ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 389/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 16 tháng 3 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:389/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, cá nhân, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;
b) Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Trung bình hằng năm tăng thêm 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
d) Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, trong Ban Quản lý Khu kinh tế được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Trên 80% số người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
e) 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu;
g) Trên 80% làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;
h) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
i) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động:
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của địa phương và các sở, ngành chức năng;
- Rà soát, nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về về an toàn, vệ sinh lao động;
- Điều tra thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc:
- Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;
- Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại;
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động:
- Triển khai huấn luyện, tuyên truyền cho người sử dụng lao động, người làm công tác công đoàn, người làm công tác y tế, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người lao động ở doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về an toàn, vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động thuộc mục tiêu của Kế hoạch.
- Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Về chính sách, cơ chế:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ thanh tra lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố để đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ được giao;
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
- Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
- Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động;
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch;
- Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan;
- Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch.
2. Về thông tin, tuyên truyền:
- Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức có liên quan tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt động của Kế hoạch;
- Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hoá các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Về khoa học và công nghệ:
Đẩy mạnh phát huy sáng kiến, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các sở, ngành, địa phương và Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao đông giai đoạn 2016 - 2020.
- Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh):
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh xây dựng kế hoạch hằng năm và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Y tế: Lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan.
4. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hằng năm của các sở, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.
5. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Tổ chức triển khai hoạt động cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quân đội.
6. Các sở, ngành tỉnh:
- Chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
- Phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;
- Kiểm tra, đánh giá, định kỳ hàng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) tình hình thực hiện Kế hoạch.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh: Tham gia phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở, ngành tỉnh có liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Tham gia phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
10. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Tham gia và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ mục tiêu, nội dung hoạt động của Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động của địa phương giai đoạn 2016 - 2020.
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;
- Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tình hình thực hiện Kế hoạch../.
- 1Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 4Quyết định 276/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Chương trình 04/CTr-UBND năm 2017 An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 6Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020
- 8Quyết định 1824/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2020
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 05/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 394/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 6Quyết định 276/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Chương trình 04/CTr-UBND năm 2017 An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 8Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 9Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020
- 10Quyết định 1824/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2020
Quyết định 389/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 389/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Kim Ngọc Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực