- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Luật điện lực sửa đổi 2012
- 5Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Luật bảo vệ môi trường 2014
- 7Luật Xây dựng 2014
- 8Thông tư 33/2014/TT-BCT quy định về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình một cửa liên thông giữa cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực Lâm Đồng trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 198/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2021
- 3Quyết định 53/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Công Thương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 5Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2016/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 05 tháng 08 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện trung áp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Công ty Điện lực Lâm Đồng, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÌNH TỰ, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC THỎA THUẬN VỊ TRÍ CỘT/TRẠM ĐIỆN VÀ HÀNH LANG LƯỚI ĐIỆN, CẤP PHÉP THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỆN TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 08 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện trung áp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng.
a) Khách hàng sử dụng điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện trung áp;
b) Đơn vị phân phối điện;
c) Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện;
d) Chủ dự án các công trình điện trung áp;
đ) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Các dự án đầu tư công trình điện phải được đầu tư xây dựng phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực. Sở Công Thương là cơ quan thực hiện việc xác nhận dự án đầu tư công trình điện có phù hợp hay không phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực được quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
2. Sở Công Thương xem xét, giải quyết thủ tục hành chính về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng khi dự án đầu tư công trình điện đã có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan quyết định đầu tư có thẩm quyền hoặc danh mục dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
3. Đối với những dự án đầu tư công trình điện chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, rà soát trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật.
4. Việc cấp Giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện sau khi đã được giải quyết các thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện.
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ:
- Chủ đầu tư dự án chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công Thương hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công Thương, công chức tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ thành phần hồ sơ: viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào số nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.
b) Bước 2 - Thẩm định tính hợp lệ và hoàn thiện hồ sơ:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ túc hồ sơ (chỉ yêu cầu bổ sung hồ sơ một lần). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, chủ dự án đầu tư phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.
- Chủ dự án đầu tư điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu thông báo, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công Thương. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra lại nội dung chỉnh lý theo yêu cầu thông báo và ghi bổ sung vào giấy biên nhận.
c) Bước 3 - Giải quyết hồ sơ:
- Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ, phát hành Giấy mời mời các ngành và địa phương liên quan đi kiểm tra thực tế tại các vị trí cột/trạm điện và hành lang đường dây trung áp trên không/cáp ngầm. Qua thẩm định hoặc kiểm tra thực tế nếu chưa đủ điều kiện đáp ứng theo quy định, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị chỉnh sửa, bổ sung hoặc từ chối thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang tuyến bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do. Trường hợp đạt yêu cầu, hoặc sau khi kiểm tra thực tế có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án bổ sung nội dung đạt yêu cầu, Sở Công Thương sẽ báo cáo kết quả thẩm định và trình phê duyệt thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang đường dây trung áp trên không/cáp ngầm.
- Khi nhận được Giấy mời, các ngành và địa phương có trách nhiệm cử cán bộ có thẩm quyền tham dự nêu rõ ý kiến về lĩnh vực quản lý của mình. Trường hợp không cử cán bộ tham dự xem như thống nhất với nội dung kết quả làm việc và chịu trách nhiệm về lĩnh vực được hỏi ý kiến. Khi đi kiểm tra thực tế mà thiếu dưới 50% thành phần tham dự so với giấy mời, Sở Công Thương vẫn triển khai công việc và xem thành phần vắng mặt đã thống nhất nội dung làm việc.
d) Bước 4 - Trả kết quả:
- Chủ dự án đầu tư nộp lại Giấy biên nhận và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công Thương.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công Thương.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang cáp ngầm của Chủ đầu tư (01 bản chính).
- Tập bản vẽ bố trí mặt bằng tuyến, vị trí cột/trạm và hành lang đường dây trung áp trên không/cáp ngầm bố trí trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000 (bao gồm 7 tập bản vẽ).
- Giấy phép hoạt động điện lực của đơn vị tư vấn (01 bản sao).
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- 05 ngày làm việc đối với đường dây trung áp trên không;
- 10 ngày làm việc đối với tuyến cáp ngầm.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án đường dây trung áp trên không/cáp ngầm và trạm biến áp 22 kV.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ủy quyền cho Sở Công Thương ban hành văn bản hành chính thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện trung áp trên không/cáp ngầm.
8. Lệ phí: Không.
9. Nội dung thiết kế bản vẽ: theo quy định của pháp luật.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Hồ sơ phải nộp đúng và đủ, đơn vị tư vấn phải có Giấy phép hoạt động điện lực;
- Khi phát hành bản vẽ mặt bằng tuyến công trình chỉ cần giành chỗ chữ ký cho 03 đơn vị: Đơn vị tư vấn; Chủ dự án đầu tư; Sở Công Thương.
1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1- Tiếp nhận hồ sơ:
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Giao thông Vận tải - Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nộp qua đường bưu điện: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải làm văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
b) Bước 2 - Giải quyết hồ sơ: Nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông Vận tải cấp giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp không cấp giấy phép, Sở Giao thông Vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Bước 3 - Trả kết quả:
- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Giao thông Vận tải.
- Người đến nhận có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận (hoặc giấy xác nhận của tổ chức) và nhận kết quả.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong thời gian làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; trừ các ngày nghỉ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải;
- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
(Thẩm quyền chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cụ thể như sau:
- Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đối với công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với các dự án thuộc quốc lộ:
+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tổng chiều dài lớn hơn 1 Km trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ;
+ Công trình xây dựng đường dây điện 35 kV trở lên; đường ống cấp, thoát nước có đường kính trên 200 milimet; các công trình thủy lợi, băng tải; Các đường ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy cơ cháy nổ, ăn mòn kim loại; các công trình có xây dựng cầu, cống cắt qua đường bộ;
+ Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;
+ Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần nhịp lớn hơn 100 mét; hầm đường bộ.
- Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông Vận tải chấp thuận đối với:
+ Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến đường được giao quản lý và không thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận nêu trên;
+ Dự án sửa chữa công trình điện liên quan đến quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý).
- 02 bản vẽ thiết kế thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (các quốc lộ được ủy thác quản lý và đường tỉnh) do Sở Giao thông Vận tải quản lý.
1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1 - tiếp nhận hồ sơ:
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của địa phương quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ trao cho người nộp; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định (chỉ yêu cầu bổ sung hồ sơ một lần);
+ Nộp qua đường bưu điện: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải làm văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
b) Bước 2 - Giải quyết hồ sơ: Nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương quản lý. Trường hợp không cấp giấy phép, địa phương quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Bước 3 - Trả kết quả:
- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của địa phương quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Người đến nhận có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận (hoặc giấy xác nhận của tổ chức) và nhận kết quả.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong thời gian làm việc, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần; trừ các ngày nghỉ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải;
- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
(Thẩm quyền chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu theo Điểm a, Khoản 3, Điều 4, Quy định này).
- 02 bản thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Địa phương quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do địa phương quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quản lý.
1. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ kiểm tra thực tế, thẩm định thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện đường dây trung áp trên không/cáp ngầm.
2. Sở Giao thông Vận tải thẩm định cấp Giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường do Sở Giao thông Vận tải quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thẩm định cấp Giấy phép thi công xây dựng công trình điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường do địa phương quản lý.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu gặp khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh về Sở Công Thương bằng văn bản để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1267/QĐ-UBND năm 2015 về trình tự, thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 3294/2015/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết các thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện; cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 53/2016/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 07/2017/QĐ-UBND quy định thủ tục liên quan đến tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 08/2017/QĐ-UBND điều chỉnh nội dung quy định thủ tục liên quan đến Quy trình Tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 43/2016/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện và cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Quyết định 05/2018/QĐ-UBND về quy định thời hạn giải quyết và phân cấp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình một cửa liên thông giữa cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực Lâm Đồng trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Quyết định 198/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2021
- 11Quyết định 53/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Công Thương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 13Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình một cửa liên thông giữa cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực Lâm Đồng trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 198/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2021
- 3Quyết định 53/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Công Thương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 5Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Luật điện lực sửa đổi 2012
- 5Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Luật bảo vệ môi trường 2014
- 7Luật Xây dựng 2014
- 8Thông tư 33/2014/TT-BCT quy định về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 9Quyết định 1267/QĐ-UBND năm 2015 về trình tự, thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Quyết định 3294/2015/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết các thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 13Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện; cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 14Quyết định 53/2016/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 15Quyết định 07/2017/QĐ-UBND quy định thủ tục liên quan đến tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Quyết định 08/2017/QĐ-UBND điều chỉnh nội dung quy định thủ tục liên quan đến Quy trình Tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 17Quyết định 43/2016/QĐ-UBND Quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện và cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 18Quyết định 05/2018/QĐ-UBND về quy định thời hạn giải quyết và phân cấp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với thủ tục thỏa thuận vị trí cột/ trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quyết định 44/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thời hạn giải quyết thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện trung áp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 44/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2016
- Ngày hết hiệu lực: 05/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực