Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3925/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 31 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ ĐÁ BÀN (GIAI ĐOẠN 1)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Xét đề nghị của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tại Tờ trình số 453/TTr-TTN ngày 10 tháng 10 năm 2008 và đề nghị của Sở Kế hoạch - Đầu tư tại Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình số 3083/SKHĐT-TH ngày 28 tháng 10 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước hồ Đá Bàn (giai đoạn 1), với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án đầu tư xây dựng công trình: hệ thống cấp nước hồ Đá Bàn (giai đoạn 1).

2. Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn.

3. Tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế cơ sở: Công ti cổ phần nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn.

4. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Vũ Duy Toại, chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình cấp thoát nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp ngày 27 tháng 3 năm 2007.

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: đáp ứng cơ bản đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân khu vực huyện Đất Đỏ có cơ hội sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia (nước máy) với tiêu chuẩn 100 lýt/người/ngày; nhu cầu về nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia cho tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện trạm xá, công sở, chợ nông thôn, các cơ sở sản xuất chế biến, các đơn vị kinh doanh dịch vụ đóng trên địa bàn huyện; nhu cầu sử dụng nước của các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực huyện Đất Đỏ và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

6. Nội dung và quy mô đầu tư: xây dựng hệ thống khai thác, dự trữ và xử lý nước thô có công suất 20.000 m3/ngày-đêm, gồm các hạng mục cơ bản như sau:

6.1. Trạm bơm nước thô: diện tích xây dựng = 98m2. Kết cấu bê tông cốt thép trong đó lắp đặt 02 máy bơm và đường ống nước thô D600mm, dài 570m từ hồ Đá Bàn lên bể tiếp nhận nước thô.

6.2. Cụm xử lý nước, bao gồm:

- Bể tiếp nhận nước thô: dung tích 96m3. Diện tích xây dựng = 16m2. Kết cấu bê tông cốt thép.

- Bể trộn: dung tích 16,8m3. Diện tích xây dựng= 12m2. Kết cấu bê tông cốt thép.

- Bể phản ứng cơ khí: dung tích 153m3. Diện tích xây dựng= 37m2. Kết cấu bê tông cốt thép.

- Bể lắng lamella: dung tích 1.955m3. Diện tích xây dựng= 222m2. Kết cấu bê tông cốt thép.

- Bể lọc nhanh: dung tích 180m3. Diện tích xây dựng= 180m2. Kết cấu bê tông cốt thép. Nhà vận hành bể lọc: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch thạch anh; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm.

- Bể chứa: dung tích 5.000m3. Diện tích xây dựng= 1.318m2. Kết cấu bê tông cốt thép.

6.3. Khu nhà quản lý, điều khiển và các công trình phụ trợ:

- Nhà hóa chất: diện tích xây dựng= 345m2. Kết cấu: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch ceramic; mái lợp tôn; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm. Lắp đặt hệ thống máy bơm xút, hệ thống định lượng phèn.

Nhà clo: diện tích xây dựng = 127m2. Kết cấu: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch ceramic; mái lợp tôn; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm. Lắp đặt hệ thống định lượng clo.

- Trạm bơm cấp II: diện tích xây dựng = 328m2. Kết cấu: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch ceramic; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm. Lắp đặt máy bơm nước sạch, bơm rửa lọc, máy biến tần.

- Bể lắng bùn: dung tích 540m3. Diện tích xây dựng = 270m2. Bản đáy bể bằng bê tông cốt thép. Tường xây kè đá hộc dày 400mm.

- Sân phơi bùn: diện tích xây dựng = 450m2. Kết cấu đáy sân bê tông cốt thép. Tường chắn xây gạch. Cấu tạo nền gồm: cát lọc, sỏi đỏ, bê tông đá 1 x 2M200 dày 200mm, bê tông lót.

- Kho xưởng: diện tích xây dựng = 10/m2. Kết cấu: móng bê tông cốt thép; khung kèo thép tiền chế; tường xây gạch; nền bê tông cốt thép; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm.

- Nhà hành chính, thí nghiệm: 02 tầng. Diện tích xây dựng = 134m2. Kết cấu: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch ceramic; mái lợp tôn; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm; sơn nước. Lắp đặt hệ thống thí nghiệm nước.

- Nhà đặt máy phát điện: diện tích xây dựng = 60m2. Kết cấu: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền lát gạch ceramic; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm. Lắp đặt máy phát điện dự phòng.

Nhà ở công nhân: diện tích xây dựng = 101m2. Kết cấu: khung, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch; nền bát gạch ceramic; mái hợp tôn; cửa sổ, cửa đi kính khung nhôm; sơn nước.

- Cấp điện, chống sét: lấy từ nguồn điện lưới chạy dọc theo Tỉnh lộ 52 vào trạm biến áp 03 pha, công suất 630 kVA. Hệ thống chống sét dùng kim thu sét phát xạ sớm có bán kính bảo vệ 70m.

- Tuyến ống chuyển tải Đá Bàn - Tam Phước: tổng chiều dài 13.665m sử dụng ống uPVC D400mm.

- Các hạng mục phụ trợ khác.

7. Địa điểm xây dựng:

- Nhà máy xử lý nước, tuyến ống nước thô đặt tại xã Long Tân, huyện Đất Đỏ.

- Tuyến ống chuyển tải nước sạch từ nhà máy xử lý nước đến ngã ba Tam Phước đi theo đường kênh thủy lợi của huyện và đường giao thông chính trong huyện Đất Đỏ.

8. Diện tích sử dụng đất: khoảng 06 ha, trong đó:

- Khu vực nhà máy xử lý : khoảng 5,75 ha.

- Tuyến ống nước thô : khoảng 0,25 ha.

- Tuyến ống nước sạch: đi dọc kênh mương thủy lợi và Tỉnh lộ 44 nằm trong hành lang lộ giới đường không phải giải tỏa.

(Theo Văn bản thỏa thuận số 6377/UBND-XD ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, diện tích đất thu hồi thực tế sẽ chuẩn xác khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

9. Phương án xây dựng: phương án thiết kế cơ sở phù hợp về quy hoạch xây dựng, phương án bố trí tổng mặt bằng cơ bản hợp lý, giải pháp kiến trúc và kết cấu phù hợp, các điểm đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật hợp lý, đã được Sở Xây dựng xem xét thẩm định.

10. Loại, cấp công trình: công trình cấp thoát nước; cấp công trình: cấp IV.

11. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư: tổng diện tích đất cần giải tỏa tạm tính khoảng 06 ha (theo Văn bản thỏa thuận số 6377/UBND-XD ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Mặt bằng xây dựng công trình có hiện trạng là đất thổ cư, đất nông nghiệp và vật kiến trúc trên đất. Chi phí đền bù khoảng 1.070.000.000 đồng.

12. Tổng mức đầu tư của dự án: 98.787.949.000 đồng. Trong đó:

- Chi phí xây dựng : 73.026.874.000 đồng.

- Chi phí thiết bị : 10.842.853.000 đồng.

- Chi phí tư vấn xây dựng : 3.289.490.000 đồng.

- Chi phí quản lý dự án : 1.075.545.000 đồng.

- Chi phí khác : 611.083.000 đồng.

- Chi phí đền bù : 1.070.000.000 đồng.

- Chi phí dự phòng : 8.872.104.000 đồng.

13. Nguồn vốn đầu tư: ngân sách tỉnh và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan. (Theo Thông báo số 251/UBND-TB ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận buổi làm việc với Tập đoàn tư vấn kỹ thuật DHV Group của Hà Lan).

14. Hình thức quản lý dự án: chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

15. Thời gian thực hiện dự án: 09 tháng (dự kiến khởi công và hoàn thành trong 02 năm 2009 và 2010).

16. Những nội dung giao chủ đầu tư thực hiện ở các bước tiếp theo:

- Trong quá trình thi công công trình phải lưu ý đến các công trình ngầm tại khu vực, giải pháp thi công phải đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

- Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm về sự chính xác trong khảo sát, tính toán thiết kế công trình và lập các khối lượng xây dựng trong dự án.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan có liên quan thực hiện vận động nguồn vốn ORET - Hà Lan để triển khai dự án.

Điều 2. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn là chủ đầu tư, có trách nhiệm hoàn chỉnh các thủ tục xây dựng tiếp theo để tổ chức thực hiện dự án theo các nội dung tại Điều 1; chịu trách nhiệm theo quy định tại Luật Xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn sau theo đúng quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đất Đỏ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thới

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3925/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống cấp nước hồ Đá Bàn (giai đoạn 1) do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

  • Số hiệu: 3925/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/10/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Trần Ngọc Thới
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/10/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 08/04/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản