Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 426/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 15 tháng 02 năm 2011 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Đội liên ngành phòng, chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 39/STTTT-TTra ngày 13 tháng 01 năm 2011 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Công Thương, Tài chính, Giám đốc Công an tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Đội trưởng Đội liên ngành phòng, chống in lậu; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI LIÊN NGÀNH PHÒNG, CHỐNG IN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Đội liên ngành phòng chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị hoạt động phối hợp liên ngành Thông tin và Truyền thông, Công an, Quản lý thị trường trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ sở in ấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là Đội liên ngành).
Điều 2. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông được sự ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động của Đội liên ngành.
Điều 3. Các thành viên của Đội liên ngành được lãnh đạo cơ quan liên quan đề cử vào danh sách của Đội liên ngành.
Thành phần của Đội liên ngành gồm có 01 đội trưởng và các thành viên.
Mỗi thành viên trong Đội liên ngành phải có trách nhiệm bảo đảm bí mật, hiệu quả, chất lượng và an toàn khi kiểm tra; chủ động phát hiện các vi phạm, đề xuất các kế hoạch kiểm tra, xử lý các cơ sở hoặc các hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 4. Đội trưởng Đội liên ngành là Chánh thanh tra hoặc Phó Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông
Đội trưởng Đội liên ngành có trách nhiệm trực tiếp điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Đội liên ngành; xây dựng và tổ chức triển khai chương trình hoạt động của Đội liên ngành, xử lý các hành vi vi phạm của các đơn vị in ấn theo thẩm quyền, chủ trì các cuộc họp của Đội liên ngành; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động của Đội liên ngành.
Điều 5. Thành viên Đội liên ngành chịu sự chỉ đạo, phân công trực tiếp của Đội trưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế, chương trình, kế hoạch công tác của Đội liên ngành, tham gia xây dựng Đội liên ngành; tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên, định kỳ của Đội liên ngành; chủ động đề xuất, kiến nghị biện pháp, phương thức hoạt động thanh tra, kiểm tra của Đội liên ngành để đạt kết quả và chất lượng cao.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI LIÊN NGÀNH
Điều 6. Đội liên ngành có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt.
2. Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các cơ sở in ấn (kể cả photocopy) theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực in ấn được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
4. Xây dựng, đề xuất các biện pháp nhằm phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực in ấn.
5. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sở, ban, ngành liên quan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực in ấn.
6. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Điều 7. Đội liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở in ấn về các nội dung sau:
1. Việc tuân thủ các quy định, điều kiện và hoạt động in ấn theo quy định của pháp luật.
2. Việc chấp hành các nghĩa vụ trong quá trình hoạt động.
3. Các yêu cầu, điều kiện khác theo quy định của pháp luật đối với hoạt động in ấn.
4. Tuỳ theo thẩm quyền được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản khác có liên quan, thành viên của Đội liên ngành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính; yêu cầu đình chỉ các hành vi vi phạm; tạm giữ hoặc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khi chờ quyết định xử lý vi phạm của cấp có thẩm quyền; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định nếu vượt thẩm quyền.
Điều 8. Trong quá trình hoạt động, Đội liên ngành được sử dụng con dấu của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông.
Hoạt động kiểm tra của Đội liên ngành phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Điều 9. Đội liên ngành phải thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra; kế hoạch kiểm tra của Đội liên ngành phải được Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt trước khi thực hiện.
Điều 10. Mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra của Đội liên ngành phải có thành viên là cán bộ của ít nhất 02 cơ quan nêu tại Điều 1 tham gia.
Những cuộc kiểm tra lớn, phức tạp, Đội trưởng phải họp tập trung toàn Đội để phổ biến, quán triệt, phân công, phân nhiệm trước khi tiến hành kiểm tra; bao gồm: chủ trì buổi kiểm tra, các thành viên làm nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện, thu giữ tang vật, tài liệu, lập biên bản và làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an ninh cho công tác kiểm tra,…
Điều 11. Đội trưởng và các thành viên thống nhất hướng xử lý một số trường hợp vi phạm đối với cơ sở in ấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra; nếu có sự không thống nhất giữa Đội trưởng và các thành viên thì phải báo cáo xin ý kiến Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Trong trường hợp cần thiết, Đội trưởng quyết định hình thức xử lý vi phạm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 12. Đội liên ngành được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách tỉnh trong kinh phí hàng năm của Sở Thông tin và Truyền thông để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Công tác phí, các khoản phụ cấp, các điều kiện đảm bảo hoạt động của Đội liên ngành thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 13. Hàng năm, Đội liên ngành lập dự toán kinh phí hoạt động, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổng hợp chung trong dự toán của cơ quan gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 14. Việc khen thưởng cho cá nhân và tập thể Đội liên ngành có thành tích thực hiện theo quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản, quy định, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 15. Các thành viên của Đội liên ngành khi thi hành công vụ có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, vi phạm nội quy của Đoàn, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, xử lý vượt thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Các thành viên của Đội liên ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm Quy chế này.
Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đội liên ngành thực hiện nhiệm vụ.
Điều 17. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc, Đội liên ngành và các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh về Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 3640/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 4813/QĐ-UBND năm 2014 phê quyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm và hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 2307/QĐ-CTUBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 2254/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Bắc Giang
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 3640/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 4813/QĐ-UBND năm 2014 phê quyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm và hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá thành phố Đà Nẵng
- 9Quyết định 2254/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Bắc Giang
Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 426/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/02/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Xuân Thân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra