- 1Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 2Thông tư 03/2015/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 4Thông tư 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 143/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động của cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí
- 7Thông tư 03/2016/TT-BCT quy định chi tiết Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí do Bộ Công Thương ban hành
- 8Thông tư 214/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 414/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 02 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CÁC QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đơn giản hóa các quy định hành chính, thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 12470/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát, kiến nghị đơn giản hóa các quy định hành chính, thủ tục hành chính trọng tâm năm 2017 của tỉnh Đồng Nai;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 183/TTr-VP ngày 01 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 10 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: An toàn thực phẩm, lưu thông hàng hóa trong nước, hoạt động xây dựng, thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (danh mục và nội dung đính kèm).
Điều 2. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan đến các lĩnh vực kiến nghị đơn giản hóa nêu tại
Điều 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực thi Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính của tỉnh sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KIẾN NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 02/02/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
I. Lĩnh vực an toàn thực phẩm thực phẩm
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện.
II. Lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối khí gas (LPG); khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG).
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng (LPG) chai.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
4. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
III. Lĩnh vực hoạt động xây dựng
1. Thủ tục thẩm định dự án/ dự án điều chỉnh hoặc thiết kế cơ sở/ thiết kế cơ sở điều chỉnh.
2. Thủ tục báo cáo kỹ thuật - kỹ thuật/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng điều chỉnh (trường hợp thiết kế 01 bước).
3. Thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh.
IV. Lĩnh vực thông tin và truyền thông
1. Thủ tục cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
2. Thủ tục đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy.
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 02/02/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
A. Sở Công thương.
I. Lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện.
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi phí thẩm định cơ sở sản xuất an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương và Bộ Tài chính).
1.2. Lý do: Mức phí thẩm định hiện nay là 3.000.000 đồng/lần/cơ sở là quá cao đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, đặc biệt là các vùng khó khăn.
1.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm c, Khoản 1, Mục III của Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm từ 3.000.000 đồng/lần/cơ sở còn 1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
1.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.000.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.000.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 2.000.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66.67%
II. Lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước
1. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối khí gas (LPG); khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG).
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi yêu cầu điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính được quy định tại Điều 9 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ (thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Công thương):
1.1.1. Thương nhân phân phối khí là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300m3 (ba trăm mét khối) đối với kinh doanh LPG chai; 100 m3 (một trăm mét khối) đối với kinh doanh LPG qua đường ống; 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) đối với kinh doanh LN- 10.000Sm3 (mười nghìn mét khối tiêu chuẩn) đối với CNG thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 (một) năm của thương nhân kinh doanh khí.
1.1.2. Đối với thương nhân phân phối LPG kinh doanh LPG chai ngoài Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phải có các Điều kiện sau:
a) Có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ Điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 L (hai triệu sáu trăm hai mươi nghìn lít);
b) Có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoặc có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khác.
Sau 02 (hai) năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG, phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân;
c) Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: Cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc khách hàng công nghiệp và có tối thiểu 20 (hai mươi) tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
1.2. Lý do: Các điều kiện như trên là quá cao so với các thương nhân nhỏ và vừa hiện nay, chỉ có các thương nhân thực sự lớn mới đáp ứng được; do đó, gây khó khăn rất lớn cho các thương nhân nhỏ và vừa khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
1.3. Kiến nghị thực thi:
1. Thương nhân phân phối khí là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 100 m3 (một trăm mét khối) đối với kinh doanh LPG chai; 50 m3 (năm mươi mét khối) đối với kinh doanh LPG qua đường ống; 1.000 m3 (một nghìn mét khối) đối với LNG; 3.000 Sm3 (ba nghìn mét khối tiêu chuẩn) đối với CNG thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu một (01) năm của thương nhân kinh doanh khí.
2. Đối với thương nhân phân phối LPG kinh doanh LPG chai ngoài Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phải có các Điều kiện sau:
a) Có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ Điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 1.620.000lít (một triệu sáu trăm hai mươi nghìn lít);
b) Có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoặc có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khác.
Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LPG, phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân;
c) Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: Cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoặc khách hàng công nghiệp và có tối thiểu 10 (mười) tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh LPG đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Nghị định này.
3. Sửa đổi Điều 9 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí theo hướng giảm các điều kiện đối với thương nhân phân phối khí.
2. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng (LPG) chai.
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Bãi bỏ thành phần hồ sơ chứng minh cửa hàng kinh doanh LPG phải thuộc sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối (thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương).
2.2. Lý do: Các cửa hàng kinh doanh LPG hiện nay chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ độc lập, nếu yêu cầu điều kiện như trên thì họ phải nâng cấp thành đại lý, tổng đại lý hoặc phải xin các tổng đại lý, thương nhân đầu mối làm cửa hàng trực thuộc; do đó, gây khó khăn cho các cửa hàng nhỏ, lẻ trong việc xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
2.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 3, Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 của Bộ Công Thương.
3. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
3.1. Nội dung đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (từ 20 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc; thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Công thương).
3.2. Lý do: Nhằm cắt giảm thời gian cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.
3.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục hành chính quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu từ 20 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc.
4. Tên thủ tục: Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
4.1. Nội dung đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian giải quyết giải quyết thủ tục hành chính (từ 30 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc; thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Công thương):
4.2. Lý do: Nhằm cắt giảm thời gian cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.
4.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục hành chính quy định tại điểm c, Khoản 5, Điều 20 Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu từ 30 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc.
B. Sở Xây dựng
I. Lĩnh vực hoạt động xây dựng
1. Thủ tục thẩm định dự án/ dự án điều chỉnh hoặc thiết kế cơ sở/ thiết kế cơ sở điều chỉnh.
2. Thủ tục báo cáo kỹ thuật - kỹ thuật/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng điều chỉnh (trường hợp thiết kế 01 bước);
3. Thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh.
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thời gian xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (thực hiện từ 10 đến 15 ngày) theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của chính phủ (thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Xây dựng).
1.2. Lý do: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của chính phủ; Thời hạn có văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án, thiết kế cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này quy định như sau: ...15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm B và 10 (mười) ngày đối với dự án nhóm C. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến về thiết kế cơ sở và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.
Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 7 thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu 01 (một) lần trong quá trình thẩm định) hoặc trả lại hồ sơ thẩm định trong trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
1.3. Kiến nghị thực thi: Kiến nghị sửa đổi thời gian thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình được quy định tại Khoản 2, Điều 7 thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
C. Sở Thông tin và Truyền thông
I. Lĩnh vực thông tin và truyền thông
1. Tên thủ tục: Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Quy định rõ mức thu lệ phí tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh (Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông).
1.2. Lý do: Tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 chưa quy định cụ thể tài liệu in trên giấy đối với các khổ giấy khác ngoài giấy quy chuẩn (A4).
1.3. Kiến nghị thực thi: Kiến nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp phép xuất bản trên nhiều khổ giấy khác nhau.
2. Tên thủ tục: Đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy.
2.1. Nội dung đơn giản hóa: cắt giảm Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điểm b, Mục 6, Quyết định số 143/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông).
2.2. Lý do: Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về sử dụng, đăng ký, chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu quy định phải có Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông nơi đã đăng ký máy đo. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm b, Mục 6, Quyết định 143/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ không quy định Sở Thông tin và Truyền thông xác nhận.
2.3. Kiến nghị thực thi: Kiến nghị bỏ quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- 1Quyết định 1892/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 3Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 03/2015/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Thông tư 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 143/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động của cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí
- 10Thông tư 03/2016/TT-BCT quy định chi tiết Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí do Bộ Công Thương ban hành
- 11Thông tư 214/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 1892/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 13Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
- 14Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 16Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 18Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Quyết định 414/QĐ-UBND năm 2018 thông qua Phương án đơn giản hóa quy định hành chính, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 414/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết