- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 4Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 8Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 9Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3949/QĐ-UBND | An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và dự toán chi phí lập Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc điều chỉnh dự toán để thực hiện nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 159/TTr-SXD ngày 28 tháng 12 năm 2017 về việc báo cáo kết quả thẩm định Đồ án Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 với nội dung như sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Đồ án Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
2. Phạm vi, đối tượng quy hoạch:
2.1. Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh An Giang với diện tích 3.536,6802 km2 với dân số khoảng 2.159.859 người.
2.2. Đối tượng quy hoạch:
- Chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải rắn công nghiệp;
- Chất thải rắn y tế;
- Chất thải rắn xây dựng và bùn nạo vét;
- Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại.
3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch:
3.1. Quan điểm:
- Quản lý chất thải rắn (CTR) phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý.
- Quản lý CTR không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường và phải gắn với các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang và các quy hoạch ngành khác.
- Quản lý CTR phải tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
- Quản lý tổng hợp CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý CTR.
3.2. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
- Xây dựng hệ thống quản lý CTR hiện đại, theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. CTR nguy hại được quản lý và xử lý triệt để theo các phương thức phù hợp.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp CTR, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp CTR.
3.3. Mục tiêu cụ thể:
3.3.1. Mục tiêu đến năm 2020:
- 95% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị loại I, II, III; 80 - 90% lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị loại IV; 65 - 80% tổng CTR tại các đô thị loại V và 40% tổng lượng CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 70% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 50% tổng lượng CTR không nguy hại được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
- 100% lượng CTR y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 50% tổng lượng CTR xây dựng được thu gom xử lý, trong đó 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
- 100% bùn nạo vét được thu gom, tái chế.
- 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới hoàn thành xây dựng bể thu gom và tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; riêng huyện Thoại Sơn, thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc: 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoàn thành xây dựng bể thu gom, điểm trung chuyển (nếu cần) và tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.
3.3.2. Mục tiêu đến năm 2030:
- 100% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị loại I, II, III, IV; 90% tổng CTR tại các đô thị loại V và 60% tổng lượng CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 100% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% tổng lượng CTR không nguy hại được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
- 100% lượng CTR y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 90% tổng lượng CTR xây dựng được thu gom xử lý, trong đó 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
- 100% bùn nạo vét được thu gom, tái chế.
- 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới hoàn thành xây dựng bể thu gom và tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; riêng huyện Thoại Sơn, thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc: 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoàn thành xây dựng bể thu gom, điểm trung chuyển (nếu cần) và tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.
3.3.3. Mục tiêu đến năm 2050:
- 100% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị và 90% tổng lượng CTR tại các khu vực nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 100% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% tổng lượng CTR không nguy hại được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
- 100% lượng CTR y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 100% tổng lượng CTR xây dựng được thu gom xử lý, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
- 100% bùn nạo vét được thu gom, tái chế.
- 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới hoàn thành xây dựng bể thu gom và tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; riêng huyện Thoại Sơn, thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc: 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoàn thành xây dựng bể thu gom, điểm trung chuyển (nếu cần) và tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.
4. Nội dung Điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050:
4.1. Dự báo khối lượng CTR phát sinh:
- Dự báo đến năm 2030: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 1.937 tấn/ngày; khối lượng CTR công nghiệp phát sinh khoảng 622 tấn/ngày; khối lượng CTR y tế phát sinh khoảng 12,135 tấn/ngày; khối lượng CTR xây dựng phát sinh khoảng 238 tấn/ngày.
- Dự báo đến năm 2050: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 2.609 tấn/ngày; khối lượng CTR công nghiệp phát sinh khoảng 765 tấn/ngày; khối lượng CTR y tế phát sinh khoảng 24,771 tấn/ngày; khối lượng CTR xây dựng phát sinh khoảng 315 tấn/ngày.
Ngoài ra, các dự án nạo vét kênh, rạch và hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát sinh một lượng bùn nạo vét theo từng dự án và bao bì hóa chất thuốc bảo vệ thực vật theo mùa vụ.
4.2. Phân loại CTR:
4.2.1. CTR sinh hoạt:
- Giai đoạn 2018 – 2030: Phân loại CTR thành 2 loại vô cơ và hữu cơ.
+ Khu vực đô thị: Từ năm 2018 đến năm 2020, thực hiện thí điểm cho thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc; sau năm 2020 thực hiện cho thị xã Tân Châu. Lựa chọn các chợ, trung tâm thương mại và công trình để thí điểm trước, sau đó mở rộng thí điểm cho các khu vực dân cư.
+ Khu vực nông thôn: Thí điểm và từng bước nhân rộng cho một số khu vực nông thôn để áp dụng ủ phân hữu cơ hộ gia đình.
- Giai đoạn 2031 – 2050: Phân loại CTR thành 3 loại tái chế, vô cơ và hữu cơ.
+ Khu vực đô thị: Từ năm 2030 đến 2035, thí điểm phân loại CTR thành 3 loại cho thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu; thị xã Tịnh Biên và các thị trấn còn lại: Phân loại CTR tại nguồn thành 2 loại. Từ sau năm 2035, mở rộng phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại cho thị xã Tịnh Biên và các thị trấn còn lại.
+ Khu vực nông thôn: Tiếp tục từng bước nhân rộng phân loại tại nguồn cho khu vực nông thôn để áp dụng ủ phân hữu cơ hộ gia đình.
(Lộ trình phân loại chi tiết tại phụ lục 1)
4.2.2. CTR công nghiệp: Phân loại CTR tại nguồn và tại khu phân loại tập trung thành CTR có thể tái chế, tái sử dụng, CTR nguy hại và CTR không thể tái chế.
4.2.3. CTR y tế: Thực hiện phân loại thành chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải y tế thông thường, chất thải tái chế theo hướng dẫn tại thông tư liên tích số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế.
4.2.4. CTR xây dựng: Phân loại thành CTR có khả năng tái chế, CTR có thể được tái sử dụng, CTR không tái chế, tái sử dụng được và CTR nguy hại.
4.3. Thu gom, vận chuyển CTR:
4.3.1. Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt: Áp dụng hai mô hình thu gom vận chuyển cấp huyện và liên huyện như sau:
- Mô hình thu gom, vận chuyển CTR liên huyện: Áp dụng cho các huyện, thành phố, thị xã xử lý CTR tập trung tại các Khu xử lý liên huyện (thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, An Phú).
CTR được vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các container cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép, container lại được vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.
- Mô hình thu gom CTR cấp huyện: Áp dụng cho các huyện, thành phố, thị xã có cơ sở xử lý CTR tập trung trên địa bàn hành chính của mình (các huyện: Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân và thành phố Châu Đốc).
CTR vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến điểm đổ thải cuối cùng.
4.3.2. Thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp: Áp dụng hai mô hình thu gom, vận chuyển trực tiếp và thu gom, vận chuyển trung chuyển như sau:
- Mô hình thu gom, vận chuyển trực tiếp: CTR được thu gom từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và vận chuyển thẳng tới khu xử lý. Áp dụng cho các huyện có khu xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn (huyện Châu Thành, huyện Phú Tân và thành phố Châu Đốc).
- Mô hình thu gom, vận chuyển trung chuyển: CTR được thu gom từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và vận chuyển thẳng đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các container cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép, container, từ đó tiếp tục vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn. Áp dụng cho các huyện, thành phố, thị xã không có khu xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn (thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, An Phú, Chợ Mới và Thoại Sơn).
4.3.3. CTR y tế:
- Giai đoạn 2018 – 2025: Áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển tập trung cấp huyện tại các huyện: Châu Thành, Chợ Mới, An Phú và Thoại Sơn và mô hình thu gom, vận chuyển tập trung liên huyện đối với các huyện, thị xã, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Phú Tân, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và Tân Châu.
- Giai đoạn sau 2025: Áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển tập trung cấp huyện đối với các huyện: Châu Thành, Phú Tân, Châu Đốc và mô hình tập trung liên huyện đối với các huyện, thành phố, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh.
4.3.4. CTR xây dựng và bùn nạo vét:
- Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng theo hình thức tập trung, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các chủ đầu tư hay nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chuyên trách để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng.
- Thu gom, vận chuyển bùn thải: Bùn thải tại các huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn tỉnh được thu gom tại nơi phát sinh bùn thải và vận chuyển trực tiếp bằng các thiết bị chuyên dùng đến khu xử lý bùn theo quy định (không qua trạm trung chuyển)
4.3.5 CTR nông nghiệp nguy hại:
- Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phải được thu gom về các bể chứa sau khi đã được làm sạch.
- Trường hợp sản xuất tập trung do doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp: Tự quản lý tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong địa bàn quản lý theo quy định.
- Trường hợp không tập trung: Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (nông dân) có trách nhiệm thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ngoài đồng ruộng để vào bể chứa. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tùy theo điều kiện của địa phương lựa chọn đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa; đồng thời đơn vị này có trách nhiệm thu gom vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ các bể chứa về nơi lưu chứa hoặc các điểm tập kết theo hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển.
4.4. Quy hoạch xử lý chất thải rắn:
4.4.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn:
- Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt: Tái chế, thu hồi vật liệu, sản xuất phân hữu cơ, đốt chất thải rắn (có thể kết hợp phát điện), chôn lấp hợp vệ sinh đối với các thành phần chất trơ và tro đốt.
- Công nghệ xử lý CTR công nghiệp, xây dựng: Tái sử dụng, tái chế thu hồi vật liệu, đốt chất thải rắn (có thể kết hợp phát điện), các công nghệ phụ trợ (phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa – lý) và chôn lấp hợp vệ sinh đối với các thành phần chất trơ và tro đốt.
- Công nghệ xử lý CTR y tế: Tái chế, xử lý ban đầu, khuẩn, đốt và chôn lấp.
- Công nghệ xử lý bùn nạo vét: Chế biến thành phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp; tái chế thành vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng.
- Công nghệ xử lý CTR nông nghiệp nguy hại: Đốt cùng với CTR công nghiệp nguy hại, xử lý sơ bộ và chôn lấp.
4.4.2. Quy hoạch mạng lưới các khu xử lý chất thải rắn:
4.4.2.1. Giai đoạn từ nay tới 2020: Tiếp tục sử dụng mạng lưới các bãi chôn lấp, khu xử lý hiện đang hoạt động. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu xử lý tập trung để tiếp nhận xử lý CTR trong giai đoạn sau năm 2020.
- Xử lý CTR thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường, CTR xây dựng, bùn nạo vét) tại các khu xử lý, nhà máy sau:
+ 3 khu xử lý tập trung tại huyện Châu Thành, thành phố Châu Đốc và huyện Phú Tân tiếp tục xử lý cho các huyện như hiện trạng. Riêng khu xử lý thành phố Châu Đốc tiếp nhận thêm rác từ huyện Tịnh Biên. Đồng thời đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 3 lò đốt tại 3 khu xử lý Bình Hòa (300 tấn/ngày), Kênh 10 (245 tấn/ngày) và Phú Thạnh (100 tấn/ngày).
+ Các huyện Chợ Mới và huyện Tri Tôn tiếp tục chôn lấp CTR tại các bãi rác của huyện; đồng thời đầu tư 2 lò đốt tại thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới (100 tấn/ngày) và xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn (15 tấn/ngày).
+ Huyện Thoại Sơn đốt rác tại lò đốt của huyện đang được xây dựng (30 tấn/ngày).
- Xử lý CTR nguy hại (CTR công nghiệp nguy hại, CTR y tế, CTR nông nghiệp nguy hại) như sau:
+ CTR công nghiệp nguy hại và CTR nông nghiệp nguy hại: Trước mắt, CTR công nghiệp nguy hại và bao bì hóa chất bảo vệ thực vật từ hoạt động nông nghiệp xử lý tại lò đốt CTR nguy hại công suất 200kg/giờ của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang tại thành phố Long Xuyên. Dự kiến cuối năm 2018, lò này sẽ dời về khu xử lý xã Bình Hòa, huyện Châu Thành.
+ CTR y tế nguy hại: Các huyện, thị xã, thành phố: Châu Thành, Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tân Châu, Thoại Sơn và Long Xuyên tiếp tục xử lý tập trung tại các hệ thống xử lý CTR y tế nguy hại đầu tư mới trong năm 2017. Các huyện còn lại xử lý tập trung tại lò đốt CTR nguy hại của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang hoặc lò dốt của huyện lân cận.
(Quy mô, công suất các khu xử lý CTR giai đoạn 2018 - 2020 chi tiết tại phụ lục 2, 3)
4.4.2.2. Giai đoạn đoạn dài hạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050: Quy hoạch các khu xử lý tập trung liên huyện trong toàn tỉnh.
- Xử lý CTR thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp không nguy hại, CTR y tế không nguy hại, CTR xây dựng và bùn nạo vét):
+ Xử lý tập trung tại 3 khu xử lý huyện Châu Thành, thành phố Châu Đốc và huyện Phú Tân với bán kính phục vụ của khu xử lý CTR trong khoảng 20 km đến 30 km.
+ Tiếp tục sử dụng 02 nhà máy đốt CTR tại thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới và thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn
- Quy hoạch xử lý CTR nguy hại (CTR công nghiệp nguy hại, y tế nguy hại và CTR nông nghiệp nguy hại):
Xử lý tập trung CTR công nghiệp nguy hại, nông nghiệp nguy hại và y tế nguy hại tập trung tại 3 khu xử lý huyện Châu Thành, thành phố Châu Đốc và huyện Phú Tân.
(Quy mô, công suất các khu xử lý CTR giai đoạn đến 2030 và 2050 chi tiết tại phụ lục 4)
4.4.3. Quy hoạch trạm trung chuyển: Xây dựng 12 trạm trung chuyển tập trung cho các huyện, thị xã, thành phố.
(Danh sách các trạm trung chuyển chi tiết tại phụ lục 5)
5. Lộ trình thực hiện:
5.1. Giai đoạn 2018 – 2020: Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; Hoàn thiện hệ thống khung chính sách; Triển khai thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn; Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR đảm bảo thực hiện đồng bộ việc thu gom, vận chuyển CTR sau phân loại; Đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR đảm bảo đủ năng lực xử lý bằng các công nghệ hiện đại từ sau năm 2020; Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR y tế.
5.2. Giai đoạn 2021 – 2030: Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; Chương trình phân loại CTR tại nguồn; Tiếp tục xây dựng các khu xử lý CTR và đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý CTR.
5.3. Giai đoạn 2031 – 2050: Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; Chương trình phân loại CTR tại nguồn và hoàn thành việc xây dựng các khu xử lý CTR.
6. Khái toán kinh phí đầu tư:
6.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 2.548 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2018 - 2020 là 210 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2021 - 2030 là 1.532 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2031 - 2050 là 805 tỷ đồng.
6.2. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách tỉnh An Giang; vốn đầu tư của các đơn vị tư nhân; vốn vay ODA; vốn viện trợ không hoàn lại; các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn và các sở, ngành liên quan tổ chức công bố và triển khai thực hiện Đồ án Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 theo đúng quy định pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Lộ trình phân loại tại nguồn | ||
Giai đoạn chuẩn bị | 2018 – 2020 | + Xây dựng đề án phân loại CTR tại nguồn cho giai đoạn dài hạn tới năm 2030 và 2050. + Xây dựng tài liệu hướng dẫn; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, các nhà quản lý, các cơ quan trực tiếp trong lĩnh vực quản lý CTR. - Phân loại thí điểm tại khu vực đô thị: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc: Thí điểm phân loại CTR tại nguồn cho một số chợ, trung tâm thương mại (TTTM), công trình công cộng (CTCC). |
Phân loại CTR thành 2 loại (vô cơ, hữu cơ) | 2021 – 2025 | Khu vực đô thị: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc: Tiếp tục thí điểm phân loại CTR tại nguồn cho một số chợ, trung tâm thương mại (TTTM), công trình công cộng (CTCC). Khu vực nông thôn: Thí điểm phân loại tại hộ gia đình. |
2026 – 2030 | Khu vực đô thị: + Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc: Phân loại CTR tại nguồn cho các chợ, TTTM, CTCC và thí điểm phân loại tại một số khu vực dân cư. + Thị xã Tân Châu: Thí điểm phân loại CTR tại nguồn cho các chợ, TTTM, CTCC. Khu vực nông thôn: Tiếp tục nhân thêm số hộ gia đình thực hiện phân loại CTR. | |
Phân loại CTR thành 3 loại (tái chế, vô cơ, hữu cơ) | 2031 – 2035 | Khu vực đô thị: + Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu: Triển khai phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại cho các khu vực đang thực hiện phân loại trong giai đoạn trước. + Thị xã Tịnh Biên và các thị trấn còn lại: Thí điểm phân loại CTR tại nguồn thành 2 loại cho các chợ, TTTM, CTCC. Khu vực nông thôn: Tiếp tục nhân thêm số hộ gia đình thực hiện phân loại CTR |
2036 - 2040 | Khu vực đô thị: + Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu: Tiếp tục mở rộng phạm vi thí điểm phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại. + Thị xã Tịnh Biên và các thị trấn còn lại: Thí điểm phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại cho các chợ, TTTM, CTCC. Khu vực nông thôn: Tiếp tục nhân rộng mô hình phân loại tại hộ gia đình. | |
2041 – 2050 | Khu vực đô thị: + Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu: Nhân rộng mô hình phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại. + Thị xã Tịnh Biên và các thị trấn còn lại: Tiếp tục mở rộng phạm vi thí điểm phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại cho các khu vực dân cư. Khu vực nông thôn: tiếp tục nhân rộng mô hình phân loại tại hộ gia đình. |
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
TT | Tên KXL/ bãi chôn lấp | Diện tích (ha) | Hiện trạng | Định hướng quy hoạch đến năm 2020 | |
Công nghệ | Phạm vi phục vụ | ||||
1 | KXL xã Bình Hòa huyện Châu Thành | 23,25 ha (GĐ1) | - Triển khai thi công xong 95% phần hạ tầng - Bắt đầu nhận rác vào ô chôn lấp HVS từ 16/3/2017 - Đã lập xong dự án nhà máy tái chế, xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp và đang trình thẩm định. | - Chôn lấp hợp vệ sinh - Đốt - Tái chế, xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp - Chứa bùn nạo vét khi có nhu cầu từ các dự án nạo vét | Thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành và một phần huyện Châu Phú. |
2 | KXL Kênh 10, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc | 16,9 | - Thiết kế HVS với sức chứa 32 năm, 240.400 tấn/ô rác. - Nhưng vận hành không đúng quy trình chôn lấp HVS, vì vậy dự kiến 2025 đầy các ô chôn rác. - Hiện ô số 1 đã gần đầy (~150 tấn), có khả năng chứa thêm khoảng 90 tấn (2 năm). - Đang lập dự án đóng lấp ô số 1 và xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác; cải tạo ô số 2 để vận hành theo quy trình chôn lấp HVS. - Kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác | - Chôn lấp hợp vệ sinh - Đốt - Chứa bùn nạo vét khi có nhu cầu từ các dự án nạo vét - Kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác | Thành phố Châu Đốc, huyện An Phú, Tịnh Biên và một phần huyện Châu Phú |
3 | Khu xử lý CTR xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân | 13,4 | Đang hoạt động và kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý CTR sinh hoạt hợp vệ sinh | - Chôn lấp hợp vệ sinh - Đốt - Chứa bùn nạo vét khi có nhu cầu từ các dự án nạo vét - Kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt | Huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu. |
4 | Nhà máy đốt CTR thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới | 0,7 | - Bãi rác đã đầy, có thể mở rộng thêm - Đang chuẩn bị mặt bằng xây dựng lò đốt CTRSH | - Lò đốt công suất 100 tấn/ngày. - Chôn lấp phần tro đốt | Huyện Chợ Mới. |
5 | Nhà máy đốt CTR thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn | 2,65 | - Bãi rác đã đầy - Đang chuẩn bị mặt bằng xây dựng lò đốt CTRSH | - Lò đốt công suất 30 tấn/ngày. - Chôn lấp phần tro đốt | Huyện Thoại Sơn |
6 | Bãi rác xã An Tức, huyện Tri Tôn | 1,6 | - Đang hoạt động; tỷ lệ lấp đầy 90% - Dự kiến sức chứa đến 2020 - Tỉnh đang đề xuất Bộ TNMT đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm để xử lý | Chôn lấp | Huyện Tri Tôn |
7 | Bãi rác xã Lê Trì, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn | 0,6 | - Đang hoạt động; tỷ lệ lấp đầy 70% - Dự kiến sức chứa đến 2020 | Chôn lấp | Xã Lê Trì và thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn |
8 | Lò đốt xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, huyện Tri Tôn | 15 tấn/ngày | Chuẩn bị xây dựng | Lò đốt công suất 15 tấn/ngày.
| Xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn |
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ ĐẾN NĂM 2025
TT | Tên cơ sở xử lý | Phạm vi phục vụ | Công suất (kg/giờ) | Ghi chú |
1 | Lò đốt tại Bãi rác Bình Đức | Các cơ sở y tế thành phố Long Xuyên, các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc và các huyện khác nếu cần | 200 |
|
2 | Hệ thống xử lý CTR y tế công nghệ không đốt (vi sóng tích hợp nghiền cắt) bệnh viện Sản nhi An Giang | Các cơ sở y tế thành phố Long Xuyên | 35 | Đầu tư năm 2017 |
3 | Hệ thống xử lý CTR y tế công nghệ không đốt (vi sóng tích hợp nghiền cắt) bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu | Các cơ sở y tế thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu | 35 | Đầu tư năm 2017 |
4 | Lò đốt bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành | Các cơ sở y tế huyện Châu Thành | 30 | Đầu tư năm 2017 |
5 | Lò đốt bệnh viện đa khoa huyện Chợ Mới | Các cơ sở y tế huyện Chợ Mới | 25 | Đầu tư năm 2017 |
6 | Lò đốt bệnh viện đa khoa huyện An Phú | Các cơ sở y tế huyện An Phú | 25 | Đầu tư năm 2017 |
7 | Lò đốt bệnh viện đa khoa huyện Thoại Sơn | Các cơ sở y tế huyện Thoại Sơn | 25 | Đầu tư năm 2017 |
8 | Lò đốt bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân | Các cơ sở y tế huyện Phú Tân, huyện Châu Phú | 25 | Đầu tư năm 2017 |
QUY MÔ, CÔNG SUẤT CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2030, NĂM 2050
TT | Các khu xử lý | Diện tích quy hoạch (ha) | Tổng nhu cầu diện tích (ha) | Công suất giai đoạn 2021 – 2030 (tấn/ngày) | Công suất giai đoạn 2031 – 2050 (tấn/ngày) | Phạm vi phục vụ | ||||||
Nhà máy đốt chất thải (có thể kết hợp phát điện) | Nhà máy chế biến phân hữu cơ | Nhà máy tái chế | Chôn lấp | Nhà máy đốt chất thải (có thể kết hợp phát điện) | Nhà máy chế biến phân hữu cơ | Nhà máy tái chế | Chôn lấp | |||||
1 | KXL Bình Hòa, huyện Châu Thành | 80 | 62,9 | 356 | 160 | 568 | 326 | 443 | 450 | 980 | 157 | - Xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn nạo vét cho thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn và một phần huyện Châu Phú - Xử lý CTR công nghiệp nguy hại, nông nghiệp nguy hại và y tế nguy hại cho thành phố Long Xuyên, các huyện: Châu Thành, Chợ Mới, Tri Tôn, Thoại Sơn và một phần huyện Châu Phú - Tái chế, thu hồi vật liệu cho thành phố Long Xuyên, các huyện: Châu Thành, Chợ Mới, Tri Tôn, Thoại Sơn và một phần huyện Châu Phú |
2 | Khu xử lý Kênh 10, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc | 40 | 30,6 | 135 | 57 | 182 | 98 | 138 | 161 | 327 | 68 | - Xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn nạo vét cho cho thành phố Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, huyện An Phú và một phần huyện Châu Phú. - Xử lý CTR công nghiệp nguy hại, nông nghiệp nguy hại và y tế nguy hại cho thành phố Châu Đốc, huyện An Phú, huyện Tịnh Biên và một phần huyện Châu Phú. - Tái chế, thu hồi vật liệu cho thành phố Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, huyện An Phú và một phần huyện Châu Phú. |
3 | Khu xử lý CTR xã Phú Thạnh | 25 | 15,8 | 82 | 29 | 113 | 68 | 94 | 86 | 217 | 45 | - Xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn nạo vét cho cho cho huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu. - Xử lý CTR công nghiệp nguy hại, nông nghiệp nguy hại và y tế nguy hại cho huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu - Tái chế, thu hồi vật liệu cho huyện Phú Tân và TX Tân Châu. |
4 | Nhà máy đốt CTR thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn | 2,65 | 2 | 30 |
|
| 0,4 | 40 |
|
| 0,5 | - Xử lý CTR thông thường cho huyện Thoại Sơn. (Chất thải nguy hại, chất thải có khả năng tái chế và chế biến phân hữu cơ chuyển tới nhà máy tại Khu xử lý Bình Hòa, Châu Thành) |
5 | Nhà máy đốt CTR thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới | 6 | 3,3 | 74 |
|
| 1 | 91 |
|
| 1 | - Xử lý CTR thông thường cho huyện Chợ Mới. (Chất thải nguy hại, chất thải có khả năng tái chế và chế biến phân hữu cơ chuyển tới nhà máy tại Khu xử lý Bình Hòa, Châu Thành) |
Ghi chú: Diện tích quy hoạch đáp ứng nhu cầu xử lý tới năm 2050 và có dự trữ để chứa bùn nạo vét khi có nhu cầu từ các dự án nạo vét
DANH MỤC CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN
TT | Vị trí các trạm trung chuyển | Tính chất | Phạm vi phục vụ |
| Thành phố Long Xuyên |
|
|
1 | BCL Bình Đức | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Thành phố Long Xuyên |
| Thành phố Châu Đốc |
|
|
2 | KXL Kênh 10 | Trạm trung chuyển CTR công nghiệp nguy hại | TP Châu Đốc |
| Thị xã Tân Châu |
|
|
3 | Xã Vĩnh Hòa | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Khu vực phía Bắc Kênh Xáng, TX Tân Châu |
4 | Long Sơn | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Khu vực trung tâm Thị xã Tân Châu |
| Huyện Chợ Mới |
|
|
5 | Bãi rác Mỹ Luông | Trạm trung chuyển CTR công nghiệp nguy hại | Huyện Chợ Mới |
| Huyện An Phú |
|
|
6 | Xã Phước Hưng | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Huyện An Phú |
| Huyện Châu Phú |
|
|
7 | Bãi rác Cái Dầu | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Huyện Châu Phú |
| Huyện Thoại Sơn |
|
|
8 | Bãi rác TT Núi Sập | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Huyện Thoại Sơn |
| Huyện Tri Tôn |
|
|
9 | Bãi rác An Tức | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Huyện Tri Tôn |
10 | Bãi rác Lê Trì, TT Ba Chúc | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Xã Lê Trì và TT Ba Chúc |
| Huyện Tịnh Biên |
|
|
11 | Bãi rác An Cư | Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng | Huyện Tịnh Biên |
| Huyện Phú Tân |
|
|
12 | KXL Phú Thạnh | Trạm trung chuyển CTR công nghiệp nguy hại | Huyện Phú Tân |
- 1Quyết định 1579/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 3407/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 3Quyết định 4012/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 5Quyết định 958/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 4Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 8Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 9Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 10Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Quyết định 1579/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 3407/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 13Quyết định 4012/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 14Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 15Quyết định 958/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 3949/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đồ án Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050
- Số hiệu: 3949/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Quang Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực