- 1Luật Đê điều 2006
- 2Quyết định 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 230/2010/NQ-HĐND về quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ 20 ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4423/2010/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 27 tháng 12 năm 2010 |
VỀ VIỆC DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND tỉnh ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 230/2010/NQ-HĐND ngày 14/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch phòng chống lũ của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch phòng chống lũ phải phù hợp với Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; phù hợp với quy hoạch, chống lũ lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt.
- Quy hoạch phòng chống lũ phải đáp ứng cao nhất khả năng phòng chống lũ, giảm thiểu thiên tai, bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của từng tuyến sông.
- Quy hoạch phòng, chống lũ làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, trong đó có xây dựng ở bãi sông.
- Xây dựng hệ thống công trình phòng chống lũ theo hướng đa mục tiêu gắn với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Xác định mức độ bảo đảm chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.
- Xác định lũ thiết kế của từng tuyến sông có đê, gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.
- Xác định mức độ và quy mô xảy ra ngập lụt khi chậm lũ
- Xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng tuyến sông có đê.
- Tạo cơ sở khoa học, cơ sơ pháp lý để quản lý quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.
3.1. Mức bảo quản phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê
- Đối với các khu vực do đê sông Thao bảo vệ: Mức bảo đảm chống lũ ứng với tần suất P = 0,6%.
- Đối với các khu vực do đê hữu sông Lô bảo vệ: Mức bảo đảm chống lũ ứng với tần suất P = 0,6% có sự điều tiết của các hồ chứa: Thác Bà, Tuyên Quang.
- Đối với các khu vực do đê tả sông Đà bảo vệ: Mức bảo đảm chống lũ với lưu lượng 15.500m3/s tại Hoà Bình tương ứng với trường hợp thủy điện Hoà Bình xả 8 cửa xả đáy cộng lưu lượng phát điện.
- Đối với các khu vực do đê sông Chảy, sông Bứa bảo vệ: Mức bảo đảm chống lũ ứng với tần suất P = 2%;
- Đối với đê và khu vực chậm lũ Tam Thanh: Mức đảm bảo chống lũ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3.2. Mức nước và lưu lượng lũ thiết kế của từng tuyến sông (Chi tiết tại phụ biểu kèm theo).
3.3. Chỉ giới hành lang thoát lũ đối với từng tuyến sông có đê
a) Tuyến hành lang thoát lũ phía bờ tả sông Đà: Từ K10A - K0 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K0 - K0,6 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 120m; từ K0,6 - K8,1 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K8,1 - K8,8 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 60 - 100m; từ K8,8 - K13 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K13 - K13,8 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 330m; từ K13,8 -K20,2 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 300m; từ K20,2 - K24 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 500 - 700m; từ K24 - K28,8 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 200m; từ K28,8 - K31 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với đê chính; từ K31 - K33 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 300m.
b) Tuyến hành lang thoát lũ trên sông Thao:
+ Phía bờ tả sông Thao: Từ K0 - K4 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K4 - K5,7 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 200 - 300m; từ K5,7 - K17,3 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K17,3 - K20 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 50 - 60m; từ K20 - K28,3 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K28,3 - K30 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 200m; từ K30 - K32 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 200 - 300m; từ K32 - K52,7 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K52,7 - K55,4 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 300 - 600m; từ K55,4 - K57,6 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; K57,6 - K63 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 300m; từ K63 - K64 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K64 - K64,7 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K64 - K64,7 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K65,7 - K69,4 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K69,4 - K71 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 53 - 200m; từ K71 - K73,4 chỉ giới hành lang thoát nước lũ cách đê chính 150m; từ K73,4 - K77 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K77 - K78,5 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K78,5 - K80 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K80 - K82 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 80m; từ K82 - K85,2 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K85,2 - K87,5 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 70 - 150m; từ K87,5 - K89,5 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 180 - 250m; từ K89,5 - K91,5 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 160 - 320m; từ K91,5 - K95,5 chỉ giới hành lang thoát lũ đi cách đê chính 100m; từ K95,5 - K99 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 290 - 570m; từ K99 - K101,5 chỉ giới hành lang thoát lũ đi cách đê chính 100 - 140m; từ K101,5 - K105 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính.
+ Phía bờ hữu sông Thao: Từ K0 - K0,5 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K0,5 - K4,7 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 150m; từ K4,7 - K14 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K14 - K17,4 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K17,4 - K18,5, chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K18,5 - K20,6 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K20,6 - K24,5 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K24,5 - K29 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 200 - 300m; từ K29 - K30,3 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 150m; từ K30,3 - K35 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K35 - K39,7 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 200m; từ K39,7 - K46 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 300m; từ K46 - K52,6 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K52,6 - K56 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100m; từ K56 - K68,9 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K68,9 - K70,5 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 200m; từ K70,5 - K71,25 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100m; từ K71,25 - K72,7 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 350m; từ K72,7 - K73,35 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 350m; từ K73,35 - K76,3 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K76,3 - K78,1 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 1.100 - 1.300m.
c) Tuyến hành lang thoát lũ trên sông Lô:
+ Phía bờ sông Lô: Từ K0 - K12,7 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính.
+ Phía bờ hữu sông Lô: Từ K0 - K12,8 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K12,8 - K14,7 chỉ giới hành lang thoát lũ đi cách đê chính 100m; từ K14,7 - K29 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K29 - K30 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 180m; từ K30 - K31 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K31 - K33,4 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 70m; từ K33,4 - K41 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K41 - K46 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 60 - 150m; từ K46 - K47,5 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100m; từ K47,5 - K53,9 chỉ giới hành lang thoát lũ trùng với tuyến đê chính; từ K53,9 - K56,6 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 100 - 150m; từ K56,6 - K59,6 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 300 - 500m; từ K59,6 - K62,5 chỉ giới hành lang thoát lũ đê chính 80m; từ K62,5 - K65 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 190 - 200m; từ K65 - K68,2 chỉ giới hành lang thoát lũ đi cách đê chính 100m; từ K68,2 - K72 chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê chính 200 - 800m.
d) Tuyến hành lang thoát lũ phía bờ tả sông Hồng: Chỉ giới hành lang thoát lũ cách đê tả sông Hồng 400m.
đ) Tuyến hành lang thoát lũ trên sông Chảy, sông Bứa: Được xác định là 2 tuyến đê hiện trạng đã được xây dựng ở hai phía bờ sông.
3.4. Các giải pháp kỹ thuật thực hiện quy hoạch
a) Quy hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp các hồ chứa cắt giảm lũ: Xây dựng, tu bổ, nâng cấp 13 hồ chứa có dung tích từ 1,7 - 23,8 triệu m3 nhằm hạn chế lũ ống, lũ quét ở một số suối, ngòi trong lưu vực.
b) Củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều:
- Tu bổ đê: Đắp đủ cao trình thiết kế các tuyến đê, mở rộng cứng hoá mặt đê bằng bê tông và bê tông nhựa 305 km đê sông, ngòi;
- Xây dựng kè: Xây dựng 73,6 km kè chống sạt lở bờ, vở sông bằng phương thức thả đá hộc tạo lăng thể chân kè, xây khung lát mái.
- Tu bổ cống qua đê: Xây dựng mới 11 cống; tu sửa, nâng cấp 2 cống; hàng năm tu sửa những hư hỏng xảy ra đột xuất của các cống khác.
c) Giải phóng vật cản, các công trình xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang thoát lũ; quy hoạch bãi sông hợp lý và quản lý chặt chẽ quy hoạch bãi sông để bảo đảm khả năng thoát lũ.
d) Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn: Đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng phòng hộ theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm; đồng thời quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ; lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ theo Quy chế quản lý rừng hiện hành; phấn đấu đến năm 2010 nâng độ che phủ rừng của các tỉnh lên trên 55%.
đ) Sắp xếp, bố trí lại dân cư: Thực hiện theo Quy hoạch bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, vùng quản lý nghiêm ngặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Trong đó, di chuyển 914 hộ dân với 3.958 khẩu trong vùng sạt lở bờ vở sông, trong hành lang thoát lũ.
e) Xác định vùng chậm lũ: Chấp hành việc duy trì hoặc xoá bỏ vùng chậm lũ Tam Thanh theo quyết định của Chính phủ.
f) Tổ chức quản lý, hộ đê:
- Hàng năm tổ chức tập huấn, diễn tập, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư trước mùa mưa lũ để chủ động xử lý sự cố công trình đê điều, chú trọng phương án chống tràn toàn tuyến. Trong trường hợp lũ quá cao không thể chống tràn được, chủ động sơ tán dân để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân;
- Củng cố bộ máy, đầu tư trang thiết bị cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ theo hướng chuyên môn hoá. Tăng cường năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn của tỉnh;
- Xác định các điểm sơ tán và xây dựng quy trình sơ tán dân khi phải chậm lũ, có lũ quét, lũ vượt tần suất thiết kế;
- Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và người dân để chủ động đối phó với lụt bão, thiên tai.
3.5. Kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư
a) Kinh phí thực hiện: 7.960,1 tỷ đồng. Trong đó phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 2010 - 2015: 7.185,9 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 774,2 tỷ đồng. b) Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách: 5.572,1 tỷ đồng (chiếm 70%);
+ Vốn vay ODA: 1.990 tỷ đồng (chiếm 25%)
+ Vốn khác: 398 tỷ đồng (chiếm 5%).
3.6. Các giải pháp chủ yếu
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các mô hình, kinh nghiệm quản lý tốt để nâng cao ý thức cộng đồng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân về bảo vệ các công trình phòng chống lũ, lụt và tham gia công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn khi xảy ra thiên tai.
b) Về huy động nguồn vốn:
- Đối với hệ thống công trình lớn: Các công trình tu bổ đê, kè, hồ điều tiết quy mô lớn sẽ trình Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các bộ, ngành ở Trung ương quản lý, tranh thủ các nguồn vốn ODA;
- Đối với công trình loại vừa và nhỏ: Sử dụng vốn đầu tư ngân sách tỉnh, huyện và tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương tình mục tiêu. Ngoài ra huy động từ các nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội.
c) Về cơ chế chính sách: Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh, như:
- Chính sách ưu tiên cộng động: Gắn công tác phòng chống thiên tai với các chính sách xã hội trong việc giải quyết vấn đề ngập lũ, ô nhiễm môi trường, mất đất sản xuất, nhất là ở các khu vực ngoài bãi sông, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân;
- Chính sách xã hội về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Tạo cơ chế hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và khuyến khích sự tham gia của các nguồn lực xã hội trong và ngoài tỉnh trong công tác xây dựng hệ thống công trình phòng chống lũ, nâng cao nhận thức cộng đồng về lũ lụt và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
d) Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý điều hành, nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng các công trình phòng chống lũ, như:
- Trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch và thiết kế: ứng dụng công nghệ mới với các trang thiết bị hiện đại đo đạc khảo sát, các phần mềm tin học tính toán thủy văn dòng chảy, thủy lực, mô phỏng ngập lụt, cân bằng nước điều tiết hồ chứa, ổn định, thấm, thủy lực, kết cấu, lập bản vẽ, cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu địa hình, địa chất…;
- Trong lĩnh vực thi công và xây dựng: Sử dụng trang thiết bị và công nghệ thi công mới, hiện đại. Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng;
- Trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo an toàn công trình: Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc, trang thiết bị; ứng dụng rộng rãi phần mềm tin học trong quản lý, kiểm soát và đảm bảo an toàn công trình;
- Trong quản lý đê điều, phòng chống lụt bão: Sử dụng hệ thống thông tin tin học, chọn mô hình chỉ huy phòng tránh thiên tai phù hợp ở các cấp, các ngành.
đ) Về phát triển nguồn nhân lực
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa của cộng đồng dân cư để nâng cao dân trí trong công tác phòng chống lụt bão;
+ Nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng công trình phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước:
+ Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm;
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác quản lý, nhất là trong việc đấu thầu và giao, nhận thầu, khối lượng thực hiện, giá cả, thanh toán để chống tiêu cực, lãng phí phát thoát vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả, chất lượng công trình.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh lân cận về quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi, công trình phòng chống lụt, bão để chủ động phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên nước và quản lý phòng, chống lụt, bão. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng, quản lý đê điều.
- Sở Nông nghiệp và PTNT:
+ Trên cơ sở hiện trạng các công trình phòng chống lũ, đề xuất danh mục và lập các dự án đầu tư xây dựng công trình phòng chống lũ theo thứ tự ưu tiên, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, kết hợp nguồn
vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện.
+ Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang thoát lũ; quản lý chặt chẽ quy hoạch bãi sông để đảm bảo khả năng thoát lũ.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
+ Phối hộp với Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động, tích cực làm việc với các bộ, ngành Trung ương để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh phí; trên cơ sở kế hoạch vốn hàng năm, đề xuất UBND tỉnh việc phân bổ kinh phí cho các dự án.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình phòng chống lũ.
- Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện và phối hợp thực hiện các nội dung của quy hoạch.
2. Cấp huyện: UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh để thực hiện các nội dung của quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thực hiện.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 959/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị quyết 05/2013/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương xây dựng, thực hiện Dự án nắn tuyến đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 kết hợp giao thông huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- 3Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa, tỉnh Thái Bình
- 4Nghị quyết 66/2013/NQ-HĐND phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ cho tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 5Quyết định 1488/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán bổ sung kinh phí lập quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến 2025, định hướng 2030
- 6Quyết định 308/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Quyết định 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 230/2010/NQ-HĐND về quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ 20 ban hành
- 7Quyết định 959/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Nghị quyết 05/2013/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương xây dựng, thực hiện Dự án nắn tuyến đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 kết hợp giao thông huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- 9Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa, tỉnh Thái Bình
- 10Nghị quyết 66/2013/NQ-HĐND phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ cho tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 11Quyết định 1488/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán bổ sung kinh phí lập quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến 2025, định hướng 2030
Quyết định 4423/2010/QĐ-UBND về duyệt quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 4423/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Hoàng Dân Mạc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực