Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2012/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 28 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ- CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;

Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về công tác thi đua khen thưởng của tỉnh Yên Bái;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị; Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Khối giao ước thi đua của Tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Ban TĐKT Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- TT. UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các thành viên Hội đồng Sáng kiến tỉnh;
- Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh;
- Như­ điều 3 Quyết định;
- Lư­u: VT, NC.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm: Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền công nhận, hồ sơ, quy trình và thời gian công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, mưu trí sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu (sau đây gọi chung là sáng kiến), làm cơ sở xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các tập thể, cá nhân trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị), người lao động; các tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh, tổ chức, cá nhân người nước ngoài làm việc thường xuyên và cư trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Sáng kiến: Là sự sáng tạo, là sản phẩm trí tuệ được tạo ra từ một hoặc nhiều người.

2. Tác giả sáng kiến: Là một hoặc nhiều người tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình.

3. Đồng tác giả sáng kiến là các tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến chung trên cơ sở sáng kiến của mỗi người. Cá nhân, tổ chức chỉ đầu tư, hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật trong quá trình tạo ra sáng kiến không được coi là tác giả sáng kiến.

Chương II

PHẠM VI VÀ NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN XÉT VÀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 4. Phạm vi và nội dung sáng kiến

1. Sáng kiến trong quy định này bao gồm:

a) Sáng kiến theo quy định của Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;

b) Giải pháp công tác;

c) Áp dụng công nghệ mới;

d) Mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu;

2. Nội dung sáng kiến: Là sự sáng tạo cải tiến kỹ thuật, tạo ra giải pháp công tác; áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng khối lượng, chất lượng, hiệu quả trong công tác; mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Việc công nhận sáng kiến theo điểm a, khoản 1 của điều này được thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Điều 5. Điều kiện để công nhận sáng kiến

1. Sáng kiến có tính mới được áp dụng trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị bao gồm:

a) Lần đầu được áp dụng tại cơ quan, đơn vị;

b) Được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ quan, đơn vị;

c) Có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả;

d) Không thuộc các đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 3 điều này.

2. Sáng kiến mang lại lợi ích nhiều hơn so với khi chưa áp dụng sáng kiến thể hiện một trong các mặt sau:

a) Nâng cao năng suất lao động;

b) Giảm chi phí sản xuất;

c) Tăng khối lượng công việc được hoàn thành;

d) Chất lượng công việc, dịch vụ khi hoàn thành tốt hơn;

đ) Thời gian thực hiện nhanh hơn;

e) Các mặt lợi ích khác.

3. Các trường hợp sau đây không được xét, công nhận sáng kiến:

a) Sáng kiến mà việc công bố hoặc áp dụng trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức xã hội;

b) Trùng về nội dung với sáng kiến đã được gửi trước đó hoặc đã được công nhận về một hay nhiều lĩnh vực.

Điều 6. Hình thức và tiêu chuẩn sáng kiến

1. Sáng kiến cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Là sáng kiến cấp cơ sở;

b) Được áp dụng hoặc áp dụng thử trong phạm vi nhiều cơ quan, đơn vị (từ 02 cơ quan, đơn vị thuộc 13 Khối giao ước thi đua của tỉnh trở lên).

2. Sáng kiến cấp cơ sở phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

a) Là sáng kiến đáp ứng các điều kiện của Điều 5 Quy định này;

b) Được áp dụng hoặc áp dụng thử trong phạm vi cơ quan, đơn vị.

Điều 7. Thẩm quyền xét và công nhận sáng kiến

1. Sáng kiến cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền công nhận sáng kiến cấp tỉnh. Hội đồng sáng kiến tỉnh Yên Bái là cơ quan tham mưu việc xét và đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

2. Sáng kiến cấp cơ sở: Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các đoàn thể, hội đặc thù; Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Khối giao ước thi đua của Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thẩm quyền xét, công nhận sáng kiến cơ sở.

Điều 8. Công nhận sáng kiến

1. Sáng kiến cấp cơ sở :

a) Sáng kiến cấp cơ sở chỉ công nhận cho một người là tác giả.

b) Sáng kiến cấp cơ sở được công nhận hàng năm, có giá trị bảo lưu trong 02 năm kể từ ngày được công nhận. Là căn cứ để công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua trong năm có hoạt động sáng kiến.

2. Sáng kiến cấp tỉnh:

a) Sáng kiến cấp tỉnh công nhận cho một người là tác giả.

b) Trường hợp công nhận đồng tác giả: Sáng kiến cấp tỉnh là nhiều sáng kiến cấp cơ sở và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của Điều 5, Điều 6 Quy định này.

c) Sáng kiến cấp tỉnh được công nhận hàng năm, có giá trị bảo lưu trong 03 năm kể từ ngày được công nhận. Là căn cứ để công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua trong năm có hoạt động sáng kiến.

Chương III

QUY TRÌNH, THỜI GIAN, HỒ SƠ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 9. Quy trình xét sáng kiến

1. Cơ quan Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh:

a) Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, tổng hợp hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến theo quy định.

b) Sao gửi hồ sơ sáng kiến kèm theo văn bản xin ý kiến cho các thành viên Hội đồng sáng kiến nghiên cứu trước khi họp Hội đồng.

c) Tổng hợp ý kiến các thành viên Hội đồng để báo cáo trước kỳ họp.

2. Họp Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, cấp cơ sở xét, quyết định việc công nhận sáng kiến theo quy chế đã được thông qua.

3. Hoạt động của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, cấp cơ sở được thực hiện theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng sáng kiến tỉnh Yên Bái.

Điều 10. Thành phần hồ sơ công nhận sáng kiến

1. Sáng kiến cấp cơ sở (01 bộ): Báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến. (theo mẫu)

2. Sáng kiến cấp tỉnh (01 bộ):

a) Tờ trình đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận sáng kiến cấp cơ sở.

b) Báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến. (theo mẫu)

c) Quyết định công nhận hoặc giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở (phô tô có chứng thực);

d) Ý kiến đánh giá bằng văn bản của Hội đồng sáng kiến cơ sở.

Điều 11. Thời gian tổ chức thực hiện xét, công nhận

1. Sáng kiến cấp cơ sở: Tác giả sáng kiến hoàn thiện hồ sơ, gửi về cơ quan có thẩm quyền công nhận sáng kiến cấp cơ sở trước ngày 01/12 hàng năm. Đối với ngành giáo dục và đào tạo trước ngày 01/5 hàng năm.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được sáng kiến, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định, xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở.

2. Sáng kiến cấp Tỉnh: Tác giả sáng kiến hoàn thiện hồ sơ, gửi về Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở. Sau khi thẩm định, xét và công nhận, các cơ quan, đơn vị hoàn thành thủ tục trình Hội đồng Sáng kiến tỉnh Yên Bái (Qua Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh) trước ngày 10/01 hàng năm. Đối với ngành giáo dục và đào tạo trước ngày 10/6 hàng năm.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được sáng kiến, Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh có trách nhiệm xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sáng kiến.

Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Căn cứ các quy định hiện hành của Luật Thi đua, khen thưởng và quy định này, các cơ quan, đơn vị biểu dương, khen thưởng thành tích cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong nghiên cứu, tổ chức thực hiện và áp dụng sáng kiến. Trường hợp có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen theo quy định của pháp luật.

2. Thủ trưởng các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và tổ chức áp dụng sáng kiến sau khi có quyết định công nhận, để nâng cao chất lượng, khối lượng, năng xuất và hiệu quả của nhiệm vụ chính trị được giao.

3. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định về công nhận sáng kiến, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện quy định này. Căn cứ quy định tại Nghị định 13/2012/NĐ-CP thống nhất mẫu giấy chứng nhận sáng kiến cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện.

2. Các cơ quan, đơn vị trong Khối giao ước thi đua của tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này.

3. Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên điều chỉnh về lĩnh vực này.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

MẪU BÁO CÁO

YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH HOẶC CƠ SỞ

(Kèm theo Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

I. Thông tin chung:

Họ và tên tác giả sáng kiến (hoặc người đại diện nhóm tác giả): .................

Ngày, tháng, năm sinh....................................................................................

Nơi công tác (hoặc nơi cư trú): ......................................................................

Trình độ chuyên môn: ....................................................................................

Đơn vị: ...........................................................................................................

Các đồng tác giả (nếu có): .............................................................................

........................................................................................................................

Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: (cấp tỉnh hoặc cơ sở) ..............................

Lĩnh vực áp dụng: ..........................................................................................

II. Báo cáo mô tả sáng kiến bao gồm:

1. Tình trạng sáng kiến đã biết: Mô tả sáng kiến đã biết; ưu khuyết điểm của sáng kiến đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.

2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận: Mục đích của sáng kiến ; những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với sáng kiến đã, đang được áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của sáng kiến .

3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của sáng kiến tạo ra, có thể áp dụng cho những đối tượng nào, cơ quan, tổ chức nào.

4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc hệ thống các cơ quan, đơn vị, tổ chức; trong xã, huyện, tỉnh hoặc nhiều tỉnh.

5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả sáng kiến; theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có).

6. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có).

Tôi/chúng tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

…………… ngày … tháng … năm …

Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 42/2012/QĐ-UBND về Quy định công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  • Số hiệu: 42/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/11/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Phạm Duy Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 05/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản