Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 442/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI kỳ họp lần thứ 18 về việc thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020;

Xét Tờ trình số 3119/SNNPTNT ngày 23/12/2015 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020, Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 231/BC-STP ngày 09/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020, với các nội dung chính:

1. Mục tiêu

a) Về môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học

- Bằng các biện pháp quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng tập trung để đến năm 2020 đưa độ che phủ của rừng toàn tỉnh về đạt 52,0% theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2010-2020.

- Bảo vệ và duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có, giữ vững và nâng cao độ che phủ của rừng, điều hòa không khí, phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ các hồ đập thủy điện thủy lợi, phòng hộ ven biển, giữ đất, giữ nước, điều tiết dòng chảy, giảm thiểu các thiên tai lũ lụt, hạn hán, xói lở, xói mòn, chắn gió, chắn cát bay, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan, cho phát triển tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen trong các khu rừng tự nhiên.

b) Về kinh tế

- Hàng năm trồng và chăm sóc rừng tập trung khoảng 12.444 ha, khai thác khoảng 973.753 m3 gỗ rừng tập trung và 115.135 m3 gỗ cây trồng phân tán; 707 tấn song mây, 156 tấn đót và 163 ngàn cây tre nứa; Chế biến 10.889 m3 gỗ xây dựng, 21.778 m3 gỗ dân dụng, 1.056.000 tấn nguyên liệu bột giấy và dăm gỗ xuất khẩu, 707 tấn song mây, 156 tấn đót, 163 ngàn cây tre nứa nhằm đa dạng các giá trị sản phẩm hàng hóa lâm sản phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu, du lịch sinh thái và cả giá trị dịch vụ môi trường rừng, tăng phần đóng góp của ngành Nông lâm thủy sản vào GDP tỉnh, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của sản xuất lâm nghiệp đạt bình quân khoảng 8,7-9%/năm trong tăng trưởng kinh tế chung của ngành Nông lâm thủy sản, đưa tỷ trọng lâm nghiệp đến năm 2020 chiếm 6,8% trong tổng cơ cấu kinh tế ngành.

c) Về xã hội và an ninh quốc phòng

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm, giai đoạn 2016- 2020, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng về xã hội hóa nghề rừng, thu hút hàng ngàn lao động nông thôn miền núi, trung du tham gia nghề rừng, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Nâng cao đời sống dân trí nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an toàn trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các đai rừng, tuyến rừng phòng hộ ven biển, hải đảo vừa có tác dụng phòng hộ cảnh quan môi trường vừa có tác dụng góp phần vào việc bảo đảm an ninh, quốc phòng tuyến ven biển và hải đảo của tỉnh.

2. Nhiệm vụ

a) Quản lý bảo vệ rừng

Thực hiện bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp. Trong đó: Diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng 101.842 ha/năm.

b) Phát triển rừng

- Khoanh nuôi tái sinh rừng: 7.983 ha; trong đó:

+ Khoanh nuôi có trồng bổ sung: 1.229 ha.

+ Khoanh nuôi không trồng bổ sung: 6.754 ha.

- Trồng và chăm sóc rừng:

+ Trồng tập trung: 63.266 ha, bình quân 12.653 ha/năm, gồm: trồng mới 15.362 ha, trồng lại sau khai thác 47.904 ha.

+ Trồng cây phân tán: 4.859 ngàn cây, bình quân 972 ngàn cây/năm.

c) Giao rừng, cho thuê rừng

Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với rừng tự nhiên sản xuất cho các Công ty lâm nghiệp 9.006 ha sau khi sắp xếp đổi mới các nông lâm trường quốc doanh.

d) Khai thác rừng

- Gỗ rừng trồng sản xuất trong quy hoạch lâm nghiệp: diện tích 47.634 ha, bình quân 9.527 ha/năm; sản lượng 5.056.744 m3, bình quân năm 1.011.349 m3/năm.

- Gỗ cây trồng phân tán: 5.729 ha, sản lượng 591.083 m3.

- Củi: 772.756 ster.

- Lâm sản ngoài gỗ: Song mây 3.535 tấn (bình quân 707 tấn/năm), đót 779 tấn (bình quân 156 tấn/năm), tre nứa 817 ngàn cây (163 ngàn cây/năm).

e) Chế biến lâm sản

- Gỗ: Gỗ xây dựng 56.478 m3 (bình quân 11.296 m3/năm), đồ mộc dân dụng 112.957 m3 (bình quân 22.591 m3/năm), nguyên liệu bột giấy và dăm gỗ: 5.478 ngàn tấn (bình quân 1.096 ngàn tấn/năm).

- Lâm sản ngoài gỗ: Song mây 3.535 tấn (bình quân 707 tấn/năm), đót 779 tấn (bình quân 156 tấn/năm), tre nứa 817 ngàn cây (163 ngàn cây/năm).

f) Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

Vườn ươm, đường lâm nghiệp, đường giao thông nội vùng, chòi canh lửa rừng, trạm bảo vệ rừng...

g) Cấp chứng chỉ rừng

Đến năm 2020, có 6.720 ha diện tích đất có rừng sản xuất của các công ty lâm nghiệp, hộ gia đình tham gia các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí FSC, PEFC.

3. Các chỉ tiêu chính

a) Các chỉ tiêu chung về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng cộng

Kế hoạch 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

1. Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khoán quản lý bảo vệ

ha/năm

101.842

101.842

101.842

101.842

101.842

101.842

2. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khoanh nuôi

ha/năm

7.983

7.983

6.754

6.754

6.754

6.754

+ Có trồng bổ sung

ha/năm

1.229

1.229

0

0

0

0

+ Không trồng bổ sung

ha/năm

6.754

6.754

6.754

6.754

6.754

6.754

- Trồng và chăm sóc rừng

 

 

 

 

 

 

 

* Trồng tập trung

ha

63.266

12.753

12.775

12.675

12.565

12.498

+ Trồng mới

ha

15.362

3.172

3.194

3.094

2.984

2.918

+ Trồng lại

ha

47.904

9.581

9.581

9.581

9.581

9.580

+ Cải tạo rừng

ha

 

 

 

 

 

 

* Trồng cây phân tán

1000 cây

4.859

969

980

970

975

965

- Chăm sóc rừng KNTBS

ha/năm

1.229

0

1.229

1.229

1.229

1.229

3. Giao rừng, cho thuê rừng

ha

9.006

9.006

0

0

0

0

4. Khai thác rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Gỗ

 

 

 

 

 

 

 

+ Rừng trồng cây phân tán

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

ha

5.729

1.145

1.146

1.146

1.146

1.146

Sản lượng

m3

591.083

118.215

118.217

118.217

118.217

118.217

+ Rừng trồng trong QH

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

ha

47.634

9.526

9.527

9.527

9.527

9.527

Sản lượng

m3

5.056.744

1.011.348

1.011.349

1.011.349

1.011.349

1.011.349

-Củi

ster

772.756

154.551

154.551

154.551

154.551

154.552

- Lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

+ Song mây

tấn

3.535

708

708

707

707

705

+ Đót

tấn

779

156

156

156

156

155

+ Tre nứa

1000 cây

817

163

163

163

163

165

5. Chế biến lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

- Gỗ xây dựng

m3

56.478

11.294

11.296

11.296

11.296

11.296

- Đồ mộc dân dụng

m3

112.957

22.591

22.591

22.591

22.591

22.593

- Dăm gỗ và bột giấy

1000 tấn

5.478

1.094

1.096

1.096

1.096

1.096

- Song mây

tấn

3.535

708

708

707

707

705

- Đót

tấn

779

156

156

156

156

155

- Tre nứa

1000 cây

817

163

163

163

163

165

6. XD cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

- XD vườn ươm

vườn

2

2

 

 

 

 

- Nâng cấp vườn ươm

vườn

1

1

 

 

 

 

- XD đường LN

km

156

35

34

35

26

26

- Sửa chữa đường LN

km

31

7

7

6

6

5

- XD đường nội vùng

km

223

40

47

48

48

40

- XD đường ranh cản lửa

km

1.023

198

201

205

200

219

- Xây dựng chòi canh

cái

58

13

15

13

10

7

- Bảng qui ước BVR

cái

14

4

4

4

1

1

- XD trạm QLBVR

cái

26

4

5

6

6

5

- Bảng dự báo cấp ch.rừng

cái

2

0

0

0

1

1

7. Cấp chứng chỉ rừng

ha

6.720

-

1.500

1.500

1.500

2.220

b) Các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng cộng

Kế hoạch 2016 - 2020

2016

2017

2018

2019

2020

1. Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khoán quản lý bảo vệ

ha/năm

90.908

90.908

90.908

90.908

90.908

90.908

2. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khoanh nuôi

ha/năm

4.685

4.685

3.961

3.961

3.961

3.961

+ Có trồng bổ sung

ha/năm

724

724

 

 

 

 

+ Không trồng bổ sung

ha/năm

3.961

3.961

3.961

3.961

3.961

3.961

- Trồng và chăm sóc rừng

 

 

 

 

 

 

 

* Trồng tập trung

ha

3.086

788

650

630

470

548

+ Trồng mới

ha

3.086

788

650

630

470

548

+ Trồng lại

ha

0

 

 

 

 

 

- Chăm sóc rừng KNTBS

ha/năm

724

0

724

724

724

724

3. Khai thác rừng

 

 

 

 

 

 

 

-Gỗ

 

 

 

 

 

 

 

- Lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

+ Song mây

tấn

2.604

521

521

521

521

520

+ Đót

tấn

490

98

98

98

98

98

4. Chế biến lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

- Song mây

tấn

2.604

521

521

521

521

520

- Đót

tấn

490

98

98

98

98

98

5. XD cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

- XD vườn ươm

vườn

2

2

0

0

0

0

- Nâng cấp vườn ươm

vườn

1

1

0

0

0

0

- XD đường LN

km

39

9

10

10

5

5

- Sửa chữa đường LN

km

22

5

5

4

4

4

- XD đường nội vùng

km

213

38

45

46

46

38

- XD đường ranh cản lửa

km

356

71

72

71

66

76

- Xây dựng chòi canh

cái

52

11

13

12

9

7

- Bảng qui ước BVR

cái

3

1

1

1

0

0

- XD trạm QLBVR

cái

26

4

5

6

6

5

c) Các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng cộng

Kế hoạch 2016 - 2020

2016

2017

2018

2019

2020

1. Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khoán quản lý bảo vệ

ha/năm

10.934

10.934

10.934

10.934

10.934

10.934

2. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khoanh nuôi

ha/năm

3.298

3.298

2.793

2.793

2.793

2.793

+ Có trồng bổ sung

ha/năm

505

505

0

0

0

0

+ Không trồng bổ sung

ha/năm

2.793

2.793

2.793

2.793

2.793

2.793

- Trồng và chăm sóc rừng

ha

 

 

 

 

 

 

* Trồng tập trung

ha

60.180

11.965

12.125

12.045

12.095

11.950

+ Trồng mới

ha

12.276

2.384

2.544

2.464

2.514

2.370

+ Trồng lại

ha

47.904

9.581

9.581

9.581

9.581

9.580

* Trồng cây phân tán

1000 cây

4.859

969

980

970

975

965

* Trồng bổ sung mật độ

ha

0

0

0

0

0

0

- Chăm sóc rừng KNTBS

ha/năm

505

0

505

505

505

505

3. Giao rừng, cho thuê rừng

ha

9.006

9.006

0

0

0

0

4. Khai thác rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Gỗ

 

 

 

 

 

 

 

+ Rừng trồng cây phân tán

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

ha

5.729

1.145

1.146

1.146

1.146

1.146

Sản lượng

m3

591.083

118.215

118.217

118.217

118.217

118.217

+ Rừng trồng trong QH

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

ha

47.634

9.526

9.527

9.527

9.527

9.527

Sản lượng

m3

5.056.744

1.011.348

1.011.349

1.011.349

1.011.349

1.011.349

- Củi

ster

772.756

154.551

154.551

154.551

154.551

154.552

- Lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

+ Song mây

tấn

931

187

187

186

186

185

+ Đót

tấn

289

58

58

58

58

57

+ Tre nứa

1000 cây

817

163

163

163

163

165

5. Chế biến lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

- Gỗ xây dựng

m3

56.478

11.294

11.296

11.296

11.296

11.296

- Đồ mộc dân dụng

m3

112.957

22.591

22.591

22.591

22.591

22.593

- Dăm gỗ và bột giấy

1000 tấn

5.478

1.094

1.096

1.096

1.096

1.096

- Song mây

tấn

931

187

187

187

185

185

- Đót

tấn

289

58

58

58

58

57

- Tre nứa

1000 cây

817

163

163

163

163

165

6. XD cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

- XD đường LN

km

117

26

24

25

21

21

- Sửa chữa đường LN

km

9

2

2

2

2

1

- XD đường nội vùng

km

10

2

2

2

2

2

- XD đường ranh cản lửa

km

667

127

129

134

134

143

- Xây dựng chòi canh

cái

6

2

2

1

1

0

- Bảng qui ước BVR

cái

11

3

3

3

1

1

- Bảng dự báo cấp Ch.rừng

cái

2

0

0

0

1

1

7. Cấp chứng chỉ rừng

ha

6.720

 

1.500

1.500

1.500

2.220

4. Khái toán các nguồn vốn

a) Khái toán các nguồn vốn đầu tư Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

Tổng cộng

Kế hoạch 2016 - 2020 (Triệu đồng)

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

3.085.505

681.333

620.847

604.865

597.874

580.586

- Vốn Ngân sách Nhà nước

355.909

100.684

67.905

61.406

55.898

70.016

+ Vốn sự nghiệp

189.220

44.913

36.408

33.301

28.827

45.771

+ Vốn đầu tư

166.689

55.771

31.497

28.105

27.071

24.245

- Vốn ODA

340.909

107.598

73.632

66.674

62.476

30.529

- Vốn DVMTR

18.254

3.650

3.651

3.651

3.651

3.651

- Vốn vay tín dụng

696.476

137.835

140.235

139.035

139.785

139.586

- Vốn tự đầu tư

1.673.957

331.566

335.424

334.099

336.064

336.804

1. Quản lý bảo vệ

496.594

103.664

104.439

98.357

95.284

94.850

- Vốn Ngân sách Nhà nước

43.816

8.450

8.590

8.770

8.929

9.077

+ Vốn sự nghiệp

43.816

8.450

8.590

8.770

8.929

9.077

- Vốn ODA

184.700

43.104

43.104

36.145

31.947

30.400

- Vốn DVMTR

18.254

3.650

3.651

3.651

3.651

3.651

- Vốn tự đầu tư

249.824

48.460

49.094

49.791

50.757

51.722

2. Phát triển rừng

2.422.227

532.720

480.074

471.151

469.485

468.797

- Vốn Ngân sách Nhà nước

206.209

62.485

38.181

32.479

29.064

44.000

+ Vốn sự nghiệp

39.520

6.714

6.684

4.374

1.993

19.755

+ Vốn đầu tư

166.689

55.771

31.497

28.105

27.071

24.245

- Vốn ODA

95.409

49.294

15.328

15.329

15.329

129

- Vốn vay tín dụng

696.476

137.835

140.235

139.035

139.785

139.586

- Vốn tự đầu tư

1.424.133

283.106

286.330

284.308

285.307

285.082

3. Giao rừng, cho thuê rừng

4.503

4.503

0

0

0

0

- Vốn Ngân sách Nhà nước

4.503

4.503

0

0

0

0

+ Vốn sự nghiệp

4.503

4.503

0

0

0

0

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

125.990

28.650

29.150

29.170

27.530

11.490

- Vốn Ngân sách Nhà nước

65.190

13.450

13.950

13.970

12.330

11.490

+ Vốn sự nghiệp

65.190

13.450

13.950

13.970

12.330

11.490

- Vốn ODA

60.800

15.200

15.200

15.200

15.200

0

5. Quản lý dự án

36.191

11.796

7.184

6.187

5.575

5.449

- Vốn Ngân sách Nhà nước

36.191

11.796

7.184

6.187

5.575

5.449

+ Vốn sự nghiệp

36.191

11.796

7.184

6.187

5.575

5.449

b) Khái toán các nguồn vốn đầu tư Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

Tổng cộng

Kế hoạch 2016 - 2020 (Triệu đồng)

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng vốn đầu tư

537.326

171.811

110.392

96.924

87.926

70.273

- Vốn Ngân sách Nhà nước

178.163

60.563

33.109

26.599

21.799

36.093

+ Vốn sự nghiệp

134.529

30.038

26.219

23.101

19.092

36.079

+ Vốn đầu tư

43.634

30.525

6.890

3.498

2.707

14

- Vốn ODA

340.909

107.598

73.632

66.674

62.476

30.529

- Vốn DVMTR

18.254

3.650

3.651

3.651

3.651

3.651

1. Quản lý bảo vệ

227.350

51.320

51.461

44.682

40.643

39.244

- Vốn Ngân sách Nhà nước

24.396

4.566

4.706

4.886

5.045

5.193

+ Vốn sự nghiệp

24.396

4.566

4.706

4.886

5.045

5.193

- Vốn ODA

184.700

43.104

43.104

36.145

31.947

30.400

- Vốn DVMTR

18.254

3.650

3.651

3.651

3.651

3.651

2. Phát triển rừng

178.563

86.533

28.902

23.201

20.029

19.898

- Vốn Ngân sách Nhà nước

83.154

37.239

13.574

7.872

4.700

19.769

+ Vốn sự nghiệp

39.520

6.714

6.684

4.374

1.993

19.755

+ Vốn đầu tư

43.634

30.525

6.890

3.498

2.707

14

- Vốn ODA

95.409

49.294

15.328

15.329

15.329

129

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng

98.940

22.930

23.600

23.610

22.400

6.400

- Vốn Ngân sách Nhà nước

38.140

7.730

8.400

8.410

7.200

6.400

+ Vốn sự nghiệp

38.140

7.730

8.400

8.410

7.200

6.400

- Vốn ODA

60.800

15.200

15.200

15.200

15.200

0

4. Quản lý dự án

32.473

11.028

6.429

5.431

4.854

4.731

- Vốn Ngân sách Nhà nước

32.473

11.028

6.429

5.431

4.854

4.731

+ Vốn sự nghiệp

32.473

11.028

6.429

5.431

4.854

4.731

c) Khái toán các nguồn vốn đầu tư Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

Tổng cộng

Kế hoạch 2016 - 2020 (Triệu đồng)

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng vốn đầu tư

2.548.179

509.522

510.455

507.941

509.948

510.313

- Vốn Ngân sách Nhà nước

177.746

40.121

34.796

34.807

34.099

33.923

+ Vốn sự nghiệp

54.691

14.875

10.189

10.200

9.735

9.692

+ Vốn đầu tư

123.055

25.246

24.607

24.607

24.364

24.231

- Vốn vay tín dụng

696.476

137.835

140.235

139.035

139.785

139.586

- Vốn tự đầu tư

1.673.957

331.566

335.424

334.099

336.064

336.804

1. Quản lý bảo vệ

269.244

52.344

52.978

53.675

54.641

55.606

- Vốn Ngân sách Nhà nước

19.420

3.884

3.884

3.884

3.884

3.884

+ Vốn sự nghiệp

19.420

3.884

3.884

3.884

3.884

3.884

- Vốn tự đầu tư

249.824

48.460

49.094

49.791

50.757

51.722

2. Phát triển rừng

2.243.664

446.187

451.172

447.950

449.456

448.899

- Vốn Ngân sách Nhà nước

123.055

25.246

24.607

24.607

24.364

24.231

+ Vốn đầu tư

123.055

25.246

24.607

24.607

24.364

24.231

- Vốn vay tín dụng

696.476

137.835

140.235

139.035

139.785

139.586

- Vốn tự đầu tư

1.424.133

283.106

286.330

284.308

285.307

285.082

3. Giao rừng, cho thuê rừng

4.503

4.503

0

0

0

0

- Vốn Ngân sách Nhà nước

4.503

4.503

 

 

 

 

+ Vốn sự nghiệp

4.503

4.503

 

 

 

 

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

27.050

5.720

5.550

5.560

5.130

5.090

- Vốn Ngân sách Nhà nước

27.050

5.720

5.550

5.560

5.130

5.090

+ Vốn sự nghiệp

27.050

5.720

5.550

5.560

5.130

5.090

5. Quản lý dự án

3.718

768

755

756

721

718

- Vốn Ngân sách Nhà nước

3.718

768

755

756

721

718

+ Vốn sự nghiệp

3.718

768

755

756

721

718

5. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

- Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, bổ sung biên chế cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của nhà nước, sắp xếp, củng cố, kiện toàn và thành lập mới các Ban Quản lý rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức, tăng cường quản lý chặt chẽ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ rừng; quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng;

- Củng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ sau khi sắp xếp lại nhằm thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

b) Giải pháp về Công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng cho các Công ty Lâm nghiệp sau khi sắp xếp đổi mới các lâm nông trường quốc doanh.

- Tổ chức hội nghị tại các thôn, bản để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ và cơ sở dữ liệu về giao rừng cho thuê rừng cho các chủ rừng để quản lý và cập nhật. Quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng một cách hệ thống từ tỉnh đến huyện, xã.

- Tiếp tục rà soát việc giao đất sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng đúng quy định hoặc sử dụng kém hiệu quả để thu hồi và cân đối sử dụng đất hợp lý, công bằng.

c) Giải pháp về khoa học, công nghệ và khuyến lâm

- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, trồng rừng thâm canh trên các lập địa và vùng sinh thái.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời nghiên cứu tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như: đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ, ván ghép thanh, sản phẩm mây tre, quế.

- Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận khoa học công nghệ lâm nghiệp được hưởng tối đa các ưu đãi, hỗ trợ khi đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng phát triển và tham gia liên kết sản xuất quy mô lớn, hình thành vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Nghiên cứu vai trò cố định Cacbon của rừng để xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

- Củng cố hệ thống khuyến lâm ở cơ sở, đặc biệt những xã có nhiều rừng và đất rừng, các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

d) Giải pháp về tuyên truyền

- Phổ biến rộng rãi Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Đẩy mạnh tuyên truyền tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khuyến khích các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp theo định hướng tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. Thực hiện cơ chế lưu thông, khuyến khích mọi thành phần tham gia sản xuất kinh doanh lâm sản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng

e) Giải pháp về vốn

Nguồn vốn ngân sách ưu tiên bố trí thực hiện theo tiến độ hàng năm.

- Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng khá lớn, nên cần tiếp tục đề nghị Trung ương quan tâm bố trí bổ sung nguồn vốn để tỉnh có nguồn lực tài chính thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Ngoài nguồn vốn từ thu tiền Dịch vụ môi trường rừng, tích cực làm việc với các Bộ ngành Trung ương để tiếp cận các nguồn vốn ODA để tăng nguồn lực tài chính thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo quy định hiện hành. Tăng cường vốn tín dụng cho vay trồng rừng sản xuất với lãi suất hợp lý và chính sách thông thoáng.

f) Giải pháp về giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý.

- Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, công nghệ tin học... gắn quy hoạch với đào tạo.

- Thực hiện các hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo cho từng đối tượng như: các công ty, cán bộ xã, thôn, chủ trang trại rừng, hộ nông dân,... liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lâm nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

g) Giải pháp hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

- Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế đang triển khai trên địa bàn như WB, KFW9, JICA2...tổ chức quản lý, thực hiện tốt các dự án hợp tác quốc tế đã và đang đầu tư, tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.

- Kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư phát triển lâm nghiệp, chú trọng đến ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư khai thác, chế biến lâm sản, nhất là chế biến các sản phẩm lâm sản có giá trị cao.

- Thực hiện tốt các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã (CITES), Công ước Đa dạng sinh học (UNCDB), Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước khung Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (UNFCCC).

6. Danh mục các dự án ưu tiên

a) Dự án vốn đầu tư ngân sách: có 16 dự án

* Dự án đã phê duyệt, tiếp tục triển khai thực hiện:

- Phương án kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014-2016. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 27,12 tỷ đồng theo Quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu:

+ Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014-2015. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 15,998 tỷ đồng theo Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 30/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu: Trồng mới 47,5 ha, bảo vệ rừng 6,67 ha, cải tạo rừng 12,85 ha.

+ Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển xã Bình Phước, Bình Đông và Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015-2019. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 21,076 tỷ đồng theo Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 12/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu: Trồng mới 65,64 ha.

- Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Quảng ngãi giai đoạn 2015 -2020. Tổng vốn đầu tư dự kiến 60,9 tỷ đồng.

- Dự án quy hoạch vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014-2020, định hướng đến 2030. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 0,5 tỷ đồng. Thời gian thực hiện năm 2015.

* Dự án đã phê duyệt, chưa bố trí vốn hoặc đang điều chỉnh:

- Dự án điều tra chuyển hóa và phát triển nguồn giống cây bản địa: Lim xanh, Dầu rái, Chò chỉ, Quế... Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 2,0 tỷ đồng theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 16/11/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Dự án xây dựng cơ sở giống cây lâm nghiệp chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa. Thời gian thực hiện 2014-2015. Quy mô: 7,818 tỷ đồng.

- Dự án nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen giống cây Quế bản địa Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi và đánh giá kết quả bảo tồn. Thời gian thực hiện 2014- 2020. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 2,0 tỷ đồng theo Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Trà Bồng và Ba Tơ. Thời gian thực hiện 2014-2020. Nguồn vốn ngân sách và kêu gọi đầu tư (đã đăng ký nhưng chưa được phê duyệt).

- Dự án trồng rừng ngập mặn tại các huyện Tư Nghĩa và Đức Phổ, giai đoạn 2015-2019. Quy mô trồng mới 308,17 ha. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp theo Chương trình biến đổi khí hậu tại Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ (đang xin chủ trương đầu tư dự án).

- Dự án trồng rừng phòng hộ ven biển và cảnh quan môi trường tại các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ, giai đoạn 2015-2019. Quy mô trồng mới 192,42 ha. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp theo Chương trình biến đổi khí hậu tại Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ (đang xin chủ trương đầu tư dự án).

- Dự án trồng thí điểm 02 mô hình trồng cây gỗ lớn thuần loài (Lim xanh, Xà cừ, Lim xẹt...) với diện tích khoảng 50-100 ha/mô hình tại huyện Ba Tơ và Tây Trà.

- Dự án sử dụng Tư liệu ảnh Viễn thám và hệ thống thông tin (GIS) để đánh giá tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian từ 2015. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp. (Theo Công văn số 1192/UBND-NNTN ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 0,3 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 2015-2016.

- Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng giai đoạn 2014-2020. Thời gian thực hiện 2015-2016 (đang lập dự án).

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp 0,5 tỷ đồng.

b) Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: 03 dự án

* Dự án đã phê duyệt, tiếp tục triển khai thực hiện:

- Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2) tại các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây. Thời gian thực hiện 2011-2020. Nguồn vốn ODA thuộc dự án JICA2 của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng là 289,6 tỷ đồng theo Quyết định số 1417/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

* Dự án đã ghi vốn hoặc đã phê duyệt, chưa bố trí vốn:

- Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững KfW9, giai đoạn 2016- 2022 trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung (trong đó có Quảng Ngãi). Nguồn vốn do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ, tổng nguồn vốn dự kiến 80 tỷ (đang lập dự án).

- Dự án phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng cho rừng sản xuất ở các tỉnh miền Trung, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn 5 tỉnh miền Trung (trong đó có Quảng Ngãi). Nguồn vốn do Ngân hàng thế giới WB tài trợ, tổng nguồn vốn dự kiến 300 tỷ đồng.

Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức công bố và thực hiện hoàn thành Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chi cục trưởng: Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), KTTH, ĐN-MN, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNak1209.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 442/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Trần Ngọc Căng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản