- 1Luật bưu chính 2010
- 2Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- 3Luật xuất bản 2012
- 4Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
- 5Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Thông tư 22/2016/TT-BTTTT hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Thông tư 20/2017/TT-BTTTT quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Thông tư 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 11Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
- 14Thông tư 40/2020/TT-BTTTT quy định về tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định về tem bưu chính do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 425/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan:
1. Xây dựng, ban hành văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Điều 3. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 425/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
I. Thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ: Ban hành chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm
a) Nội dung đơn giản hoá
- Bãi bỏ toàn bộ TTHC nội bộ trên.
- Lý do: Tạo thuận lợi, cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị:
+ Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính;
+ Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 25/2021/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tem bưu chính (gọi tắt là Thông tư số 25/2021/TT-BTTTT).
- Lộ trình thực hiện: Dự kiến năm 2025 trình Quốc hội thông qua Luật Bưu chính. Năm 2026 ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2021/TT-BTTTT sau khi Luật Bưu chính ban hành.
II. LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VÀ INTERNET
1. TTHC nội bộ: Hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trạm y tế xã và điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số
a) Nội dung đơn giản hóa
- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý đối tượng được hỗ trợ cung cấp sử dụng dịch vụ viễn thông công ích để tin học hóa quy trình nghiệp vụ.
- Lý do: Nhằm giảm thời gian thực hiện, rà soát đối chiếu, rà soát đơn vị nhận hỗ trợ có thuộc Danh sách các đơn vị đã được nhận hỗ trợ từ Chương trình thông qua các công cụ phần mềm làm tăng tính công khai minh bạch, hạn chế nhầm lẫn, tăng hiệu suất xử lý, giảm chi phí nhân công thực hiện.
Sau khi ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý đối tượng được hỗ trợ cung cấp sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thời gian rà soát của doanh nghiệp viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông dự kiến giảm 50% thời gian so với trước khi chưa áp dụng hệ thống.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định phê duyệt Dự toán và thiết kế chi tiết Hệ thống thông tin quản lý và giám sát thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để có cơ sở thực hiện xây dựng hệ thống theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 48 Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 (gọi tắt là Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT).
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
2. TTHC nội bộ: Phân bổ điện thoại thông minh
a) Nội dung đơn giản hóa
- Xây dựng phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình rà soát và lập Danh sách hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ điện thoại thông minh.
- Lý do: Trước đây, doanh nghiệp viễn thông và Bộ Thông tin và Truyền thông phải bố trí nhân sự thực hiện rà soát số liệu thủ công (xử lý đối chiếu số liệu trong các file excel, rà soát lỗi nhập liệu, đối chiếu dữ liệu danh sách hỗ trợ với đối tượng được hỗ trợ...) gây mất nhiều thời gian, nhân lực để thực hiện. Sau khi xây dựng và áp dụng phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin, việc xử lý rà soát số liệu sẽ được thực hiện tự động thông qua chương trình phần mềm. Từ đó, sẽ rút ngắn được thời gian rà soát; đồng thời, làm tăng tính công khai minh bạch, hạn chế nhầm lẫn, tăng hiệu suất xử lý, giảm nhân lực dẫn tới giảm chi phí nhân công thực hiện.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan phương án triển khai thực hiện hỗ trợ máy tính bảng theo chương trình “Sóng và máy tính cho em” báo cáo Chính phủ phê duyệt để có cơ sở thực hiện phân bổ điện thoại thông minh theo đúng quy định.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương cho xây dựng phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình rà soát và lập Danh sách hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ điện thoại thông minh.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
3. TTHC nội bộ: Cung cấp dịch vụ điện thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
a) Nội dung đơn giản hoá
- Bổ sung mẫu công văn đề nghị cung cấp dịch vụ điện thoại 080.
Lý do: Trước đây, việc đề nghị cung cấp dịch vụ điện thoại 080 được thể hiện thông qua các văn bản thông thường. Trong khi đó, chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn này nên dẫn đến không thống nhất, chưa bảo đảm đầy đủ các nội dung thông tin. Do vậy, việc bổ sung mẫu đơn sẽ giúp các cơ quan, đơn vị tiết kiệm được thời gian, chi phí và bảo đảm đầy, thống nhất nội dung đề nghị.
- Bổ sung thời gian thực hiện tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Lý do: Hiện nay, chưa có quy định về thời hạn giải quyết đối với TTHC này. Việc thực hiện cung cấp dịch vụ điện thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước cần phải rà soát hạ tầng mạng cáp (ngoại vi, truyền dẫn) của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc phải thuê của doanh nghiệp viễn thông dẫn đến cần thời gian để thực hiện. Do đó, bổ sung quy định tối đa 05 ngày làm việc là phù hợp.
- Bổ sung cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường điện tử.
Lý do: Trước đây chưa có quy định về cách thức thực hiện. Do đó, việc bổ sung giúp công khai, minh bạch và quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, lộ trình thực hiện của các cơ quan liên quan, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ TTHC nội bộ.
b) Kiến nghị thực thi
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Mạng tổng đài 080.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
III. LĨNH VỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA VÀ CHÍNH PHỦ SỐ
1. TTHC nội bộ: Yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu theo hình thức theo hình thức mặc định
a) Nội dung đơn giản hoá
- Bổ sung mẫu đơn nội dung yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu.
Lý do: Trước đây, việc yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản thông thường qua đường hành chính. Trong khi đó, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 47/2020/NĐ-CP) lại chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu dẫn đến chưa bảo đảm đầy đủ các thông tin, nội dung cần thiết; gây mất nhiều thời gian trong việc phải trao đổi qua lại nhiều lần giữa các cơ quan, đơn vị. Do đó, cần bổ sung mẫu đơn để giúp đối tượng thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm đầy đủ thông tin, nội dung yêu cầu của đối tượng thực hiện TTHC.
- Bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
Lý do: Điều 26 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP đã quy định phải xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu để thực hiện việc này. Do đó, việc bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến sẽ giúp đơn giản hoá các văn bản hành chính, giấy tờ và đưa toàn bộ quy trình tiếp nhận và xử lý trên môi trường mạng.
- Giảm từ 05 ngày làm việc xuống 02 ngày làm việc đối với các dịch vụ mặc định đã có sẵn.
Lý do: Đối với các dịch vụ mặc định đã có sẵn, cơ quan cung cấp dữ liệu phải thực hiện việc tạo và kích hoạt tài khoản chia sẻ dữ liệu. Do đó thời gian cần 02 ngày làm việc là phù hợp.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị:
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 35 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
+ Xây dựng Thông tư quy định/hướng dẫn một số điều của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
2. TTHC nội bộ: Yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung mẫu đơn nội dung yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu.
Lý do: Trước đây, việc yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản thông thường qua đường hành chính. Trong khi đó, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 47/2020/NĐ-CP) lại chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu dẫn đến chưa bảo đảm đầy đủ các thông tin, nội dung cần thiết; gây mất nhiều thời gian trong việc phải trao đổi qua lại nhiều lần giữa các cơ quan, đơn vị. Do đó, cần bổ sung mẫu đơn để giúp đối tượng thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm đầy đủ thông tin, nội dung yêu cầu của đối tượng thực hiện TTHC.
- Xây dựng TTHC trực tuyến trên Hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
Lý do: Điều 26 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP đã quy định phải xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu để thực hiện việc này. Do đó, việc bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến sẽ giúp đơn giản hoá các văn bản hành chính, giấy tờ và đưa toàn bộ quy trình tiếp nhận và xử lý trên môi trường mạng.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Xây dựng Thông tư quy định/hướng dẫn một số điều của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
3. TTHC nội bộ: Giải quyết vướng mắc về kết nối, chia sẻ dữ liệu
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung mẫu đơn, mẫu phiếu đề nghị hỗ trợ giải quyết vướng mắc.
- Lý do: Trước đây, việc đề nghị hỗ trợ giải quyết vướng mắc được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản thông thường hoặc qua điện thoại phi hành chính. Trong khi đó, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP lại chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn, mẫu phiếu đề nghị hỗ trợ giải quyết vướng mắc dẫn đến chưa bảo đảm đầy đủ các thông tin, nội dung để xử lý; mất nhiều thời gian trong việc xác minh lại các khó khăn, vướng mắc. Do vậy, cần bổ sung mẫu đơn, mẫu phiếu này để giúp đối tượng thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm đầy đủ thông tin, nội dung về khó khăn, vướng mắc của đối tượng thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Xây dựng thông tư quy định/hướng dẫn một số điều của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
4. TTHC nội bộ: Điều chỉnh danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung mẫu biểu điều chỉnh danh mục CSDL quốc gia và bổ sung cách thức gửi hồ sơ.
- Lý do: Trước đây, việc thực hiện đề nghị điều chỉnh danh mục CSDL quốc gia chỉ được thực hiện theo đường công văn thông thường. Trong khi đó, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP lại chưa có quy định cụ thể về mẫu biểu và cách thức gửi hồ sơ đã dẫn đến việc thuyết minh các nội dung để điều chỉnh danh mục CSDL quốc gia lại tùy theo ý hiểu của cơ quan đề nghị, thiếu thống nhất, khó xử lý và phải trao đổi nhiều lần, lúng túng không biết gửi hồ sơ qua hình thức nào. Do vậy, việc bổ sung mẫu biểu điều chỉnh danh mục CSDL quốc gia và hình thức gửi hồ sơ sẽ giúp các đối tượng thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian, chi phí; đồng thời bảo đảm thống nhất các nội dung, thông tin cần thiết để xử lý công việc.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi Điều 12 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP hoặc dự thảo Nghị định mới điều chỉnh điều khoản này.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
5. TTHC nội bộ: Thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ gửi thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết.
Lý do: Trước đây, hồ sơ thẩm định được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết có nhiều trường hợp bị thừa hoặc thiếu. Trong khi đó, Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT) lại chưa có quy định cụ thể về số lượng hồ sơ dẫn đến gây mất nhiều thời gian trong việc bổ sung hồ sơ hoặc gây lãng phí trong trường hợp gửi thừa số bộ hồ sơ. Do vậy, việc bổ sung quy định về số lượng hồ sơ sẽ giúp các đối tượng thực hiện TTHC chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cũng như tránh việc cung cấp thừa hoặc thiếu, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh tình trạng đơn vị thẩm định yêu cầu nhiều lần bổ sung hồ sơ.
- Bổ sung quy định rõ thời gian thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết.
Lý do: Hiện chưa có quy định về thời gian thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết dẫn đến trường hợp việc thực hiện thẩm định có thể bị kéo dài, gây khó khăn cho các đối tượng thực hiện TTHC. Do đó, việc bổ sung quy định giúp công khai, minh bạch, tránh việc áp dụng không thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện, giảm thời gian, chi phí và bảo đảm trong việc kiểm soát tiến độ hoàn thành nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
6. TTHC nội bộ: Thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung số lượng hồ sơ trình thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Lý do: Trước đây, hồ sơ thẩm định được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết có nhiều trường hợp bị thừa hoặc thiếu. Trong khi đó, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 73/2019/NĐ-CP) lại chưa có quy định cụ thể về số lượng hồ sơ dẫn đến gây mất nhiều thời gian trong việc bổ sung hồ sơ hoặc gây lãng phí trong trường hợp gửi thừa số bộ hồ sơ. Do vậy, việc bổ sung quy định về số lượng hồ sơ sẽ giúp các đối tượng thực hiện TTHC chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cũng như tránh việc cung cấp thừa hoặc thiếu, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh tình trạng đơn vị thẩm định yêu cầu nhiều lần bổ sung hồ sơ.
- Bổ sung biểu mẫu Văn bản kết quả thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Lý do: Hiện chưa có quy định cụ thể về biểu mẫu Văn bản kết quả thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Do đó, việc bổ sung quy định giúp công khai, minh bạch và giảm thời gian, chi phí trong thực hiện TTHC nội bộ; đồng thời giúp thống nhất nội dung thẩm định kế hoạch thuê tại các cơ quan, đơn vị.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 01 và khoản 6 Điều 56 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
7. TTHC nội bộ: Thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước (địa phương)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ gửi thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết.
Lý do: Trước đây, hồ sơ thẩm định được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết có nhiều trường hợp bị thừa hoặc thiếu. Trong khi đó, Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT lại chưa có quy định cụ thể về số lượng hồ sơ dẫn đến gây mất nhiều thời gian trong việc bổ sung hồ sơ hoặc gây lãng phí trong trường hợp gửi thừa số bộ hồ sơ. Do vậy, việc bổ sung quy định về số lượng hồ sơ sẽ giúp các đối tượng thực hiện TTHC chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cũng như tránh việc cung cấp thừa hoặc thiếu, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ, tránh tình trạng đơn vị thẩm định yêu cầu nhiều lần bổ sung hồ sơ.
- Bổ sung quy định rõ thời gian thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết.
Lý do: Hiện Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT chưa có quy định cụ thể về thời gian thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết dẫn đến trường hợp việc thực hiện thẩm định có thể bị kéo dài, gây khó khăn cho các đối tượng thực hiện TTHC. Do đó, việc bổ sung quy định giúp công khai, minh bạch, tránh việc áp dụng không thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện và giảm thời gian, chi phí và bảo đảm trong việc kiểm soát tiến độ hoàn thành nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
8. TTHC nội bộ: Thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin (địa phương)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung số lượng hồ sơ trình thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
- Bổ sung biểu mẫu Văn bản kết quả thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Lý do: Hiện chưa có quy định cụ thể về số lượng hồ sơ trình thẩm định và biểu mẫu Văn bản kết quả thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Do đó, việc bổ sung quy định giúp công khai, minh bạch và giảm thời gian, chi phí trong thực hiện TTHC nội bộ.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 6 Điều 56 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2025.
IV. LĨNH VỰC AN TOÀN THÔNG TIN
1. TTHC nội bộ: Đăng ký thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung cách thức thực hiện TTHC là trực tuyến.
- Bổ sung thời hạn giải quyết hồ sơ TTHC là 07 ngày làm việc.
- Bổ sung kết quả giải quyết TTHC.
Lý do: Trước đây, chưa thực hiện cách thức nộp hồ sơ trực tuyến và quy định thời gian giải quyết hồ sơ, dẫn đến chưa thuận tiện cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi đăng ký. Do đó, việc bổ sung cách thức thực hiện TTHC là trực tuyến sẽ giúp rõ ràng, minh bạch trong trình tự thực hiện, giúp thuận tiện, nhanh chóng, giảm tối đa chi phí cho đối tượng đăng ký.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
1. TTHC nội bộ: Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung cách thức thực hiện TTHC: Nộp hồ sơ qua môi trường điện tử, cụ thể: “Gửi hồ sơ trực tuyến từ Sở Thông tin và Truyền thông về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông)”.
- Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Thông tư số 40/2020/TT-BTTTT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
2. TTHC nội bộ: Thẩm định bổ sung khu công nghệ thông tin tập trung vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ toàn bộ TTHC nội bộ trên.
- Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi, cắt giảm tối đa TTHC và phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, cụ thể: Theo quy định tại Điều 25, Điều 27 và Phụ lục 1 Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ, quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung được tích hợp vào quy hoạch ngành (hạ tầng thông tin và truyền thông), quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Theo đó, việc bãi bỏ TTHC về thẩm định bổ sung khu công nghệ thông tin tập trung vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin là bắt buộc nhằm đồng bộ, phù hợp với pháp luật về quy hoạch.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Bãi bỏ Điều 8 Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về khu công nghệ thông tin tập trung.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
1. TTHC nội bộ: Lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí
a) Nội dung đơn giản hóa
- Giảm thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống 05 ngày làm việc.
- Lý do: Thông tin báo chí là hàng ngày, hàng giờ nên việc lưu chiểu điện tử phải thực hiện càng sớm để không bỏ lọt các nội dung thông tin sai sự thật.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 08/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí.
- Lộ trình thực hiện: 2025 - 2026.
2. TTHC nội bộ: Phối hợp tổ chức các sự kiện thông tin đối ngoại tổ chức tại nước ngoài
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung thời hạn giải quyết hồ sơ, cụ thể: Thời gian giải quyết hồ sơ là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
Lý do: Rõ ràng, minh bạch để đơn vị gửi hồ sơ biết được thời hạn có kết quả giải quyết TTHC.
- Bổ sung quy định số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Lý do: Thuận tiện, đơn giản hóa hồ sơ, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT).
- Lộ trình thực hiện: Năm 2026.
3. TTHC nội bộ: Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ thông tin sai lệch (Trung ương)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Giảm thời gian giải quyết từ 07 ngày xuống 06 ngày.
- Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho cơ quan, tổ chức trong thực hiện TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi khoản 5 Điều 6 Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2026.
4. TTHC nội bộ: Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ thông tin sai lệch (địa phương)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
- Lý do: Công khai, minh bạch để đối tượng thực hiện và cơ quan giải quyết TTHC nội bộ biết và thực hiện một cách thống nhất, rõ ràng.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2026.
VII. LĨNH VỰC XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH
1. TTHC nội bộ: Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu đối với xuất bản phẩm dạng in
a) Nội dung đơn giản hóa
Giảm số lượng xuất bản phẩm dạng in nộp lưu chiểu, cụ thể:
- Giảm số bản phải nộp từ 03 bản xuống còn 02 bản đối với Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp giấy phép xuất bản.
- Giảm số bản phải nộp từ 02 bản xuống còn 01 bản đối với Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp giấy phép xuất bản trường hợp số lượng in dưới 300 (ba trăm) bản.
- Giảm số bản phải nộp từ 02 bản xuống còn 01 bản cho Sở Thông tin và Truyền thông và không phải nộp lưu chiểu cho Cục Xuất bản, In và Phát hành đối với cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực xuất bản) cấp giấy phép xuất bản.
Lý do: Thuận tiện, đơn giản hóa hồ sơ, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC cho Nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi điểm a, b khoản 1 Điều 28 Luật Xuất bản 2012.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025 - 2026.
2. TTHC nội bộ: Nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với xuất bản phẩm dạng in
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bỏ quy định về việc nộp xuất bản phẩm đối với xuất bản phẩm là “Tranh ảnh, áp phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch” cho Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Lý do: Thuận tiện, đơn giản hóa hồ sơ, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC, chi phí sản xuất cho Nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 Luật Xuất bản 2012.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025 - 2026.
VIII. LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. TTHC nội bộ: Tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung quy định cách thức thực hiện TTHC: Trực tiếp, dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
- Lý do: Đảm bảo công khai, minh bạch, thuận lợi trong thực hiện TTHC, giảm thời gian, chi phí tuân thủ TTHC.
b) Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 8 Quyết định số 2490/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025.
- 1Quyết định 397/QĐ-BKHĐT năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 2Công văn 9380/VPCP-KSTT năm 2023 về góp ý phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 277/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 5Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật bưu chính 2010
- 2Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- 3Luật xuất bản 2012
- 4Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí
- 7Luật Quy hoạch 2017
- 8Thông tư 22/2016/TT-BTTTT hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Thông tư 20/2017/TT-BTTTT quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Thông tư 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 13Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
- 16Thông tư 40/2020/TT-BTTTT quy định về tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 17Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định về tem bưu chính do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 18Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 19Quyết định 397/QĐ-BKHĐT năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 20Công văn 9380/VPCP-KSTT năm 2023 về góp ý phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 277/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 1185/QĐ-BKHĐT năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 23Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 425/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 425/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/05/2024
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/05/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết