 quận, huyện làm thí điểm nhận cháu từ 6 tháng tuổi.
1. Năm học 2014 - 2015
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm ở 8 quận huyện: Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè, Tân Phú, Thủ Đức, Quận 7, Quận 12 về công tác nhận chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi.
- Mỗi quận, huyện thí điểm từ 1 đến 2 trường mầm non công lập
- Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đến chính quyền các cấp, các tổ chức và nhân dân ủng hộ nhằm tranh thủ sự đồng thuận của cộng đồng.
- Sơ kết rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện thí điểm về việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
2. Năm học 2015 - 2016:
- Triển khai thực hiện tại 12 quận, huyện (50% số quận, huyện): thực hiện thêm tại 04 quận: quận 9, 11, Gò Vấp, Tân Bình.
- Quận, huyện thực hiện theo lộ trình đã xây dựng.
- Khuyến khích các quận, huyện có điều kiện đăng ký thực hiện.
- Sơ kết 2 năm thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
3. Năm học 2016 - 2017:
- Thực hiện đại trà tại 24 quận, huyện.
- Củng cố và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi.
- Tổng kết 3 năm thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
4. Năm học 2017 - 2018 và các năm tiếp theo:
Các quận, huyện tập trung mở rộng số trường nhận trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi.
5. Đối tượng ưu tiên: Con công nhân lao động, hộ nghèo.
1. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm trong các cấp, các ngành, gia đình và xã hội, để người dân nhận thức rõ tính ưu việt của chế độ chăm sóc giáo dục trẻ em là quyền và nghĩa vụ của cộng đồng. Từ đó, giáo dục mầm non sẽ nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phụ huynh, các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
- Tuyên truyền trong xã hội để các bậc cha mẹ thấy rõ hơn vai trò của gia đình trong việc chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lứa tuổi rất cần sự ôm ấp yêu thương của người thân để phát triển tốt
- Giáo dục tuyên truyền về tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ.
- Khuyến khích công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Rà soát thống kê số trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi
Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành rà soát, thống kê số trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng và từ 12 tháng đến 18 tháng.
Thống kê số trẻ ở độ tuổi này hiện đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn. Từ đó nắm được tổng số trẻ hiện có và nhu cầu thực tế của phụ huynh đối với trẻ ở độ tuổi này. Dựa trên số liệu để chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ.
Thống kê các nhóm lớp có phép và không phép để có biện pháp quản lý tốt hơn:
- Hỗ trợ các nhóm lớp về thủ tục, chuyên môn để được cấp phép.
- Kiên quyết đóng cửa đối với các nhóm không đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ.
- Yêu cầu thực hiện cam kết với địa phương đối với các hộ giữ trẻ tự phát có số trẻ từ 1 đến 9 trẻ (292 nhóm).
3. Phát huy xã hội hóa:
Ủy ban nhân dân Thành phố khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng trường Mầm non với các hình thức:
a) Ưu tiên dành quỹ đất cho việc xây dựng các trường mầm non ngoài công lập trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục Thành phố. Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện công khai chi tiết, cụ thể về quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục, trong đó có đất dành cho giáo dục mầm non để các tổ chức, cá nhân biết, tham gia thực hiện.
b) Có chính sách kêu gọi xã hội hóa từ mặt bằng đã được xử lý theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước để tiếp tục sử dụng mặt bằng xây dựng trường mầm non theo quy hoạch và quy chuẩn trường lớp của ngành giáo dục và đào tạo.
c) Điều chỉnh chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục mầm non, theo hướng:
- Mở rộng đối tượng cho vay vốn kích cầu đầu tư mới xây dựng trường mầm non với mức ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất;
- Điều chỉnh thời gian trả vốn vay từ 07 năm đến 10 năm, 15 năm; tùy theo quy mô của dự án đầu tư;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn khác cho các cá nhân vay không tính lãi suất nhằm cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các nhóm trẻ gia đình để bảo đảm điều kiện cấp phép hoạt động.
- Vận động phụ huynh đóng góp đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị...phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
4. Hỗ trợ nhóm lớp không phép:
Tổ chức hướng dẫn các thủ tục về hồ sơ đối với các nhóm trẻ đủ điều kiện để cấp phép hoạt động theo quy định.
Hướng dẫn các nhóm, lớp về chuyên môn nghiệp vụ.
Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức các lớp phổ biến kiến thức và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho người nuôi giữ trẻ.
Ủy ban nhân dân quận, huyện hỗ trợ vay vốn từ ngân sách địa phương cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình đầu tư, sửa chữa cơ sở đạt chuẩn để được cấp phép hoạt động.
5. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên: Theo kế hoạch đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập từ ngân sách nhà nước.
6. Đầu tư xây dựng trường, lớp; cơ sở vật chất:
- Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát nhu cầu xây dựng, mở rộng trường lớp đảm bảo đáp ứng đủ trường lớp thu nhận trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
- Ngân sách Thành phố và địa phương đảm bảo đầu tư đủ thiết bị và đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ, để có đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non đúng theo độ tuổi, tạo điều kiện cho các trường có dạy trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi được phát triển ổn định và bền vững.
VI. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Là cơ quan thường trực, phối hợp với sở ngành liên quan để trình Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành các chế độ, chính sách, cấp phát kinh phí theo yêu cầu của đề án.
- Lập kế hoạch, tiến độ triển khai đề án chi tiết.
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện đề án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết về thực hiện đề án, rút kinh nghiệm trình Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
2. Sở Nội vụ:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi trên địa bàn Thành phố từ năm 2014 đến 2020”.
- Chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên tham gia giữ trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
3. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí ngân sách thường xuyên, chương trình mục tiêu chi để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện đề án; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Bố trí kinh phí để xây dựng, mở rộng trường lớp ở các quận, huyện đảm bảo đáp ứng đủ trường lớp thu nhận trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
- Chịu trách nhiệm phê duyệt kịp thời các dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các lớp mầm non từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.
- Chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục mầm non theo hướng đẩy mạnh cho vay vốn kích cầu đầu tư với mức ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất, điều chỉnh thời gian trả vốn vay dài hơn tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng trường mầm non.
5. Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố:
- Sử dụng một phần đất của khu quy hoạch công cộng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp để xây dựng trường mầm non, đảm bảo đủ lớp nuôi dạy trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi là con của công nhân, người lao động đang làm việc tại đây.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành điều chỉnh quy hoạch theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện: tiến hành rà soát, thống kê số trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng và từ 12 tháng đến 18 tháng, từ đó nắm được tổng số trẻ hiện có và nhu cầu thực tế của phụ huynh đối với trẻ ở độ tuổi này. Dựa trên số liệu để chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức đoàn thể: Thường xuyên tuyên truyền cho các bà mẹ về việc nuôi dạy trẻ an toàn, kiên quyết không gửi trẻ ở những điểm giữ trẻ không phép; tổ chức giám sát hoạt động giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở ngoài công lập và nhóm trẻ gia đình, phát hiện kịp thời những điểm giữ trẻ không phép để kịp thời phối hợp chấn chỉnh, xử lý những sai phạm./.
- 1Công văn 740/VPCP-QHQT đàm phán với Ngân hàng Thế giới về dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1562/TTg-QHQT phê duyệt danh mục dự án "Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non" vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Chăm sóc giáo dục trẻ thơ toàn diện tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm tài chính 2016 do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ
- 1Quyết định 09/2007/QĐ-TTg về việc xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc Sở hữu nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non kèm theo Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 740/VPCP-QHQT đàm phán với Ngân hàng Thế giới về dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 1562/TTg-QHQT phê duyệt danh mục dự án "Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non" vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch liên ngành 3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2013 thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013 - 2020
- 8Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND hỗ trợ giáo dục mầm non thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Chăm sóc giáo dục trẻ thơ toàn diện tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm tài chính 2016 do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ
Quyết định 4518/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến 2020
- Số hiệu: 4518/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Hứa Ngọc Thuận
- Ngày công báo: 01/10/2014
- Số công báo: Số 56
- Ngày hiệu lực: 10/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết