Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1894/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Công văn số 1913/BNN-TCLN ngày 10/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát, xây dựng Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Thái Bình năm 2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình tại Tờ trình số 214/TTr-SNNPTNT ngày 07/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020, với nội dung sau:

I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu:

- Giữ ổn định diện tích rừng hiện có; phục hồi diện tích rừng bị suy thoái hàng năm; trồng mới rừng ven biển trên diện tích đất đã được quy hoạch để trồng rừng.

- Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Nhiệm vụ:

- Bảo vệ rừng: Bình quân 4.000 ha/năm, trong đó:

+ Diện tích rừng hiện có: 3.708,98 ha;

+ Diện tích rừng trồng tăng thêm: 291,02 ha.

- Phát triển rừng: Trồng mới và trồng bổ sung: 1.323,3 ha rừng ven biển, trong đó:

+ Trồng rừng mới: 750,4 ha;

+ Trồng bổ sung: 572,9 ha.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về đất đai:

- Rà soát và bổ sung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2025 trên cơ sở quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị vùng ven biển chiếm diện tích rừng hiện có và diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp.

- Giữ ổn định diện tích đất đã quy hoạch cho trồng rừng.

- Thu hồi diện tích đầm nuôi trồng thủy hải sản kém hiệu quả nằm cạnh đê biển để cải tạo mặt bằng tái trồng rừng nhằm khép kín đai rừng (Tôn cao để trồng phi lao hoặc đắp ụ, đắp băng để trồng bần...).

- Quản lý chặt việc nuôi trồng thủy sản (ngao) tự phát không theo quy hoạch lấn chiếm vào diện tích đất đã quy hoạch trồng rừng.

- Diện tích đất quy hoạch cho trồng rừng bị lấn chiếm để nuôi thủy sản trái phép cần được thu hồi, giải tỏa để lấy hiện trường trồng rừng (Vận động, cưỡng chế...).

2. Về khoa học kỹ thuật:

- Nghiên cứu đổi mới, cải tiến kỹ thuật trồng rừng phù hợp với các dạng lập địa mới để đảm bảo cây trồng có tỷ lệ sống cao.

- Nghiên cứu biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại cho cây ngập mặn (sâu róm ăn lá trang, hà...).

- Kiểm soát giống cây ngập mặn: Các dự án phải sử dụng cây giống được sản xuất từ vật liệu giống có nguồn gốc rõ ràng.

3. Về nguồn vốn đầu tư:

- Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhằm đạt được mục tiêu của Kế hoạch đề ra.

- Cam kết thực hiện dự án với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện tỷ lệ vay lại của tỉnh đối với phần vốn ODA của dự án cho tỉnh, bố trí vốn đối ứng của tỉnh.

- Xây dựng dự án đảm bảo có suất đầu tư phù hợp để trồng và bảo vệ rừng trong tình hình mới.

4. Về tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của rừng ven biển cũng như trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

5. Xây dựng và triển khai các dự án trọng điểm:

- Dự án Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở tỉnh Thái Bình do chính phủ Hàn Quốc tài trợ.

- Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Dự án Giảm sóng ổn định bãi và trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển 5 và 6 tỉnh Thái Bình.

- Dự án Phục hồi và phát triển rừng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020.

- Dự án Trồng rừng bảo vệ đê biển 8 huyện Thái Thụy; đê biển 5, đê biển 6 huyện Tiền Hải và xây dựng một số đoạn đê.

- Các dự án duy tu nâng cấp đê biển có hạng mục trồng rừng.

- Các dự án vay vốn ODA từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) và Ngân hàng Thế giới.

III. NHU CẦU VỀ VỐN VÀ NGUỒN VỐN

Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch là 392.373.197.757 đồng, bao gồm:

- Kinh phí trồng rừng và hạng mục hỗ trợ: 385.821.997.757 đồng;

- Kinh phí bảo vệ rừng: 6.551.200.000 đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Là cơ quan chủ trì, triển khai thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát các danh mục dự án bảo vệ và phát triển rừng đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển đã được duyệt.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm theo dõi diễn biến hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp hàng năm.

2. Các sở, ngành liên quan:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc lập các dự án bảo vệ và phát triển rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

- Quản lý chặt chẽ diện tích đất đã được quy hoạch cho phát triển rừng.

3. Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã có rừng: Tổ chức bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng, diện tích đất đã quy hoạch để trồng rừng của địa phương, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải; Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Ca

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1894/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 1894/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Phạm Văn Ca
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản