Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/1999/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 1 tháng 7 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Căn cứ Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;
Xét đề nghị của Ban an toàn giao thông tỉnh tại tờ trình số 40/TT-ATGT ngày 9/5/1999 và ý kiến của Sở Tài chính - Vật giá tại tờ trình số 532/TT-TCVG ngày 17/6/1999;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 726/QĐ-UB ngày 14/5/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sử dụng tiền thu phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ và an toàn giao thông đô thị.
Điều 3: Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp cùng Sở Giao thông - Vận tải, Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật gía, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban an toàn giao thông tỉnh, trạm cân Quế Sơn, Chủ tịch UBND các huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/1999/QĐ-UB ngày 1/7/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I
PHƯƠNG THỨC THU NỘP VÀ PHÂN CẤP NGUỒN THU NGÂN SÁCH
Điều 1: Toàn bộ tiền thu về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị; trật tự an toàn giao thông đường sắt; trật tự an toàn giao thông đường thuỷ (gọi chung là trật tự an toàn giao thông) đều phải nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước, lực lượng làm công tác trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (ATGT) thường xuyên hướng dẫn cho các đối tượng vi phạm bị xử phạt đến nộp tiền phạt tại các điểm thu tiền của Kho bạc Nhà nước nơi thuận lợi nhất.
Điều 2:
1. Tiền do lực lượng làm công tác trật tự ATGT thuộc tỉnh (công an tỉnh, Thanh tra giao thông tỉnh, trạm cân Quế Sơn) xử phạt thì nộp 100% vào ngân sách tỉnh.
2. Tiền do lực lượng làm công tác trật tự ATGT thuộc huyện, thị xử phạt thì nộp 100% vào ngân sách huyện, thị.
Chương II
PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHẠT
Điều 3:
1. Trích 30% tổng số tiền thu phạt cho cân đối chung của Ngân sách địa phương.
2. Số tiền thu phạt còn lại 70% (coi là 100%) được phân bổ sử dụng như sau:
a. Trích 20% chi cho lực lượng Công an tham gia gìn giữ trật tự ATGT trên địa bàn, trong đó dành ít nhất 10% chi cho lực lượng Công an tham gia trực tiếp. Đối với tiền thu phạt nộp vào ngân sách cấp huyện, thị thì trong tổng số 20% này bao gồm cả việc chi hỗ trợ cho lực lượng Công an tham gia gìn giữ trật tự ATGT xã, phường.
b. Trích 15% chi cho lực lượng thanh tra giao thông, bao gồm các nội dung:
+ Chi bồi dưỡng cho lực lượng tuần tra kiểm soát.
+ Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.
+ Chi học tập đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
+ Chi cho các hoạt động khác phục vụ đảm bảo an toàn giao thông.
c. Trích 10% hỗ trợ hoạt động cho các lực lượng khác tham gia trực tiếp làm công tác gìn giữ trật tự ATGT trên địa bàn.
d. Trích 5% chi cho Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu tiền phạt (bao gồm cả chi phí cho người được ưu quyền thu phạt do Kho bạc Nhà nước uỷ quyền theo quy định).
đ. Trích 5% cho trạm cân kiểm tra trọng tải (Quế Sơn) trong nguồn tiền thu phạt cuả lực lượng tỉnh, nhưng không được vượt quá 20% số thu tiền phạt thực nộp ngân sách tỉnh của trạm cân (Quế Sơn). Nội dung chi gồm:
+ Chi bồi dưỡng, làm ngoài giờ cho lực lượng tham gia trực tiếp tại trạm cân, hỗ trợ chi hoạt động và phục vụ hoạt động của trạm.
+ Hỗ trợ cho công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
+ Chi hỗ trợ cho việc sửa chữa các thiết bị trạm cân.
e. Trích 15% chi cho Ban an toàn giao thông, bao gồm chi hoạt động phổ biến, tuyên truyền về việc gìn giữ trật tự ATGT trên địa bàn, chi sơ tổng kết thi đua khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
g. Phần còn lại 30% chi cho tăng cường cơ sở vật chất, các chi phí cần thiết khác cho việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Chương III
QUẢN LÝ, CẤP PHÁT KINH PHÍ NGÂN SÁCH TỪ TIỀN THU PHẠT
Điều 4: Tiền thu phạt được nộp vào ngân sách cấp nào thì chi cho lực lượng cấp đó theo tỷ lệ và nội dung quy định tại điều 3 Qui chế này.
Điều 5:
- Hằng quý, năm Ban an toàn giao thông có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị được sử dụng nguồn tiền thu phạt vi phạm ATGT lập dự toán thu, chi và tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp cùng với dự toán chi hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Hằng năm cơ quan Tài chính căn cứ vào dự toán thu, chi của Ban An toàn giao thông lập, xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt và tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước.
- Hằng tháng, quý cơ quan Tài chính căn cứ vào số tiền phạt thực nộp ngân sách Nhà nước phân bổ trực tiếp, kịp thời kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng theo tỷ lệ quy định tại điều 3 Qui chế này.
Điều 6: Các đơn vị được hưởng nguồn tiền thu phạt vi phạm ATGT phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ định mức theo quy định hiện hành và lập báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.
Điều 7: Số kinh phí chi cho các lực lượng tham gia gìn giữ trật tự ATGT nêu trên là mức tối đa, số kinh phí này nếu không sử dụng hết thì cơ quan Tài chính trình UBND tỉnh cùng cấp phê duyệt chuyển sang để bổ sung chi trang bị cơ sở vật chất phục vụ trật tự ATGT.
- 1Quyết định 31/2004/QĐ-UB điều chỉnh khoản 1 & 6, điều 3, chương II của Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 64/2003/QĐ-UB về Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 88/2004/QĐ-UB điều chỉnh khoản 1 & 2, điều 3, chương II của Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 35/2001/QĐ-UB về Quy chế quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Quyết định 56/2003/QĐ-UBBT về phân cấp quản lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, trật tự đô thị cho Chủ tịch, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 3Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 4Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 5Nghị định 87-CP năm 1996 Hướng dẫn việc phân cấp, quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 6Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 7Nghị định 51/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/CP Hướng dẫn việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 8Thông tư 103/1998/TT-BTC hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 31/2004/QĐ-UB điều chỉnh khoản 1 & 6, điều 3, chương II của Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 10Quyết định 64/2003/QĐ-UB về Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 11Quyết định 88/2004/QĐ-UB điều chỉnh khoản 1 & 2, điều 3, chương II của Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 12Quyết định 56/2003/QĐ-UBBT về phân cấp quản lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, trật tự đô thị cho Chủ tịch, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 42/1999/QĐ-UB về Quy chế quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 42/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/07/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra