Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2002/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 29 tháng 7 năm 2002 |
VỀ QUY ĐỊNH THU TIỀN TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự;
- Căn cứ Thông tư số 01/TT-BNV ngày 20/01/1997 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thi hành Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ;
- Theo đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá tại Tờ trình số 789/TT-TCVG-NS ngày 10/7/2002;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này " Quy định thu tiền tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính " trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY ĐỊNH
VỀ THU TIỀN TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
( Ban hành kèm theo Quyết định 39 /2002/QĐ-UB ngày 29 / 7 /2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ).
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Việc tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
2- Người bị tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính phải trả tiền tạm giữ trong thời gian tạm giữ chờ xử lý.
3- Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm giữ. Trong thời gian này người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện phải có biện pháp xử lý ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại phương tiện bị tạm giữ cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu sung công quỹ Nhà nước.
4- Trong trường hợp cơ quan Công an đã ra quyết định xử lý nhưng người vi phạm hành chính chưa chấp hành thì cơ quan Công an tiếp tục thu tiền tạm giữ phương tiện cho đến khi người vi phạm thi hành xong quyết định xử lý.
1- Các loại xe ô tô, máy kéo, xe công nông, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe tương tự.
2- Các loại xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy các loại và các loại xe tương tự.
3- Các loại xe thô sơ gồm xe đạp, xe xích lô, xe ba gác, xe bò, xe cải tiến, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
MỨC THU TIỀN VÀ SỬ DỤNG TIỀN TẠM GIỮ
1- Đối với các loại xe ô tô, máy kéo, xe công nông, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe tương tự: 10.000 đồng/chiếc/ngày-đêm.
2- Đối với các loại xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy các loại và các loại xe tương tự ( trừ xe cơ giới dùng cho người tàn tật ): 4.000 đồng/chiếc/ngày-đêm.
3- Đối với các loại xe thô sơ gồm xe đạp, xe xích lô, xe ba gác, xe bò, xe cải tiến, xe súc vật kéo, xe cơ giới dùng cho người tàn tật và các loại xe tương tự: 2.000 đồng/chiếc/ngày-đêm.
Điều 4. Quản lý và sử dụng tiền tạm giữ
1- Quản lý tiền tạm giữ:
+ Khi thu tiền tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính phải sử dụng Biên lai thu tiền theo Mẫu CTT 11 do Bộ Tài chính phát hành, toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ của ngân sách do cơ quan Tài chính quản lý mở tại Kho bạc Nhà nước.
+ Tiền tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính được nộp vào Ngân sách cấp nào thì chi phí cho lực lượng Công an của cấp đó.
2- Sử dụng tiền tạm giữ:
Tiền tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính được phân phối sử dụng như sau:
a- Trích 30% trên tổng thu bổ sung vào chi phí quản lý chung của cơ quan Công an để chi phục vụ công tác tổ chức và quản lý thu.
b- 70% còn lại chi cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác xử lý phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính. Nội dung chi gồm:
- Bồi dưỡng cho người làm nhiệm vụ giữ phương tiện, kể cả thuê người ngoài giữ, thuê kho bãi, thuê phương tiện vận chuyển trong trường hợp đơn vị không có kho bãi, phương tiện để vận chuyển phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính về nơi tập kết.
- Xây dựng, tu bổ kho bãi phục vụ tạm giữ.
- Chi cho công tác điều tra xác minh phương tiện làm cơ sở cho việc ra quyết định xử lý.
- Bồi dưỡng làm ngoài giờ cho cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia xử lý phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính, mức bồi dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/người/tháng.
Cuối năm mà không sử dụng hết số tiền thu về tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính thì được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
+ Từ ngày 5 đến ngày 10 của tháng sau, cơ quan Công an có trách nhiệm quyết toán số thu tháng trước với cơ quan Tài chính, trên cơ sở đó để cơ quan Tài chính lập thủ tục trích chuyển nguồn kinh phí trên cho cơ quan Công an sử dụng.
+ Chậm nhất đến ngày 31/01 của năm sau, cơ quan Công an có trách nhiệm quyết toán tình hình sử dụng kinh phí năm trước với cơ quan Tài chính.
Có trách nhiệm quản lý, phân bổ số thu và giám sát tình hình sử dụng kinh phí.
- 1Quyết định 71/2003/QĐ-UB quy định tạm thời về thu, quản lý và sử dụng nguồn thu phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 2217/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2014 Quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 49-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- 3Quyết định 71/2003/QĐ-UB quy định tạm thời về thu, quản lý và sử dụng nguồn thu phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2014 Quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 39/2002/QĐ-UB Quy định thu tiền tạm giữ phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính do tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 39/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/07/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Minh Cả
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra