Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3818/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 29 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai, Luật bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP, ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP, ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị của Chính phủ ;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12/9/2008 V/v phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền Trung và Phía Nam; Quyết định số 1929/2009/QĐ-TTg, ngày 20/11/2009 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 V/v phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ ý kiến tham gia của Bộ Xây dựng tại Bộ Xây dựng tại văn bản số 2815/BXD-HTKT ngày 03/11/2014;

Căn cứ Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 về việc giao chủ đầu tư lập các đồ án quy hoạch nhằm cụ thể hoá phần định hướng cấp nước, thoát nước đô thị theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc nhằm cụ thể hóa định hướng cấp nước theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3314/QĐ-CT ngày 18 tháng 11 năm 2013 V/v Phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án lập Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc nhằm cụ thể hóa định hướng cấp nước theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc;

Xét đề nghị của của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3985/TTr-SXD ngày 19/12/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch, gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tên gọi và nội dung đồ án thực hiện theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc nhằm cụ thể hóa định hướng cấp nước theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nay đề nghị điều chỉnh tên đồ án theo ý kiến của Bộ Xây dựng tại văn bản số 2815/BXD-HTKT ngày 03/11/2014, để thể hiện đúng tính chất của đồ án.

2. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch và đối tượng quy hoạch:

- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phạm vi lập quy hoạch: toàn bộ địa giới theo phạm vi quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc 31.860ha;

- Đối tượng quy hoạch: Hệ thống cấp nước đô thị Vĩnh Phúc bao gồm các nhu cầu sử dụng nước, nguồn nước, công trình thu và tuyến nước thô, trạm xử lý nước sạch và các tuyến ống cấp nước chính.

3. Quan điểm và nguyên tắc quy hoạch: Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của tỉnh; Hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Sử dụng công nghệ xử lý nước mới cùng với các biện pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện của địa phương để nâng cao khả năng cấp nước an toàn và vệ sinh cho đô thị và khu công nghiệp trong phạm vi lập quy hoạch; Tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển hệ thống cấp nước.

4. Mục tiêu quy hoạch:

- Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, cải thiện môi trường thông qua hoàn chỉnh hệ thống cấp nước góp phần thu hút đầu tư, du lịch cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Tạo môi trường sạch, đẹp góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho tỉnh Vĩnh Phúc. Góp phần hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

- Mục tiêu cụ thể:

Cụ thể hoá định hướng phát triển cấp nước trong Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn tỉnh.

Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh.

Làm cơ sở phục vụ công tác phát triển, bảo vệ và quản lý nguồn nước trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc. Dự báo tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt, công cộng và nước cấp cho các khu công nghiệp trong khu vực, đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm qua đó đề xuất, lựa chọn phương án xử lý nước, phương án xây dựng hệ thống cấp nước đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Đồng thời xác định vị trí cho việc xây dựng công trình thu nước, các trạm xử lý nước sạch, các trạm bơm tăng áp và các công trình trên hệ thống.

Xác định nhu cầu sử dụng đất cho việc xây dựng các tuyến ống cấp nước, công trình thu nước, các trạm bơm tăng áp và trạm xử lý nước sạch. Đề xuất các biện pháp xây dựng, tài chính, kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội, đảm bảo tính khả thi của kế hoạch đầu tư tổng thể.

5. Nội dung quy hoạch:

5.1 Giai đoạn quy hoạch:

- Giai đoạn ngắn hạn là 5 năm đến năm 2020, trung hạn là 15 năm đến năm 2030, tầm nhìn dài hạn là 35 năm đến năm 2050.

5.2 Chỉ tiêu quy hoạch:

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt:

Đối với khu vực Đô thị Vĩnh Phúc: 100-130 l/người/ngày vào năm 2020, tỷ lệ dân số được cấp nước 80-90%; 180 l/người/ngày vào năm 2030, tỷ lệ dân số được cấp nước 100%; tiêu chuẩn trong giai đoạn đến năm 2050 là 200 l/người/ngày, tỷ lệ dân số được cấp nước 100%;

Đối với khu vực đô thị lân cận: 100 l/người/ngày vào năm 2020, tỷ lệ dân số được cấp nước 70%; 160 l/người/ngày vào năm 2030, tỷ lệ dân số được cấp nước 100%; tiêu chuẩn trong giai đoạn đến năm 2050 là 200 l/người/ngày, tỷ lệ dân số được cấp nước 100%;

Đối với khu vực nông thôn: 80 l/người/ngày vào năm 2020, tỷ lệ dân số được cấp nước 50%; 120 l/người/ngày vào năm 2030, tỷ lệ dân số được cấp nước 80%; tiêu chuẩn trong giai đoạn đến năm 2050 là 160 l/người/ngày, tỷ lệ dân số được cấp nước 100%.

- Tiêu chuẩn phi sinh hoạt (được tính theo % lượng nước sinh hoạt): đối với dịch vụ công cộng chiếm 5-15% nước sinh hoạt; dịch vụ kinh doanh (bao gồm cả du lịch) chiếm 5-15% nước sinh hoạt; nước sử dụng cho các mục đích khác (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp sạch) chiếm 20% nước sinh hoạt; nước cho tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chiếm 5-10% lượng nước sinh hoạt.

- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp tập trung: 22 m3/ha/ngày.

- Tỷ lệ thất thoát: năm 2020 là 17-25% cho khu vực đô thị và 20% cho khu vực nông thôn. Giai đoạn 2030: tỷ lệ thất thoát của các khu vực là 15-18%. Đến giai đoạn 2050 hướng tới tỷ lệ thất thoát là 10%.

5.3 Dự báo nhu cầu dùng nước

TT

Nhu cầu

Nhu cầu dùng nước
trung bình (m3/ngđ)

Nhu cầu dùng nước max (m3/ngày)

 

 

2020

2030

2020

2030

1

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

100.000

274.000

120.000

329.000

2

Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp

89.000

161.000

89.000

161.000

3

Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác

46.000

150.000

56.000

179.000

4

Nước thất thoát

29.000

73.000

35.000

87.000

Tổng nhu cầu sử dụng nước

264.000

658.000

299.000

757.000

Giai đoạn năm 2050, tổng nhu cầu dùng nước là được dự báo ở mức chiến lược là 2.000.000 m3/ngày

5.4 Quy hoạch nguồn nước:

- Đối với nước dưới đất: Tiếp tục duy trì khai thác, xử lý nước dưới đất như hiện trạng đối với các công trình cấp nước của thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên đã có sẵn và cả các dự án đang triển khai.

- Sử dụng nguồn nước mặt sông Lô để đáp ứng các nhu cầu cấp nước cho đô thị đến năm 2030.

- Nguồn nước sông Phó Đáy sẽ được duy trì theo như dự án đã được triển khai với công suất là 20.000 m3/ngày

- Trong dài hạn, đến năm 2050, khi mật độ dân cư tại các vùng ven sông Hồng tăng cao, có thể nghiên cứu thêm phương án sử dụng cả nguồn nước thô sông Hồng phục vụ cho cấp nước đô thị Vĩnh Phúc.

5.5 Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị Vĩnh Phúc và khu vực lân cận đến năm 2030:

- Quy hoạch công suất các nhà máy nước:

TT

Nhà máy nước (NMN)

Công suất (m3/ngày)

Nguồn nước

Hiện trạng Năm 2014

Năm 2020

Năm 2030

Tầm nhìn năm 2050

A

Các NMN công suất lớn

50.000

215.000

670.000

2.070.000

 

1

NMN Đức Bác

-

150.000

500.000

1.000.000

Sông Lô

2

NMN Tam Dương

20.000

20.000

20.000

20.000

Sông Phó Đáy

3

NMN Sông Lô

30.000

45.000

150.000

150.000

Sông Lô

4

NMN Sông Hồng

-

-

-

900.000

Sông Hồng

B

Các NMN khu vực đô thị Vĩnh Phúc

56.100

64.100

61.500

-

 

B1

Các NMN mặt

5.000

9.500

9.500

-

 

1

NMN Bá Hiến

5.000

5.000

5.000

-

Hồ Đại Lải

2

NMN Hoàng Lâu

-

4.500

4.500

-

Sông Lô

B2

Các NMN ngầm

50.000

53.500

52.000

-

 

1

NMN Hợp Thịnh

12.000

12.000

12.000

-

Nước dưới đất

2

NMN Ngô Quyền

8.000

8.000

8.000

-

Nước dưới đất

3

NMN Phúc Yên

20.000

20.000

20.000

-

Nước dưới đất

4

NMN Đồi Cấm

3.000

3.000

3.000

-

Nước dưới đất

5

NMN Bình Xuyên

4.000

4.000

4.000

-

Nước dưới đất

6

NMN Yên Lạc

3.000

3.000

3.000

-

Nước dưới đất

7

NMN Tân Phong

-

3.500

2.000

-

Nước dưới đất

B3

Các NMN nhỏ lẻ

1.100

1.100

-

-

 

1

NMN Nam Viêm

500

500

-

-

Nước dưới đất

2

NMN Thanh Lãng

600

600

-

-

Nước dưới đất

C

Các NMN khu vực lân cận

15.900

31.700

27.500

-

 

C1

NMN ngầm

4.500

9.000

5.500

-

 

1

NMN Vĩnh Tường

2.000

2.000

1.000

-

Nước dưới đất

2

NMN Tứ Trưng

2.500

2.500

1.500

-

Nước dưới đất

3

NMN Đại Tự

-

2.500

1.500

-

Nước dưới đất

4

NMN Liên Châu

-

2.000

1.500

-

Nước dưới đất

C2

NMN mặt

5.500

19.200

22.000

-

 

1

NMN Bồ Sao

-

7.500

10.300

-

Sông Lô

2

NMN An Tường

-

3.200

3.200

-

Sông Hồng

3

NMN Thái Hòa

2.500

2.500

2.500

-

Sông Phó Đáy

4

NMN Đồng Ích

-

3.000

3.000

-

Sông Lô

5

NMN Sơn Đông

1.000

1.000

1.000

-

Sông Lô

6

NMN Lập Thạch

2.000

2.000

2.000

-

Sông Lô

C3

NMN nông thôn miền núi phía Tây

1.950

1.500

-

-

 

C4

NMN nông thôn miền núi phía Bắc

3.950

2.000

-

-

 

 

TỔNG

122.000

310.800

759.000

 

 

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Đức Bác: dọc trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho các khu vực Gia Khánh, Phúc Yên, Nam Vĩnh Yên, một phần Vĩnh Yên và các vùng phía Bắc (thuộc huyện Tam Đảo, Bình Xuyên và Phúc Yên) và vùng phía Tây (thuộc huyện Lập Thạch và Sông Lô) của đô thị Vĩnh Phúc.

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Lô: Vĩnh Yên, Nam Vĩnh Yên và vùng phía Nam của đô thị Vĩnh Phúc (thuộc huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc).

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Tam Dương: hỗ trợ nước cho khu vực Hợp Hòa, Hoa Sơn, Hợp Châu, Tam Đảo, Tây Thiên và Đạo Trù.

- Giai đoạn tầm nhìn năm 2050, nhà máy nước Sông Hồng hỗ trợ nước cho Nam Vĩnh Yên, Phúc Yên và vùng phía Nam đô thị Vĩnh Phúc (thuộc huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc).

- Công nghệ xử lý nước: các nhà máy nước xây mới cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường; phù hợp với chất lượng nguồn nước thô; tương đồng với các nhà máy đang hoạt động; phù hợp với kinh nghiệm và trình độ nhân lực của đơn vị quản lý nhà máy nước; phù hợp với khả năng nguồn vốn đầu tư và chi phí quản lý vận hành.

- Quy hoạch mạng lưới truyền tải và phân phối chính:

Giai đoạn 2020:

Tuyến ống DN1500-DN1200-DN800-DN600 theo trục cao tốc Nội Bài - Lào Cai về đến đường tỉnh lộ 301.

Tuyến ống DN1000 trên trục đường Hợp Thịnh - Đạo Tú từ trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến đường QL2 tránh thành phố Vĩnh Yên.

Tuyến ống DN700 từ NMN Sông Lô chạy dọc theo đường sắt đến trạm tăng áp Hợp Thịnh.

Các tuyến ống DN600-DN500-DN400-DN300 theo các trục đường QL2, QL2B, QL2C, Hợp Thịnh-Đạo Tú, Hợp Châu-Đồng Tĩnh, các đường tỉnh lộ kết nối truyền tải đến các khu vực của đô thị Vĩnh Phúc và khu vực lân cận.

Giai đoạn 2030:

Tuyến ống DN2.000-DN1.800-DN1.500 theo tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai về đến đường tỉnh ĐT310.

Tuyến ống DN1000-DN800 từ NMN Sông Lô chạy dọc theo đường sắt đến trạm tăng áp Hợp Thịnh (đoạn gần đường 305 thuộc đường vành đai 2).

Tuyến DN800 từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo trục đường tỉnh lộ 302B về đến quốc lộ 2.

Các tuyến ống DN600-DN400-DN300 theo các trục đường quốc lộ 2B, 2C, đường tỉnh lộ 304, 309 kết nối truyền tải đến các khu vực của đô thị Vĩnh Phúc và khu vực lân cận.

Tổng khối lượng các tuyến ống dự kiến lắp đặt đến năm 2030 cụ thể như sau:

STT

Đường kính

Khối lượng (m)

Năm 2020

Năm 2030

Tổng

1

DN300

72.900

41.200

114.100

2

DN400

113.700

26.200

139.900

3

DN500

1.300

0

1.300

4

DN600

43.100

23.600

66.700

5

DN800

5.500

5.100

10.600

6

DN1000

11.100

6.500

17.600

7

DN1200

12.000

0

12.000

8

DN1500

16.800

10.800

27.600

9

DN1800

0

7.500

7.500

10

DN2000

0

17.200

17.200

Tổng

276.400

138.100

414.500

Chú thích: DN là đường kính trung bình của đường ống cấp nước

Các tuyến phân phối DN300-DN250-DN200 theo các trục đường giao thông tại các khu vực dùng nước.

- Quy hoạch các trạm bơm tăng áp:

TT

Tên trạm bơm tăng áp

Vị trí

Công suất trạm bơm tăng áp (m3/ngày)

Năm 2020

Năm 2030

1

Trạm bơm tăng áp Hợp Thịnh

xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương

45.000

45.000

2

Trạm bơm tăng áp Xuân Hòa

phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên

15.000

20.000

3

Trạm bơm tăng áp Đại Lải

gần ngã ba Đại Lải

5.000

10.000

4

Trạm bơm tăng áp Tam Sơn

Thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô

2.000

10.000

5

Trạm bơm tăng áp Lập Thạch

xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch

0

7.000

6

Trạm bơm tăng áp Tây Thiên

xã Đại Đình, huyện Tam Đảo

3.000

9.000

7

Trạm bơm tăng áp Hợp Châu

xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo

600

2.500

8

Trạm bơm tăng áp Thượng Trưng (thuộc hệ thống cấp nước của NMN Bồ Sao)

xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường

2.500

3.500

- Nhu cầu sử dụng đất:

TT

Các công trình sử dụng đất

Giai đoạn 2020 (ha)

Giai đoạn 2030 (ha)

1

Nhà máy nước mặt Đức Bác

 

 

 

Công trình thu, trạm bơm nước thô

3,0

-

 

Tuyến ống nước thô

0,7

-

 

Nhà máy xử lý nước

60,0

-

2

Các trạm cấp nước nông thôn

5,0

-

3

Trạm bơm tăng áp

1,1

0,4

Tổng cộng

69,8

0,4

5.6 Định hướng cấp nước đến năm 2050:

- Nguồn nước: Nghiên cứu sử dụng nguồn nước sông Lô và sông Hồng để phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

- Nhà máy nước: Ngừng hoạt động các nhà máy nước ngầm, các nhà máy nước công suất nhỏ; tập trung phát triển các nhà máy nước công suất lớn; chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp; tự động hóa trong điều khiển vận hành.

- Mạng lưới cấp nước: Tối ưu hóa mạng lưới kết hợp quản lý điều khiển từ xa; mở rộng mạng lưới cấp nước cho nhu cầu phát triển sinh hoạt và công nghiệp theo từng thời kỳ.

- Giảm thất thoát thất thu nước sạch dưới 10%.

- Mạng lưới dịch vụ và hộ tiêu thụ: Ưu tiên sử dụng thiết bị tiết kiệm nước, tái sử dụng nước.

- Quản lý hệ thống cấp nước: Tiến tới xã hội hóa ngành nước; ưu tiên phát triển các doanh nghiệp cấp nước tư nhân.

6. Khái toán kinh phí, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:

6.1 Khái toán kinh phí đầu tư:

Thực hiện Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 khoảng 12.607 tỷ đồng (tính theo thời điểm giá năm 2014). Trong đó:

Đến năm 2020 dự kiến khoảng 6.026 tỷ đồng.

Đến năm 2030 dự kiến khoảng 6.581 tỷ đồng.

6.2 Các dạng nguồn vốn cần huy động đầu tư:

- Nguồn vốn xã hội hóa.

- Nguồn vốn ODA từ các nước, các tổ chức tín dụng quốc tế.

- Vốn trái phiếu của địa phương.

- Nguồn vốn ngân sách (bao gồm vốn ngân sách tỉnh và trung ương)

6.3 Hình thức đầu tư:

- PPP (Hợp tác công tư)

- BOO ( Xây dựng - Sở hữu - Vận hành)

- BTO ( Xây dựng - Chuyển giao - Vận Hành)

- BOT (Xây dựng - Vận Hành - Chuyển giao)

- BT (Xây dựng - Chuyển giao): Mô hình này nên hạn chế.

7. Đề xuất các dự án đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020:

 7.1 Đầu tư xây dựng nhà máy nước

Hoàn thành dự án Nhà máy nước mặt Sông Lô giai đoạn 1- công suất 45.000 m3/ngày

Xây dựng nhà máy nước Đức Bác công suất 150.000m3/ngày

Hoàn thành các công trình cấp nước nông thôn theo dự kiến: Được phát triển theo Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng, sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới, các dự án ưu tiên triển khai bao gồm:

Xây dựng NMN đặt tại xã Đại Tự (huyện Yên Lạc) sử dụng nước dưới đất với công suất 2.500 m3/ngày

Xây dựng NMN đặt tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc) sử dụng nước dưới đất với công suất 2.000 m3/ngày

Xây dựng NMN đặt tại xã Bồ Sao (huyện Vĩnh Tường) sử dụng nước sông Lô với công suất 7.500 m3/ngày

Xây dựng NMN đặt tại xã An Tường (huyện Vĩnh Tường) sử dụng nước sông Hồng với công suất 3.200 m3/ngày

Xây dựng NMN đặt tại xã Tân Phong (huyện Bình Xuyên) sử dụng nước dưới đất với công suất 3.500 m3/ngày

Xây dựng NMN đặt tại xã Hoàng Lâu (huyện Tam Dương) sử dụng nước mặt sông Lô với công suất 4.500 m3/ngày

Xây dựng NMN đặt tại xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch) sử dụng nước sông Lô với công suất thiết kế 3.000 m3/ngày

7.2 Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối và dịch vụ

Cải tạo và mở rộng mạng lưới khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên và Bình Xuyên

Xây dựng chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch cho khu vực Phúc Yên.

8. Quy định bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước:

8.1 Bảo vệ nguồn nước

- Tuân thủ Luật Tài nguyên nước, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD và các quy định hiện hành về bảo vệ nguồn nước.

- Phạm vi xung quanh điểm lấy nước cho công trình cấp nước phải có khu vực bảo vệ và được quy định như sau:

Nguồn nước mặt: bán kính khu vực bảo vệ tối thiểu về phía thượng nguồn là 200 mét và xuống hạ nguồn là 100 mét; trong khu vực này nghiêm cấm xây dựng bất kỳ các loại công trình, kể cả công trình nhà ở và các công trình phụ trợ; cấm xả nước thải, tắm giặt, bắt cá; cấm các hoạt động nuôi và chăn thả gia súc, gia cầm; cấm sử dụng hóa chất, phân hữu cơ và các loại phân khoáng để bón cây.

Nguồn nước dưới đất: bán kính khu vực bảo vệ tối thiểu là 30 m; trong khu vực này nghiêm cấm tất cả các hoạt động phát sinh ra nguồn gây ô nhiễm.

- Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo đúng trách nhiệm được phân công, gồm có: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chính quyền các cấp của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các công ty cấp nước và các tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng nguồn nước trên địa bàn.

8.2 Đề xuất các quy định bảo vệ hệ thống cấp nước

- Khu vực bảo vệ nhà máy, trạm cấp nước, trạm bơm: Trong phạm vi tối thiểu 30 mét kể từ chân tường các công trình phải xây tường rào bảo vệ bao xung quanh và bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt và vệ sinh; không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.

Phạm vi bảo vệ đường ống cấp nước: Công trình kỹ thuật hạ tầng được xây dựng sau phải đảm bảo an toàn đường ống cấp nước và khoảng cách tối thiểu theo mặt cắt ngang mép ngoài của đường ống và của công trình là 0,5 mét; trường hợp xây dựng cải tạo công trình trong khu đô thị chật hẹp thì phải có biện pháp bảo vệ an toàn đường ống hiện hữu.

Việc lắp đặt, bố trí các thiết bị, đường ống cấp nước có liên quan đến công trình giao thông phải tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan và có ý kiến thỏa thuận của đơn vị quản lý công trình giao thông.

Các đơn vị cấp nước sạch phải thực hiện cấp nước an toàn.

9. Đánh giá môi trường chiến lược:

9.1 Tác động tích cực đến môi trường

- Đáp ứng được nhu cầu dùng nước cho các khu công nghiệp, đô thị & dân cư trong vùng;

- Tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động.

- Thêm nhiều người dân, đặc biệt là dân nghèo được sử dụng nước sạch.

- Giảm tối đa bệnh tật do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh và kiểm soát được sự lây lan dịch bệnh thông qua môi trường nước.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong cộng đồng đối với việc sử dụng nước sạch.

- Đảm bảo nhu cầu cần và đủ cho các Nhà đầu tư đầu tư vào khu vực

- Dự án cũng góp phần cải thiện điều kiện môi trường sống của cộng đồng, là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững về điều kiện vệ sinh môi trường.

9.2 Dự báo các tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:

- Việc xây dựng hệ thống cấp nước sẽ gây những tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực như: ô nhiễm môi trường không khí, ồn, rung, nguồn nước mặt, giao thông đô thị hoặc do thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

- Quản lý vận hành cấp nước không đảm bảo sẽ dẫn đến sự cố gây mất nước, lượng bùn cặn từ nhà máy nước và sự biến đổi chất lượng nước thô có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nước xử lý.

9.3 Biện pháp giảm thiểu trong các hoạt động xây dựng

- Tuyên truyền sâu rộng về chính sách đền bù của Dự án tới nhân dân đúng nghĩa vụ quyền lợi và pháp luật của nhà nước.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án

- Công khai về mức giá đền bù (chi tiết từng loại tài sản đền bù) tới nhân dân bị ảnh hưởng

- Nhà thầu phải thực hiện biện pháp kiểm soát bụi, ồn rung, khí thải để duy trì môi trường lao động an toàn, giảm thiểu xáo trộn cho các khu vực dân cư xung quanh.

- Phương tiện ở Việt Nam phải được kiểm tra phát thải định kỳ và được cấp “Chứng nhận Tuân thủ về Kiểm tra Chất lượng, An toàn Kỹ thuật và Bảo vệ Môi trường”

- Công trường phải có nhà vệ sinh di động hoặc nhà vệ sinh được xây lắp cố định cho công nhân. Bố trí các thùng chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại trên công trường.

- Lập hàng rào chắn, đèn báo, phân luồng giao thông hợp lý trên công trường; Cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân; Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân.

- Tiến hành quan trắc môi trường định kỳ trong quá trình thi công. Quan trắc chất lượng nước thô và nước sau xử lý trong giai đoạn vận hành thường xuyên

Chi tiết tại Đồ án quy hoạch cấp nước đô thị đã được Sở Xây dựng thẩm định

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Xây dựng tổ chức công bố đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định, là đầu mối phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu đề xuất UBND tỉnh triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

2. Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành: Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các đơn vị cấp nước sách trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c)
- CPCT;
- CPVP;
- Như Điều 3; Công báo;
- CV CN1, TH1, NN2. NC1;
- L­ưu VT ( Th 30b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
 KT. CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH
 



Vũ Chí Giang

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3818/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 3818/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Vũ Chí Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản