Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2011/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ, PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;

Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Căn cứ Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 02/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và bản Quy định ban hành kèm theo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 620/TTr-STNMT-GĐBTTĐC ngày 05/12/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự lập, thẩm định và phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và những người có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh (02 bản);
- Đài PTTH Khánh Hòa;
- Báo Khánh Hòa;
- Lưu: VT, CV NCTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ, PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt đối với phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trừ phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do chủ đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư.

b) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Đối tượng áp dụng

a) Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).

b) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất (sau đây gọi là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư); Các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư (viết tắt là phương án tổng thể): Là phương án thể hiện tổng quát các nội dung về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và số liệu dự kiến theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 57 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND).

2. Phương án chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư (viết tắt là phương án chi tiết): Là phương án được lập theo các nội dung quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 58 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và là cơ sở để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.

Tại các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện hành, cụm từ “phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” chính là phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (quy định tại Khoản 1 Điều 58; Khoản 4, 5, 6 Điều 60 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND). Tuy nhiên, để không nhầm lẫn lại quy định này, thống nhất tên gọi là “phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư”.

3. Thời gian thực hiện trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư nêu tại Quy định này được tính theo ngày làm việc.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. LẬP PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ, PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 3. Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do chủ đầu tư hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập theo quy định sau:

1. Bố cục của phương án tổng thể

a) Cơ sở pháp lý lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Các nội dung của phương án tổng thể quy định tại Khoản 2 Điều 57 Quy định kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND. Đối với tài sản là nhà cửa, công trình vật kiến trúc và cây trồng trên đất thu hồi phải thể hiện về kết cấu xây dựng, phân loại cây trồng, khối lượng dự kiến bồi thường phải thông báo kết quả khảo sát thực tế để xác định giá bồi thường cho phù hợp.

c) Dự toán chi phí tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Thời gian lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nêu tại Khoản 1 Điều này tối đa không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư được cấp thẩm quyền giao nhiệm vụ (bằng văn bản) đến lúc hoàn chỉnh phương án gửi thẩm định.

Chi tiết các bước thực hiện theo Mục I Phụ lục 04 ban hành kèm theo Quy định này.

Điều 4. Lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập theo mẫu quy định chung tại Phụ lục 01 và 02 ban hành kèm theo Quy định này.

2. Trình tự lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Khoản 4, 5 Điều 60 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND.

3. Sau khi dự án đầu tư hoặc phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xét duyệt (hoặc chấp thuận), trong thời gian tối đa không quá chín mươi lăm (95) ngày đối với dự án phức tạp, không quá tám mươi (80) ngày đối với dự án trung bình và không quá bảy mươi (70) ngày đối với dự án đơn giản, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án chi tiết gửi cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.

Chi tiết các bước thực hiện theo Mục I Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quy định này (quy định cho mức chuẩn của dự án là 100 trường hợp bị thu hồi đất).

4. Tiêu chí cơ bản phân loại dự án để thực hiện quy trình lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:

a) Dự án phức tạp là dự án có quy mô diện tích đất thu hồi từ 20 ha trở lên, trong đó có đất ở, đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp; trên đất thu hồi có nhiều tài sản là công trình, vật kiến trúc, cây trồng phải kiểm kê khối lượng bồi thường, hỗ trợ.

b) Dự án đơn giản là dự án có quy mô diện tích đất thu hồi dưới 10 ha, và có từ 90% diện tích đất nông nghiệp trở lên so với tổng diện tích đất thu hồi của dự án; Trên đất thu hồi không có hoặc có ít tài sản phải kiểm kê khối lượng bồi thường, hỗ trợ.

c) Dự án trung bình là dự án không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.

Căn cứ quy mô dự án về diện tích và loại đất thu hồi, số trường hợp bị thu hồi, tính chất đặc điểm của nguồn gốc sử dụng đất, hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ các tiêu chí cơ bản trên để xác định dự án thuộc loại phức tạp hoặc trung bình hoặc đơn giản để thực hiện các bước của Quy định về trình tự lập, thẩm định và phê duyệt phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.

5. Quy định điều chỉnh thời gian tại Khoản 3 Điều này:

Căn cứ định mức chuẩn tại Khoản 3 Điều này là 100 trường hợp bị thu hồi đất, nếu dự án có số trường hợp bị thu hồi tăng hoặc giảm so với định mức chuẩn trên, thì được tính cộng thêm hoặc trừ đi một số ngày, cụ thể như sau:

a) Căn cứ theo loại dự án phức tạp hoặc trung bình hoặc đơn giản quy định tại Khoản 4 Điều này, nếu có số trường hợp bị thu hồi đất tăng hoặc giảm so với 100 trường hợp chuẩn thì tương ứng cứ mỗi 04 hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường (trường hợp bị thu hồi đất) đối với dự án phức tạp hoặc 06 hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường đối với dự án trung bình hoặc 08 hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường đối với dự án đơn giản để được cộng thêm hoặc trừ đi 01 ngày thực hiện nhiệm vụ tại bước 2 Mục I Phụ lục 03 kèm theo Quy định này.

b) Để bảo đảm thời gian hoàn thành công việc, khi sử dụng nguyên tắc cộng thêm mà hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường (số trường hợp bị thu hồi đất) tăng thêm còn lại không đủ 04, 06, 08 hồ sơ theo quy định lần lượt tại Điểm a Khoản này thì thời gian thực hiện tại bước 2 Mục I Phụ lục 03 được cộng thêm một ngày; Trường hợp số hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường giảm còn lại nếu không đủ 04, 06, 08 hồ sơ theo nguyên tắc trên thì không bị trừ.

6. Trường hợp dự án có số trường hợp bị thu hồi đất dưới 10 thì thời gian thực hiện tối đa không quá mười hai (12) ngày đối với các bước 1, 2, 5, 7 Mục I Phụ lục 03 kèm theo Quy định này; Riêng đối với dự án có dưới 10 trường hợp bị thu hồi đất, thời gian niêm yết công khai tại bước 6 Mục I Phụ lục 03, có thể kết thúc trước thời hạn quy định, kể từ ngày tất cả những người có tên trong phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ký vào biên bản thống nhất với các nội dung của phương án đó cùng xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi phương án đã được niêm yết công khai.

MỤC 2. THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ, PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 5. Thẩm định phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Thời gian cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện thẩm định phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Điều 3 Quy định này tối đa không quá năm (05) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi thẩm định đến lúc hoàn chỉnh việc thẩm định và trình phê duyệt phương án.

Trường hợp cơ quan tài nguyên và môi trường xét thấy cần thiết phải mời các cơ quan, đơn vị liên quan cùng phối hợp thẩm định thì thời gian thẩm định tối đa không quá mười (10) ngày. Việc thẩm định phải được thể hiện bằng văn bản thẩm định hoặc biên bản họp thẩm định.

Căn cứ văn bản thẩm định, trường hợp cần điều chỉnh phương án tổng thể thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án tổng thể trong thời gian tối đa 05 ngày. Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận lại phương án tổng thể đã hoàn chỉnh, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Chi tiết các bước thể hiện tại Mục II Phụ lục 04 ban hành kèm theo Quy định này.

2. Hồ sơ gửi thẩm định phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập thành một bộ, gồm có: Văn bản đề nghị thẩm định kèm theo phương án tổng thể (bản chính); Các hồ sơ liên quan (bản photo) gồm: Quyết định hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền về việc cho phép thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Thông báo thu hồi đất, các văn bản pháp lý làm cơ sở lập phương án và xác định dự kiến khối lượng, kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư, tờ Bản đồ trích đo khu đất thu hồi hoặc tờ Trích lục bản đồ địa chính của khu đất thu hồi; Các văn bản khác có liên quan.

3. Nội dung thẩm định phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Cơ sở pháp lý để lập phương án tổng thể; Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 57 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 101/2009/QĐ-UBND; Dự toán chi phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Điều 6. Thẩm định phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Thời gian cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì thực hiện thẩm định phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối đa không quá mười lăm (15) ngày đối với dự án phức tạp, không quá mười hai (12) ngày đối với dự án trung bình và không quá mười (10) ngày đối với dự án đơn giản, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi thẩm định đến lúc cơ quan tài nguyên và môi trường trình phê duyệt; Đối với dự án có số trường hợp bị thu hồi đất dưới 10 thì thời gian thẩm định tối đa không quá mười (10) ngày. Việc thẩm định được thể hiện bằng văn bản thẩm định hoặc biên bản họp thẩm định.

Căn cứ văn bản thẩm định, trường hợp cần điều chỉnh phương án chi tiết thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án chi tiết theo yêu cầu của cơ quan thẩm định trong thời gian tối đa năm (05) ngày đối với dự án phức tạp và dự án trung bình, không quá ba (03) ngày đối với dự án đơn giản và gửi lại cho cơ quan tài nguyên và môi trường để trình phê duyệt theo quy định. Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận lại phương án chi tiết đã hoàn chỉnh, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Chi tiết các bước thực hiện theo Mục II Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quy định này.

2. Hồ sơ gửi thẩm định phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập thành ba bộ, gồm có: Công văn đề nghị thẩm định kèm theo phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (bản chính); Các hồ sơ liên quan (bản photo): Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt (văn bản chấp thuận) phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp không có dự án đầu tư hoặc dự án đầu tư không phải trình cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư, thông báo thu hồi đất, các văn bản pháp lý làm cơ sở xác định số liệu trên phương án, văn bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người bị thu hồi đất đối với phương án chi tiết sau khi niêm yết công khai, các văn bản khác có liên quan đến việc lập phương án.

3. Nội dung thẩm định phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Thẩm định các nội dung quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 58 Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND.

Điều 7. Phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trong năm (05) ngày kể từ ngày nhận Tờ trình kèm theo phương án tổng thể hoặc phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do cơ quan tài nguyên và môi trường gửi đến, Ủy ban nhân dân các cấp có văn bản trả lời hoặc văn bản chấp thuận hoặc Quyết định phê duyệt đối với phương án tổng thể hoặc phương án chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền quy định.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 8. Trách nhiệm của Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch về tiến độ chi tiết thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy trình này và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Bố trí lực lượng để tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ đề ra; Báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các vướng mắc phát sinh đối với các dự án được giao thực hiện để được chỉ đạo giải quyết kịp thời.

- Lập dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo các quy định hiện hành và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

- Trích khoản chi phí thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định và chuyển cho phòng Tài nguyên và Môi trường sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt. Trường hợp chưa có quy định mức trích cụ thể thì trích chi phí thẩm định theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Các thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 52, Điều 53, 54, 55 Quy định kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND, Khoản 16 Điều 2 Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 02/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND). Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm cải tiến cách xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với Quy định này.

3. Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện:

Chủ trì thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn khi được giao nhiệm vụ, có trách nhiệm chủ động giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập, trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án tổng thể, phương án chi tiết) theo đúng trình tự và thời gian quy định. Các nhiệm vụ cụ thể:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện về cơ chế phối hợp với các phòng, ban cấp huyện, cấp xã có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn; thành lập Tổ công tác do Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất làm tổ trưởng và các thành viên là các phòng ban liên quan cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, đại diện người bị thu hồi đất để thực hiện công tác kiểm kê, kiểm tra tài sản bị thiệt hại, thống kê nhu cầu tái định cư, lâp và trình thẩm định phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự tại Quy định này.

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư có hợp đồng) để phổ biến về chủ trương thu hồi đất; Chính sách, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến người bị thu hồi đất; Hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai đất đai và tài sản trên đất bị thu hồi.

c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai tài sản khi đề xuất bồi thường hoặc không bồi thường tại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Giải đáp những thắc mắc của người bị thu hồi đất về những vấn đề liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Hướng dẫn người bị thu hồi đất thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm theo các quy định của pháp luật.

d) Trường hợp đối tượng có đất bị thu hồi cố tình không hợp tác trong việc kê khai, kiểm kê, thì Trung tâm Phát triển quỹ đất thành lập Hội đồng kiểm kê do Giám đốc Trung tâm làm tổ trưởng, mời đại diện phòng Hạ tầng Kinh tế (Quản lý Đô thị), phòng Tài nguyên và Môi trường, hai đại diện của người dân có đất bị thu hồi cùng đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành kiểm kê theo trình tự, thủ tục quy định; Căn cứ biên bản kiểm kê, lập báo cáo kết quả kiểm kê gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các trường hợp này.

đ) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; Gửi quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi;

e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Chi trả các khoản chi phí liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được phê duyệt.

g) Phối hợp với các phòng ban cấp huyện để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết đơn thư khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

4. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh:

Chủ động thực hiện việc lập và trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án tổng thể và phương án chi tiết) theo đúng trình tự quy định khi có văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh giao; Khẩn trương có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban cấp huyện, cấp xã có liên quan cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Các nhiệm vụ cụ thể thực hiện như Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, g, h Khoản 3 Điều này.

Điều 9. Trách nhiệm phối hợp của các tổ chức, cá nhân và các phòng ban liên quan đối với Tổ chức phát triển quỹ đất

Các tổ chức, cá nhân và các phòng ban cấp huyện có liên quan có trách nhiệm cử người phối hợp với Tổ chức phát triển quỹ đất (Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và cấp huyện) để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn. Cụ thể:

1. Chủ đầu tư:

- Cung cấp đầy đủ hồ sơ địa chính của khu đất bị thu hồi theo quy định cho Trung tâm Phát triển quỹ đất lập phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư (phương án tổng thể, phương án chi tiết) hoặc cho phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định theo quy định hiện hành.

- Phối hợp trong công tác chi trả kinh phí bồi thường cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án; Bảo đảm đủ kinh phí để kịp tiến độ chi trả theo kế hoạch và chi phí thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án

- Thực hiện kê khai về diện tích đất, loại đất, chủng loại, số lượng các vật kiến trúc, cây trái, hoa màu, cá thể vật nuôi trên đất bị ảnh hưởng bởi dự án theo mẫu quy định; Cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ nguồn gốc đất, nhà, nhân khẩu, hộ khẩu và các loại giấy tờ khác có liên quan.

- Cử đại diện những người bị thu hồi đất tham gia tổ công tác kiểm kê khối lượng bồi thường, hỗ trợ; Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; Vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Tham mưu giải quyết các vướng mắc về điều kiện được bồi thường hoặc không được bồi thường đất, mức bồi thường, diện tích đất, loại đất, điều kiện bố trí tái định cư, vị trí và diện tích đất tái định cư đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa được quy định tại các chính sách hiện hành để làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Thực hiện thẩm định phương án tổng thể, phương án chi tiết về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Điều 5, Điều 6 bản Quy định này; Bố trí lực lượng có chuyên môn để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định; Được trích và chi thẩm định cho cán bộ thẩm định và các đơn vị phối hợp thẩm định theo quy định hoặc theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt; Quyết toán các khoản chi thẩm định theo chế độ tài chính hiện hành.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Phối hợp tham mưu giải quyết các vướng mắc trong các lĩnh vực chuyên ngành.

- Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với dự toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền; Thẩm định phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Điều 5, Điều 6 bản Quy định này đối với các nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

5. Phòng Hạ tầng - Kinh tế (Quản lý đô thị)

- Tham mưu giải quyết các vướng mắc về quy mô, diện tích, tính hợp pháp, không hợp pháp, tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc trên đất bị thu hồi trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Phối hợp thẩm định phương án tổng thể, phương án chi tiết về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Điều 5, Điều 6 bản Quy định này đối với các nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu giải quyết các vướng mắc về số lượng, chủng loại của cây trồng và vật nuôi trên đất bị thu hồi; Cung cấp thông tin về định mức kinh tế - kỹ thuật của vật nuôi, cây trồng để xây dựng phương án hỗ trợ theo quy định; Xác định điều kiện, vị trí, diện tích phù hợp của khu tái định canh làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

7. Thanh tra huyện

Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp về việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định pháp luật hiện hành.

8. Trường hợp thẩm định bằng văn bản, thì thời gian thẩm định của các tổ chức nêu tại Khoản 4 và 5 Điều này không quá (05) ngày đối với phương án tổng thể, không quá bảy (07) ngày đối với phương án chi tiết thuộc dự án phức tạp và trung bình, không quá năm (05) ngày đối với phương án chi tiết thuộc loại dự án đơn giản.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất thu hồi:

a) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 62 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND.

b) Kiện toàn bộ máy tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện bảo đảm đủ lực lượng thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Lực lượng của phòng Tài nguyên và Môi trường đủ để thực hiện nhiệm vụ thẩm định và trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quy định này; Đối với các địa phương mà Trung tâm Phát triển quỹ đất có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ trì thực hiện.

Trường hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện cho đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo các quy định hiện hành.

c) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập kế hoạch và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và các phòng ban liên quan thực hiện việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng thời gian quy định.

d) Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc phạm vi thu hồi đất tại địa phương; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác nhận nguồn gốc đất, nhà cửa, công trình trên diện tích đất bị thu hồi đúng thời gian quy định tại bước 4 Mục I Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quy định này.

e) Thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng thời gian quy định tại Điều 7 Quy định này.

2. Trách nhiệm phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi:

Theo đề nghị của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử người cùng tham gia các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức họp dân, báo cáo quy mô dự án, thông báo số tổ chức, cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án; Hướng dẫn kê khai và thông báo thời gian kiểm kê.

- Xác nhận nguồn gốc đất đai (không có giấy tờ đất đai), tài sản gắn liền với đất thu hồi của người sử dụng đất theo đúng mẫu biểu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND và bảo đảm đúng thời gian quy định; Xác nhận các nội dung khác phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Xác nhận việc niêm yết phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; Phối hợp gửi quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất và thực hiện chi trả tiền theo kế hoạch.

Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan cấp tỉnh:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện thẩm định theo đúng thời gian quy định đối với các phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Khoản 17, 18 Điều 2 Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND; Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị liên quan trong việc triển khai và thực hiện Quy định này.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về định mức trích và chi cụ thể khoản chi phí phục vụ cho công tác bồi thường đối với từng loại dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND; Định mức trích và chi cho công tác thẩm định để áp dụng thống nhất trên toàn tỉnh.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định 101/2009/QĐ-UBND.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Căn cứ kết quả về thời gian, tiến độ, hiệu quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quy định này, các cấp có thẩm quyền thực hiện đưa vào quy chế thi đua để xét thi đua hàng năm đối với các đơn vị có liên quan; Thực hiện khen thưởng đối với các cá nhân và đơn vị thực hiện tốt Quy trình lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Xem xét xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, đơn vị không thực hiện đúng quy trình làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại địa phương.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện dở dang trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo Quy định này.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, đơn vị, cá nhân phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.


PHỤ LỤC SỐ 01

PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Dự án: ……………………………………………………………………..

Đính kèm Tờ trình (trường hợp trình thẩm định phương án); Đính kèm Quyết định (trường hợp trình phê duyệt phương án)

STT

HỌ TÊN & ĐỊA CHỈ

(nơi ở và nơi giải tỏa)

GIẤY TỜ NGUỒN GỐC VÀ ĐẤT

NỘI DUNG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ

ĐVT

KHỐI LƯỢNG BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ

ĐƠN GIÁ (đồng)

MỨC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ (%)

THÀNH TIÊN (đồng)

TỔNG TIỀN (đồng)

KÝ NHẬN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Nguyễn Văn A

100 Hồng Bàng, N.Trang

Địa chỉ thửa đất giải tỏa

Đường Đệ, Vĩnh Hòa …

* Giấy xác nhận nguồn gốc đất số … về việc …..

* Giấy chứng nhận QSD đất số ….

* Hộ khẩu thường trú số … ngày …

* v.v. …………….

I/ Về đất: Tổng diện tích

m2

 

 

 

 

 

 

- Diện tích bồi thường (theo loại đất)

m2

200,00

1.000.000

100%

200.000.000

210.000.000

 

Cơ sở pháp lý áp dụng (giải thích thêm ở đây … thửa số, tờ BĐ, loại đất vị trí 1, hệ số 1).

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ …………..

 

 

 

 

 

 

 

Điều, khoản của Văn bản số ……….

 

 

 

 

 

 

 

II/ Tài sản gắn liền với đất

m2

 

 

 

 

 

 

1/ Nhà tạm, mái lợp tole …

m2

20,00

500.000

100%

10.000.000

 

 

(Áp dụng theo khoản, Điều …)

 

 

 

 

 

 

 

2/ Công trình khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

3/ Cây trồng

 

 

 

 

 

 

 

III. Chính sách hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

(Áp dụng theo khoản, Điều …)

 

 

 

 

 

 

 

IV. Hỗ trợ đặc biệt khác

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

210.000.000

 

Tổng cộng: …………………… đồng

Bằng chữ: (…………………………………………………………………)

 

 

 


PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
LẬP PHƯƠNG ÁN

…, ngày … tháng … năm …..
NGƯỜI LẬP PHƯƠNG ÁN

CHỦ ĐẦU TƯ
(trường hợp có dự án đầu tư)

TỔ CHỨC LÀM NHIỆM VỤ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
(Nếu phương án do Hội đồng BTHT và TĐC lập thì Chủ tịch Hội đồng ký phương án; Trường hợp do trung tâm PTQĐ lập thì lãnh đạo Trung tâm ký phương án)

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Ghi chú:

- Đối với Phương án bồi thường niêm yết công khai: Người lập phương án và Phụ trách bộ phận lập phương án đó ký trước khi niêm yết công khai.

- Đối với Phương án bồi thường sau khi niêm yết (trình thẩm định): Người lập phương án, Phụ trách bộ phận lập phương án, Chủ đầu tư (nếu có dự án đầu tư), Hội đồng bồi thường hoặc Trung tâm Phát triển quỹ đất và cơ quan thẩm định phải ký đầy đủ trước khi trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt

- Trường hợp cần lập bảng tổng hợp khác (để người được bồi thường ký nhận tiền và việc lưu trữ hồ sơ được thuận tiện) thì bỏ cột ký nhận (cột số 11)

- Tùy theo tình hình thực tế của dự án, nếu phương án bố trí tái định cư (Phụ lục 2) có thể gộp với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Phụ lục 1) thì cho phép tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập chung trên một Phụ lục 1)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ

Dự án: ……………………………………………………………………..

Đính kèm Tờ trình (trường hợp trình thẩm định phương án); Đính kèm Quyết định (trường hợp trình phê duyệt phương án)

STT

HỌ TÊN & ĐỊA CHỈ

(hộ gia đình, cá nhân được xét tái định cư)

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ (Quy định tại Điều, khoản của QĐ số 101/2009/QĐ-UBND)

HẠNG MỤC BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ (Bằng suất nhà ở/đất ở/suất đầu tư hạ tầng Quy định tại QĐ số 101/2009/QĐ-UBND)

ĐVT (m2)

DIỆN TÍCH (m2)

ĐƠN GIÁ (đồng)

THÀNH TIÊN (đồng)

TỔNG SỐ TIỀN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ (đồng)

CHÊNH LỆCH GIỮA SUẤT TĐC VỚI TỔNG TIỀN BTHT (đồng)

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 = (9-8)

11

1

Nguyễn Văn A

Giải tỏa toàn bộ nhà và đất ở

Bố trí tái định cư bằng suất đất ở (theo giá tái định cư)

m2

60,00

3.000.000

180.000.000

210.000.000

30.000.000

Giá tái định cư

 

100 Hồng Bàng, N.Trang

(Theo quy định tại …)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ thửa đất giải tỏa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường Đệ, Vĩnh Hòa …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nguyễn Văn B

 

Bố trí tái định cư bằng suất đất ở (theo giá thị trường)

m2

50,00

5.000.000

250.000.000

200.000.000

-50.000.000

Giá thị trường

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

- Tổng cộng số trường hợp tái định cư: ………………………. (trường hợp)

Trong đó:

Tổng số diện tích bố trí tái định cư bằng nhà ở ………………………………………. (m2)

Tổng số diện tích bố trí tái định cư bằng đất ở ………………………………………. (m2)

Tổng số tiền hỗ trợ bằng suất đầu tư hạ tầng  ………………………………………. (đồng)

- Tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ khoản chênh lệch khi suất tái định cư có giá trị lớn hơn so với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ của trường hợp được bố trí tái định cư và suất đầu tư hạ tầng ………………….. (đồng)

Bằng chữ: (…………………………………………………………………..)

 

 

 

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
LẬP PHƯƠNG ÁN

NGƯỜI LẬP PHƯƠNG ÁN

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(trường hợp có dự án đầu tư)

TỔ CHỨC LÀM NHIỆM VỤ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
(Nếu phương án do Hội đồng BTHT và TĐC lập thì Chủ tịch Hội đồng ký phương án; Trường hợp do Trung tâm PTQĐ lập thì lãnh đạo Trung tâm ký phương án)

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Ghi chú:

- Đối với phương án bố trí tái định cư niêm yết công khai: Người lập phương án và Phụ trách bộ phận lập phương án đó ký trước khi niêm yết công khai lấy ý kiến

- Đối với phương án bố trí tái định cư sau khi niêm yết (thẩm định) thì người lập phương án, Phụ trách bộ phận lập phương án, Chủ đầu tư (nếu có dự án đầu tư), Hội đồng bồi thường hoặc Trung tâm Phát triển quỹ đất và cơ quan thẩm định phải ký đầy đủ trước khi trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt

- Tùy theo tình hình thực tế của dự án, nếu phương án bố trí tái định cư (Phụ lục 2) có thể gộp với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Phụ lục 1) thì cho phép tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập chung trên một Phụ lục 1)

 

PHỤ LỤC SỐ 03

PHỤ LỤC QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI ĐIỀU 58, 60 QUY ĐỊNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 101/2009/QĐ-UBND NGÀY 21/12/2009 CỦA UBND TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /2011/QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2011)

Các bước triển khai

CÁC CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN

THỜI GIAN THỰC HIỆN  (thời gian tối đa theo ngày làm việc)

GHI CHÚ

Dự án phức tạp

Dự án trung bình

Dự án đơn giản

Hình thức văn bản làm cơ sở xác nhận thời gian thực hiện

I

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quy định tại (Khoản 16 Điều 2 Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 02/6/2011) thực hiện lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình tự 07 bước như sau:

95

80

70

Kể từ sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận hoặc phương án tổng thể được phê duyệt (chấp thuận).

 

 

Tên dự án ………….

 

 

 

 

 

1

Chuẩn bị: Lập kế hoạch triển khai (ghi rõ tiến độ thực hiện cho từng công đoạn)

2

2

2

Kế hoạch triển khai do Lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ký và gửi cho UBND cấp huyện nơi có đất thu hồi để báo cáo

 

- Chuẩn bị hồ sơ cho công tác hướng dẫn kê khai, công tác kiểm kê khối lượng (bản đồ, hồ sơ kỹ thuật thửa đất bị thu hồi)

- Thành lập Tổ công tác

Thực hiện: Họp dân phổ biến các nội dung: Phát tờ khai, hướng dẫn kê khai cho các đối tượng trong khu vực có Thông báo thu hồi đất (gọi chung là người bị thu hồi đất) để người bị thu hồi đất kê khai diện tích, loại đất, vị trí thửa đất bị thu hồi; số lượng, chất lượng tài sản hiện có trên đất bị thu hồi; số nhân khẩu, số lao động …, đề đạt nguyện vọng tái định cư (nếu có), nguyện vọng được đào tạo nghề …

3

3

2

Kế hoạch triển khai phân công thực hiện (trong đó có bố trí thời gian để thông báo cho người bị thu hồi đất biết)

 

2

Thu lại Tờ khai đồng thời thực hiện kiểm kê khối lượng giải tỏa, đo đạc (do có sự biến động về diện tích, hoặc trong quá trình lập bản đồ hiện trạng sử dụng của khu đất thu hồi mà còn một số trường hợp người sử dụng đất chưa xác định ranh giới bao gồm cả công trình vật kiến trúc trên thửa đất nếu có sự sai sót hoặc chưa đúng với thực tế), xác định cụ thể diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại có sự tham gia của đại diện chính quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã) sở tại, xác nhận của người bị thu hồi đất, thiệt hại tài sản), kết quả kiểm kê phải thể hiện bằng Biên bản Kiểm kê là căn cứ để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định

25

17

13

Biên bản kiểm kê đầu tiên và biên bản kiểm kê cuối cùng

 

3

Thông báo và tiến hành thu nhận các loại giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất của người bị thu hồi đất.

5

5

5

Thời gian chậm nhất là 5 ngày kể từ (sau ngày kiểm kê cuối cùng)

 

4

UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) tiến hành họp xét, xác nhận và niêm yết công khai về tình trạng nhà, đất của người sử dụng đất bị thu hồi (theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định 101/2009/QĐ-UBND)

21

18

15

Tính từ ngày nhận Công văn đề nghị xác nhận nguồn gốc đất đến lúc ban hành Giấy xác nhận.

 

5

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Hội đồng bồi thường hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất) căn cứ kết quả kiểm tra tờ khai, kết quả kiểm kê, đo đạc, xác định diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phương án đào tạo nghề cho các đối tượng có nhu cầu.

10

8

7

Từ ngày nhận được Công văn kèm theo Giấy xác nhận nguồn gốc đất đến ngày ký duyệt phương án

 

- Tổ chức cuộc họp thông qua nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước khi tiến hành niêm yết công khai phương án (mời đại diện người bị thu hồi đất và các phòng, ban liên quan)

3

3

3

- (Chủ tịch Hội đồng bồi thường hoặc Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất) ký duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư niêm yết công khai.

2

2

2

6

Tiến hành niêm yết công khai phương án bồi thường và tiếp nhận ý kiến đóng góp của người bị thu hồi đất, thực hiện đồng thời với thời gian niêm yết.

16

16

16

Thông báo niêm yết phương án (16 ngày làm việc tương đương 22 ngày)

 

7

Sau thời gian niêm yết công khai, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Hội đồng bồi thường hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất) có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tham gia, giải đáp thắc mắc … hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (số liệu kiểm kê, cơ sở pháp lý tính toán), gửi cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức thẩm định (phương án gửi thẩm định phải do Lãnh đạo của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ký).

8

6

5

Hết ngày cuối cùng của thời gian niêm yết (Thông báo niêm yết) đến ngày có văn bản trình thẩm định)

 

II

Thẩm định phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Khoản 1 Điều 58 Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND thực hiện theo trình tự 3 bước như sau:

25

22

20

 

 

1

Sau khi nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi thẩm định, cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định (việc bố trí, sắp xếp thẩm định như thế nào để đạt hiệu quả cao, đúng quy định pháp luật và thời gian là do cơ quan chủ trì tổ chức)

15

12

10

Văn bản thẩm định của cơ quan tài nguyên và môi trường (văn bản)

 

2

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo nội dung đã thẩm định.

5

5

5

Công văn gửi cơ quan tài nguyên và môi trường kèm theo phương án đã hoàn chỉnh theo nội dung thẩm định

 

3

Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra lại hồ sơ và trình UBND cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

5

5

5

Tờ trình của cơ quan tài nguyên và môi trường kèm phương án trình UBND cùng cấp phê duyệt

 

III

Phê duyệt phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

5

5

5

 

 

1

Thời gian Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

5

5

5

Ngày nhận tờ trình kèm theo phương án do cơ quan tài nguyên và môi trường trình đến ngày ban hành Quyết định phê duyệt (hoặc có văn bản chỉ đạo)

 

Hướng dẫn:

1. Mốc thời gian tính cho các công đoạn thực hiện:

- Tính từ ngày nhận công văn đến (số công văn) và ngày trên công văn đi. Thời gian quy định tại các bước là thời gian tối đa để thực hiện.

2. Yêu cầu:

- Bước 1, 2, 3 Mục I có thể tiến hành đồng thời.

- Để đảm bảo thời gian quy định, công đoạn thực hiện tại các bước được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.

- Thời gian quy định tại quy trình này không bao gồm thời gian chờ xin bổ sung các chính sách của cấp thẩm quyền (các trường hợp do quy định hiện hành chưa quy định cụ thể, thời gian chờ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); trường hợp người bị thu hồi đất cố tình không hợp tác trong công tác kiểm kê thì thời gian xử lý cho nội dung này tối đa là năm (05) ngày.

- Đối với các bước không có phát sinh nội dung thực hiện sẽ không được tính cộng thời gian.

 

PHỤ LỤC SỐ 04

PHỤ LỤC QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 101/2009/QĐ-UBND NGÀY 21/12/2009 CỦA UBND TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm Theo quyết định số:         /2011/QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2011)

Các bước triển khai

CÁC CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN

THỜI GIAN THỰC HIỆN (thời gian tối đa theo ngày làm việc)

GHI CHÚ

Thời gian

Hình thức văn bản làm cơ sở xác nhận thời gian thực hiện

I

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (theo khoản 1, 2 Điều 57 Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND và khoản 17, 18 Điều 2 Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 02/6/2011) như sau

20

 

 

 

Nội dung phương án tổng thể: Ngoài phần căn cứ pháp lý là cơ sở để lập phương án thì phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thể hiện theo năm (05) nội dung quy định tại khoản 2 Điều 57 Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND, gồm các nội dung sau:

- Diện tích các loại đất; Tài sản, vật kiến trúc dự kiến thu hồi (nêu rõ kết cấu nhà cửa, vật kiến trúc và áp giá cho phù hợp.

- Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất.

- Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ.

- Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư).

- Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng. Trình tự triển khai thực hiện lập phương án tổng thể theo các bước sau:

 

 

 

1

Triển khai thực hiện công tác khảo sát thực địa, tình trạng sử dụng đất thực tế tại khu đất thu hồi để thực hiện dự án (không tính thời gian thực hiện công tác đo vẽ lập Bản đồ trích đo khu đất thu hồi hoặc tờ Trích lục bản đồ địa chính của khu đất thu hồi)

5

 

 

2

Thu thập hồ sơ, số liệu từ UBND cấp xã nơi có đất thu hồi, tại các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu cần) để làm cơ sở lập phương án

5

 

 

3

Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

10

 

 

II

Thẩm định phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo trình tự 3 bước như sau:

15

 

 

1

Sau khi nhận đủ hồ sơ phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi thẩm định, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện thẩm định hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định (việc bố trí, sắp xếp thẩm định như thế nào để đạt hiệu quả cao, đúng quy định pháp luật và thời gian giao cơ quan chủ trì tổ chức chủ động)

5

Văn bản thẩm định của cơ quan tài nguyên và môi trường (văn bản).

 

2

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn chỉnh phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo nội dung đã thẩm định.

5

Công văn gửi cơ quan tài nguyên và môi trường kèm phương án đã hoàn chỉnh theo nội dung thẩm định

 

3

Cơ quan tài nguyên và môi trường hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 60 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa).

5

Tờ trình của cơ quan tài nguyên và môi trường kèm theo phương án trình UBND cùng cấp phê duyệt

 

III

Phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

5

 

 

1

Thời gian Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án tổng thể bồi thường hỗ trợ và tái định cư.

5

Ngày nhận tờ trình kèm theo phương án do cơ quan tài nguyên và môi trường trình đến ngày ban hành Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản chấp thuận.

 

Ghi chú:

Trường hợp mời các cơ quan liên quan cùng tham gia thẩm định bằng hình thức gửi văn bản hoặc mời họp thì thời gian thẩm định tại bước 1 tối đa không quá mười (10) ngày = (5+5).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 44/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự lập, thẩm định và phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

  • Số hiệu: 44/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Lê Đức Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/01/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản