- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 4Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 7Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp
- 8Quyết định 419/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 1Quyết định 04/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 50/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 3Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2013/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 30 tháng 8 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Những quy định phối hợp quản lý doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 45 /2013/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Mục tiêu quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2. Phản ánh kịp thời, chính xác thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh lên Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh liên thông tỉnh Hà Nam hoặc trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia nhằm cung cấp thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Phát hiện, xử lý kịp thời những doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
5. Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh và các chính sách khác về doanh nghiệp, hộ kinh doanh phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp quản lý
1. Công tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan liên quan dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Việc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải được tiến hành công khai, minh bạch; đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp về nội dung, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các trường hợp vi phạm pháp luật phải được xử lý đúng, kịp thời theo quy định.
2. Trường hợp theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định.
3. Việc phối hợp cung cấp thông tin phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị tham gia theo quy định hiện hành của pháp luật. Các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh được cung cấp phải đảm bảo chính xác, kịp thời.
THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH
Điều 5. Thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1. Thông tin về doanh nghiệp:
a) Nội dung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và mã số doanh nghiệp.
b) Thông tin khác về doanh nghiệp gồm: Điều lệ công ty; danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; thông báo, báo cáo của doanh nghiệp; thông tin doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và hoạt động trở lại, tổ chức lại, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động; thông báo, báo cáo của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp và các biện pháp xử lý đã áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thông tin về hộ kinh doanh:
a) Nội dung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, tên chủ hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh và mã số đăng ký kinh doanh.
b) Thông tin khác về hộ kinh doanh gồm: Danh sách các cá nhân tham gia hộ kinh doanh; thông tin hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động và hoạt động trở lại, tổ chức lại, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động; thông báo, báo cáo của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện nghĩa vụ của hộ kinh doanh và các biện pháp xử lý đã áp dụng đối với hộ kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 6. Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1. Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo quy định sau:
a) Gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc chứng nhận thay đổi đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện tới Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Cục Thuế, Cục Thống kê và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận;
b) Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng gửi danh sách doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; danh sách các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tới Công an tỉnh;
c) Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng gửi danh sách doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể; danh sách các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị đình chỉ hoạt động tới các cơ quan quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
d) Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh liên thông hoặc trên hệ thống thông tin doanh nghiệp Quốc gia. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức cá nhân có nhu cầu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố cung cấp thông tin về hộ kinh doanh trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế này.
3. Các Sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin về doanh nghiệp liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.
Điều 7. Nội dung công tác phối hợp quản lý đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1. Kiểm tra việc chấp hành của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với các nội dung trong hồ sơ đăng ký:
a) Chấp hành quy định về thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
b) Chấp hành quy định về đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp, về đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.
2. Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh:
a) Chấp hành việc treo biển hiệu theo quy định;
b) Chấp hành quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
c) Chấp hành quy định về quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
d) Chấp hành quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
đ) Chấp hành quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; quy định về đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh;
e) Chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như: Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vốn pháp định …;
f) Chấp hành quy định về sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
g) Chấp hành quy định về tổ chức lại doanh nghiệp như: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập …
3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp:
a) Chấp hành việc công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp;
b) Chấp hành chế độ báo cáo, thông báo của doanh nghiệp.
4. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành về chế độ kế toán, thuế, đất đai, xây dựng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hoá, lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ … của doanh nghiệp.
Điều 8. Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1. Các Sở, ban, ngành, cơ quan chuyên ngành của tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có sự phối hợp trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm các nội dung kiểm tra được quy định tại Điều 7 của Quy chế này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo thẩm quyền hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Khi phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm các quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ quan xử lý vi phạm phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh biết về vi phạm đó trong thời hạn 07 ngày làm việc, để cơ quan đăng ký kinh doanh có căn cứ ra thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương biết.
4. Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm về quy định sử dụng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, thì cơ quan chuyên ngành xử lý vi phạm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh biết về vi phạm đó trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi phát hiện vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngừng kinh doanh ngành nghề không đủ điều kiện theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Quản lý, vận hành Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh liên thông về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Thực hiện chế độ tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp.
3. Thực hiện chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp.
4. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
5. Định kỳ báo cáo thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
6. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
7. Thẩm tra, xác minh, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiêp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để xử lý các trường hợp lợi dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp;
9. Hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh các huyện, thành phố về chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký kinh doanh; Quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh trên địa bàn;
10. Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện quy định của Quy chế này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thuế
1. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, sao gửi thông tin về doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này cho các đơn vị theo dõi, quản lý doanh nghiệp theo quy định của ngành thuế;
b) Rà soát, đối chiếu doanh nghiệp đã đăng ký mã số doanh nghiệp với danh sách doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách các doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành thuế;
d) Định kỳ hàng quý, 6 tháng tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an tỉnh danh sách doanh nghiệp không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục, đã giải thể mà vẫn tiến hành kinh doanh, trụ sở hoạt động của doanh nghiệp không đúng địa chỉ trụ sở đã đăng ký; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Thuế các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Rà soát và đối chiếu các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn với thông tin về doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh chuyển đến theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Định kỳ hàng quý, 6 tháng báo cáo Cục Thuế danh sách các doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Định kỳ báo cáo Cục Thuế, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp và các nội dung có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc xác minh khi có đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan đối với các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xác minh, xử lý theo thẩm quyền đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Điều 12. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
1. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành của tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của ngành, địa phương.
2. Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan tránh trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp; xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của tỉnh đối với các doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của tỉnh; tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các Sở, ban, ngành trong tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 25/12 hàng năm.
3. Định kỳ 6 tháng, cả năm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật Thanh tra và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Điều 13. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp
1. Chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được giao quản lý.
2. Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối trong việc phối hợp quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo Quy chế phối hợp quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, ngành của tỉnh
1. Thực hiện quản lý doanh nghiệp theo chuyên ngành.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kinh doanh; chủ trì tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về điều kiện kinh doanh sau khi thống nhất kế hoạch với cơ quan đầu mối quản lý doanh nghiệp; nội dung kiểm tra, thanh tra đều có sự thống nhất và phối hợp của cơ quan đầu mối.
3. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp gửi Thanh tra tỉnh trước ngày 25/11 hàng năm.
4. Định kỳ hàng quý tổng hợp và thông báo danh sách doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
5. Yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý của ngành mình.
6. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ quan quản lý nhà nước khác tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ:
a) Quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh trên địa bàn;
b) Thực hiện chế độ tiếp nhận, bổ sung, cập nhật thông tin và chế độ cung cấp thông tin về hộ kinh doanh trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Định kỳ hàng tháng báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh trên địa bàn;
d) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
- Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.
- Chuyển địa điểm kinh doanh sang huyện khác.
- Kinh doanh ngành nghề bị cấm.
đ) Thẩm tra, xác minh, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cấp cho hộ kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để xử lý các trường hợp lợi dụng Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh vi phạm pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh trên địa bàn; phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn phát triển kinh doanh.
4. Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn;
b) Tình hình thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn;
c) Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như: Khi cần thiết trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp, xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp xác minh thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn; phát hiện và báo cáo danh sách các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm quy định về trụ sở, biển hiệu; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thông báo tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động mà vẫn hoạt động.
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh
1. Có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo nội dung quyết định kiểm tra; báo cáo thông tin chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp.
3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo mẫu quy định); sửa đổi, bổ sung và báo cáo kịp thời đối với các thông tin mà doanh nghiệp đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 17. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ban, ngành liên quan về các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
2. Các tổ chức, cá nhân cho các doanh nghiệp thuê trụ sở để đăng ký hoạt động có trách nhiệm thông báo kịp thời cho phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư về các biểu hiện của doanh nghiệp trong thời gian thuê như không tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa chỉ thuê, không treo biển hiệu doanh nghiệp….
1. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội; các hội, chi hội doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện:
a) Vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật;
b) Tham gia, đề xuất với các cơ quan nhà nước những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức đánh giá, bình chọn và khen thưởng doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan căn cứ vào các nhiệm vụ được phân công trong quy chế này, chủ động tổ chức phối hợp và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Quyết định 193/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất với sở, ngành chức năng và địa phương liên quan trong thực thi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp, nhà thầu thi công trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 924/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
- 6Quyết định 04/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7Quyết định 50/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 8Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Quyết định 04/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 50/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 3Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 4Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 7Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp
- 8Luật thanh tra 2010
- 9Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 10Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 11Quyết định 419/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 193/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 13Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất với sở, ngành chức năng và địa phương liên quan trong thực thi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp, nhà thầu thi công trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 14Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 15Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Long An
- 16Quyết định 924/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
Quyết định 45/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 45/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực