- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật viễn thông năm 2009
- 6Thông tư 06/2010/TT-BTTTT ban hành giá cước sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 8Thông tư 23/2011/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2014/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành giá cước sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 32/TTr-STTTT ngày 04 tháng 11 năm 2014 về phê duyệt Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh; và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 5574/STP-VB ngày 08 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười (10) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành của Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống mạng băng rộng với đường truyền tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch đa giao thức trên nền IP (IP/MPLS) nhằm liên thông kết nối đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc (sau đây gọi là Mạng chuyên dùng).
2. Mạng chuyên dùng là hệ thống mạng dùng riêng phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và phục vụ cho công tác điều hành, quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngoài ra, Mạng chuyên dùng còn phục vụ cho việc liên thông kết nối với các tỉnh, thành phố và các cơ quan Chính phủ để trao đổi, báo cáo công việc, tiếp nhận các văn bản chỉ đạo và vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin liên thông trên cả nước.
3. Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Mạng chuyên dùng nhằm tham mưu và thông tin kịp thời cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác điều hành, quản lý Mạng chuyên dùng.
4. Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực tiếp quản lý và giám sát về kỹ thuật các hoạt động của Mạng chuyên dùng.
5. Văn bản mật là văn bản có nội dung bí mật nhà nước được đóng dấu độ mật (Tuyệt mật, Tối mật hoặc Mật) theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.
6. Mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN) là dịch vụ mạng dùng riêng để kết nối máy tính của các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân vào Mạng chuyên dùng thông qua mạng công cộng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên đường truyền. Dịch vụ này dùng để cung cấp cho các đơn vị, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường truyền thấp, không liên tục và chưa được triển khai đường truyền.
Điều 4. Quy hoạch Mạng chuyên dùng
1. Mạng chuyên dùng gồm 2 loại đường truyền:
a) Đường truyền MegaWan dựa trên mô hình cáp quang đối với băng thông từ 1Mbps đến 4Mbps. Dịch vụ này dùng để cung cấp cho các phường - xã, thị trấn và các đơn vị có nhu cầu sử dụng đường truyền thấp.
b) Đường truyền MetroNet dựa trên mô hình đường truyền cáp quang, tốc độ băng thông tối thiểu là 8Mbps đến 100Mbps. Dịch vụ này dùng để cung cấp cho các đơn vị, tổ chức có mô hình hoạt động lớn, có nhu cầu sử dụng đường truyền cao như: Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
2. Mạng chuyên dùng được phân hoạch và quản lý địa chỉ IP tập trung tại Trung tâm dữ liệu Thành phố. Vùng địa chỉ IP của Mạng chuyên dùng được phân hoạch từ 10.188.0.0/16 đến 10.200.0.0/16.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MẠNG CHUYÊN DÙNG
Điều 5. Nguyên tắc về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng
1. Mạng chuyên dùng được quản lý và điều hành tập trung tại Trung tâm điều hành mạng Thành phố nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục 24/24.
2. Mục tiêu khai thác và sử dụng Mạng chuyên dùng:
a) Liên thông, kết nối giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong cơ quan nhà nước nhằm phục vụ cho chính quyền điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Cung cấp hạ tầng dùng chung cho việc triển khai, vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chính quyền điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Quy hoạch và quản lý tập trung các điểm kết nối tại các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo tính đồng bộ và an toàn bảo mật cho đường truyền.
3. Việc đăng ký và sử dụng Mạng chuyên dùng phải tuân thủ theo Quy trình vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng tại Điều 6 của Quy chế này.
4. Mạng chuyên dùng phải được khai thác, sử dụng hiệu quả và tuân theo các quy định tại Quy chế này.
5. Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ để đảm bảo an toàn, bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng cho đường truyền trong quá trình vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng.
6. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên Mạng chuyên dùng:
a) Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước được truyền tải trên Mạng chuyên dùng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
b) Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên Mạng chuyên dùng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ thông tin.
c) Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên Mạng chuyên dùng phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước tại đơn vị.
Điều 6. Quy trình quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng
1. Quy trình đăng ký, thay đổi hoặc hủy dịch vụ liên quan đến Mạng chuyên dùng: đăng ký đường truyền, đăng ký Mạng riêng ảo.
a) Các cơ quan, đơn vị gửi văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông để đăng ký thay đổi hoặc hủy các dịch vụ liên quan đến Mạng chuyên dùng. Văn bản phải nêu r các thông tin sau: nhu cầu và mục đích sử dụng, số lượng và địa chỉ đơn vị cần triển khai, thông tin người liên hệ.
b) Sở Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét và gửi văn bản cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông để tiến hành triển khai đường truyền hoặc dịch vụ cho cơ quan, đơn vị trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Trường hợp không đồng ý với đề nghị của đơn vị hoặc cần cung cấp thêm thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ gửi văn bản trả lời cho cơ quan, đơn vị hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị bổ sung những thông tin cần thiết.
c) Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ liên hệ với đơn vị để triển khai đường truyền hoặc dịch vụ Mạng chuyên dùng trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Quy trình thông báo và tiếp nhận sự cố Mạng chuyên dùng
a) Khi có sự cố xảy ra trong hệ thống (mất tín hiệu, không kết nối được, đường truyền chậm, đường truyền không ổn định), các cơ quan, đơn vị cần thông báo sự cố qua Tổng đài tiếp nhận sự cố của Thành phố, số điện thoại 38.233.717 - 111.
b) Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (đơn vị quản lý Tổng đài tiếp nhận sự cố) ghi nhận tình hình sự cố ngay khi các cơ quan, đơn vị thông báo và tiến hành kiểm tra nguyên nhân sự cố trong vòng 15 phút.
c) Sau khi xác định nguyên nhân sự cố, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phải thông báo với đơn vị theo quy trình tại Khoản 4, Điều này.
d) Nếu sau 15 phút, các đơn vị chưa nhận được thông tin phản hồi từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thì trực tiếp thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông để được xử lý kịp thời.
3. Quy trình xử lý sự cố Mạng chuyên dùng
Sau khi phân tích và tìm hiểu nguyên nhân sự cố, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phải xử lý theo các bước sau:
a) Đối với sự cố đơn giản, thời gian xử lý dưới 15 phút:
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị để khắc phục sự cố ngay và phải thông báo với đơn vị theo quy trình tại Khoản 4, Điều này.
b) Đối với sự cố tương đối phức tạp, thời gian xử lý trên 15 phút và dưới 60 phút:
- Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông ngay khi xác định được nguyên nhân gây sự cố và phải thông báo với đơn vị theo quy trình tại Khoản 4, Điều này.
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan lên phương án xử lý sự cố trong thời gian nhanh nhất.
c) Đối với sự cố phức tạp, thời gian xử lý trên 60 phút
- Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông ngay khi xác định được nguyên nhân gây sự cố và phải thông báo với đơn vị theo quy trình tại Khoản 4, Điều này.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan lên phương án xử lý sự cố trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình và diễn tiến xử lý sự cố.
4. Quy trình thông báo kết quả xử lý sự cố Mạng chuyên dùng
a) Đối với sự cố đơn giản: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông phải thông báo cho đơn vị kết quả xử lý sự cố ngay khi sự cố đã được khắc phục.
b) Đối với sự cố tương đối phức tạp và phức tạp
- Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thông báo cho đơn vị nguyên nhân sự cố ngay khi đã xác định nguyên nhân, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị giải pháp xử lý tạm thời trước khi sự cố được khắc phục hoàn toàn.
- Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thông báo cho đơn vị ngay khi sự cố đã được khắc phục.
5. Quy trình báo cáo các sự cố Mạng chuyên dùng
a) Đối với sự cố đơn giản: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tổng hợp các sự cố và báo cáo cho Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ hàng tuần.
b) Đối với sự cố tương đối phức tạp và phức tạp
- Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện báo cáo tình hình và diễn tiến xử lý sự cố cho Sở Thông tin và Truyền thông ngay khi sự cố xảy ra và sau khi đã khắc phục sự cố.
- Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố ngay khi nhận được thông báo về sự cố và sau khi khắc phục sự cố. Ngoài ra sẽ tổng hợp báo cáo tình hình xử lý và khắc phục các sự cố định kỳ hàng tuần, hàng quý.
Điều 7. Quy định sử dụng dịch vụ Mạng riêng ảo VPN
1. Các đơn vị đăng ký dịch vụ VPN với Sở Thông tin và Truyền thông theo Quy trình quản lý và sử dụng dịch vụ Mạng chuyên dùng.
2. Các đơn vị phải sử dụng dịch vụ VPN trong các trường hợp sau:
a) Đường truyền MetroNet, MegaWan tại đơn vị đang gặp sự cố và đang trong thời gian chờ xử lý;
b) Phục vụ nhu cầu công việc của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân phải thường xuyên xử lý và cập nhật công việc bên ngoài trụ sở làm việc qua đường Internet;
c) Kết nối vào các hệ thống ứng dụng để quản trị, bảo trì, nâng cấp hoặc cập nhật thông tin thông qua đường truyền Mạng chuyên dùng hoặc qua đường Internet.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Tiếp nhận và trả lời văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan đến Mạng chuyên dùng gồm: đăng ký mới, di dời đường truyền, hủy đường truyền.
2. Điều hành và giám sát Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trong các hoạt động vận hành, duy trì Mạng chuyên dùng.
3. Triển khai, hướng dẫn các đơn vị sử dụng và khai thác Mạng chuyên dùng một cách có hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.
4. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị liên quan thực hiện quy trình xử lý sự cố Mạng chuyên dùng tại Khoản 3, Điều 6 của Quy chế này.
5. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo từ các đơn vị đối với các trường hợp quản lý và vận hành Mạng chuyên dùng chưa phù hợp hoặc không đúng với quyền hạn và trách nhiệm đã được giao tại Quy chế này.
6. Thực hiện rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng, kiểm tra tình hình vận hành và đảm bảo an toàn thông tin trên Mạng chuyên dùng định kỳ hàng quý.
7. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản liên quan đến việc quản lý và sử dụng Mạng chuyên dùng.
8. Thống kê và báo cáo tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng cho Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ tháng và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên.
9. Lập dự toán kinh phí hàng năm cho Mạng chuyên dùng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
Điều 9. Trách nhiệm của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông
1. Bảo đảm các yêu cầu về dung lượng, tốc độ, chất lượng dịch vụ và an toàn thông tin của Mạng chuyên dùng.
2. Xây dựng và tham mưu cho Sở Thông tin và Truyền thông các quy trình về quản lý, điều hành khai thác, cảnh báo và khắc phục sự cố, bảo dưỡng đường truyền kết nối, các chỉ tiêu chất lượng mạng và dịch vụ.
3. Theo dõi và giám sát quá trình hoạt động của Mạng chuyên dùng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và liên tục 24/24.
4. Thiết lập và đảm bảo duy trì Tổng đài tiếp nhận sự cố Mạng chuyên dùng hoạt động 24/24.
5. Xác định quyền hạn và trách nhiệm các đơn vị quản lý hệ thống Mạng chuyên dùng và đơn vị cung cấp hạ tầng trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong đó, quy định r nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ pháp luật và các quy định đảm bảo an ninh thông tin cho hệ thống.
6. Thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm đã quy định trong Quy trình quản lý sự cố Mạng chuyên dùng tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5,
Điều 6 của Quy chế này.
7. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Thông tin và Truyền thông nếu không thực hiện đúng và đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm đã được giao.
8. Hàng năm kiểm tra, khảo sát chất lượng, tốc độ đường truyền nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố.
9. Tham mưu cho Sở Thông tin và Truyền thông các giải pháp, biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng, lợi dụng mạng lưới, thiết bị, các công cụ phần cứng, phần mềm để cản trở, gây nhiễu, gây rối loạn, làm hư hỏng, hủy hoại hoạt động của Mạng chuyên dùng.
10. Tổng hợp báo cáo tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng cho Sở Thông tin và Truyền định kỳ 03 tháng/1 lần và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp hạ tầng đường truyền Mạng chuyên dùng
1. Đảm bảo an toàn, an ninh đối với hạ tầng đường truyền phục vụ cho Mạng chuyên dùng.
2. Xây dựng và triển khai các quy trình, quy định, chính sách và các tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thông tin cho cơ sở hạ tầng cung cấp cho Mạng chuyên dùng.
3. Thực hiện đầy đủ các điều khoản liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn và mức độ cung cấp dịch vụ trong hợp đồng cung cấp dịch vụ Mạng chuyên dùng.
4. Thực hiện đầy đủ các thỏa thuận về bảo mật thông tin, không tiết lộ thông tin và thỏa thuận mức độ cung cấp dịch vụ được trình bày trong hợp đồng cung cấp dịch vụ.
5. Phân công nhân sự chuyên phụ trách quản lý hạ tầng Mạng chuyên dùng. Xây dựng các quy định phân công nhiệm vụ và phân quyền truy cập hệ thống cho từng cá nhân.
6. Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông và các tổ chức thứ ba có liên quan đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp xử lý rủi ro.
7. Đảm bảo duy trì hoạt động liên tục của Mạng chuyên dùng 24/24.
8. Tuân thủ các quy định về quản lý và cung cấp Mạng chuyên dùng do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia Mạng chuyên dùng
1. Đảm bảo hạ tầng thiết bị đầu cuối tại đơn vị đã sẵn sàng để kết nối và sử dụng đường truyền Mạng chuyên dùng: thiết bị chuyển mạch (switch) hoặc thiết bị định tuyến (router), máy tính.
2. Thực hiện đăng ký các dịch vụ liên quan đến Mạng chuyên dùng theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
3. Chịu trách nhiệm quản lý đường truyền và trang thiết bị đầu cuối (modem, converter) được đặt tại đơn vị.
4. Chịu trách nhiệm về thông tin, dữ liệu truyền trên Mạng chuyên dùng theo đúng quy định của pháp luật.
5. Phải tuân thủ các quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng và xây dựng Quy chế nội bộ về việc sử dụng Mạng chuyên dùng.
6. Các đơn vị khi tham gia vào mạng Thành phố không được thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị liên quan, gây ảnh hưởng đến việc vận hành Mạng chuyên dùng.
7. Phối hợp và hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trong quá trình vận hành, quản lý Mạng chuyên dùng.
8. Kịp thời thông tin, báo cáo các sự cố xảy ra trên Mạng chuyên dùng theo quy trình tại Khoản 2, Điều 6 của Quy chế này.
9. Trong trường hợp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông không thực hiện đúng và đủ chức năng, quyền hạn được giao, các cơ quan, đơn vị có quyền khiếu nại lên Sở Thông tin và Truyền thông để được xử lý kịp thời.
10. Trong trường hợp có kế hoạch di dời trụ sở làm việc, nâng cấp, bảo trì mạng nội bộ hoặc bắt buộc phải thay đổi hệ thống mạng tại đơn vị ảnh hưởng đến hệ thống Mạng chuyên dùng, đơn vị phải thông báo với Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản trong 10 ngày làm việc để được hướng dẫn và hỗ trợ.
11. Tổng hợp và báo cáo cho Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ hàng năm về tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.
ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN TRÊN MẠNG CHUYÊN DÙNG
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện các giải pháp an toàn an ninh thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn mạng và thông tin trên Mạng chuyên dùng.
2. Thanh tra, kiểm tra và tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố để xử lý các trường hợp vi phạm quy định quản lý và sử dụng, vi phạm quy định về an toàn mạng và thông tin gây ảnh hưởng đến hạ tầng chung của Thành phố.
3. Ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách bảo đảm an toàn mạng và thông tin trên Mạng chuyên dùng.
4. Thực hiện các giải pháp, biện pháp kỹ thuật để cải tiến, nâng cao khả năng đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống.
Điều 13. Trách nhiệm của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin cho Mạng chuyên dùng.
2. Triển khai các giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng để bảo đảm cơ sở hạ tầng Mạng chuyên dùng hoạt động liên tục và an toàn.
3. Thường xuyên giám sát, kiểm tra đánh giá về mức độ bảo vệ an toàn mạng và thông tin trên mạng, tiến hành những biện pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời trên Mạng chuyên dùng nhằm đảm bảo mức độ ổn định của hệ thống.
4. Tham mưu cho Sở Thông tin và Truyền thông các giải pháp, biện pháp kỹ thuật để cải tiến, nâng cao khả năng đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống.
5. Báo cáo ngay cho Sở Thông tin và Truyền thông các trường hợp xảy ra sự cố đột xuất hoặc các sự cố khẩn cấp trong hệ thống để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ khắc phục sự cố.
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia sử dụng Mạng chuyên dùng
1. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn thông tin.
2. Các đơn vị phải chịu trách nhiệm các vấn đề an toàn an ninh thông tin tại đơn vị:
a) Hệ thống tường lửa của đơn vị đối với Mạng chuyên dùng;
b) Quản lý các địa chỉ IP tĩnh và các tên miền của đơn vị;
c) Hệ thống mạng nội bộ giữa đơn vị với các phòng ban, đơn vị trực thuộc.
3. Chịu trách nhiệm quản lý đối với các tài khoản VPN cấp cho đơn vị hoặc cho các cá nhân thuộc đơn vị:
a) Bảo vệ thông tin tài khoản VPN, không chia sẻ hoặc tiết lộ tài khoản VPN ra bên ngoài;
b) Thường xuyên rà soát, tổng hợp và thông báo Sở Thông tin và Truyền thông đối với những thay đổi về các tài khoản VPN đã đăng ký.
4. Ban hành và quản lý các chính sách đảm bảo an toàn an ninh thông tin riêng cho đơn vị khi liên thông qua Mạng chuyên dùng.
5. Ghi nhận lại các sự cố, lỗi xảy ra tại đơn vị về đường truyền, về an toàn, bảo mật thông tin khi kết nối vào Mạng chuyên dùng và thông báo ngay cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông để phối hợp khắc phục kịp thời, nhanh chóng.
6. Đơn vị phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh đối với các tài khoản được cấp và dữ liệu, thông tin của đơn vị trên các hệ thống dùng chung.
7. Các đơn vị không được sử dụng Mạng chuyên dùng để khai thác, lưu trữ các dữ liệu, thông tin không phục vụ cho các hoạt động quản lý, điều hành và công tác chuyên môn.
Điều 15. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác quản lý, điều hành Mạng chuyên dùng;
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Quy chế này cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Tổng hợp, báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình khai thác, sử dụng Mạng chuyên dùng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Thành phố.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
a) Hỗ trợ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký tham gia Mạng chuyên dùng;
b) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đường truyền Mạng chuyên dùng của từng đơn vị để đảm bảo chất lượng đường truyền và tránh lãng phí khi triển khai đường truyền không hiệu quả.
Đơn vị, tổ chức tham gia Mạng chuyên dùng vi phạm Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về sử dụng mạng máy tính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến tài sản, thiết bị, thông tin, dữ liệu dùng chung trên hệ thống mạng của Thành phố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị tham gia vào Mạng chuyên dùng có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện Quy chế này tại cơ quan, đơn vị.
2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lập kế hoạch kinh phí hàng năm để duy trì Mạng chuyên dùng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt./.
- 1Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Quyết định 27/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 48/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 15/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 4Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật viễn thông năm 2009
- 7Thông tư 06/2010/TT-BTTTT ban hành giá cước sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 9Thông tư 23/2011/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 11Quyết định 27/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
- 12Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
- 13Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 14Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 15Quyết định 48/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc
- 16Quyết định 15/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 17Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định 42/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 42/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Mạnh Hà
- Ngày công báo: 15/12/2014
- Số công báo: Số 79
- Ngày hiệu lực: 06/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực