- 1Quyết định 1736/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1931/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 449/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 09 tháng 3 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT- VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 554/QĐ-BNN-TY ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 540/TTr-SNN ngày 23 tháng 02 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
1. Bãi bỏ 08 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y (số thứ tự 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12) ban hành kèm theo Quyết định số 1931/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
2. Bãi bỏ 01 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y (số thứ tự 11) ban hành kèm theo Quyết định số 1736/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
3. Bãi bỏ 09 quy trình nội bộ trong lĩnh vực thú y (số 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47) ban hành kèm theo Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
Số TT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Phí, lệ phí | Căn cứ pháp lý |
Lĩnh vực: Thú y | |||||
1 | Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật | - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày; - Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực hiện khắc phục; - Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục. | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. | - Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT- BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y). - Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số 283/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016. | Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật |
2 | Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật | 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre | Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT- BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y). |
2. Danh mục thủ tục hành chính thay thế
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC được thay thế | Tên TTHC thay thế | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1 | 1.003781 | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn | 1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật | Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật | Thú y | Chi cục Chăn nuôi và Thú y |
2 | 1.005327 | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thuỷ sản giống) | ||||
3 | 1.003810 | Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn | 2. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật | Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật | Thú y | Chi cục Chăn nuôi và Thú y |
4 | 1.003612 | Cấp lại Giấy chứng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản | ||||
5 | 1.002239 | Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận |
3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ
Số TT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên văn bản quy phạm pháp luật quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính |
1 | 1.003619 | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thuỷ sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại | Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật |
2 | 1.003598 | Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản) | |
3 | 1.003589 | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận | |
4 | 1.003577 | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận | Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. |
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 449 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
LĨNH VỰC: THÚ Y (MỚI BAN HÀNH)
1. Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Gửi hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Số 10, Khu phố 2, Phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong giờ làm việc sáng từ 7giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng;
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã để hoàn thiện.
- Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng.
- Bước 4: Đánh giá tại vùng
- Đánh giá trực tiếp tại vùng:
+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;
+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
+ Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:
+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với vùng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình).
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại vùng sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.
- Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Trường hợp vùng không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp vùng phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục sai lỗi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, đường Nguyễn Thị Định Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
Đối với trường hợp cơ sở phải thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 29 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, thành phần hồ sơ bao gồm báo cáo khắc phục sai lỗi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;
- Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
- Có biện pháp kiểm soát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT;
- Các cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định của pháp luật về thú y.
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể:
+ Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
+ Có kết quả giám sát đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Hoạt động thú y tại vùng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
Phụ lục II
MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......................... | ………., ngày … tháng … năm ..... |
Kính gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Thực hiện quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã……........….. đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ lục IV
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN .... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:......................... | …………., ngày ..……. tháng……năm....... |
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng (tên xã): ……………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức vụ: ………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………… Email: ………………………………
Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình chăn nuôi và dịch bệnh động vật trong vùng, hệ thống thú y.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng.
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).
2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,…).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại vùng.
3. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
4. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại vùng.
5. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:......................... | …………., ngày ..……. tháng……năm....... |
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng: …………………………………………………………………
Người đại diện ……………………… Chức vụ: ………………………...
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………… Email: ………………………………….
Tổng số cơ sở nuôi trong vùng: …………………………………………
Tổng diện tích vùng nuôi: ……………………………………………..
Các loài nuôi/sản xuất trong vùng: …………………………………….
Vùng nuôi tiếp giáp với các xã: ……………………………
1. Đặc điểm tình hình
Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng, hệ thống thú y.
2. Kế hoạch xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh
a) Mục đích, yêu cầu
b) Nội dung kế hoạch
c) Giải pháp thực hiện kế hoạch
- Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
- Về nguồn lực
- Các biện pháp phòng bệnh
- Giám sát dịch bệnh
- Các giải pháp kỹ thuật khác (các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch vận chuyển giống động vật, quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, quản lý người hành nghề thú y, …)
- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
d) Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
đ) Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Điều kiện thực tế vùng nuôi trồng thủy sản
a) Mô tả diện tích vùng nuôi (ghi chi tiết từng hạng mục); điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng kèm theo bản đồ địa lý vùng nuôi, bản vẽ vị trí các cơ sở nuôi trong vùng (đối với loài động vật cảm nhiễm với bệnh đăng ký công nhận an toàn); mô tả hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước trong vùng; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi tại vùng; mô tả hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho vùng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...); khu vực mua bán động vật thủy sản, ...
b) Mô tả, đánh giá sơ bộ về hệ thống các cơ sở nuôi trong vùng, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, mô hình nuôi, công nghệ nuôi; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi của cơ sở; hệ thống khử trùng tiêu độc tại các cơ sở; biện pháp ngăn cản/xua đuổi động vật hoang dã tại cơ sở; hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho cơ sở (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
1. Thông tin chung về kế hoạch an toàn sinh học
a) Kế hoạch an toàn sinh học của vùng
(Ghi rõ mục tiêu; số lượng các quy trình an toàn sinh học)
b) Xác định các mối nguy tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào vùng
(Liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng)
c) Danh sách các quy trình an toàn sinh học tại vùng
(Danh sách này phải phù hợp với các mối nguy tại điểm b nêu trên)
d) Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng có xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Ghi rõ số lượng, tỷ lệ cơ sở có thực hiện kế hoạch an toàn sinh học)
đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Phân công nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện các quy trình chung của vùng; ghi chép, quản lý thông tin chung tại vùng)
2. Kết quả thực hiện
Nội dung chính bao gồm kết quả triển khai các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; cụ thể:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành (như sử dụng vắc xin, …).
2. Kết quả thực hiện các quy trình an toàn sinh học kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
3. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi …………… tổng diện tích của vùng …………..
- Tổng số lượng cơ sở: ………………….…. (cơ sở). Trong đó số lượng:
□ Sản xuất giống: ………….(cơ sở) □ Thương phẩm: …… ….(cơ sở)
□ Ương dưỡng giống: …………. (cơ sở) □ Khác …………(cơ sở)
- Tổng số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản: ……………… (cơ sở)
- Tổng số lượng ao/bể :……………….
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ: ………………………….……….. (con)
+ Thủy sản thương phẩm: …………………………… (con)
+ Thủy sản giống: ……………………..…………….. (con)
+ Trứng: ………………………………………. (…………)
b) Tổng số lượng thủy sản nhập vào vùng nuôi
- Thủy sản bố mẹ: Số con ……………….. số lần nhập …….........
- Thủy sản giống: Số con ……………….. số lần nhập …………...
- Trứng thủy sản: Số lượng ……….…….. số lần nhập …..…….....
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất
- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất: ………….… (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản bị tiêu hủy: ……….… (con hoặc kg)
2. Thông tin chung về giám sát chủ động
Ghi rõ thời gian giám sát (ngày, tháng, năm)
Bệnh được giám sát (ghi rõ tên từng bệnh)
Mô tả về thiết kế giám sát dịch bệnh đối với cấp cơ sở, cấp ao của mỗi cơ sở được lựa chọn giám sát; tần suất lấy mẫu giám sát; tổng số cơ sở được giám sát; tổng số lần lấy mẫu; tổng số mẫu đơn đã lấy (ghi rõ tên và số lượng từng loại mẫu, bao gồm: động vật thủy sản; mẫu môi trường; mẫu thức ăn tươi sống; vật chủ trung gian tự nhiên; mẫu khác); mẫu xét nghiệm (ghi rõ tên và số lượng mẫu đơn, mẫu gộp), …
- Số lượng ao/bể được lấy mẫu như sau:
Số lần lấy mẫu | Ngày tháng năm lấy mẫu | Số lượng cơ sở nuôi tại thời điểm lấy mẫu | Số lượng cơ sở được giám sát | Tổng số lượng ao của các cơ sở được giám sát | Số lượng ao /bể được chọn giám sát | Số lượng mẫu lấy xét nghiệm | ||
Thủy sản | Môi trường | (Ghi rõ từng loại mẫu khác) | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả giám sát dịch bệnh
a) Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
- Ghi rõ nội dung theo dõi sức khỏe thủy sản tại các cơ sở trong vùng (số lượng thủy sản chết; tiêu thụ thức ăn; sử dụng thuốc hóa chất; các chỉ tiêu môi trường nuôi; số lượng và tỷ lệ cơ sở thiệt hại do bệnh; số lượng và tỷ lệ ao/bể thiệt hại do bệnh; thời gian xảy ra bệnh (ngày, tháng năm theo từng bệnh)); loài thủy sản bị mắc bệnh, tuổi mắc bệnh; tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại,…
- Ghi rõ tổng số lần lấy mẫu, số lượng mẫu lấy khi thủy sản chết; số mẫu dương tính với bệnh đăng ký xây dựng an toàn dịch bệnh,...
b) Giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,…).
- Ghi rõ kết quả giám sát đối với từng bệnh (tổng số cơ sở giám sát, tổng số cơ sở dương tính, tỷ lệ cơ sở dương tính; tổng số mẫu xét nghiệm, tổng số mẫu dương tính, tỷ lệ mẫu dương tính; thời gian lấy mẫu đối với mẫu cho kết quả dương tính; tác nhân gây bệnh được phát hiện tại cơ sở (ghi tên, địa chỉ của cơ sở)); ghi rõ loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh, …
- Mô tả biện pháp xử lý tại cơ sở.
Bảng tổng hợp dữ liệu cơ sở dương tính với tác nhân gây bệnh
Số lần lấy mẫu | Ngày, tháng, năm | Tên bệnh | Loại mẫu dương tính | Số cơ sở dương tính (*) | Đối tượng nuôi | Tuổi thủy sản | Số mẫu dương tính | Biện pháp xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Đối với từng cơ sở dương tính, liệt kê và ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, đối tượng nuôi, loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1. Diễn biến dịch bệnh tại vùng
Mô tả cụ thể trong thời gian triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vùng đã xảy ra dịch bệnh gì và đã tổ chức ứng phó dịch bệnh như thế nào, cụ thể:
- Vùng xảy ra bệnh tại ……… cơ sở, với tổng số lần xảy ra bệnh trong thời gian giám sát: ….…(lần).
- Tổng số lần xảy ra bệnh không thuộc danh sách các bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh: …………(lần).
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh: …………………………………….
- Tổng số/khối lượng thủy sản xử lý do dịch bệnh xảy ra: ……………
- Diễn biến bệnh tại vùng cụ thể như sau:
Tên bệnh | Thời gian phát hiện bệnh (ngày, tháng,năm) | Tên thủy sản bị bệnh | Lứa tuổi | Số cơ sở xảy ra bệnh | Số ao/bể bị bệnh | Số lượng thủy sản phải xử lý (kg) | Thời gian xử lý xong bệnh ngày, tháng, năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả ứng phó dịch bệnh
a) Đối với cơ sở bị bệnh
Mô tả các biện pháp và kết quả xử lý đối với ao/ bể bị bệnh (xử lý thủy sản mắc bệnh; thức ăn tươi sống nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có); đối với nước ao/bể nuôi bị bệnh; đối với công cụ dùng cho ao/bể nuôi bị bệnh; đối với bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ vận chuyển, xử lý ao/bể bị bệnh; công tác vệ sinh khử trùng khu vực bị bệnh và cơ sở bị bệnh; xử lý đối với hệ thống nước cấp, nước thoát, khu vực nước thải).
b) Đối với cơ sở không bị bệnh (nêu rõ từng biện pháp áp dụng đối với các cơ sở này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở, các giải pháp mang tính bao quát vùng như: Kiểm soát vận chuyển thủy sản, thức ăn tươi sống, … ra, vào vùng; quản lý động vật hoang dã tại các cơ sở; khử trùng tiêu độc; quản lý người ra vào tại các cơ sở).
3. Kết quả điều tra, truy xuất, xác định nguồn bệnh xuất hiện tại
vùng (mô tả việc điều tra, xác minh ổ dịch)
4. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh áp dụng đối với vùng
5. Công tác báo cáo, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
Phụ lục XII
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Logo của Chi cục | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG NHẬN
Cơ sở/vùng: ..................................................Địa chỉ:.......................................
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:............................................
Số:............./QĐ-TY-ATDB Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................
| ……...., ngày….. tháng …... năm …... |
2. Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Gửi hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Số 10, Khu phố 2, Phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong giờ làm việc sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc nộp qua đường bưu điện. Đối với vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Các vùng thuộc diện cấp lại gồm:
+ Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
+ Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;
+ Vùng không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
+ Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT- BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, đường Nguyễn Thị Định Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Đối với vùng đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với vùng đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
h) Phí, lệ phí: Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật:
3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Văn bản đăng đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện: Không có.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.
Phụ lục II
MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......................... | ………., ngày … tháng … năm ..... |
Kính gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Thực hiện quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã……......….. đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ lục XII
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Logo của Chi cục | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG NHẬN
Cơ sở/ vùng: ...........................................Địa chỉ:..........................................
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:............................................
Số: /QĐ-TY-ATDB Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................
| ……...., ngày….. tháng …... năm …... |
3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Gửi hồ sơ
Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT nộp hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Số 10, Khu phố 2, Phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong giờ làm việc sáng từ 7giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến
17 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
- Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở.
- Bước 4: Đánh giá tại cơ sở
- Đánh giá trực tiếp tại cơ sở:
+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó;
+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở;
+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;
+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Chi cục;
+ Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:
+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình);
+ Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.
- Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Trường hợp cơ sở không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp cơ sở phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, đường Nguyễn Thị Định Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
Đối với trường hợp cơ sở phải thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, thành phần hồ sơ bao gồm báo cáo khắc phục sai lỗi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày không kể thời gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định:
25 ngày không kể thời gian cơ sở thực hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
- Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;
- Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể:
+ Đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi đáp ứng:
++ Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;
++ Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;
++ Tần suất, phương pháp lấy mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
+ Đối với các cơ sở không thuộc phạm vi quy định tại khoản trên: Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký và mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.
- Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
Phụ lục I
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.................., ngày tháng năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□ TRÊN CẠN □ THỦY SẢN
Kính gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y
1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………
Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………..
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu có hoạt động
□ Cơ sở đã hoạt động…..năm, từ năm: …………….
2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................
Địa chỉ thường trú: ....................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□ Cấp □ Cấp lại, lý do xin cấp lại: ……………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………….
6. Thị trường tiêu thụ: □ Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận an toàn đối với bệnh: ...............................
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định):……
Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh./.
| Người làm đơn |
Phụ lục III
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở: …………………………………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức vụ: ………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Địa chỉ cơ sở: …………………..……………………
Điện thoại: ……………………… Email: ………………………………
Vị trí địa lý: Kinh độ ……………………… Vĩ độ: ……………
Phân loại cơ sở:
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác ……………………………………………
- Tổng diện tích đất tự nhiên……………………………………………………
- Vùng tiếp giáp xung quanh……………………………………………………
2. Cơ sở vật chất (Gửi kèm sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở)
- Hàng rào (tường) ngăn cách: □ Có □ Không
- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực: □ Có □ Không
Phòng giao dịch: □ Có □ Không
- Khu chăn nuôi: (sơ đồ bố trí mặt bằng khu chăn nuôi)
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt, với diện tích ...........................
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi, với diện tích….
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: □ Có □ Không
(Nếu có, mô tả hệ thống xử lý chất thải)…………………………………………
- Khu cách ly: Động vật mới nhập: □ Có □ Không
Động vật bệnh: Có Không
- Khu vực xử lý động vật: □ Có □ Không
- Bảo hộ lao động cá nhân (quần, áo, ủng, mũ,…) dùng trong khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Phòng thay quần áo: □ Có □ Không
- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Hố sát trùng ở cổng trước khu chăn nuôi: □ Có □ Không
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
Ghi rõ quy mô, cơ cấu, sản phẩm, sản lượng hàng năm……………………
4. Nguồn nhân lực
Ghi rõ số lượng, trình độ chuyên môn của người quản lý kỹ thuật/phụ trách thú y của cơ sở; các khóa đào tạo, tập huấn đã tham gia và được cấp chứng nhận,….
5. Hệ thống quản lý chăn nuôi
Mô tả việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăn nuôi.
6. Tình hình dịch bệnh tại cơ sở
- Tình hình dịch bệnh động vật tại cơ sở trong 12 tháng qua.
- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Cơ sở cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).
2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,…).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực chăn nuôi (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).
4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở: …………………………………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức vụ: ……………………...
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Địa chỉ cơ sở nuôi: …………………..……………………
Điện thoại: ……………………… Email: ……………………………….
Vị trí địa lý: Kinh độ ……………………… Vĩ độ: …………………..
Phân loại cơ sở :
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác ……………………………………………
- Đã đăng ký và được cấp mã cơ sở nuôi: □ Có □ Không
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:....................
- Hình thức nuôi: □ Nuôi kín □ Nuôi hở
- Phương thức nuôi: ……………………………………………………..
- Các khu vực xung quanh………………………………………………...
- Hệ thống tường rào bao quanh cơ sở: □ Có □ Không; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng .................................................................................
- Nguồn nước: □ Ngọt □ Mặn
- Vị trí giao thông:……………………………………………………...…
- Hệ thống điện: ………………….………………………………………
2. Điều kiện cơ sở (tùy thuộc cơ sở sản xuất giống hay nuôi thương phẩm để mô tả theo thực tế)
a) Diện tích cơ sở (ghi chi tiết từng hạng mục): ………………………
b) Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………...
- Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)
- Cơ sở có sự tách biệt cố định ngăn cách hoàn toàn với khu vực bên ngoài cơ sở: Không Có, bằng (ghi rõ: tường/rào chắn, hệ thống bờ, sông ngòi ….):
……………………………………………………….
- Khu vực xung quanh cơ sở:
□ Khu dân cư □ Khu nuôi loài thủy sản cảm nhiễm
□ Khu vực nuôi loài thủy sản khác
- Cơ sở chủ động hoàn toàn nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất/nuôi trồng thủy sản? □ Không □ Có
- Hệ thống cấp thoát nước: □ Có □ Không
+ Hệ thống cấp nước, thoát nước tách biệt □ Có □ Không
+ Khu vực xử lý nước □ Có □ Không
- Hệ thống xử lý nước trước khi nuôi: □ Có □ Không
Mô tả công nghệ xử lý nước đang áp dụng (ví dụ: Lọc, siêu âm, điện hóa, hóa chất, vi sinh,...)
- Hệ thống xử lý nước thải sau khi nuôi: □ Có □ Không
- Hệ thống chỉ dẫn cho người và phương tiện: □ Có □ Không
- Hệ thống thu gom, xử lý rác, chất thải: □ Có □ Không
- Khu vực kho thức ăn, vật tư hóa chất: □ Có □ Không
- Hệ thống khử trùng tiêu độc: □ Có □ Không
- Khu vực văn phòng tách biệt khu vực sản xuất: □ Có □ Không
- Hệ thống ngăn chặn/xua đuổi động vật hoang dã: □ Có □ Không
c) Danh mục trang thiết bị phục vụ sản xuất (liệt kê danh sách tên, số lượng và chức năng).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai được cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản
a) Tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi …………… tổng diện tích của cơ sở …………..
- Tổng số lượng trại/nhà/khu nuôi: …………………………………….
- Tổng số lượng ao/bể ………………....................................................
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ: ………………………….…………….. (con)
+ Thủy sản thương phẩm: ………………………………… (con)
+ Thủy sản giống: ……………………..…………………... (con)
+ Trứng: …………………………………………………………..
+ Loại khác (ghi rõ): .....................................................................
b) Tổng số lượng thủy sản nhập cơ sở:
- Thủy sản bố mẹ: Số con ……………….. số lần nhập ……....................
- Thủy sản giống: Số con ……………….. số lần nhập ………….............
- Thủy sản thương phẩm: Số con ………...số lần nhập ……....................
- Trứng thủy sản: Số lượng ……….…….. số lần nhập …..……...............
- Loài khác (ghi rõ): Số lượng ……….… ..số lần nhập …..……...............
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất:
- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất: ………….… (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản tiêu hủy: ……… (con hoặc kg).
2. Thông tin chung về kết quả giám sát chủ động
Thời gian giám sát từ: Từ ngày tháng năm ... đến ngày tháng năm …
Bệnh được giám sát: ……………………………………………………
Tỷ lệ lưu hành theo thiết kế chứng minh an toàn dịch bệnh: …… (%)
Tần suất lấy mẫu: ………………………………………………………
Tổng số lần lấy mẫu: …………………………………………………..
Tổng số mẫu đơn đã lấy: ………………………………………………
Trong đó: Mẫu thủy sản: …………..…………………. (mẫu)
Mẫu môi trường: ………………. ………… (mẫu)
Mẫu thức ăn tươi sống: ……………………..(mẫu)
Vật chủ trung gian tự nhiên: ………………..(mẫu)
Mẫu khác (nêu chi tiết tên loại mẫu và số lượng), …
Số lượng ao/bể được lấy mẫu trong mỗi lần như sau:
Lần lấy mẫu | Ngày tháng năm lấy mẫu | Số lượng ao/bể nuôi tại thời điểm lấy mẫu | Số lượng ao/bể được chọn giám sát | Số lượng mẫu lấy xét nghiệm | ||
Thủy sản | Môi trường | …. | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Mẫu xét nghiệm là: □ Mẫu đơn, đối với các loại mẫu: …………..
□ Mẫu gộp, áp dụng đối với các loại mẫu: ………
3. Kết quả giám sát
Có xảy ra dịch bệnh không? □ Không □ Có, cụ thể như sau:
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh …………… trong đó số ao/ bể xảy ra bệnh: ………..…. (ao/bể), tỷ lệ ….. (%) đối với bệnh: …………………
- Kết quả xét nghiệm: □ Không □ Có
- Tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại: ………………………………
Kết quả giám sát chủ động dịch bệnh (ghi rõ đối với từng bệnh):
- Tổng số mẫu dương tính: …….. trên tổng số mẫu xét nghiệm ……………….(mẫu), tỷ lệ dương tính là ………%.
- Mẫu phát hiện dương tính với bệnh được lấy vào thời gian (ngày, tháng, năm)
- Loại mẫu dương tính: ………., tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có) …… tại ao/bể số …….. trại số ……
- Biện pháp xử lý: □ Điều trị □ Thu hoạch □ Tiêu hủy
Bảng tổng hợp kết quả giám sát chủ động dịch bệnh
Số lần lấy mẫu | Ngày tháng năm | Tên bệnh | Loại mẫu dương tính | Đối tượng nuôi | Tuổi thủy sản | Mã ao/trại dương tính | Số mẫu dương tính | Biện pháp xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giám sát của từng lần lấy mẫu, Bản thống kê số ao hoặc số lượng thủy sản được nuôi trước khi lấy mẫu xét nghiệm, Biên bản lấy mẫu, giao nhận mẫu, phiếu trả lời kết quả xét nghiệm - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực nuôi trồng thủy sản (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).
4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có động vật dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Phụ lục XII
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Logo của Chi cục | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG NHẬN
Cơ sở/ vùng: ...........................................................Địa chỉ:..............................
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh: .........................................
Số: ......../QĐ-TY-ATDB Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................
| ……...., ngày….. tháng …... năm …... |
4. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Gửi hồ sơ
Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT nộp hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Số 10, Khu phố 2, Phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong giờ làm việc sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc nộp qua đường bưu điện. Đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở thuộc diện cấp lại gồm:
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;
+ Cơ sở không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến tại cơ sở (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
+ Cơ sở xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT- BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, đường Nguyễn Thị Định Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Đối với cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
h) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện: Không có.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.
Phụ lục I
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.................., ngày tháng năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□ TRÊN CẠN □ THỦY SẢN
Kính gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………
Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………..
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu có hoạt động
□ Cơ sở đã hoạt động…..năm, từ năm: …………….
2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................
Địa chỉ thường trú: ....................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□ Cấp □ Cấp lại, lý do xin cấp lại: ……………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………….
6. Thị trường tiêu thụ: □ Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận an toàn đối với bệnh: ...............................
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định):……
Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh./.
| Người làm đơn |
Phụ lục XII
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Logo của Chi cục | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG NHẬN
Cơ sở/ vùng: ...........................................................Địa chỉ:..............................
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh: .........................................
Số: ......../QĐ-TY-ATDB Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................ | ……...., ngày….. tháng …... năm …... |
- 1Quyết định 461/QÐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 388/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 309/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị thay thế, bãi bỏ thuộc các lĩnh vực: Bảo vệ thực vật, Thú y, Lâm nghiệp, Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Quyết định 523/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 739/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 1274/QĐ-UBND năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới/được sửa đổi, bổ sung/bị bãi bỏ lĩnh vực Nông nghiệp, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới/Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 592/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính (các lĩnh vực: Thú y, Chăn nuôi) được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 1736/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1931/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 461/QÐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
- 8Quyết định 388/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa
- 9Quyết định 309/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên
- 10Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị thay thế, bãi bỏ thuộc các lĩnh vực: Bảo vệ thực vật, Thú y, Lâm nghiệp, Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Quyết định 523/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Quyết định 739/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 1274/QĐ-UBND năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới/được sửa đổi, bổ sung/bị bãi bỏ lĩnh vực Nông nghiệp, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới/Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh
- 15Quyết định 592/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính (các lĩnh vực: Thú y, Chăn nuôi) được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 449/QÐ-UBND năm 2023 công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành, 02 thủ tục hành chính thay thế và 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 449/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trần Ngọc Tam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực