ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2015/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 17 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Thông báo kết luận số 77/TB-UBND ngày 21/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh ngày 19/10/2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh).
Điều 1. Phạm vi áp dụng và điều chỉnh
Quy chế này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh thuộc các loại hình: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian.
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghệ nhân: Là người đang nắm giữ các kiến thức, kỹ năng, bí quyết cho việc thực hành, trực tiếp tham gia sáng tạo, lưu giữ, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho các thế hệ kế tiếp.
2. Ngữ văn dân gian: Bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết.
3. Nghệ thuật trình diễn dân gian: Bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác.
4. Tập quán xã hội: Bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác.
5. Lễ hội truyền thống: Là những lễ hội đã trường tồn trong lịch sử cộng đồng xã hội, được bảo lưu, phát triển, lặp lại và quảng bá không ngừng.
6. Tri thức dân gian: Bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Ninh được công nhận danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn sau:
1. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được cộng đồng tín nhiệm, tôn vinh;
2. Có tài năng nghề nghiệp xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi toàn tỉnh, thể hiện ở việc am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp, nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành thuần thục loại hình di sản đang nắm giữ;
3. Có nhiều cống hiến trong việc sáng tác, cung cấp tư liệu phục vụ công tác sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu, đào tạo, truyền dạy được nhiều thế hệ tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
4. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên, tính từ khi các cá nhân nắm giữ được kỹ năng, bí quyết thực hành thành thục và tham gia truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ.
1. Chỉ thực hiện một lần cho một người, không có hình thức truy tặng.
2. Được triển khai tổ chức thực hiện chính xác, khách quan, đúng quy trình và đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời.
3. Trường hợp đặc biệt, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Người được công nhận danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh được cấp Bằng công nhận của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
1. Người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh được hưởng mức tiền thưởng và chế độ đãi ngộ theo quy định của tỉnh.
2. Được mời tham gia trong các hoạt động khoa học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh, như: hội thảo, xuất bản, triển lãm, biểu diễn, giao lưu văn hóa ...;
3. Được tổ chức mở lớp truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng, biểu diễn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh theo quy định;
4. Khi đạt đủ các tiêu chuẩn sẽ được ưu tiên đề cử hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét, đề nghị phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú", "Nghệ nhân nhân dân".
1. Khi có đề nghị của cơ quan chức năng, phải cung cấp, thực hành, trình diễn những hiểu biết về di sản phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và phục dựng di sản;
2. Thường xuyên học hỏi, hoàn thiện, phát triển các tri thức kỹ năng nghề nghiệp, duy trì các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, như: tham gia sinh hoạt cộng đồng, biểu diễn, giao lưu và truyền dạy cho các thế hệ sau.
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH BẮC NINH
Điều 8. Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo 03 cấp:
a) Hội đồng cấp tỉnh;
b) Hội đồng chuyên ngành cấp Sở;
c) Hội đồng cấp huyện;
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh có nhiệm vụ:
a) Tổ chức việc xét tặng đảm bảo chất lượng, thời gian và đúng quy định của pháp luật;
b) Xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh theo Điều 3 Quy chế này;
c) Công bố kết quả xét chọn và bản tóm tắt thành tích của các cá nhân được xét chọn để lấy ý kiến nhân dân;
d) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;
đ) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
3. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh làm việc theo nguyên tắc:
a) Thành lập Hội đồng theo từng đợt xét tặng và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
b) Làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
c) Cuộc họp của Hội đồng các cấp chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên vắng mặt bằng phiếu bầu của Hội đồng;
d) Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ; đối chiếu với những tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Quy chế này để có ý kiến nhận xét trao đổi, đánh giá về từng đối tượng được xét;
đ) Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm cho từng đối tượng được xét dưới hình thức bỏ phiếu kín;
e) Hội đồng cấp Sở chuyên ngành chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp huyện trình theo quy trình, quy định tại Điều 10, 11, 12 của Quy chế này; không xét hồ sơ không đúng quy định, quy trình của Quy chế.
g) Người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh phải đạt được từ 75% số phiếu của tổng số thành viên Hội đồng nhất trí trở lên mới được lập danh sách đề nghị Hội đồng cấp trên xem xét.
4. Chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng.
Điều 9. Thành phần của Hội đồng
1. Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, có từ 11 đến 13 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Các ủy viên là đại diện Lãnh đạo một số Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
d) Cơ quan Thường trực của Hội đồng cấp tỉnh là Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch. Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Hội đồng chuyên ngành cấp Sở do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập, có từ 11 đến 13 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Các ủy viên là đại diện Lãnh đạo một số phòng, đơn vị chuyên môn (có liên quan) của Sở và một số nhà nghiên cứu về văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
d) Cơ quan Thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Sở là Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội đồng chuyên ngành cấp Sở sử dụng con dấu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Hội đồng cấp huyện, thị xã, thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp huyện), có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp huyện gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện;
c) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số đơn vị chuyên môn chức năng có liên quan; một số Nghệ nhân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh.
d) Cơ quan Thường trực của Hội đồng cấp huyện là Phòng Văn hóa và Thông tin. Hội đồng cấp huyện sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân huyện.
4. Ủy ban nhân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có nhiệm vụ giúp Hội đồng cấp huyện tổ chức cuộc họp lấy ý kiến tín nhiệm của cộng đồng dân cư nơi cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân đang sinh sống.
Thành phần cuộc họp gồm:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã - Chủ trì cuộc họp;
- Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng xét tặng cấp huyện (mời dự, chỉ đạo);
- Đại diện dân - chính - đảng, đoàn thể, câu lạc bộ có liên quan; các Nghệ nhân đã được phong tặng (nếu có), người cao niên của địa phương có am hiểu về di sản văn hóa phi vật thể và cộng đồng dân cư địa phương nơi có hồ sơ đề nghị xét tặng;
- Cán bộ Văn hóa Xã hội - Thư ký cuộc họp.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân: 03 bộ, bao gồm:
a) Bản khai thành tích (Mẫu số 1), dán kèm ảnh chân dung (cỡ 4cm x 6cm);
b) Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, gồm: băng, đĩa hình, ảnh mô tả tri thức kỹ năng đang nắm giữ; bản sao có công chứng giấy chứng nhận hoặc quyết định các hình thức khen thưởng, các giải thưởng của cá nhân đoạt được trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn (nếu có).
2. Hồ sơ Hội đồng cấp huyện gửi Hội đồng chuyên ngành cấp sở: 02 (hai) bộ, bao gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng cấp huyện;
b) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng (Mẫu số 6).
c) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh (Mẫu số 7) kèm theo Hồ sơ cá nhân theo Khoản 1, Điều 10;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm c, Khoản 2 Điều này (Mẫu số 8);
đ) Biên bản họp Hội đồng (Mẫu số 2);
e) Biên bản kiểm phiếu bầu (Mẫu số 4);
g) Biên bản họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở (Mẫu số 3);
Phiếu bầu của các thành viên trong Hội đồng phải được niêm phong và bảo quản trong hồ sơ lưu của cơ quan Thường trực Hội đồng cấp huyện.
3. Hồ sơ Hội đồng chuyên ngành cấp sở gửi Hội đồng cấp tỉnh 01 (một) bộ, gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp sở;
b) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng (Mẫu số 6);
c) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh (Mẫu số 7) kèm theo Hồ sơ cá nhân theo Khoản 1, Điều 10;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm c, Khoản 3 Điều này (Mẫu số 8);
đ) Biên bản họp Hội đồng (Mẫu số 2);
e) Biên bản kiểm phiếu bầu (Mẫu số 4);
Phiếu bầu của các thành viên trong Hội đồng phải được niêm phong và bảo quản trong hồ sơ lưu của cơ quan Thường trực Hội đồng chuyên ngành cấp sở.
4. Hồ sơ Hội đồng cấp tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng (Mẫu số 6);
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh (Mẫu số 7);
c) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b, Khoản 4 Điều này (Mẫu số 8);
d) Biên bản kiểm phiếu bầu (Mẫu số 4);
đ) Biên bản họp Hội đồng (Mẫu số 2);
Phiếu bầu của các thành viên trong Hội đồng phải được niêm phong và bảo quản trong hồ sơ lưu của cơ quan Thường trực Hội đồng cấp tỉnh.
Điều 11. Nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng và gửi trực tiếp 03 (ba) bộ hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp xã - nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng bao gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy chế này và được gửi trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận quy định tại Khoản 1, Điều này theo thời gian quy định trong Kế hoạch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân có trách nhiệm kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Thường trực Hội đồng ở mỗi cấp phải tổ chức họp Hội đồng xét chọn và thông báo kết quả xét chọn.
Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Ủy ban nhân cấp xã có nhiệm vụ giúp Hội đồng cấp huyện thực hiện các công việc:
a) Hướng dẫn việc khai hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân đề nghị xét tặng theo Khoản 1, Điều 10 Quy chế này;
b) Thẩm định, xác nhận lý lịch trích ngang của các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng;
c) Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến tín nhiệm của cộng đồng dân cư nơi cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu đang cư trú và hoàn thiện Biên bản cuộc họp;
d) Đăng tải danh sách và bản tóm tắt thành tích của các cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã, phường, thị trấn nơi các cá nhân gửi hồ sơ đang sinh sống để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 05 ngày làm việc;
đ) Chuyển hồ sơ của các cá nhân đề nghị xét tặng lên Hội đồng xét tặng cấp huyện.
2. Hội đồng cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
a) Tiếp nhận, kiểm tra về tính chính xác, hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi; sự đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân với quy định tại Điều 3 Quy chế này;
b) Gửi hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng cấp huyện và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn;
c) Thông báo công khai kết quả xét chọn và bản tóm tắt thành tích của các cá nhân được xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 10 ngày làm việc.
d) Gửi văn bản báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng cấp huyện cùng với 02 (hai) bộ hồ sơ quy định tại Khoản 3, Điều 10 Quy chế này đến Hội đồng chuyên ngành cấp Sở theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
đ) Thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn và các cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
3. Hội đồng chuyên ngành cấp sở có nhiệm vụ thực hiện các công việc:
a) Tiếp nhận, kiểm tra về tính chính xác, hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp huyện gửi; sự đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân với quy định tại Điều 3 Quy chế này;
b) Gửi hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng chuyên ngành cấp Sở và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn;
c) Thông báo công khai kết quả xét chọn và bản tóm tắt thành tích của các cá nhân được xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 10 ngày làm việc;
d) Gửi văn bản báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng chuyên ngành cấp Sở cùng với 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Khoản 3, Điều 10 Quy chế này đến Hội đồng cấp tỉnh theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
đ) Thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến Hội đồng cấp huyện đã gửi hồ sơ.
4. Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
a) Tiếp nhận và thẩm định về tính chính xác, hợp lệ, đầy đủ của giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Sở gửi; sự đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân với quy định tại Điều 3 Quy chế này;
b) Gửi hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn;
c) Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 10 ngày làm việc;
d) Gửi văn bản báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh;
đ) Gửi Quyết định phong tặng danh hiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đến cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh của Chủ tịch UBND tỉnh cho các nghệ nhân được phong tặng.
Thực hiện 03 (ba) năm một lần. Trường hợp đặc biệt, do Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Cá nhân không trung thực trong việc kê khai lý lịch trích ngang, hoặc làm giả các giấy tờ trong hồ sơ và vi phạm các quy định tại Quy chế này sẽ bị tước bỏ danh hiệu Nghệ nhân, thu hồi Bằng công nhận danh hiệu và tiền thưởng hoặc hiện vật đã trao tặng.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh có vi phạm Quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc vi phạm Quy chế, quy trình, hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh. Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ và gửi Hội đồng xét tặng cấp trực tiếp xét chọn.
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh nhận đơn, có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại; không xem xét đơn không có tên, địa chỉ; tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc đơn mạo danh.
1. Ủy ban nhân dân các cấp: có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Quy chế nhằm tôn vinh các Nghệ nhân, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Bắc Ninh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Là cơ quan Thường trực Hội đồng cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh;
b) Có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này;
c) Ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh theo niên hạn xét tặng.
3. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện Quy chế này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện: chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế trên địa bàn và đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Quy chế.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã: triển khai thực hiện Quy chế và xem xét, xác nhận tính chính xác của hồ sơ do cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để hướng dẫn giải quyết hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
(Ban hành Kèm theo "Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh"
Mẫu số 1
Ảnh CMTND Cỡ 4cm x 6cm
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU (Độ dài không quá 05 trang khổ A4) |
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ và tên (khai sinh): ……………………………………………. Nam, Nữ: .................
2. Tên gọi khác (nếu có): ...............................................................................................
3. Ngày, tháng, năm sinh: ..............................................................................................
4. Dân tộc: .....................................................................................................................
5. Nguyên quán: ............................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Hộ khẩu thường trú: ...................................................................................................
........................................................................................................................................
7. Tên loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: ............................................
8. Năm bắt đầu thực hành di sản:..........................................
9. Năm được phong tặng các danh hiệu (nếu có): …………………………………………
.........................................................................................................................................
10. Điện thoại nhà riêng: …………………………………… Di động: ...............................
11. Địa chỉ liên hệ: ..........................................................................................................
........................................................................................................................................
12. Người liên hệ khi cần: ..............................................................................................
........................................................................................................................................
……………………………… Điện thoại: .........................................................................
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN:
1. Kê khai về quá trình học tập (được ai truyền dạy, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có));
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
2. Đã thực hành di sản đang nắm giữ như thế nào? Bắt đầu từ năm nào?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. Đã thực hiện việc truyền dạy di sản như thế nào? Có thường xuyên không? Tổ chức truyền dạy được bao nhiêu lớp (nhóm, người…) ghi rõ số lượng.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Học trò tiêu biểu:
1. Họ và tên: ................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: .................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng: …………………………….. Di động: ..........................................
2. Họ và tên: ................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: .................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng: …………………………….. Di động: ..........................................
4. Đã cống hiến trong việc cung cấp tư liệu phục vụ công tác sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu về di sản như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ
Mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ (am hiểu về văn hóa sinh hoạt của loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ như thế nào? Nắm giữ và thực hành thuần thục loại hình di sản này như thế nào?).
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
IV. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng từ trước đến nay:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
V. KỶ LUẬT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ………………………..(tên loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ) tỉnh Bắc Ninh./.
………, ngày ….. tháng ….. năm.... | ………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
…………, ngày ….. tháng ….. năm .... | ……………, ngày ….. tháng ….. năm ....
|
Mẫu số 2
……………………………..1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………, ngày … tháng … năm ……… |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU "NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
TỈNH BẮC NINH"
Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh"......................................(1) được thành lập theo Quyết định số ……..……/……..….. ngày …….. tháng ……. năm ……. của …………………………………
Hội đồng đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào .... giờ ….. ngày .... tháng .... năm ……để xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh”.
Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định, gồm: ………… người.
Số thành viên Hội đồng tham gia dự họp: ………….. người, gồm:
1. ………………………………………………………………………………………………
2. ………………………………………………………………………………………………
……………...................................................................................................................
Số thành viên Hội đồng không dự họp: ……………………….. người, gồm:
1. ………………………………………………………………………………………………
2. ………………………………………………………………………………………………
……………...................................................................................................................
(Nêu lý do vắng mặt)
- Khách mời tham dự họp Hội đồng: ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác (nếu có).
1. ……………………………………………………………………………………………
2. ……………………………………………………………………………………………
……………................................................................................................................
- Chủ trì: ……………………………………………………………………………………
- Thư ký Hội đồng: ………………………………………………………………………...
NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1. Hội đồng đã nghe cơ quan thường trực của Hội đồng báo cáo về hồ sơ của các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh” bao gồm:
Số lượng người đề nghị xét tặng: ……………….người.
Trong đó, ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá về thành tích và tiêu chuẩn của từng trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh”.
…………….. (ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng) …………………
......................................................................................................................................
3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:
- Trưởng ban: ………………………………………………………………………………
- Ủy viên: ……………………………………………………………………………………
4. Hội đồng đã bỏ phiếu kín, Ban kiểm phiếu làm việc theo đúng quy định (có biên bản kiểm phiếu kèm theo).
5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng
- Các trường hợp đủ số phiếu theo quy định đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh”, gồm:
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Loại hình di sản nắm giữ | Số phiếu đồng ý | Tỷ lệ % |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
- Các trường hợp không đủ số phiếu theo quy định đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh”, gồm:
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Loại hình di sản nắm giữ | Số phiếu không đồng ý | Tỷ lệ % |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Cuộc họp kết thúc vào hồi ………. giờ ….. ngày ….. tháng .... năm ………..
THƯ KÝ | TM. HỘI ĐỒNG |
___________________
(1) Tên tổ chức ghi tại con dấu Hội đồng sử dụng.
(2) Tên cấp Hội đồng.
Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
BIÊN BẢN HỌP LẤY Ý KIẾN
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở CƠ SỞ (CẤP THÔN, LÀNG, KHU PHỐ)
Hôm nay, vào hồi.... giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ……. tại ................................
....................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Văn A, chức vụ: ………………………… là đại diện cho ...........................
2. Nguyễn Văn B, chức vụ: ………………………… là đại diện cho ...........................
3. ……………………………………………………………………………………….
tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân thôn…………………………. (ghi rõ tên cộng đồng) về việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ………………….(3)" của:
1. Ông/bà: …………………………..…………. tuổi .....................................................
2 ……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cư trú tại: ...................................................................................................................
Tổng số người tham dự cuộc họp: ……………………người.
Chủ tọa cuộc họp: ......................................................................................................
Thư ký cuộc họp: .......................................................................................................
NỘI DUNG LÀM VIỆC
Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Quy chế xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh", các đại biểu tham dự cuộc họp đã cùng nhau thảo luận, đánh giá về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của (các) ông/bà có tên dưới đây để đề nghị Hội đồng cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ………………….(3)”. Các ý kiến nhận xét cơ bản như sau:
(ghi tóm tắt những ý kiến cơ bản của các đại biểu tham dự đối với từng cá nhân đề nghị được xét tặng danh hiệu).
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Kết luận: Các đại biểu dự họp đã thống nhất đề nghị (đánh dấu X vào cột thích hợp):
1. Danh hiệu “Nghệ nhân ………………….(3)”
TT | Họ tên | Đồng ý đề nghị xét tặng | |
Số người đồng ý | Tỷ lệ % | ||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh hiệu “Nghệ nhân ………………….(3)”
TT | Họ tên | Đồng ý đề nghị xét tặng | |
Số người đồng ý | Tỷ lệ % | ||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
3…………………………………………….(3)
Cuộc họp kết thúc vào hồi ……… giờ ………. ngày ….. tháng .... năm ……….
THƯ KÝ CUỘC HỌP | CHỦ TỌA CUỘC HỌP |
Mẫu số 4
……………………………..1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………, ngày … tháng … năm ……… |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
VỀ VIỆC XÉT TẶNG DANH HIỆU "NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH BẮC NINH"
Hôm nay vào hồi …..giờ……phút……ngày …..tháng……năm……
Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh" tổ chức họp, xét và bỏ phiếu kín bầu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh".
Ban Kiểm phiếu của Hội đồng gồm:
1. ……………………………….Trưởng Ban
2…………………………………Ủy viên
3…………………………………Thư ký.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương, trách nhiệm Ban Kiểm phiếu đã hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả kiểm phiếu cụ thể như sau:
- Số phiếu phát ra:……………….phiếu
- Số phiếu thu về:………………..phiếu
- Số phiếu hợp lệ:………………..phiếu
- Số phiếu không hợp lệ:………...phiếu.
Kết quả cụ thể của từng cá nhân:
I. Đối với "Nghệ nhân ………………………………………………..(3)".
1…………………………………………được……….phiếu (đạt …….%).
2…………………………………………được……….phiếu (đạt …….%).
3…………………………………………được……….phiếu (đạt …….%).
……………………………………………………………………………..
II. Đối với "Nghệ nhân …………………………………………………(3)".
1…………………………………………được……….phiếu (đạt …….%).
2…………………………………………được……….phiếu (đạt …….%).
3…………………………………………được……….phiếu (đạt …….%).
Ban Kiểm phiếu hoàn thành nhiệm vụ vào hồi …….giờ …..phút cùng ngày./.
THƯ KÝ | TM. BAN KIỂM PHIẾU |
___________________
(1) Tên tổ chức ghi tại con dấu Hội đồng sử dụng.
(2) Tên Hội đồng.
(3) Tên danh hiệu nghệ nhân thuộc loại hình di sản cụ thể. VD: Nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh
Mẫu số 5
……………………………..1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………, ngày … tháng … năm ……… |
PHIẾU BẦU
VỀ VIỆC XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN TRONG LĨNH VỰC
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH BẮC NINH"
(Đồng ý, không đồng ý, đề nghị thành viên Hội đồng đánh dấu X vào ô thích hợp).
Stt | Họ và tên nghệ nhân được đề cử | Loại hình di sản nắm giữ | Ý kiến của thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu | |
Đồng ý | Không đồng ý | |||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Thành viên Hội đồng |
____________________
(1) Tên tổ chức ghi tại con dấu Hội đồng sử dụng.
(2) Tên Hội đồng.
Mẫu số 6
……………………………..1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………, ngày … tháng … năm ……… |
TỜ TRÌNH
Đề nghị xét tặng danh hiệu
"Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh"
Kính gửi: | Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh"………………….(4) |
Căn cứ Quyết định số …../201…/QĐ-UBND ngày .... tháng .... năm 201… của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh".
Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh" ………………..(5) đã họp vào ngày ….. tháng ….. năm ….. để xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh" cho ……… nghệ nhân.
Số nghệ nhân đủ điều kiện để đề nghị Hội đồng xét tặng "Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh"…………….5 xét tặng gồm…….người. Trong đó: ..............................................................................................................................................6 (Có danh sách kèm theo).
Hội đồng …………….7 trân trọng đề nghị./.
| TM. HỘI ĐỒNG |
____________________
Ghi chú: (1) Tên tổ chức ghi tại con dấu Hội đồng sử dụng.
(2, 4, 7): Tên Hội đồng đề nghị.
(5): Tên Hội đồng được đề nghị;
(6): Tên danh hiệu nghệ nhân thuộc loại hình di sản cụ thể.
Mẫu số 7
……………………………..1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………, ngày … tháng … năm ……… |
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU
1. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ……………….(3)”
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Loại hình di sản nắm giữ | Số phiếu đạt | Tỷ lệ % |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
2. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ……………….(3)”
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Loại hình di sản nắm giữ | Số phiếu đạt | Tỷ lệ % |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
| TM. HỘI ĐỒNG |
___________________
(1) Tên tổ chức ghi tại con dấu Hội đồng sử dụng.
(2) Tên Hội đồng.
(3) Tên danh hiệu nghệ nhân thuộc loại hình di sản cụ thể.
- 1Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND17 về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 190/2013/QĐ-UBND về chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân viên phục vụ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Quyết định 325/2013/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 4Nghị quyết 213/2015/NQ-HĐND17 về Quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- 5Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015
- 6Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 4901/2016/QĐ-UBND quy định xét tặng danh hiệu "Vì sự phát triển Thanh Hóa"
- 8Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 7Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND17 về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 8Quyết định 190/2013/QĐ-UBND về chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân viên phục vụ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 9Quyết định 325/2013/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 10Nghị quyết 213/2015/NQ-HĐND17 về Quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- 11Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015
- 12Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 13Quyết định 4901/2016/QĐ-UBND quy định xét tặng danh hiệu "Vì sự phát triển Thanh Hóa"
- 14Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái
Quyết định 40/2015/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 40/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Hữu Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực