Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 416/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 27 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 377a/TTr-SXD ngày 14/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đồ án Quy hoạch cấp nước thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung sau:

1. Phạm vi, ranh giới quy hoạch

Theo hồ sơ quy hoạch được duyệt, thành phố Sơn La được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp huyện Thuận Châu.

- Phía Nam giáp huyện Mai Sơn.

- Phía Đông giáp huyện Mường La và Mai Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Thuận Châu.

2. Quy mô

a) Quy mô diện tích thành phố: khoảng 4.801 ha.

b) Quy mô dân số:

- Hiện trạng: 123.185 người.

- Dự báo đến năm 2020: 131.778 người.

- Dự báo đến năm 2030: 155.974 người.

3. Các chỉ tiêu cấp nước cho các mục đích sử dụng, nhu cầu cấp nước theo giai đoạn quy hoạch

3.1. Tiêu chuẩn, nhu cầu cấp nước đến năm 2020 (đô thị loại II)

a) Tiêu chuẩn cấp nước:

- Nước sinh hoạt:

+ Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch: đạt 95%;

+ Tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 150 lít/người/ngày đêm.

- Nước dịch vụ: 10% cấp nước sinh hoạt;

- Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị: 10% cấp nước sinh hoạt;

- Tỷ lệ nước thất thoát: 16% cấp nước sinh hoạt;

- Nước dùng cho yêu cầu riêng của trạm xử lý: 7% tổng cấp nước.

b) Nhu cầu cấp nước:

- Ngày dùng nước thấp nhất: 20.865 m3/ngày đêm;

- Ngày dùng nước trung bình: 29.808 m3/ngày đêm;

- Ngày dùng nước cao nhất: 35.769 m3/ngày đêm.

3.2. Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2030 (đô thị loại II)

a) Tiêu chuẩn cấp nước:

- Nước sinh hoạt:

+ Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch: đạt 100%;

+ Tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 150 lít/người/ngày đêm.

- Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa...): 10% cấp nước sinh hoạt;

- Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị: 10% cấp nước sinh hoạt;

- Tỷ lệ nước thất thoát: 14% tổng cấp nước;

- Nước dùng cho yêu cầu riêng của trạm xử lý: 7% tổng cấp nước.

b) Nhu cầu cấp nước:

- Ngày dùng nước thấp nhất: 24.102 m3/ngày đêm;

- Ngày dùng nước trung bình: 34.431 m3/ngày đêm;

- Ngày dùng nước cao nhất: 41.317 m3/ngày đêm.

4. Nguồn cấp nước, phân vùng cấp nước và nhu cầu sử dụng đất cho các công trình cấp nước

4.1. Nguồn cấp nước, phân vùng cấp nước

- Nguồn nước cấp cho thành phố Sơn La được lấy nước từ 2 nguồn nước mặt ở phía Đông Bắc: hang Tát Tòng-Bản Bó phường Chiềng An, phía Đông là suối Nậm La và hồ Bản Mòng và một số hạm khai thác nước ngầm (11 trạm) có quy mô công suất khai thác nhỏ từ 200m3/ngày đêm - 1.000m3/ngày đêm cụ thể như sau:

+ Nhà máy cấp nước Bản Bó phường Chiềng An Sơn La (Ly nguồn nước từ hang Thẳm Tát Tòng- bản Bó Phường Chiền An): Công suất 12.500 m3/ng.đ cấp nước cho khu vực các Phường: Chiềng An, Tô hiệu; Quyết Thắng; Chiềng Lề, Chiềng Cơi đến Chiềng Xôm cùng khu vực phía Bắc Chiềng Ngần và một phần khu dân cư, đô thị mới phát triển dọc hai bên kè suối Nậm La

+ Nhà máy cấp nước Nậm La công suất 30.000m3/ng.đ (Sử dụng nguồn nước từ Đập hồ Bản Mòng; gồm 2 trạm xử lý trạm Nậm La công suất 10.000m3/ng.đ và trạm hồ Bản Mòng công suất 20.000m3/ng.đ): Cấp nước cho phía đông nam thành phố Sơn La bao gồm các phường: Quyết Thắng, Quyết Tâm, Chiềng Cơi, Chiềng Sinh; các xã: Chiềng Ngần, Chiềng Mung, Khu vực Nà Sản, Chiềng Mai, Mường Bon, Mường Bằng, Hua La; Khu vực Quản trường; trung tâm hành chính; một phần khu dân cư đô thị mới phát triển dọc hai bên kè suối Nậm La; Hỗ trợ bổ sung nguồn cấp nước cho nhà máy nước Bản Bó phường Chiềng An khi có sự cố ô nhiễm nguồn nước phải ngừng cấp nước.

- Nguồn nước liên xã: Lấy nước từ nguồn nước mặt hồ Chiềng Cọ để cấp nước cho xã Chiềng đen và xã Chiềng Cọ, công suất 4.800m3/ng.đ.

- Tiếp tục sử dụng một số nguồn nước ngầm lưu lượng từ 200 - 1.000m3/ng.đ.

4.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các công trình cấp nước

a) Nhà máy cấp nước Sơn La (Bản Bó - Phường Chiềng An):

- Công trình đầu mối (hố thu, trạm bơm cấp 1, trạm điện, đường ống nước nước thô,...) giữ nguyên.

- Bổ sung quỹ đất làm hồ dự trữ nước thô, cụ thể:

+ Giai đoạn I: Lô đất hạ tầng kỹ thuật ký hiệu KT08-01 với diện tích khoảng 5.000 m2 thuộc hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dọc suối Nậm La (đoạn Chiềng Cơi-Chiềng Xôm) thành phố Sơn La. Đất hiện trạng bao gồm đất nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần thủy sản Sơn La (3 ao nuôi cá ging).

+ Giai đoạn II: Khu vực đất nông nghiệp tại bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La; Quy mô diện tích: Khoảng 2,5ha.

b) Nhà máy cấp nước liên xã Chiềng Cọ- Chiềng Đen: Đầu tư xây dựng công trình đầu mối (hố thu, trạm bơm cấp 1, trạm điện, đường ống nước nước thô,...), diện tích xây dựng 1.000m2.

c) Nhà máy cấp nước Nậm La (khu vực đông nam thành phố): Đầu tư xây dựng mới trạm cấp nước bản Mòng đặt gần Trạm cấp nước Nậm La có công suất 20.000m3/ng.đ và hệ thống các công trình cấp nước (Hố thu, tuyến ống nước thô, trạm xử lý, trạm bơm cấp 1, trạm điện, nhà làm việc, nhà kho, hóa chất...). Nhu cầu sử dụng đất khoảng 15.000m2. Trong đó:

- Giai đoạn I: 7.500 m2.

- Giai đoạn II: 7.500 m2.

5. Mạng lưới đường ống cấp nước (mạng cấp I, mạng cấp II), vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước

5.1. Mạng lưới đường ống cấp nước

5.1.1. Đường ống dẫn nước thô

a) Nhà máy cấp nước Sơn La (Bản Bó - Phường Chiềng An):

Đường ống dẫn nước thô từ hang Tát Tòng - nhà Máy xử lý nước tại Bản Bó phường Chiềng An giữ nguyên như hiện trạng.

b) Nhà máy cấp nước liên xã Chiềng Cọ - Chiềng Đen:

Lắp đặt đường ống dẫn nước thô từ hồ Chiềng Cọ về trạm xử lý bằng ống HDPE PN10, D250 L=150m.

c) Nhà máy nước Nậm La:

- Trạm xử lý Nậm La giữ nguyên như hiện trạng;

- Trạm xử lý hồ bản Mòng: Đầu tư tuyến ống nước thô tự chảy từ hồ bản Mòng về trạm xử lý nước bản Mòng bằng ống HDPE PN10, D450 L=3.350m.

5.1.2. Mạng cấp I

a) Nhà máy cấp nước Bản Bó - Phường Chiềng An:

- Tiếp tục sử dụng hệ thống tuyến ống cấp I hiện trạng, cụ thể:

+ Ống truyền tải từ nhà máy đến ngã ba Công an thành phố dọc đường Lò Văn Giá bằng ống gang dẻo D400; L= 1.960m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba Công an thành phố đến ngã tư cầu trắng dọc đường Chu Văn Thịnh bằng ống gang dẻo D300; L= 700m và D250; L=1.100m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba Công an thành phố đến ngã tư cầu trắng dọc đường Tô Hiệu bằng ống gang dẻo D300; L= 1.100m và D250; L=900m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba bản Cọ đến Viện kiểm soát TP dọc đường Lê Thánh Tông bằng ống gang dẻo D100; L= 1.000m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba bản Cọ đến cầu bản Cọ bằng ống gang dẻo D100; L= 335m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba nhà máy đến bản Cá dọc đường Lò Văn Giá hướng đi Mường La bằng ống gang dẻo D100; L= 350m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba đường Chu Văn Thịnh đi Sở Giáo dục đến trường THPT Tô Hiệu dọc đường Thanh Niên + tuyến ống chạy vòng quanh chợ Trung tâm bằng ống gang dẻo D100; L= 1.250m.

+ Ống truyền tải từ Ngã tư cầu Trắng đến Ngã ba Quyết Thắng dọc đường Trần Đăng Ninh bằng ống gang dẻo gồm D200; L=600m, D150; L= 450m.

+ Ống truyền tải từ Ngã tư Cầu Trắng đến Ngã ba Quyết Thắng dọc đường Nguyễn Lương Bằng bằng ống gang dẻo gồm D200; L=620, D150; L= 680m.

+ Ống truyền tải từ Ngã tư xe khách đến Ngã ba Điện lực dọc đường 3-2 bằng ống gang dẻo gồm D200; L=500m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba Điện lực đến trạm tăng áp Huổi Hin dọc đường Huổi Hin- Lê Đức Thọ bằng ống gang dẻo gồm D200; L=1.200m và một ống nhựa HDPE chạy song song bên kia đường D160; L=1.200m.

+ Ống truyền tải từ trạm tăng áp Huổi Hin đến trạm cấp nước Chiềng Ngần (cạnh trường THCS) thuộc bản Híp dọc đường Lê Đức Thọ bằng ống nhựa HDPE D225; L=2.368m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba Rạng Tếch chạy dọc đường Điện Biên lên bể tăng áp 500 rồi đến chập vào ống D150 tại Ngã ba đường Tô Hiệu bằng ống gang dẻo D150; L=1.300m.

- Đầu tư, bổ sung hệ thống tuyến ống cấp I:

+ Giai đoạn I: Đầu tư tuyến ống HDPE PN10, D225, L=2.000m; D160 L=4.500m dẫn nước từ Nhà máy nước thành phố Sơn La đến trung tâm xã Chiềng Xôm

+ Giai đoạn II: Bổ sung tuyến ống truyền tải HDPE PN10, D400; L=4.800m từ Nhà máy nước chạy dọc đường Lò Văn Giá → Chu Văn Thịnh → Nguyễn Lương Bằng→đường 3-2 →ngã tư điện lực.

b) Nhà máy nước Nậm La (gồm 2 trạm xử lý: trạm xử lý Bản Mòng và trạm xử lý Nậm La):

- Tiếp tục sử dụng hệ thống tuyến ống cấp I hiện trạng, cụ thể:

+ Ống truyền tải từ Ngã tư gốc Phượng chạy dọc đường Nguyễn Văn Linh đến ngã ba đường vào công ty Sông Lam, công ty Hà Thao, công ty Kim Sơn cắt ngang qua Suối Nậm La chạy dọc đường từ bệnh viện Tâm Thần ra đến Ngã ba Quyết Thắng bằng ống gang dẻo gồm D150; L=1.370m và D100; L=1.510m.

+ Ống truyền tải từ Trạm Nậm La chạy dọc đường Nguyễn Văn Linh đến ngã ba đường vào công ty Sông Lam, công ty Hà Thao, công ty Kim Sơn bằng ống HDPE D250; L=3.200m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba Quyết Thắng chạy dọc đường Trần Đăng Ninh đến trạm Km10 đầu đường đôi bằng ống gang dẻo gồm D150; L=10.000m.

+ Ống truyền tải từ Ngã ba Hoàng Văn Thụ chạy dọc đường Trần Đăng Ninh đến Trường Cao đẳng Sơn La bằng ống HDPE D250; L=4.800m.

+ Ổng truyền tải từ trạm điện 110KV chạy dọc đường Trần Đăng Ninh đến ngã ba Chiềng Ngần (cạnh Công ty CP Cơ khí Sơn La) bằng ống HDPE D250; L=2.200m.

+ Ống truyền tải từ trạm cấp nước Km10 chạy dọc đường Trần Đăng Ninh đến hồ Tiền Phong bằng ống HDPE D250; L=7.300m.

+ Ống truyền tải từ trạm cấp nước Km11 chạy dọc QL4G đến ngã ba Mồ Côi bằng ống gang dẻo D150, D100; L=800m.

+ Ống truyền tải từ ngã ba Chiềng Ngần (cạnh Công ty CP Cơ khí Sơn La) chạy dọc đường 118 đến Ngã tư bản Kalap (Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ Nông Dân) bằng ống HDPE gồm D160; L=1900m.

- Đầu tư, bổ sung hệ thống tuyến ống cấp I:

+ Giai đoạn I: Lắp đặt tuyến ống HDPE PN10, D225, L=4.600m; D160 L=4.600m chạy dọc 2 bên kè suối Nậm La đấu nối với nhà máy nước Chiềng An. Lắp đặt tuyến ống truyền tải từ trạm cấp nước bản Mòng chạy song song với tuyến ống hiện trạng từ trạm cấp nước Nậm La đến điểm đấu nối với đường ống cấp I của xí nghiệp cấp nước số 2 thành phố tại ngã ba Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. Tuyến ống có đường kính D335mm, chiều dài 3.387m, sử dụng vật liệu nhựa HDPE PN10. Lắp đặt tuyến ống HDPE PN10, D225; L=5.500m chạy dọc từ trạm cấp tăng áp Chiềng Ngần đến ngã tư bản Ka Láp. Lắp đặt tuyến ống HDPE PN10, D225; L=3.600m chạy dọc đường quy hoạch cạnh đại học Tây Bắc sang xã Chiềng Ngần. Lắp đặt tuyến ống PN10, D 160; L=2.800m HDPE chạy dọc đường quy hoạch nối QL6 sang đường Chiềng Ngần (cạnh trạm 110KV);

- Giai đoạn II: Lắp đặt bổ sung tuyến ống truyền tải HDPE PN10 D=315; L=3.387 từ Nhà máy nước bản Mòng đến điểm đấu nối với thành phố 2 tại ngã ba Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. Lắp đặt bổ sung tuyến ống truyền tải HDPE PN10, D225; L=2300 từ ngã ba Quyết Thắng đến ngã ba Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. Lắp đặt bổ sung tuyến ống HDPE PN10, D315; L=9.000m từ ngã ba Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai đến trạm KM10 hiện tại. Lắp đặt tuyến ống HDPE PN10, D225; L=9.000m từ hồ tiền phong đến đầu thị trấn Hát Lót nhằm tạo sự liên kết vùng trục thành phố - Nà Sản - Hát Lót - Cò Nòi. Xây dựng 1 trạm bơm tăng áp tại vị trí trạm Km7 để tăng áp cho khu vực Đông Nam thành phố, hỗ trợ cấp nước theo vùng cho các đô thị như: Nà Sản - Hát Lót - Cò Nòi.

c) Nhà máy cấp nước liên xã:

- Lắp đặt tuyến ống HDPE PN10, D225, L=7.000m dẫn nước từ Trạm xử lý nước liên xã chạy dọc đường qua trung tâm xã Chiềng Cọ đến ngã ba QL6 và đường đi Chiềng Đen. Lắp đặt tuyến ống HDPE PN10, D160 L=7.500m dẫn nước từ ngã ba QL6 và đường đi Chiềng Đen đến trung tâm xã Chiềng Đen.

5.1.3. Mạng cấp II:

- Mạng cấp 2 nối giữa mạng cấp I và mạng dịch vụ, đối với những khu vực có mạng cấp I đi qua khu dân cư thì bố trí đường ống cấp II chạy song song và cách đường ống cấp I khoảng cách a= 0,5m; sử dụng ống nhựa HDPE- PN 8 - 10, đường kính D90- 65. Trên mạng cấp II tại điểm đấu nổi từ mạng cấp I, lắp đồng hồ đo nước để phát hiện thất thoát, rò rỉ.

5.2. Vị trí các công trình cấp nước:

a) Nhà máy cấp nước Sơn La (Bản Bó - Phường Chiềng An):

- Các vị trí của các công trình cấp nước cũ như: Hố thu, trạm xử lý giữ nguyên.

- Bổ sung quỹ đất khoảng 25.000 m2 xây dựng hồ sơ lắng tại Phường Chiềng An, thành phố Sơn La.

b) Nhà máy cấp nước liên xã: Xây dựng mới trạm xử lý nước, công suất là: 4.800 m3/ngày, chia thành 2 giai đoạn giai đoạn I với công suất 2.800m3 và giai đoạn II nâng công suất lên 4.800m3/ng.đ. Vị trí nằm cạnh hồ Chiềng Cọ.

c) Nhà máy nước Nậm La (gồm 2 trạm xử lý: trạm xử lý bản Mòng và trạm xử lý Nậm La):

- Trạm xử lý Nậm La: Giữ nguyên vị trí như hiện trạng.

- Trạm xử lý bản Mòng: Nằm trên đỉnh đồi đường vào trạm cấp nước Nậm La.

5.3. Quy mô các công trình cấp nước:

- Hiện nay nhà máy đang đầu tư và khai thác nhà máy cấp nước tại bản Bó công suất Q = 12.500m3/ngđ và trạm cấp nước Nậm La công suất Q = 2.500m3/ngđ. Và một số trạm khai thác nước ngầm (11 trạm) có quy mô công suất khai thác từ 200m3/ngày đêm- 1.000m3/ngày đêm.

- Giai đoạn đến năm 2020: Đầu tư xây dựng mới trạm xử lý bản Mòng với dây chuyền lắng lọc tự rửa công suất Q = 20.000 m3/ngđ; nâng công suất trạm Nậm La lên Q = 5.000m3/ngđ.

- Giai đoạn năm 2020 - 2030: Đầu tư xây dựng dây chuyền lắng lọc tự rửa, nâng công suất các trạm xử lý nước: Trạm Nậm La công suất 10.000m3/ngđ; Trạm hồ bản Mòng công suất Q = 30.000 m3/ngđ.

6. Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, tổng mức đầu tư.

6.1. Phân kỳ đầu tư:

6.1.1 Giai đoạn đến năm 2020:

Bảng 1: Khối lượng và kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước Giai đoạn 1

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

(ng.đ)

(ngđ)

 

Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020

 

 

 

 

1

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D450

m

3.350

2.500

8.375.000

2

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D400

m

3.380

2.300

7.774.000

3

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D355

m

3.387

1.900

6.435.300

4

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D225

m

25.688

1.150

29.541.200

5

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D160

m

26.300

650

17.095.000

6

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D110

m

38.366

350

13.428.100

7

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D90

m

25.127

300

7.538.100

8

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D63

m

20.000

180

3.600.000

9

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D40

m

23.000

150

3.450.000

10

Hồ sơ lắng nhà máy cấp nước Sơn La (bản Bó)

Hố

1

5.000.000

5.000.000

11

Dây chuyền lắng lọc tự rửa trạm Nậm La

Bộ

1

2.375.000

2.375.000

Q= 2500m3/ngđ

12

Trạm xử lý Liên xã (hồ Chiềng Cọ)

Trạm

1

2.470.000

2.470.000

Q= 2800m3/ngđ

13

Trạm xử lý Nậm La (hồ bản Mòng)

Trạm

1

16.150.000

16.150.000

Q= 17000m3/ngđ

14

Trụ cứu hỏa D100

Trụ

414

1.000

414.000

15

Xây các hố van trên tuyến

cái

621

1.500

931.500

16

Các phụ kiện kèm theo

%

1-14

3%

3.486.066

17

Dự phòng

%

 

1%

1.196.883

 

Tổng cộng

 

 

 

120.885.000

Một trăm hai mươi tỷ, tám trăm tám mươi lăm triệu đồng.

6.1.2. Giai đoạn đến năm 2030:

Bảng 2: Khối lượng và kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước Giai đoạn 2

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

(ng.đ)

(ngđ)

1

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D400

m

4.800

2.300

11.040.000

2

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D315

m

12.387

2.300

28.490.100

3

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D300

m

3.350

2.250

7.537.500

4

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D225

m

15.306

1.150

17.601.900

6

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D160

m

5.587

650

3.631.550

7

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D110

m

48.383

350

16.934.050

8

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D90

m

30.186

300

9.055.680

9

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D63

m

29.081

180

5.234.652

10

Ống nhựa HDPE- PN 10 - D40

m

53.571

150

8.035.650

11

Hồ sơ lắng nhà máy cấp nước Sơn La (bản Bó)

m

1

5.000.000

5.000.000

12

Dây chuyền lắng lọc tự rửa trạm Nậm La

Bộ

1

4.750.000

4.750.000

Q= 5000m3/ngđ

13

Dây chuyền lắng lọc tự rửa trạm Bản Mòng

Q= 3000m3/ngđ

Bộ

1

2.850.000

2.850.000

14

Dây chuyền lắng lọc tự rửa trạm liên xã

Bản Cọ, Chiềng Đen Q= 2000m3/ngđ

Trụ

1

1.900.000

1.900.000

15

Trạm tăng áp

Trạm

1

500.000

500.000

16

Trụ cứu hỏa D100

Trụ

358

1.000

358.000

17

Xây các hố van trên tuyến

cái

239

1.500

358.500

18

Các phụ kiện kèm theo

%

1-14

3%

1.141,274

19

Dự phòng

%

 

1%

391.838

 

Tổng cộng

 

 

 

124.811.000

Một trăm hai mươi bốn tỷ, tám trăm mười một triệu đồng.

6.2. Tổng mức đầu tư:

Dự kiến kinh phí đầu tư sẽ chia làm 2 giai đoạn, tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn là: 245.696 triệu đồng (Hai trăm bn năm tỷ, sáu trăm chín mươi sáu triệu đồng), trong đó:

- Giai đoạn 1 là: 120.885 triệu đồng.

- Giai đoạn 2 là: 124.811 triệu đồng.

6.3. Dự kiến nguồn vốn:

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài;

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vay vốn thương mại trong nước;

- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác (Vốn từ các chương trình mục tiêu).

7. Đề xuất các quy định bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước

7.1. Đối với nguồn nước mặt đang khai thác:

- Khoanh nuôi, Bảo vệ rừng trên khu vực thượng nguồn dòng suối Nậm La, khu vực hang Tát Tòng phường Chiềng An thành phố Sơn La;

- Yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên khu vực đầu nguồn có xả thải ra suối Nậm La, hang Tát Tòng tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm luôn đạt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia;

- Triển khai cắm mốc bảo vệ các nguồn nước, di dời các cơ sở đang gây ô nhiễm các nguồn nước ra khỏi khu vực bảo vệ hành lang nguồn nước. Có những chế tài đặc biệt xử phạt những tổ chức, cá nhân và đơn vị gây ô nhiễm nguồn nước;

- Riêng đầu nguồn suối Nậm La, hang Tát Tòng, các cấp chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền để nhân dân sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo đúng quy cách, không tùy tiện xả thải bao bì, vỏ hộp, chai, lọ đựng thuốc làm ô nhiễm nguồn nước.

7.2. Các quy định bảo vệ hệ thống cấp nước

a) Đường ống dẫn nước thô:

Phải có mốc chỉ dẫn hướng tuyến đường ống, nghiêm cấm xây dựng các công trình đè lên tuyến ảnh hưởng tới kết cấu đường ống.

Thường xuyên kiểm tra như cây lâu năm mọc phát triển to trên tuyến ống dẫn, phát hiện rò rỉ.

Lắp đồng hồ trên đường ống đoạn cuối tuyến trước khi vào công trình của trạm xử lý, để theo dõi sự biến đổi lưu lượng của nguồn từ đó có biện pháp sửa chữa khắc phục, hay do biến đổi khí hậu làm nguồn nước suy giảm.

b) Trạm Xử lý nước:

Các hạng mục trong dây chuyền xử lý nước cần được vận hành - bảo dưỡng theo định kỳ.

Các công trình xử lý sau thời gian vận hành cần bảo dưỡng để duy trì đảm bảo được công suất thiết.

c) Mạng phân phối sau trạm xử lý:

Mạng cấp I: Thiết kế tuyến đường ống nằm trên vỉa hè, cách mép vỉa hè tùy theo bề rộng vỉa hè tùy từng đoạn hợp lý, chiều sâu chôn ống > 0,7m so với đỉnh ống.

Xác định chu kỳ bảo dưỡng phù hợp đối với mỗi loại đường ống, xúc rửa, thông rửa đường ống.

Đối với đường ống truyền dẫn cấp I: Khi xả rửa đường ống phải đóng các van nhánh lại để tăng vận tốc xả rửa, đồng thời ngăn không cho cặn bẩn chui vào ống nhánh và các đồng hồ Block.

Đối với ống phân phối cấp II: Thực hiện xả rửa vào ban đêm để đảm bảo vận tốc xả rửa, xây hố van để bảo vệ các thiết bị trên tuyến như đồng hồ, van...

8. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Căn cứ Quy hoạch cấp nước, lập kế hoạch cấp nước đô thị từng giai đoạn để tổ chức thực hiện;

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống cấp nước đô thị đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhu cầu của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch; tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các nhà máy, trạm cấp nước;

- Xây dựng kế hoạch, quy trình ứng phó với sự cố trong quá trình vận hành hệ thống cấp nước đô thị, trong đó gắn trách nhiệm tổ chức thực hiện của UBND các huyện, thành phố và các đơn vị cấp nước (Đơn vị cấp nước xây dựng kế hoạch; UBND các huyện, thành phố phê duyệt, btrí nguồn lực để triển khai thực hiện);

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước để nâng cao năng lực cấp nước đô thị như: Đầu tư xây dựng Dự án Cấp nước đô thị sử dụng nguồn nước từ hồ Bản Mòng, thành phố Sơn La; mở rộng nâng công suất nhà máy cấp nước hiện có. Đầu tư, cải tạo các tuyến ống cũ, rò rỉ và áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị quản lý, giám sát hệ thống cấp nước về chất lượng, lưu lượng, áp lực nước cấp; nghiên cứu phương án kỹ thuật để hỗ trợ cấp nước giữa các trạm cấp nước, các vùng cấp nước khi có sự cố; nghiên cứu, rà soát, thăm dò bổ sung các nguồn nước dự phòng cho cấp nước đô thị;

- Tổ chức tuyên truyền để sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

9. Đánh giá môi trường chiến lược

9.1. Đánh giá tác động môi trường dự án

a) Trước giai đoạn thi công:

Không có nguồn ô nhiễm đến môi trường thiên nhiên trong giai đoạn này mà chủ yếu là có một phần ảnh hưởng đến giao thông khi đào qua đường.

Việc thiết kế quy hoạch nghiên cứu ít cho các tuyến ống cắt qua đường, đều đi trên vỉa hè theo đi đúng mặt cắt giao thông.

b) Trong giai đoạn thi công:

Nguồn ô nhiễm: Khí thải bụi tiếng ồn do hoạt động của xe vận chuyển đường ống, đào lấp đất tuyến ống.

Giải pháp:

- Thi công hoàn thiện từng tuyến cùng với lúc làm đường;

- Tập kết nguyên vật liệu đúng nơi quy định, có các biện pháp phòng chống tai nạn;

- Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động;

- Bố trí đường vận chuyển sao cho hợp lý, tránh ách tắc.

Giải pháp kỹ thuật:

- Thi công đến đâu hoàn thiện đến đó;

- Giảm thiểu ô nhiễm nước: xây dựng tạm thời hệ thống thoát nước thải và nước mưa trong thi công, vật liệu bỏ đi cần vận chuyển ngay tránh khi mưa làm xói mòn gây ô nhiễm nguồn nước,

b) Trong giai đoạn vận hành:

Đối với các hoạt động các nhà máy nước

Nước thải từ các nhà máy nước có sử dụng phèn khi thải nước rửa lọc cần tập trung không xả tràn lan ra đất. Kiểm soát thiết bị sản xuất clo khử trùng từ muối nước thải cũng tập trung như xả nước rửa lọc.

Trong quy hoạch bên cạnh hành lang cây xanh cách ly của nhà máy nước còn có hành lang xanh nông lâm nghiệp đã cách ly khu vực dân cư từ 250­300m nên hầu như tác động môi trường là không đáng kể.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước:

Xây dựng đồng bộ mạng lưới thoát nước, từng bước xây dựng và vận hành mạng thoát nước dưới dạng nửa chung có sử dụng trạm xử lý nước thải đô thị tại các vị trí đã quy hoạch.

9.2. Quan trắc môi trường:

Đối tượng trực tiếp của Quan trắc môi trường chính là các thành phần môi trường như: không khí, nước, đất, tiếng ồn, chất thải rắn, dân cư, ... Đối tượng kiểm tra, kiểm soát môi trường sẽ bao gồm tất cả các thành phần môi trường của khu vực và các nguồn gây thải gây ô nhiễm nguồn nước.

Đơn vị cấp nước thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sinh hoạt và bảo đảm chất lượng đối với nguồn nước do mình khai thác; kiểm tra nguồn nước, có trách nhiệm tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp chai lọ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Xây dựng tổ chức công bố công khai quy hoạch, bàn giao hồ sơ quy hoạch cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định.

2. Giao UBND thành phố Sơn La căn cứ vào quy hoạch được duyệt, lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Công thương; Điện lực Sơn La; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; (báo cáo)
- TT HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng TH - VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT(Đạt). 30 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đức Hải

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đồ án Quy hoạch cấp nước thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 416/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/02/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Bùi Đức Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/02/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản