Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 441/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 15/6/2005;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 18/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch 156/KH-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII;

Căn cứ Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 13/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Công văn số 2358/SVHTTDL-NVDL ngày 31/8/2017 về việc thẩm định Đề án phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4919/SKHĐT-CNDV ngày 19/10/2017 về việc rà soát danh mục các dự án triển khai Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án Phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. TÊN ĐỀ ÁN: Phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

Phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa phải phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030; phù hợp với Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đồng thời phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. Phát huy lợi thế về vị trí, tài nguyên và các điều kiện khác của địa phương nhằm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập toàn cầu.

2. Định hướng phát triển

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế có thế mạnh của thành phố với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa.

Phát triển dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch.

Tập trung khai thác hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa, trọng tâm là khách thương mại, công vụ; phát triển thị trường khách du lịch quốc tế với mục đích thương mại - công vụ gắn với các cụm công nghiệp - dịch vụ Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa, thế mạnh về vị trí trung tâm hành chính, văn hóa của tỉnh.

3. Mục tiêu phát triển

3.1. Mục tiêu kinh tế

- Về khách du lịch: Đến năm 2020, đón được 1.900.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,7%/năm; trong đó, đón được 60 nghìn lượt khách du lịch quốc tế. Năm 2025, đón được 3.470.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,8%/năm; trong đó, đón được 192.000 lượt khách du lịch quốc tế. Năm 2030, đón được 6.000.000 lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,6%/năm; trong đó, đón được 750.000 lượt khách du lịch quốc tế.

- Về tổng thu từ du lịch: Đến năm 2020 đạt 2.180 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,2%/năm. Năm 2025 đạt 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,4%/năm. Năm 2030 đạt 16.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,7%/năm.

- Về cơ sở lưu trú du lịch: Đến năm 2020 có 7.000 phòng, trong đó có 3.600 phòng xếp hạng từ 1 - 5 sao. Năm 2025 có 10.700 phòng, trong đó có 6.500 phòng xếp hạng từ 1-5 sao. Năm 2030 có 12.400 phòng, trong đó có 9.000 xếp hạng từ 1 - 5 sao.

3.2. Mục tiêu về xã hội

- Phát triển du lịch góp phần tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động du lịch cho người dân thành phố, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Đến năm 2020, có 10.000 lao động trong ngành du lịch (trong đó 8.500 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, chiếm 85%). Năm 2025 có 20.000 lao động (trong đó có 17.300 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, chiếm 86,5%). Năm 2030, có 30.000 lao động (trong đó có 26.2500 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, chiếm 87,5%).

3.3. Mục tiêu về môi trường

- Đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch phải giữ gìn và tôn tạo những giá trị văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường

- Đến năm 2020: 100% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; nước thải và rác thải được thu gom, xử lý đúng theo quy định; 100% các khu vực công cộng (nhà ga, bến xe khách, quảng trường, công viên...) có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách; nước thải và rác thải được thu gom, xử lý đúng theo quy định.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch và thiết lập đường dây nóng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm để đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Người dân tham gia hoạt động du lịch có thái độ, hành vi ứng xử thân thiện, lịch sự với khách du lịch.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

1. Phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Thanh Hóa theo hướng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: Tập trung đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh đặc biệt; đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đảm bảo tính bền vững, ổn định, lâu dài và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của các thị trường; các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc thù, mang thương hiệu thành phố Thanh Hóa, mang hình ảnh của Hàm Rồng anh hùng, được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.

1.1. Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh

Tập trung khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa, tâm linh như: Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, Đền thờ Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Tượng đài Thanh niên xung phong, Tượng đài các Nữ sinh, Thái miếu nhà Hậu Lê, chùa Đại Bi và thắng cảnh Mật Sơn, đền thờ Dương Đình Nghệ, chùa Vồm, văn hóa Núi Đọ, chùa Thanh Hà, chùa Tăng Phúc... Đồng thời, xây dựng các tour du lịch, các chương trình du lịch tâm linh, các tuyến tham quan kết nối thành phố Thanh Hóa với các khu, điểm du lịch văn hóa - tâm linh tại các địa phương trong tỉnh như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Am Tiên...

1.2. Nhóm sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu lịch sử

- Tổ chức khai thác và xây dựng các sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu: Du lịch nghiên cứu nền văn hóa Đông Sơn gắn với trống đồng Ngọc Lũ; du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Núi Đọ; du lịch tham quan nghiên cứu làng cổ Đông Sơn; du lịch tham quan cầu Hàm Rồng anh hùng gắn với trận địa pháo Đồi C4, đồi Quyết Thắng; du lịch tham quan Bảo tàng gắn với nghiên cứu lịch sử của Xứ Thanh; du lịch hoài niệm chiến trường xưa gắn với chiến thắng Hàm Rồng - Nam Ngạn...

- Xây dựng các tour du lịch tham quan làng nghề chế tác đá mỹ nghệ (Núi Nhồi); đúc trống đồng; gốm sứ; sơn mài; gỗ mỹ nghệ,.... và chế tác, sản xuất các sản phẩm lưu niệm nhỏ, tinh xảo dưới dạng hàng lưu niệm để giới thiệu, trưng bày và bán cho khách du lịch.

- Thành phố Thanh Hóa nổi tiếng với nghệ thuật dân gian, mà tiêu biểu là Điệu Hò Sông Mã, Hát bội, đánh cờ người, tổ tôm điếm, chạy chữ “Thiên hạ Thái Bình” Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê, múa Tú Huần...

- Khôi phục và tổ chức các cuộc thi đua thuyền kết hợp hát điệu hò Sông Mã, hát Bội (tổ chức trên Sông Mã đoạn cầu Hàm Rồng); tổ chức đánh cờ người, tổ tôm điếm, chạy chữ “Thiên hạ Thái Bình”, Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê, múa Tú Huần... để quảng bá cho khách du lịch và trở thành một thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách khi đến thành phố Thanh Hóa.

1.3. Nhóm sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, kết hợp chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, mua sắm

- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, cắm trại cuối tuần, vui chơi giải trí tổng hợp: sân golf mini, trượt cỏ... tại Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng, khu vực Rừng Thông (phía Tây Bắc thuộc xã Đông Lĩnh) là khu vực có cảnh quan đẹp, không khí trong lành...

- Tập trung đầu tư các khu vui chơi, giải trí tại các khu vực động Long Quang, động Tiên Sơn, hồ Kim Quy, Khu công viên sinh thái Cánh Tiên, Khu công viên Chiến thắng Hàm Rồng, Núi Ngọc; khu danh thắng Mật Sơn; khu vực núi An Hoạch…, bổ sung các loại hình vui chơi giải trí cho trẻ em như vườn thú, công viên trẻ thơ, khu đánh trận giả tái hiện lại cuộc chiến chống Mỹ cứu nước tại đồi C4, gắn kết việc khai thác các khu nghỉ dưỡng sinh thái...

- Kết hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng với dịch vụ y tế (cao cấp), dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng, hướng đến nhóm đối tượng là thị trường Khu Kinh tế lọc hóa dầu Nghi Sơn, tiếp đến là cho người dân Thanh Hóa (nhóm có thu nhập khá trở lên) và cho cả các vùng phụ cận.

1.4. Nhóm sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo (du lịch MICE)

Phát triển sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo gắn với khai thác hiệu quả các công trình Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng, Khu triển lãm thành phố, Nhà hát Lam Sơn, các khách sạn lớn 3 - 5 sao (Mường Thanh, Thiên Ý, Lam Kinh, Sao Mai...) nhằm tăng tính đa dạng của sản phẩm du lịch, mặt khác là giải pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch và kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch khi đến thành phố Thanh Hóa.

1.5. Phát triển sản phẩm du lịch mới

Du lịch mạo hiểm (du lịch leo núi, trải nghiệm khinh khí cầu...); trải nghiệm du lịch đồng quê; bao gồm: tour du lịch đua thuyền trên sông Mã (gắn với điệu Hò Sông Mã truyền thống), các tour du lịch leo núi khám phá (Núi Ngọc, Núi Mật Sơn, Núi Nhồi, Núi Đọ...), tour du lịch hang động, du lịch khinh khí cầu, cầu trượt tốc độ cao...

2. Tổ chức không gian phát triển du lịch

2.1. Các không gian phát triển du lịch chính

- Không gian du lịch trung tâm thành phố: Bao gồm khu vực trung tâm đô thị hiện nay phát triển dọc theo trục Lê Lợi tới đại lộ Nam sông Mã và tới cầu Nguyệt Viên; tập trung phát triển các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đô thị và du lịch thương mại - công vụ như: trung tâm hội nghị, triển lãm, quảng trường, trung tâm thương mại, bảo tàng, nhà hát, các công trình văn hóa, khu phố đi bộ, chợ đêm...

- Không gian du lịch dọc sông Mã: Phát triển bến thuyền du lịch, hệ thống công viên, cây xanh cảnh quan, các nhà vườn sinh thái; các vườn hoa cây cảnh, cây ăn trái; các vườn rau công nghệ cao... dọc hai bờ sông, góp phần quan trọng nhằm cải thiện chất lượng cảnh quan và môi trường của thành phố, thay đổi cốt lõi hình ảnh đô thị.

- Không gian du lịch Hàm Rồng- Núi Đọ: Tập trung khai thác du lịch tại di tích lịch sử cầu Hàm Rồng, Đồi C4, Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ, di tích khảo cổ Núi Đọ, làng cổ Đông Sơn, hồ Bán Nguyệt, hồ Kim Quy, động Tiên Sơn, Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng...

- Không gian du lịch núi Nhồi (An Hoạch): Du lịch nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá; tổ chức khai thác du lịch thể thao mạo hiểm leo núi. Khu vực Núi Nhồi với giá trị cảnh quan đẹp, phong cảnh hữu tình, hấp dẫn, có thể trở thành một nơi tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần cho người dân Thanh Hóa và khách du lịch.

- Không gian du lịch núi Long - núi Mật Sơn: Phát triển các hoạt động như leo núi, ngắm cảnh, các hoạt động vui chơi giải trí - thể thao khác (sườn phía Tây)...

2.2. Hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch

- Trung tâm thành phố

- Du lịch sinh thái, văn hóa - tâm linh Hàm Rồng

- Du lịch văn hóa, sinh thái An Hoạch (Núi Nhồi)

- Du du lịch văn hóa, thắng cảnh Núi Mật Sơn

- Du lịch Thái miếu nhà Hậu Lê

- Du lịch không gian văn hóa Việt

- Du lịch Bảo tàng tỉnh

- Du lịch Bảo tàng Hoàng Long

- Du lịch Công viên Hội An

- Du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc

2.3. Các tuyến du lịch

- Tuyến du lịch nội thành (mua sắm, thưởng thức ẩm thực)

- Tuyến du lịch văn hóa - tâm linh

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Thành phố Thanh Hóa

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hóa - Nghi Sơn - Thành phố Thanh Hóa

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hóa - Bến En - Thành phố Thanh Hóa

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hóa - Thành Nhà Hồ - Suối cá Cẩm Lương - Thành phố Thanh Hóa

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hóa - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Đền Lê Lai - Thành phố Thanh Hóa

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hóa - Đền Bà Triệu - Đền Sòng Sơn - Động Từ Thức - Thành phố Thanh Hóa

- Các tuyến du lịch đường sông:

+ Tuyến du lịch Bến tàu Hoàng Long - Cầu Hàm Rồng - Chùa Sùng Nghiêm - Đền Cô Bơ - Bến tàu Hoàng Long

+ Tuyến du lịch Bến tàu Hoàng Long - Cảng Hới - Chùa Khải Nam - Đền thờ Cá Lập - Bến tàu Hoàng Long.

3. Đầu tư phát triển du lịch

3.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch thành phố đến năm 2030, bao gồm: Di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng; An Hoạch (Núi Nhồi); thắng cảnh núi Mật Sơn; làng cổ Đông Sơn; không gian dọc hai bên bờ sông Mã; di chỉ khảo cổ Núi Đọ; Di tích Thái miếu nhà Hậu Lê.

3.3. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp; các khu du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng; các điểm tham quan du lịch...đồng bộ, có chất lượng cao, với các sản phẩm du lịch mang thương hiệu thành phố Thanh Hóa là Hàm Rồng - Núi Đọ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành (chủ yếu là khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, bến bãi, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung...), đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch...

- Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch (dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ; cung cấp hàng hóa, thực phẩm sạch phục vụ du lịch; các trung tâm thương mại, hội chợ...), đầu tư khôi phục các lễ hội, làng nghề và các giá trị văn hóa truyền thống (dân ca, điệu hò...).

- Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội (chủ yếu là giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý chất thải..,).

- Đầu tư bảo tồn và tôn tạo làm tăng giá trị môi trường sinh thái, tăng giá trị tài nguyên (đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử quốc gia) cho các khu, điểm du lịch.

3.4. Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

- Dự án xây dựng Trung tâm thông tin, xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch thành phố Thanh Hóa.

- Dự án đầu tư khu du lịch văn hóa Hàm Rồng: xây dựng Công viên văn hóa, sinh thái, vui chơi giải trí đa năng Hàm Rồng, dự án xây dựng Khu bến thuyền, cầu cảng du lịch Hàm Rồng.

- Khu du lịch văn hóa, sinh thái núi An Hoạch.

- Dự án bảo tồn và xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Làng cổ Đông Sơn.

- Dự án bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích Thái miếu nhà Hậu Lê

- Khu di tích văn hóa, thắng cảnh Núi Mật Sơn.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư thực hiện: Tôn tạo các di tích có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, điểm trọng điểm của thành phố; phát triển nhân lực; quảng bá, xúc tiến du lịch; lễ hội, làng nghề tiêu biểu.

- Thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tập trung đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Hàm Rồng, thắng cảnh núi Mật Sơn, làng cổ Đông Sơn, không gian dọc hai bên bờ sông Mã...; đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, chất lượng tại trung tâm thành phố, như: Hệ thống khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ (y tế, chăm sóc sắc đẹp...).

- Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; tranh thủ thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch đối với các dự án nhỏ, cần ít vốn; thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề... phục vụ phát triển du lịch.

2. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Củng cố và nâng cao năng lực, trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu về du lịch của; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch cho cán bộ phụ trách du lịch của phòng Văn hóa, Thông tin, cán bộ văn hóa các xã, phường, Ban quản lý khu du lịch... nhằm nâng cao nhận thức và trình độ quản lý du lịch cho cán bộ quản lý của địa phương; trú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng thuyết minh, hướng dẫn cho thuyết minh viên tại các Ban quản lý.

- Củng cố vai trò hoạt động của Chi hội Du lịch thành phố, phối hợp với Hiệp hội Du lịch, các đơn vị đào tạo về du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho các doanh nghiệp du lịch và là đầu mối trong việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo, dự thi nhận Chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam. Khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề, nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

3. Giải pháp về sản phẩm du lịch và phát triển thị trường

- Nghiên cứu các thị trường một cách kỹ lưỡng, toàn diện (mục đích, tâm lý, sở thích, điều kiện kinh tế...), xác định xu hướng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực, trong nước, xác định các thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm với các đặc điểm, nhu cầu cụ thể..., làm cơ sở xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp cho từng thị trường, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thành phố Thanh Hóa theo hướng tục hợp tác, liên kết hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm kết nối du lịch thành phố Thanh Hóa với du lịch biển Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Nam Sầm Sơn và xa hơn là Cửa Lò, Thiên Cầm…; phát triển mô hình du lịch trải nghiệm đồng quê (tại Khu sinh thái Linh Kỳ Mộc, xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa); phát triển sản phẩm du lịch chợ đêm (bao gồm cả ẩm thực và đồ lưu niệm), phố đi bộ....phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

- Nâng cao năng lực của các công ty du lịch lữ hành quốc tế trên địa bàn thành phố để có khả năng phối hợp với các công ty lữ hành lớn trong nước tổ chức các tour đưa khách đến Thanh Hóa và có đủ điều kiện khai thác trực tiếp các thị trường mục tiêu đến thành phố Thanh Hóa thông qua việc mở văn phòng đại diện tại các thị trường du lịch lớn ở trong nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...) và ngoài nước (Lào, Nhật Bản...).

4. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch

- Chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thực hiện lồng ghép hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố Thanh Hóa trong hoạt động xúc tiến, quảng bá chung của tỉnh. Tổ chức nghiên cứu thị trường du lịch để có phương án xúc tiến, quảng bá du lịch cụ thể, phù hợp.

- Đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch thành phố; xây dựng Website du lịch thành phố Thanh Hóa và bộ phận chuyên trách về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch; tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền quảng bá; xây dựng Website du lịch thành phố Thanh Hóa và bộ phận chuyên trách về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế; Chủ động tham gia tổ chức các chương trình giới thiệu về du lịch Thanh Hóa ở nước ngoài, đặc biệt là ở những thị trường mục tiêu của du lịch thành phố Thanh Hóa như Lào, Thái Lan, Nhật Bản và ở trong nước như Hà Nội, Huế, Hội An...; tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch ở trong và ngoài nước; quảng bá hình ảnh du lịch thành phố Thanh Hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm du lịch; xây dựng, thuê các biển quảng cáo tấm lớn, bảng điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố Thanh Hóa.

- Phối hợp với Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn famtrip, presstrip về khảo sát nhằm tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động tuyên truyền, huy động các nguồn kinh phí, đóng góp của các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác... đảm bảo hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có chất lượng, hiệu quả.

5. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Nâng cao năng lực của UBND thành phố Thanh Hóa trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ mở cửa, hội nhập; trong đó, tập trung vào công tác quản lý tài nguyên du lịch, quản lý quy hoạch và đầu tư, công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo bồi dưỡng, quản lý môi trường du lịch.

- Thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch, quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch (trực thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin hoặc trực thuộc UBND Thành phố Thanh Hóa).

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; ban hành nội quy, quy định, quy chế nhằm quản lý toàn diện, bền vững hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.

6. Giải pháp liên kết và hợp tác phát triển du lịch

- Tăng cường liên kết với các ngành, lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách, hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.

- Chú trọng hoạt động liên kết với các địa phương trong tuyến du lịch có liên quan và liên kết, hợp tác giữa thành phố Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố phụ cận nhằm xây dựng các tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch từ các địa phương khách đến với các khu, điểm du lịch tại thành phố Thanh Hóa.

- Quan tâm xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, hình thành các mạng lưới, chi hội kinh doanh du lịch nhằm xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để cùng phát triển.

7. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch

Ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các khách sạn, khu du lịch nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đảm bảo hạn chế việc thay đổi môi trường cảnh quan trong xây dựng... Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, kinh doanh du lịch.

8. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp, khách du lịch về tài nguyên, môi trường du lịch nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch; việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch.

9. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch

- Chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư và tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống (đặc biệt là người dân ở Làng cổ Đông Sơn, người dân hai bên bờ Sông Mã...).

- Chú trọng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia, điều hành du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

VII. CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch

2. Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch

3. Nhóm dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch

4. Nhóm dự án xúc tiến, quảng bá du lịch

5. Nhóm dự án môi trường du lịch

6. Nhóm dự án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí triển khai Đề án: 15.165.320 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 60.000 triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh: 57.000 triệu đồng;

- Ngân sách thành phố: 110.270 triệu đồng;

- Nguồn xã hội hóa: 14.938.050 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND thành phố Thanh Hóa

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, trong đó chú trọng khai thác tối đa lợi thế của địa phương, nghiên cứu xây dựng các dịch vụ chất lượng cao và sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Thanh Hóa; thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Có kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch; thực hiện có hiệu quả các hoạt động thông tin, quảng bá xúc tiến du lịch; chủ trì xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trường tại các điểm đến du lịch trên địa bàn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn, phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch của thành phố Thanh Hóa; tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát hoạt động du lịch nói chung và du lịch trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Căn cứ nội dung Đề án, tham mưu các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại thành phố Thanh Hóa hàng năm, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp thẩm định các dự án đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Thanh Hóa theo thẩm quyền.

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện các dự án kinh doanh du lịch cộng đồng hiệu quả tại thành phố Thanh Hóa.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có trách nhiệm phối hợp với thành phố Thanh Hóa trong việc quản lý đất đai, giao đất cho các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn thành phố; xây dựng quy chế bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

6. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Thanh Hóa xây dựng và triển khai phương án phân luồng, tuyến giao thông ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải không đủ tiêu chuẩn phục vụ, đảm bảo an toàn cho khách du lịch; lắp đặt hệ thống biển báo, biển hướng dẫn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

7. Sở Xây dựng: Phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc thẩm định, xét duyệt các dự án, đề án về quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án về du lịch.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Thanh Hóa chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố Thanh Hóa.

9. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa trong việc thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Giao thông Vận tải; Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa, lãnh đạo các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để t/h);
- CT, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, KTTC (VA2572).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Thìn

 

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THANH HÓA ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN 2030

(Kèm theo Quyết định số: 441/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Số TT

Tên dự án

Tổng kinh phí

Giai đoạn 2018-2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng cộng

TW

Tỉnh

TP

XHH

Tổng cộng

NS TW

NS Tỉnh

NS TP

XHH

Tổng cộng

NS TW

NS Tỉnh

NS TP

XHH

Tổng cộng

NS TW

NS Tỉnh

NS TP

XHH

 

TỔNG KINH PHÍ

15.165.320

60.000

57.000

110.270

14.938.050

3.539.435

0

0

26.545

3.512.890

5.776.405

27.000

37.000

42.645

5.669.760

5.850.480

33.000

20.000

41.080

5.755.400

I

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH

8.119.220

60.000

55.000

85.220

7.919.000

1.957.050

-

-

20.050

1.937.000

3.139.685

27.000

35.000

32.685

3.045.000

3.023.485

33.000

20.000

32.485

2.937.000

1

Dự án xây dựng Trung tâm thông tin hỗ trợ khách du lịch

220

0

0

220

0

50

0

0

50

0

85

0

0

85

0

85

0

0

85

0

2

Đầu tư khu Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng

4.540.000

35.000

30.000

25.000

4.450.000

1.105.000

-

-

5.000

1.100.000

1.745.000

15.000

20.000

10.000

1.700.000

1.690.000

20.000

10.000

10.000

1.650.000

a

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu du lịch (giao thông nội bộ, cấp nước sạch, xử chất thải, môi trường, khuôn viên, bãi xe...)

490.000

35.000

30.000

25.000

400.000

155.000

0

0

5.000

150.000

195.000

15.000

20.000

10.000

150.000

140.000

20.000

10.000

10.000

100.000

b

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hệ thống các dịch vụ...

4.050.000

0

0

0

4.050.000

950.000

0

0

0

950.000

1.550.000

0

0

0

1.550.000

1.550.000

0

0

0

1.550.000

3

Đầu tư khu du Nhà văn hóa, sinh thái An Hoạch

2.080.000

20.000

15.000

15.000

2.030.000

533.500

0

0

3.500

530.000

785.800

10.000

10.000

5.800

760.000

760.700

10.000

5.000

5.700

740.000

a

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu du lịch (giao thông nội bộ, cấp nước sạch, xử lý chất thải, môi trường, khuôn viên, bãi xe...)

230.000

20.000

15.000

15.000

180.000

103.500

0

0

3.500

100.000

65.800

10.000

10.000

5.800

40.000

60.700

10.000

5.000

5.700

40.000

b

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hệ thống các dịch vụ...

1.850.000

0

0

0

1.850.000

430.000

0

0

0

430.000

720.000

0

0

0

720.000

700.000

0

0

0

700.000

4

Dự án bảo tồn và xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Làng cổ Đông Sơn

120.000

0

5.000

15.000

100.000

23.500

0

0

3.500

20.000

47.800

0

2.000

5.800

40.000

48.700

0

3.000

5.700

40.000

5

Dự án xây dựng khu bến thuyền, cầu cảng du lịch Hàm Rồng

42.000

0

0

10.000

32.000

13.000

0

 

3.000

10.000

13.000

0

0

3.000

10.000

16.000

0

0

4.000

12.000

6

Bảo tồn, trùng tu khu di tích lịch sử văn hóa Thái miếu nhà Hậu Lê

267.000

0

0

0

267.000

62.000

0

0

0

62.000

100.000

0

0

0

100.000

105.000

0

0

0

105.000

7

Đầu tư khu di tích Văn hóa, thắng cảnh Núi Mật Sơn

1.070.000

5.000

5.000

20.000

1.040.000

220.000

-

-

5.000

215.000

448.000

2.000

3.000

8.000

435.000

403.000

3.000

2.000

7.000

390.000

a

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu du lịch (giao thông nội bộ, cấp nước sạch, xử chất thải, môi trường, khuôn viên, bãi xe...)

120.000

5.000

5.000

20.000

90.000

20.000

0

0

5.000

15.000

48.000

2.000

3.000

8.000

35.000

53.000

3.000

3.000

7.000

40.000

b

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hệ thống các dịch vụ...

950.000

0

0

0

950.000

200.000

0

0

0

200.000

400.000

0

0

0

400.000

350.000

0

0

0

350.000

II

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

6.899.100

-

2.000

5.100

6.892.000

1.547.780

-

-

1.330

1.546.450

2.579.940

-

2.000

2.040

2.575.900

2.771.380

-

-

1.730

2.769.650

1

Dự án đầu tư phát triển chợ đêm, phố đi bộ

2.500

0

0

0

2.500

600

0

0

0

600

1.000

0

0

0

1.000

900

0

0

0

900

2

Dự án phát triển loại hình du lịch trải nghiệm đồng quê

2.000

0

0

0

2.000

500

0

0

0

500

800

0

0

0

800

700

0

0

0

700

3

Dự án phát triển khu vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn, nhà hàng trong thành phố

6.700.000

0

0

0

6.700.000

1.500.000

0

0

0

1.500.000

2.500.000

0

0

0

2.500.000

2.700.000

0

0

0

2.700.000

4

Hình thành và công bố tour du lịch kết nối với khu sinh thái Linh Kỳ Mộc, xã Quảng Thịnh

500

0

0

100

400

80

0

0

30

50

140

0

0

40

100

280

0

0

30

250

5

Tổ chức các dịch vụ trò chơi mạo hiểm, vui chơi giải trí cảm giác mạnh

100.000

0

0

0

100.000

25.000

0

0

0

25.000

40.000

0

0

0

40.000

35.000

0

0

0

35.000

6

Tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian, dạy hát dân ca, dạy làm các sản phẩm thủ công truyền thống tại các khu, điểm du lịch trọng điểm cho khách du lịch

12.000

0

0

2.000

10.000

3.000

0

0

500

2.500

4.800

0

0

800

4.000

4.200

0

0

700

3.500

7

Xây dựng và tổ chức mô hình du lịch trải nghiệm đồng quê trên địa bàn thành phố

15.000

0

0

2.000

13.000

3.500

0

0

500

3.000

5.800

0

0

800

5.000

5.700

0

0

700

5.000

8

Tổ chức các dịch vụ du lịch trên sông Mã: bơi thuyền, trải nghiệm cuộc sống trên sông nước,...

13.000

0

0

0

13.000

3.000

0

0

0

3.000

5.000

0

0

0

5.000

5.000

0

0

0

5.000

9

Dự án phát triển du lịch cộng đồng

45.000

0

2.000

0

43.000

10.000

0

0

0

10.000

19.000

0

2.000

0

17.000

16.000

0

0

0

16.000

10

Thiết kế và sản xuất hàng lưu niệm đặc trưng để phục vụ khách du lịch

9.100

0

0

1.000

8.100

2.100

0

0

300

1.800

3.400

0

0

400

3.000

3.600

0

0

300

3.300

III

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

46.000

-

-

6.000

40.000

10.750

-

-

1.550

9.200

17.800

-

-

2.400

15.400

17.450

-

-

2.050

15.400

1

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

13.000

0

0

3.000

10.000

3.000

0

0

700

2.300

5.000

0

0

1.200

3.800

5.000

0

0

1.100

3.900

2

Tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ, tham quan các mô hình làm du lịch cho đối tượng quản lý nhà nước về du lịch trong nước và nước ngoài.

15.000

0

0

1.000

14.000

3.500

0

0

300

3.200

5.900

0

0

400

5.500

5.600

0

0

300

5.300

3

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ quản lý du lịch tại các khu, điểm du lịch

11.500

0

0

1.000

10.500

2.750

0

0

250

2.500

4.400

0

0

400

4.000

4.350

0

0

350

4.000

4

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch

6.500

0

0

1.000

5.500

1.500

0

0

300

1.200

2.500

0

0

400

2.100

2.500

0

0

300

2.200

IV

XÚC TIẾN QUẢNG BÁ

80.900

-

-

10.900

70.000

19.000

-

-

2.700

16.300

31.200

-

-

4.400

26.800

30.700

-

-

3.800

26.900

1

Xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố đến năm 2030

5.000

0

0

3.000

2.000

1.200

0

0

700

500

2.000

0

0

1.200

800

1.800

0

0

1.100

700

2

Xây dựng và duy trì hoạt động của trang Website du lịch thành phố Thanh Hóa

4.400

0

0

1.000

3.400

1.050

0

0

250

800

1.700

0

0

400

1.300

1.650

0

0

350

1.300

3

Xây dựng và phát hành các ấn phẩm du lịch

1.000

0

0

400

600

400

0

0

200

200

300

0

0

100

200

300

0

0

100

200

4

Quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền hình, cổng thông tin điện tử

13.000

0

0

0

13.000

3.000

0

0

0

3.000

5.000

0

0

0

5.000

5.000

0

0

0

5.000

5

Phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm của thành phố

13.000

0

0

3.000

10.000

3.000

0

0

700

2.300

5.000

0

0

1.300

3.700

5.000

0

0

1.000

4.000

6

Lắp đặt, nâng cấp các biển chỉ dẫn đến điểm tham quan du lịch, mua sắm, làng nghề

6.500

0

0

500

6.000

1.650

0

0

150

1.500

2.500

0

0

200

2.300

2.350

0

0

150

2.200

7

Tổ chức, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong và nước ngoài: tổ chức các hoạt động văn hóa, hội chợ, diễn đàn, hội thảo, farmtrip, đăng cai du lịch.

38.000

0

0

3.000

35.000

8.700

0

0

700

8.000

14.700

0

0

1.200

13.500

14.600

0

0

1.100

13.500

V

MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

19.900

-

-

3.000

16.900

4.800

-

-

900

3.900

7.700

-

-

1.100

6.600

7.400

-

-

1.000

6.400

1

Tập huấn công tác bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư

13.000

0

0

1.000

12.000

3.000

0

0

300

2.700

5.000

0

0

300

4.700

5.000

0

0

400

4.600

2

Xây dựng đường dây nóng và duy trì công tác hỗ trợ khách du lịch

3.000

0

0

1.000

2.000

800

0

0

300

500

1.200

0

0

400

800

1.000

0

0

300

700

3

Xây dựng và triển khai các quy định, phương án về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội

3.900

0

0

1.000

2.900

1.000

0

0

300

700

1.500

0

0

400

1.100

1.400

0

0

300

1.100

VI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ, DU LỊCH

200

0

0

50

150

55

0

0

15

40

80

0

0

20

60

65

0

0

15

50

1

Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch của tỉnh và thành phố

100

0

0

50

50

30

0

0

15

15

40

0

0

20

20

30

0

0

15

15

2

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch để phát triển và hội nhập quốc tế.

100

0

0

0

100

25

0

0

0

25

40

0

0

0

40

35

0

0

0

35

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 441/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 441/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/01/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Thị Thìn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản